Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tìm hiểu kinh tế, xã hội, môi trường ở địa phương xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 19 trang )

Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu thực địa Địa lí kinh tế - xã hội ở
một địa phương.
Nghiên cứu thực địa Địa lí kinh tế - xã hội ở một địa phương là một trong
những học phần mang tính bắt buộc đối với sinh viên khoa địa lí năm thứ ba. Vì
đây là một việc làm rất cần thiết giúp cho sinh viên chúng ta có cơ hội tìm hiểu,
khám phá những điều chưa biết ngay tại địa phương mình, nhằm bổ sung những
kiến thức địa lí kinh tế của địa phương trong quá trình giảng dạy bộ môn. Từ
việc nghiên cứu thực tế cho thấy đây chính là công tác điều tra cơ bản tổng hợp
một lãnh thổ về điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội ở địa
phương đó, nhằm kiểm kê đánh giá từng thành phần của thể tổng hợp địa lí tự
nhiên, từng ngành kinh tế, từng cơ cấu sản xuất, từng mặt hoạt động cụ thể của
dân cư. Đồng thời tiến hành đánh giá tổng hợp hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã
hội của lãnh thổ, đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần, các ngành hoạt
động kinh tế - xã hội, mối quan hệ lãnh thổ đang nghiên cứu với các lãnh thổ kế
cận và với cả nước.
Từ thực tiễn nghiên cứu Địa lí kinh tế - xã hội của xã Suối Đá đã giúp cho
tôi rèn luyện thêm tính tự học, tự thu thập và xử lí thông tin một cách chính xác,
nhanh, gọn nhưng đảm bảo chất lượng cao. Thông qua việc nghiên cứu thực tế
và qua các tài liệu đã thu thập được từ các cơ quan, ban ngành trong xã, bản thân
càng thêm yêu quý các thành quả lao động của cán bộ xã, những người đã và
đang làm việc hết mình để đưa xã nhà ngày càng phát triển vượt bậc sánh vai
được với các xã, thị trấn trong toàn huyện. Càng thêm trân trọng giá trị của cuộc
sống và tự hào về địa phương mình. Cũng từ đó đã giúp cho tôi có cái nhìn đúng
đắn, có hành vi tích cực nhằm đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng địa
phương ngày càng thêm giàu đẹp.
Việc nghiên cứu và báo cáo thực địa Địa lí kinh tế - xã hội của xã Suối Đá
sẽ giúp chúng ta nắm bắt được vị trí, giới hạn, diện tích của xã, phân tích được
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong sự phát triển kinh tế của địa
phương, thể hiện cụ thể qua các ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp và


tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ…
Hơn nữa bản thân là một giáo viên đang sinh sống và làm việc tại địa
phương cũng muốn tìm tòi, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên nơi mình cư trú và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn. Hướng dẫn
học sinh phân tích được mối quan hệ giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của xã, chỉ ra cho học sinh
thấy được những việc cần làm trong hiện tại và tương lai sao cho có lợi nhất,
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giúp cho địa phương có điều kiện vươn lên
ngang tầm với các xã trong toàn huyện.
Trong quá trình nghiên cứu cho thấy, công tác điều tra về tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của cấp địa phương (xã -
huyện - tỉnh) nói riêng, giữ một vai trò quan trọng. Đây là lực lượng điều tra ở tỉ
lệ chi tiết, là đơn vị để đưa nhanh các kết quả điều tra vào thực tế. Làm tốt công
Trang 1
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
tác điều tra tài nguyên thiên nhiên - kinh tế - xã hội ở cấp địa phương còn góp
phần đáng kể vào điều tra ở cấp nhà nước, công việc điều tra này sẽ đóng góp
vào việc xây dựng địa phương trở thành những đơn vị kinh tế phát triển.
Mặt khác, ở cấp xã - cấp thấp (gần gũi với dân hơn), vấn đề tài liệu và lưu
trữ thông tin toàn diện về các mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội tương đối phong
phú, đầy đủ và đồng bộ hơn các cấp trên. Đây là nguồn cung cấp những số liệu,
những thông tin cơ bản và đáng tin cậy hơn về lãnh thổ. Nó tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nghiên cứu và học tập của giáo viên – sinh viên và cả học sinh được
thuận lợi, dễ dàng hơn.
2. Giới hạn nghiên cứu.
Tìm hiểu kinh tế, xã hội, môi trường ở địa phương xã Suối Đá huyện
Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
3. Phương pháp làm việc.
- Phương pháp đọc tài liệu – nghiên cứu lí thuyết:
Là phương pháp đọc, nghiên cứu và phân tích hướng dẫn trình tự của báo

cáo, đọc tìm hiểu tài liệu có liên quan.
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin:
Thu thập tài liệu, các số liệu điều tra cơ bản, số liệu thống kê của từng cơ
quan ban ngành ở địa phương.
Thu thập tài liệu thông qua mạng Internet, tìm tòi chắc lọc những tài liệu
có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Phân tích, kiểm tra các thông tin đã thu thập được nhằm xây dựng nội
dung nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
- Phương pháp điều tra thực tế: là phương pháp nghiên cứu, phân tích
tổng hợp so sánh với những vần đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phương pháp bản đồ: là phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ để xử lí
số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích đánh giá để xác định sự phân bố, những
biến động của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu trong không gian.
- Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lí và khai thác thông tin từ
các website: là phương pháp sử dụng các phần mềm để thu thập thông tin, lưu
trữ và quản lí thông tin, phân tích và xử lí thông tin, hiển thị thông tin theo nội
dung, mục đích nghiên cứu của báo cáo. Các phần mềm chính có thể sử dụng
trong khi thực hiện báo cáo là Word, Mapinfo.
Trang 2
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
1. Đánh giá chung về các nguồn lực.
a. Vị trí địa lí và các nguồn lực tự nhiên.
* Vị trí địa lí:
Suối Đá là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Dương Minh Châu.
Phía Bắc giáp xã Tân Hưng (huyện Tân Châu).
Phía Nam giáp xã Phước Ninh.
Phía Đông giáp Thị trấn Dương Minh Châu và Lòng Hồ Dầu Tiếng.
Phía Tây giáp xã Phan.
Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí gây ra đối với các hoạt động

