Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đau khổ triền miên: Hãy củng cố sự hỗ trợ cộng đồng của bạn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.55 KB, 9 trang )

Đau khổ triền miên: Hãy củng cố sự
hỗ trợ cộng đồng của bạn

Nỗi đau triền miên làm hỏng cuộc sống của bạn và cả những người
xung quanh bạn. Gia đình và bạn bè muốn giúp bạn nhưng họ thường không
biết phải làm thế nào. Những điều mà họ nghĩ để giúp bạn, trên thực tế lại có
thể làm tăng nỗi thất vọng của bạn.
Bởi lẽ nỗi đau triền miên là một thứ kinh nghiệm cá nhân, rất khó cho
người khác hiểu được chính xác bạn cảm thấy và trải qua điều gì. Không ai
rõ nỗi đau như bạn thấy. Thêm nữa khi gặm nhấm nỗi đau, giao tiếp lại
thường là chịu đựng. Bạn có thể thấy không thích thú việc bàn luận về nỗi
đau hoặc vấn đề liên quan đến nó. Gia đình và bạn bè bạn có thể ngại đề cập
chuyện cụ thể vì sợ rằng họ lại chọc tức bạn hoặc làm bạn thất vọng.
Bạn cần gia đình và bạn bè giúp bạn làm chủ nỗi đau và tiến lên cùng
cuộc sống nhưng họ chỉ có thể giúp được bạn nếu bạn giúp chính họ hiểu rõ
bạn cần gì và họ có thể làm như thế nào.
Lợi ích của ảnh hưởng xung quanh (social interace)
Những người có hệ thống giúp đỡ vững chắc có nhiều lợi thế sức
khỏe. Ví dụ những người được gia đình và bạn bè quan tâm nói chung sẽ:
 Đương đầu tốt hơn với nỗi đau kéo dài
 Ít khả năng trở nên chán nản
 Độc lập hơn
 Hồi phục nhanh sau khi bị ốm
 Có huyết áp thấp hơn
 Tuổi thọ cao hơn
Bạn hẳn đã từng thấy ví dụ cụ thể của các lợi ích trên. Có thể tâm
trạng của bạn sẽ tốt hơn sau tách cà phê với hàng xóm, sau cuộc điện thoại
với họ hàng hoặc chuyến đi ngắn với một người bạn. Ở bên người khác ở
đâu đó có thể tạm thời giúp bạn quên đi nỗi chán chường.
Phát triển hệ thống hỗ trợ mạnh
Đối với một số người xây dựng tình bạn và chăm sóc mối quan hệ gia


đình dễ dàng hơn một số người khác. Nhưng cho dù bạn là người không cởi
mở, bạn vẫn cần sự trợ giúp từ cộng đồng. Nếu hệ thống hỗ trợ của bạn cần
củng cố, bạn hãy thử các gợi ý sau:
 Trả lời các cú điện thoại và thư.
 Nhận lời đi tới các sự kiện, dù ban đầu bạn có cảm thấy lúng
túng.
 Không đợi được mời đến thăm ai đó mà chủ động và gọi điện.
 Gác hết các bất đồng trong quá khứ và tiếp cận các mối quan hệ
của bạn với cái nhìn mới mẻ.
 Tham gia các tổ chức trong cộng đồng, các sự kiện của hàng
xóm hoặc cuộc gặp mặt gia đình.
 Bắt chuyện với người cạnh bạn ở một nơi tụ họp. Bạn có thể
giới thiệu bản thân với bạn mới.
 Kể những chuyện mà những người khác thích thú. Hãy là người
nghe tỉnh táo.
 Đừng bỏ qua các mối quan hệ sôi động.
Những mối quan hệ tốt đòi hỏi sự kiên trì, thỏa hiệp và biết chấp
nhận. Gia đình và bạn bè cần học cách chấp nhận bạn và những điều bạn
cần, bạn cũng cần chấp nhận họ và nhu cầu của họ.
Các mối quan hệ đôi khi cũng có khó khăn. Bạn bè và gia đình có khi
lại đòi hỏi thời gian và sức lực của bạn nhiều hơn phần mà bạn có thể chia
sẻ. Điều đó có thể lại cho họ biết về nỗi đau của bạn. Bạn cũng nên để cho
bạn bè và các thành viên gia đình nói với bạn về sự khó chịu của bạn đã ảnh
hưởng đế họ như thế nào.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn
Bàn luận các suy nghĩ và cảm giác của bạn, có thể sẽ là khó khăn cho
bạn cho dù đó là lúc thuận tiện nhất. Với nỗi đau triền miên thì nhiệm vụ lại
còn nặng hơn lên. Thay vì nói không ngừng với