kinh tế - xã hội.
Suối Đá có diện tích rộng 14.929 ha, diện tích đất nông nghiệp nhiều, dân
cư tập trung đông, lực lượng lao động dồi dào, có Hồ Dầu Tiếng cung cấp nước
và nguồn thủy sản lớn.
Địa hình tương đối bằng phẳng, chất lượng đất tương đối tốt là điều kiện
thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất theo hướng chuyên môn hóa cao với các loại cây công
nghiệp có năng suất cao như mía, mì, thuốc lá, đậu phộng …
Do địa bàn rộng, dân cư tập trung đông nhưng phân bố không đều nên
công tác quản lí gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hệ thống giao thông nông
thôn còn nghèo, đường giao thông liên tổ, liên ấp chủ yếu là đường đất có nhiều
đoạn bị xuống cấp nên việc vận chuyển hàng hóa, nông sản cũng gặp nhiều khó
khăn.
Trên địa bàn có trục lộ 781 chạy qua với tổng chiều dài là 2 km, đây là
đường giao thông chính của huyện. Xã Suối Đá cách Thị trấn của huyện 1 km,
nên việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ý thức
chấp hành của người dân cũng nâng lên rõ rệt, các tệ nạn xã hội như tiêm chích
ma túy, mại dâm hầu như không xảy ra. Ngoài trục lộ chính xã còn có hệ thống
Trang 3
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
giao thông liên xã cũng khá hoàn chỉnh (từ Suối Đá – Tân Châu dài 9 km, từ
Suối Đá – Phước Ninh dài 3 km).
Môi trường không khí của địa phương còn khá trong lành, ít chịu ảnh
hưởng của ô nhiễm không khí do lãnh thổ lân cận tạo ra.
* Các nguồn lực tự nhiên:
- Địa hình: Chủ yếu là địa hình đồi dốc thoải, nghiên theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam, cao ở các ấp Phước Bình 1, 2, thấp nhất các ấp Tân Định 1, 2.
Tuy nhiên với dạng địa hình này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc cư trú,
đi lại và sản xuất của nhân dân. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho việc
phát triển toàn diện nền nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

Trong xã còn bộ phận nhỏ địa hình trũng, ngập nước theo mùa (ở phía
Đông Bắc trong Hồ Dầu Tiếng). Ở đây dân cư không sinh sống thường xuyên.
Cứ vào tháng 11 đến tháng 4 (mùa khô) Lòng Hồ Dầu Tiếng đóng cửa các kênh
để dự trữ nước trong mùa khô. Như vậy trong thời gian này số dân cư trú ven
Lòng Hồ phải sơ tán, đất trở thành đất ngập nước từ 0,5 mét đến 1 mét không
thể sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hay nuôi thủy sản.
- Thủy văn: Trên địa bàn xã không có sông, suối hay kênh rạch chằng
chịt như các địa bàn khác trong huyện, chỉ có Hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt
nước khoảng 16100 km
2
(đoạn chảy qua xã) với hệ thống trạm bơm dài 3 km để
tưới cho khoảng 365 ha đất trồng thuộc ấp Tân Định I, ấp Tân Định II. Ngoài ra
còn có tuyến kênh TB4 dài khoảng 7 km để tiêu nước cho hai cánh đồng: Rổng
Đưng và Bàu Đưng thuộc Phước Bình I đổ xuống suối Xa Cách. Đây là điều
kiện để phát triển nông nghiệp toàn xã.

Hồ Dầu Tiếng
Vài nét về Hồ Dầu Tiếng
Với 27.000 ha mặt nước trong đó có 4.560 ha đất bán ngập, dung tích 1,5
tỷ m
3
, với mực nước dao động từ 17 - 24 m; Hồ có tọa độ địa lý từ 11
0
36’25”
đến 11
0
36’15” vĩ độ Bắc và 106
0
10’49” đến 106
0

29’07” kinh độ Đông trên địa
bàn huyện Dương Minh Châu, cách thị xã Tây Ninh hơn 25 km về phía Đông
Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Bắc.
Hồ có hình chữ V cao dần về phía Bắc. Hai bên nhánh của hồ về hướng
Tây Bắc là núi Bà Đen (986m), phía Đông Bắc là dãy Núi Cậu cao 350 – 500m.
Tây Ninh hiện đang qui hoạch tổng thể du lịch sinh thái hồ nước Dầu
Tiếng và kêu gọi đầu tư khu du lịch Hồ Dầu Tiếng để biến nơi đây thành khu
Trang 4
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, công viên, sân golf, công viên rừng, khu săn bắn,
câu cá, bãi tắm, du thuyền, khách sạn, các môn thể thao trên hồ.
- Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 14929 ha, trong đó diện
tích đất trong hồ là 8877 ha, ngoài hồ là 6052 ha. Gần 5000 ha đất dùng để sản
xuất nông nghiệp, còn lại là đất trống và đất rừng phòng hộ thủy lợi Hồ Dầu
Tiếng.
Toàn bộ đất đai của xã là nhóm đất xám, hình thành trên trầm tích
pleistocen muộn được chia làm hai loại đất chính:
+ Đất xám có tầng loang lỗ.
+ Đất xám có tầng kết von đá ong.
Cả hai loại đất này đều có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, mức độ
giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ rửa trôi, xói mòn vào mùa mưa. Với đặc
điểm này diện tích đất nông nghiệp của xã thích hợp trồng nhiều cây công
nghiệp dài ngày và trồng rừng.
Riêng diện tích đất bán ngập trong hồ, cây trồng chủ yếu là cây mì và các
loại rau màu, chỉ sản xuất được 1 vụ/ năm do phù hợp với đặc điểm ngập nước
theo mùa.
Ở phía Nam xã trồng được cây lúa, đậu phộng cho năng suất cao nhờ vào
hệ thống kênh rạch của xã Phước Ninh.
- Khí hậu: Nằm trong bối cảnh chung của đồng bằng Sông Cửu Long, khí
hậu của xã cũng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ tính chất cận

xích đạo.
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm trên 27
o
C, tối cao tuyệt đối đạt
39
o
C, tối thấp tuyệt đối là 17
o
C. Biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn từ 7 –
10
o
C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 28
o
C (tháng 4), thấp nhất là 25
o
C (tháng
12,1). Nhìn chung chế độ nhiệt tương đối cao và ổn định quanh năm. Biên độ
nhiệt chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp là 3
o
C. Lượng bức xạ dồi dào, cán
cân bức xạ luôn luôn dương. Mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.
+ Chế độ gió: gồm có hai loại gió hoạt động theo mùa với tốc độ đạt 1,7
m/s và thổi đều trong năm.
Gió mùa mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4): Từ tháng 11 đến tháng 2,
hướng gió chủ yếu là Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc do chịu ảnh hưởng của khối
không khí cực đới phía Bắc. Từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí này suy yếu
dần, thời gian này chịu sự tác động của khối không khí Tây Thái Bình Dương và
biển nên tạo thời tiết nóng ẩm, hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam.
Gió mùa mùa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10): Chịu ảnh hưởng của
khối không khí nóng ẩm phía Tây Nam. Vào tháng năm hướng gió chủ yếu là

Đông Nam và Nam vì gió mùa Tây Nam mới thành lập nên còn yếu. Từ tháng 6
đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam.
Xã không có dông bão xảy ra thường xuyên, chỉ chịu ảnh hưởng của các
cơn bão đổ bộ vào Nam Trung Bộ (từ tháng 8 đến tháng 10) thể hiện qua những
cơn mưa kéo dài và lũ lớn trên thượng nguồn sông Sài Gòn, đặc biệt là thời gian
này mực nước trong Hồ Dầu Tiếng lên rất nhanh. Đội phòng chống lụt bão của
địa phương túc trực thường xuyên để kịp thời ứng cứu.
Trang 5
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm cũng khá cao, khoảng
1900mm đến 2300mm nhưng phân bố không đều giữa các mùa trong năm. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm từ 85% đến 90% lượng mưa cả năm. Mùa
khô lượng mưa rất ít, thấp nhất là tháng 1,2.
Do ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng với tổng diện tích trên 27000 ha nên
ngoài chế độ mưa theo mùa, xã còn có chế độ mưa địa phương nhưng chỉ mang
tính chất cục bộ, thời gian mưa ngắn, lượng nước ít, phân bố trên diện tích nhỏ
độ khoảng vài trăm mét quanh chân hồ.
+ Chế độ ẩm: Nhìn chung độ ẩm tương đối cả năm của xã cũng khá cao,
khoảng 78,4%. Độ ẩm không đều giữa các tháng, độ ẩm thấp nhất thường là các
tháng từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô) khoảng 70% - 72%, cao nhất từ tháng
5 đến tháng 11 (mùa mưa) khoảng 80% - 88%.
Từ những đặc điểm khí hậu trên cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp
của xã có nhiều thuận lợi hơn so với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, không
bị ngập úng kéo dài trên diện rộng do ảnh hưởng của độ cao địa hình, do hệ
thống thủy lợi thoát nước của Hồ Dầu Tiếng.
Tuy nhiên nhiệt độ cao, độ ẩm lớn dễ nảy sinh nấm mốc, sâu rầy gây hại
cho cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt trong những năm gần đây do sự nhiễu loạn
của thời tiết mưa, nắng thất thường, với những tác hại của sương muối, sương
giá cũng gây thiệt hại rất lớn trong sản xuất của nhân dân. Theo số liệu thống kê
được trong năm 2009 tổng diện tích thiệt hại lên đến hàng trăm ha cây ăn quả và

hoa màu phân bố khắp cả xã như ở ấp Tân Định 1,2, ấp Phước Bình 1,2. Đặc
biệt là cây mãng cầu ở vùng phía Bắc dưới chân núi Bà Đen.
- Sinh vật: Thực vật của xã rất đơn giản chủ yếu là rừng Dầu, rừng
phòng hộ Hồ Dầu Tiếng. Động vật chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm. Chăn nuôi
trong các hộ gia đình để lấy sức kéo, phân bón, thịt và trứng. Nguồn thủy sản
khá phong phú như cá lóc, trê, rô, cá bống … tập trung chủ yếu trong Hồ Dầu
Tiếng.
- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chủ yếu của xã là cát trong khu
vực Hồ Dầu Tiếng, khai thác dùng để cung cấp nguyên, vật liệu cho ngành công
nghiệp xây dựng.
b. Các nguồn lực dân cư và xã hội.
- Dân cư:
Suối Đá là xã có số dân trung bình so với các xã khác trong toàn huyện.
Bao gồm 3754 hộ với 14206 nhân khẩu, mật độ dân số không cao khoảng 2,35
người/km
2
.
BẢNG SỐ LIỆU VỀ DÂN CƯ XÃ SUỐI ĐÁ TỪ NĂM 2006 – 2009.
Năm 2006 2007 2008 2009
Dân số (người) 19146 20653 19761 14206
Tỉ lệ gia tăng tự
nhiên (%)
1,62 1,49 1,46 1,89
Trang 6
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Tình hình gia tăng dân số của xã từ năm 2006 – 2009 còn nhiều biến
động, từ năm 2006 – 2007 số dân tăng 7,9%, từ năm 2007 – 2009 số dân giảm
mạnh 31,1%.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cũng có nhiều biến động, từ năm 2006 – 2008 giảm
0,16%, nhưng từ năm 2008 – 2009 tỉ lệ gi tăng tự nhiên tăng cao 0,43%

* Kết cấu dân số theo độ tuổi:
Dưới tuổi lao động (từ 14 tuổi trở xuống): 3546 người, chiếm: 24,96 %.
Trong tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, từ 15 tuổi đến 55
tuổi đối với nữ): 7743 người, chiếm: 54,51%.
Trên tuổi lao động (từ 61 tuổi trở lên đố với nam và 55 tuổi trở lên đối với
nữ): 2917 người, chiếm: 20,53 %.
Qua báo cáo tổng kết hoạt động của trạm y tế xã Suối Đá cuối năm 2009
như sau:
Năm
Tiêu chí (đơn vị)
2006 2007 2008 2009
Tổng số trẻ sinh sống (người)
Tổng số người chết (người)
Tỉ suất sinh thô (
0
/00)
Tỉ suất tử thô (
0
/00)
1377
65
19,69
3,39
360
52
17,43
2,51
362
74
18,42

3,74
295
26
20,76
1,83
Được sự quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế xã Suối Đá,
sự quan tâm rất sâu sắc của các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành đoàn
thể trong việc chăm lo cho các hộ gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng,
các hộ nghèo Trung ương, địa phương, các cụ già neo đơn đến việc xây dựng
nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, tặng quà vào các ngày lễ lớn
cho các đối tượng chính sách nói trên. Đây là điều cần thiết và quan trọng đã
đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa, người dân an tâm hơn trong sự chăm lo của nhà
nước góp phần to lớn trong việc nâng cao đời sống kéo dài tuổi thọ. Thực tế cho
thấy tuổi thọ trung bình của xã là 65 tuổi. So với mặt bằng chung của cả tỉnh thì
tuổi thọ này nằm ở mức trung bình.
* Dân tộc:
Toàn xã có 77 hộ đồng bào dân tộc Tà Mun chiếm tỉ lệ 0,54% với 295
nhân khẩu, sống tập trung tại khu vực tổ 11 ấp Tân Định II. Số còn lại là dân tộc
Trang 7
Người
%
Người
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Kinh, được phân bố đều khắp trong toàn xã. Mỗi dân tộc tuy có những phong
tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn
kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng
cảm, tất cả đã tạo nên cho Suối Đá một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy
bản sắc.
Hiện nay phong tục tập quán của dân tộc Tà Mun gần giống với dân tộc
Kinh. Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét văn hóa riêng như tết cổ truyền

Cholchnamthmay (ngày 11 tháng 3) và tết Đolta (ngày 30 tháng 8).
Do địa bàn xã khá rộng, dân cư ít nên mật độ dân số trung bình thấp đạt
2,35 người/km
2
. Dân cư phân bố không không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
ngoài hồ (với diện tích 6052 ha) còn lại 8877 ha trong hồ hầu như không có
người sinh sống thường xuyên.
- Xã hội:
+ Về tổ chức xã hội: Trong xã có 7 khu dân cư và 98 tổ dân cư tự quản.
Gần 90% dân số sống bằng nghề nông, số còn lại sống bằng nghề mua bán nhỏ
và tiểu thủ công nghiệp, lực lượng lao động khá đông, số người trong độ tuổi lao
động là 7743 người, chiếm: 54,5% tổng số dân. (trong đó, nam 3942 người
chiếm 50,9%, nữ 3801 người chiếm 49,1%)
+ Về công tác xã hội:
Xã đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với các đối
tượng chính sách: gia đình thương binh liệt sĩ, người có công. Đã vận động và
được sự hổ trợ của cấp trên xây dựng được 4 căn nhà tình nghĩa trị giá
143.000.000 triệu đồng, sửa chửa 2 căn nhà tình nghĩa trị giá 10.000.000 đồng,
trợ cấp người nghèo 88 lượt.
Ngoài việc chăm lo cho các gia đình, đối tượng chính sách. Đảng bộ còn
quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân nghèo, vận động xây tặng được 91 căn
nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí 1.326.000.000 đồng, vận động tặng quà cho
hộ nghèo nhân dịp lễ tết được 2598 phần quà trị giá 337.830.000 đồng.
Khảo sát đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đúng qui định cho 99 đối
tượng. Thực hiện tốt công tác khảo sát điều tra hộ nghèo, tổng số hộ nghèo trên
địa bàn 371 hộ chiếm tỉ lệ 9,9% so với tổng số hộ dân (nghèo chuẩn trung ương
123 hộ, nghèo địa phương 243 hộ).
Thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chính
sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc.
Đã bàn giao cho đối tượng được hưởng gồm: nhà ở 9 căn, giếng nước 24 cái, 4

hộ được cấp kinh phí hỗ trợ mua đất thổ cư, 15 hộ được hỗ trợ vốn chăn nuôi
với tổng nguồn vốn là 202.400.000 đồng.
Xây dựng 8 dự án giải quyết việc làm với tổng số vốn 1.380.000.000 đồng
đã giải quyết cho 270 lao động. Đề nghị giải quyết cho vay hộ nghèo, chương
trình nước sạch, học sinh sinh viên với tổng dư nợ cho vay 11,573 tỉ đồng/1098
lượt vay.
Trong năm 2009 vừa qua mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt,
thu nhập bình quân đạt 6.000.000 đồng/người/năm.
Mạng lưới điện được phủ kín 7/7 ấp có 3714/3754 hộ sử dụng điện đạt
98,9% trong tổng số hộ.
Trang 8
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Tổng số hộ sử dụng điện thoại cố định đạt 12 máy điện thoại/ 100 hộ dân.
+ Về giáo dục:
Toàn xã có 6 điểm trường, trong đó có một trường mẫu giáo, ba trường
tiểu học, một trường trung học cơ sở, một trường trung học phổ thông. Các
trường học đều được xây dựng khang trang đủ phòng học hai ca. Chất lượng dạy
và học được nâng lên, tỉ lệ học sinh được xét tốt nghiệp từ 96 – 98%, huy động
trẻ 6 tuổi ra lớp được 1021/1021 em tỉ lệ 100%.
Duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, xóa mù chữ, công nhận
phổ cập đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở duy trì 82,68% (898/1086)
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, từ nguồn kinh phí hổ trợ của
xã và vận động các mạnh thường quân, trong năm qua xây tặng 3 phòng học cho
điểm trường Suối Đá B, một nhà nghỉ giáo viên trường Suối Đá A, tặng quà
sách vở cho, quần áo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền
185.055.000 đồng, cấp phát 37 xuất học bổng cho học sinh nghèo với tổng số
tiền 8.200.000 đồng.
Phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn xã có hai điểm trường đạt chuẩn
quốc gia. (Trường tiểu học Phước Hội và Trường trung học cơ sở Suối Đá).
+ Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, phong trào toàn dân tích cực
tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được phát động rộng rãi
và duy trì có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn, tố cáo tội phạm trong quần chúng,
góp phần giữ vững an ninh. Toàn xã có 7/7 đội tuần tra được củng cố và hoạt
động có hiệu quả.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
từng bước được củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả. Thành lập được câu
lạc bộ trợ giúp pháp lý và câu lạc bộ nông dân với pháp luật duy trì sinh hoạt
định kì và tư vấn trợ giúp pháp lý cho người dân khi có nhu cầu.
+ Về tôn giáo: Ở Suối Đá các tín ngưỡng tôn giáo cũng rất đa dạng. Tuy
nhiên, tôn giáo có tín đồ đông nhất là: đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NƠI THỜ CÚNG CỦA 3 TÔN GIÁO.
Đạo Cao Đài
Đạo Thiên Chúa
Trang 9
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Đạo Phật Đạo Phật
Hoạt động tôn giáo được thực hiện đúng qui định, tu hành thuần túy, tôn
giáo phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác xã hội, chăm
lo đời sống vật chất tinh thần cho hộ nghèo, đã xây dựng 10 căn nhà đại đoàn
kết trị giá 94.000.000 đồng,. Ngoài ra hàng năm còn tặng quà cho hộ nghèo trị
giá hàng trăm triệu đồng.
2. Thực trạng kinh tế.
a. Đánh giá chung kinh tế địa phương.
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm sâu sắc của ban chấp hành Đảng
ủy, ủy ban nhân xã và sự chỉ đạo của huyện, tỉnh. Suối Đá đã có những bước
phát triển đáng kể trong nền kinh tế, đời sống người dân đang từng bước được
cải thiện.
Nhờ áp dụng công tác khuyến nông thường xuyên và rộng rãi nên diện
tích và sản lượng cây trồng tăng lên đáng kể, đặc biệt là lúa, mì, mía, mãng cầu.

Do hạn chế về số lượng ngành nghề, sản xuất còn mang tính tự phát, chưa
có mô hình sản xuất tập trung nên tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mặc dù đã
được quan tâm và có những bước phát triển đáng kể. Song không đủ mạnh để
nâng cao tỉ trọng trong nền kinh tế, hoạt động công nghiệp của xã chủ yếu là chế
biến các sản phẩm nông nghiệp.
Trên địa bàn xã có một công ty trách nhiệm hữu hạn Tấn Thành chế biến
hạt điều với công suất 20 tấn/ngày, một doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát (chế
Trang 10
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
biến củ mì với công suất 300 tấn/ngày). Bên cạnh còn có 16 cơ sở chế biến củ
mì nhỏ lẻ với tổng số lao động là 460 người (nam 94 người, nữ 366 người).
Về thương nghiệp và dịch vụ nhìn chung chưa phát triển, chủ yếu là buôn
bán nhỏ lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ cho nhân dân.
b. Các hoạt động kinh tế chủ yếu.
- Nông nghiệp:
+ Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2009 vừa qua đạt 5049 ha,
với các loại cây như sau:
BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÁC
LOẠI CÂY TRỒNG TÍNH ĐẾN THÁNG 12 / 2009.
Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn/ha)
Cây lúa
Cây bắp
Cây đậu phộng
Rau (các loại)
Khoai (các loại)
Đậu (các loại)
Cây cao su
Cây mì
Cây mía
216

87,70
95
407
30
70
86
2557
1500
35,28
47,43
32,63
144,35
123
15
13,37
283,71
753,33
762
416
310
5875
368
105
115
72545
113000
+ Về chăn nuôi:
Tổng đàn trâu, bò hàng năm trung bình 3283 con (trong đó: trâu 73 con,
bò 3210 con), đàn heo 1070 con, đàn gia cầm 51902 con.
Công tác tiêm phòng dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm được quan tâm,

thường xuyên tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, kịp thời vệ sinh
chuồng trại không để xảy ra tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Nuôi trồng thủy sản với diện tích 360 ha, năng suất 69 tạ/ha, sản lượng
2500 tấn.
Được sự quan tâm của cơ quan ban ngành ở địa phương như: Phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân xã, các đoàn thể như Hội nông dân,
hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên thường xuyên phối hợp chặt chẽ để triển
khai thành công các chương trình khuyến nông.
Công tác khuyến nông xã đã tổ chức được 39 cuộc hội thảo, hướng dẫn áp
dụng khoa học kĩ thuật, các chương trình giống cây trồng, vật nuôi cho năng
suất cao cho nông dân có 1833 lượt người tham gia. Duy trì mô hình hoạt động
khuyến nông trong ấp Phước Bình I, tổ chức ra mắt một hợp tác xã trồng rau an
toàn có 21 xã viên tham gia.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Xã đã tạo điều kiện đầu tư được
một số cơ sở công nghiệp chế biến khoai mì, chế biến hạt điều, lò bánh tráng với
Trang 11
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
quy mô công suất vừa và nhỏ, đã góp phần tạo thêm việc làm cho nhân dân trên
địa bàn và các xã lân cận. Tổng số có 9 cơ sở chế biến khoai mì tươi (trong đó
có một công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư dây chuyền với qui mô lớn), một xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chế biến hạt điều), một cơ sở chế biến bánh
tráng.
- Các hoạt động thương mại và dịch vụ: hai loại hình này phát triển với
tốc độ chậm, hiện nay toàn xã có 263 cơ sở kinh doanh, 6 điểm kinh doanh dịch
vụ Internet, 2 điểm bưu điện văn hóa xã, mạng lưới điện thoại được phủ sóng
trên địa bàn, có 5 trạm phát sóng đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, tổng số hộ
sử dụng điện thoại cố định đạt 12 máy điện thoại/ 100 hộ dân.
Xã Suối Đá không có chợ, chỉ có những điểm buôn bán nhỏ lẻ phân bố rãi
rác khắp xã. Do vị trí địa lí và điều kiện giao thông như đã nói ở trên (xã cách
trung tâm Thị trấn 1 km, có đường 781 chạy qua), người dân mua bán chủ yếu ở

khu vực chợ của huyện. Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành trung tâm
siêu thị của huyện với đầy đủ các mặt hàng và thể loại.
- Về du lịch: Suối Đá có hai điểm du lịch trực thuộc quản lí của huyện là
rừng lịch sử Dương Minh Châu và Hồ Dầu Tiếng.
3. Các vấn đề đặt ra và hướng giải quyết.
* Các vấn đề tổng quát đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế.
Phát huy và khai thác tiềm lực tại chỗ về đất đai, nhân lực. Tập trung phát
triển nông thôn và dịch vụ. Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết trong
nhân dân, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội và chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững tạo sự chuyển biến về
chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế gắn liền với sự quản lí, sử dụng
có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thực hiện tốt bảo vệ môi trường; thực hiện
xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội bức xúc; củng cố đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và trình độ chuyên
môn hoạt động trong các bộ máy hành chính. Đưa xã ngày càng phát triển mạnh
sánh vai được với các xã khác trong toàn huyện.
a. Về phát triển kinh tế.
* Nông nghiệp.
Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư để
xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn là điều rất cần thiết. Cho đến nay
xã chỉ nâng cấp được 20 tuyến đường liên tổ, ấp với tổng chiều dài 13,6 km.
Trong những năm tới xã tiếp tục tham mưu với huyện nâng cấp thêm 200 km
đường liên tổ, ấp giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại được thuận lợi, dễ
dàng.
Chuyên môn hóa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học
công nghệ đến tận tay người lao động, tổ chức thường xuyên hơn các lớp tập
huấn, làm tốt nhiệm vụ đầu ra cho các sản phẩm nông, công nghiệp để người
dân an tâm hơn trong sản xuất.

Hướng giải quyết.
Trang 12
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng khai thác các lợi thế, tiềm năng
nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, tạo động lực phát triển ổn định, bền vững.
Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng gia tăng tỉ trọng cây công nghiệp, phát triển các vùng cây công
nghiệp tập trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa, thủy lợi hóa,
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất… cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt và chăn
nuôi, trước hết trong việc chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng
sinh thái trong xã.
Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phổ cập các kỹ thuật cơ
bản về nông nghiệp cho nông dân; biện pháp canh tác các loại cây trồng chính,
kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn
nuôi, các biện pháp về thú y…
Phát triển chăn nuôi nhanh, vững chắc, đưa chăn nuôi thành ngành sản
xuất chính, trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi heo, nhằm tăng khối lượng
và chất lượng sản phẩm đồng thời phát triển đàn bò và các loại gia súc, gia cầm
khác.
Kết hợp chặt chẽ giữa chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp
thông qua việc phát triển mạnh các hình thức trang trại trong chăn nuôi. Từng
bước hình thành vùng an toàn dịch bệnh, vùng chăn nuôi tập trung gắn với công
nghiệp chế biến thực phẩm.
* Về lâm - ngư nghiệp.
Vận động nhân dân trồng rừng và bảo vệ rừng quanh khu vực Hồ Dầu
Tiếng nhằm bảo vệ chân hồ, điều tiết lũ, cung cấp đủ nước tưới trong mùa khô,
điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.

Vận động nhân dân tham gia nuôi thủy sản nhằm cải tạo đời sống và có
dư để xuất khẩu.
Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
tạo điều kiện giúp nhân dân thoát nghèo.
Hướng giải quyết.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động kiểm tra và có kế hoạch phòng
chống cháy rừng, chặt phá rừng, lấy cắp lâm sản, tăng cường trồng cây phân tán
góp phần bảo vệ môi trường.
Tiến hành giao đất, giao rừng cho nhân dân theo đúng nội dung đã đề ra
trong dự án 327, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống làm tốt nhiệm
vụ và bảo vệ rừng.
Huy động vốn, xây dựng rừng bằng nhiều nguồn vốn với nhiều hình thức
khác nhau như vốn 327, vốn liên kết, liên doanh, vốn do nhân dân xây dựng
vườn rừng.
* Về công nghiệp:
Trong thời gian qua ngành công nghiệp của xã chỉ tập trung vào chế biến
sản phẩm nông nghiệp là chủ yếu. Toàn xã có 9 cơ sở chế biến khoai mì tươi,
một xí nghiệp chế biến hạt điều, một cơ sở chế biến bánh tráng. Nhìn chung, các
Trang 13
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
cơ sở chế biến vừa và nhỏ, chưa chế biến hết nguyên liệu nông sản của địa
phương, chưa có những ngành then chốt tạo động lực thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế khác. Ngoài ra ngành công nghiệp
của xã chưa thu hút được vốn đầu tư, chậm đổi mới công nghệ trong quá trình
sản xuất. Sản phẩm của ngành không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Trình độ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Hướng giải quyết.
Tăng cường thăm dò và có kế hoạch khai thác hợp lí tài nguyên khoáng
sản để phục vụ cho phát triển kinh tế của xã.
Cần có các biện pháp và chính sách ổn định nguồn nguyên liệu từ nông

nghiệp để làm tốt đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Tạo điều kiện
thuận lợi cho người nông dân đẩy mạnh sản xuất. Xây dựng các cơ sở chế biến
cần bố trí gần hoặc trong vùng có nguyên liệu.
Tăng cường đầu tư vốn cho công nghiệp từ các nguồn vốn ngân sách, vốn
trong nhân dân, của tư nhân trong và ngoài địa phương, tạo điều kiện giúp đỡ
các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ và thiết bị tiên tiến ở các cơ sở
hiện có, các cơ sở mới phải đi thẳng vào công nghệ hiện đại.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm qua việc tăng cường công tác tiếp
thị và liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài hoặc trong nước đã có thị
trường ổn định. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị
trường.
* Về thương mại và du lịch.
Nhìn chung chưa phát triển, việc tổ chức kinh doanh của các đơn vị với
qui mô vừa và nhỏ. Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn của xã còn nhiều bất
cập chủ yếu là đường đất, nhiều đường bị hư hỏng nặng gây khó khăn trong việc
lưu thông hàng hóa.
Kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài địa phương đầu tư vào các
loại hình dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế
địa phương.
Hướng giải quyết.
Thương mại: Chú trọng phát triển thương mại tổng hợp với mọi thành
phần kinh tế ở cả thành thị và nông thôn để tạo thêm việc làm, lưu thông hàng
hóa nhanh chóng thuận lợi, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần cải thiện đời
sống và thu ngân sách cho xã, Xây dựng thành công khu trung tâm siêu thị của
huyện.
Du lịch: Phát triển ngành du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, làm tốt công
tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên địa
bàn xã, nhanh chóng đưa dự án xây dựng khu du lịch sinh thái ở khu vực đảo
Suối Nhím phục vụ nhu cầu “du lịch xanh” trên địa bàn đi vào hoạt động có hiệu

quả.
b. Về dân cư - xã hội.
Giảm tỉ lệ sinh xuống còn 0,05%.
Giảm hộ nghèo xuống còn 2 – 2,5% so với tổng số hộ.
Trang 14
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm xuống 0,2%. Phấn
đấu đến năm 2015 trẻ suy dinh dưỡng còn 19%.
Ổn định 2 bác sĩ /1vạn dân.
Số hộ sử dụng điện thoại cố định đạt 100% /tổng số hộ ( trừ số hộ trong
khu vực Lòng Hồ).
Hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 92 – 95%.
Phối kết hợp với Ban thường vụ dân tộc bảo vệ tốt nét văn hóa dân tộc,
đặc biệt là của dân tộc Tà Mun.
Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp 1 đạt tỉ lệ 100%. Tỉ lệ học sinh bỏ học
dưới 2%, duy trì đạt chuẩn phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông theo đúng độ tuổi ở từng cấp học.
Hướng giải quyết.
Tuyên truyền, vận động chị em thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa
gia đình, xã đã tổ chức được công tác khám phụ khoa định kỳ cho chị em cứ mỗi
3 tháng một lần. Cấp và phát miễn phí thuốc, dụng cụ ngừa thai rộng khắp trên
địa bàn. Hội liên hiệp phụ nữ xã làm việc có hiệu quả.
Chăm lo đối tượng chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. Tăng cường các biện pháp giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tập trung chỉ đạo, giải quyết có hiệu quả
các vấn đề xã hội bức xúc.
Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, sử dụng nguồn
vốn quốc gia, giải quyết việc làm đến hộ nghèo, cùng với các chương trình
khuyến nông, khuyến công để tạo thêm việc làm mới trong nông thôn, duy trì có
hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn.

Vấn đề chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em đang được quan tâm sâu
sắc, tạo điều kiện cho người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, tiếp cận
và sử dụng y tế có chất lượng cao, đảm bảo chăm lo sức khỏe ban đầu cho nhân
dân. Vận động trong nhân dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện để được chăm sóc
sức khỏe chu đáo hơn. Thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, hạn chế tối
đa trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Có chế độ chính sách ưu đãi nhằm thu hút bác
sĩ an tâm công tác tại địa phương.
Phát huy tác dụng của quy ước khu dân cư - ấp văn hóa, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, đặc biệt là của đồng bào dân tộc Tà Mun. Bảo quản di tích văn
hóa trên địa bàn.
Trang 15
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.

Đình Thần Phước Hội ấp Phước Hòa xã Suối Đá.
Phát huy vai trò của Hội khuyến học, nâng cao chất lượng các chi hội ấp
và phát triển hội viên. Động viên khen thưởng kịp thời và có biện pháp hổ trợ,
giúp đỡ học sinh nghèo học giỏi, hiếu học, nâng cao chất lượng dạy và học. Duy
trì kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tiếp tục phổ cập
trung học cơ sở, trung học phổ thông; hạn chế mức thấp nhất tình trạng học sinh
bỏ học giữa chừng.
c. Về môi trường.
Hiện tại Suối Đá là một xã có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên
vấn đề ô nhiễm môi trường chưa cao. Tuy nhiên, với sự hoạt động sản xuất của
các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như các lò mì tư nhân, công ty chế
biến hạt điều cũng có tác động xấu đến môi trường nước, không khí, đặc biệt là
nguồn nước ngầm (nước mủ mì) gây ảnh hưởng nhất định đến các khu vực dân
cư lân cận. Trong đó có trường THCS Suối Đá xây dựng nằm song song với nhà
máy chế biến hạt điều Tấn Thành (ô nhiễm khói thải).

Khói thải của Công ty hạt điều Tấn Thành

Bên cạnh các hoạt hoạt động của các phương tiện giao thông , của việc sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cùng với chất thải sinh hoạt
hằng ngày cũng là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái
của xã.
Trong tương lai với sự phát triển chung của huyện, Suối Đá được xác định
là một trong những địa bàn được đầu tư phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái
trên Hồ Dầu Tiếng sẽ gây không ít khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Do đó, việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giải pháp xử lý
đồng bộ khi phát triển các cụm công nghiệp, các khu du lịch là rất cần thiết và
đặc biệt quan tâm của các cấp xã, huyện.
Hướng giải quyết.
Tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường sinh thái, không ngừng
cải tạo làm giàu thêm tài nguyên đất. Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp
với đặc điểm môi trường đất của xã, chống suy thoái đất nông nghiệp, bảo vệ sự
trong sạch của nguồn nước.
Trang 16
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
Thường xuyên phối kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý các
điểm gây ô nhiễm môi trường của một số cơ sở, hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ.
Đối với công ty chế biến hạt điều Tấn Thành, sau khi Bộ tài nguyên môi
trường, Đảng ủy xã nhắc nhở, ông Siva, Giám đốc điều hành công ty nói:
“Trước đây, công ty sử dụng vỏ hạt điều làm nguyên liệu đốt nên có thải khói,
gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức được điều đó công ty đã từng bước thay đổi
bằng cách dùng điện năng thay thế chất đốt vỏ hạt điều. Cụ thể là hơn một tháng
nay đã dùng điện để hấp hạt điều nên không còn khói thải của lò đốt. Tuy nhiên,
hiện tại vẫn còn một ít khói thải ở lò sấy, công ty đang tiến hành lắp ráp hệ
thống điện và tháp xử lý khói công đoạn này. Dự kiến khoảng một tháng nữa là
hoàn tất và đưa vào sử dụng, khi đó sẽ không còn tình trạng ô nhiễm nữa”.
Thực hiện tốt công tác phòng chống và bảo vệ rừng. Vận động số hộ có
đất ở khu vực tiểu khu 63 trồng rừng được 13 / 55 hộ với tổng diện tích là 33,8/

54,5 ha.
PHẦN III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cấp các tuyến
đường liên tổ, ấp giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản được thuận lợi,
dễ dàng.
Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân còn quá
chậm. Nguyên nhân là do công việc quá tải, cán bộ chuyên môn còn kiêm nhiệm
nhiều công việc khác. Đề nghị tăng cường hơn nữa cán bộ chuyên trách có kinh
nghiệm giải quyết tốt công việc để tránh thất hứa với nhân dân.
Tăng cường công tác nạo vét kênh mương như tuyến kênh TB4, xây dựng
và đưa vào sử dụng có hiệu quả hai tuyến kênh TB1 và TB6, đưa nguồn nước từ
Hồ Dầu Tiếng về nhằm mở rộng diện tích đất canh tác và nâng cao hệ số sử
dụng đất trong nông nghiệp.
Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ và xử lí các lò mì nhỏ của tư nhân, các
hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt cần tham mưu với
lãnh đạo huyện, ban Giám đốc công ty khai thác khoáng sản (mỏ đá ở khu vực
Đồn 2 ấp Tân Định 1 xã Suối Đá đang đầu tư xây dựng nhà máy và sẽ đi vào
hoạt động cuối năm 2011) trong vấn đề xử lí chất thải, nước thải, khói bụi trước
khi thải ra môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền cho các hộ sử dụng đất trên
các tuyến đường lớn như tỉnh lộ 781 Suối Đá – Tân Châu, Suối Đá – Khe Dol,
Suối Đá – Phước Ninh sử dụng đất phải đúng mục đích, chuyển từ đất nông
nghiệp sang đất thổ cư.
Về công tác văn hóa - giáo dục: Cần quan tâm, phối kết hợp chặt chẽ với
lực lượng phổ cập ở các trường học, tổ trưởng các tổ trong từng ấp. Vận động
học sinh ra lớp ở thời điểm đầu năm đạt 100% và vận động học sinh bỏ học giữa
chừng trở lại lớp để duy trì tỉ lệ chuẩn phổ cập trên 95% /năm. Đặc biệt cần quan
tâm hơn nữa công tác khen thưởng, động viên học sinh giỏi, học sinh nghèo
vượt khó để nâng dần trình độ dân trí của nhân dân trong toàn xã.
Trang 17

Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu Địa lí kinh tế của xã Suối Đá, đã giúp cho tôi biết
được đặc điểm chung của nền kinh tế địa phương đang từng bước đi lên trong sự
quan tâm của các cấp, các ban ngành và sự đoàn kết chung tay góp sức của toàn
thể nhân dân trong xã không phân biệt dân tộc hay tôn giáo. Bên cạnh đó cho
thấy Suối Đá là một xã có nguồn tài nguyên khá dồi dào như đất, nước, tiềm
năng du lịch… Lực lượng lao động dồi dào, tuy không có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao nhưng họ có tinh thần cần cù trong lao động và sản xuất. Họ biết
học hỏi kinh nghiệm từ các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình
khuyến nông, khuyến công và mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt năng suất, chất lượng
cao.
Do xã có vị trí nằm gần với trung tâm của huyện nên việc giao lưu buôn
bán hàng hóa được thuận lợi, dễ dàng dựa vào tuyến đường 781. Nhờ sự quan
tâm chỉ đạo của cấp trên về việc chăm lo đời sống cho nhân dân, thực hiện các
chế độ chính sách kịp thời đúng đối tượng, tăng cường kêu gọi đầu tư trong và
ngoài địa phương vào các ngành sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo, ổn định
việc làm cho nhân dân trong xã. Nâng cao dần mức sống của người dân, phấn
đấu đến năm 2015 không còn hộ nghèo trung ương, tỉ lệ hộ nghèo địa phương
còn 3,04%. Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 18,79%.
Bên cạnh những thuận lợi trên Suối Đá cũng gặp không ít khó khăn trong
phát triển kinh tế như giá cả nông sản, hàng hóa không ổn định, thời tiết diễn
biến không thuận lợi, tình hình dịch bệnh ở người, gia súc, gia cầm xảy ra ở vài
nơi trong xã cũng gây không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế của địa
phương. Kênh mương thủy lợi, đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập;
mức đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp còn hạn chế, các ngành dịch vụ còn
quá ít chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong
Trang 18
Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội.

thời kỳ hội nhập. Ngành du lịch của xã còn trong giai đoạn “dự án”, chưa đi vào
hoạt động do còn thiếu vốn, thiếu nguồn đầu tư.
Vì thời gian có hạn, nội dung báo cáo chỉ thể hiện được những gì đã thu
thập được và sự hiểu biết của bản thân. Trong quá trình nghiên cứu sẽ có nhiều
thiếu sót, rất mong quý thầy cô đồng nghiệp quan tâm và đóng góp chân thành
để báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn./.
Người viết báo cáo
Nguyễn Thị Kim Lan
Trang 19

×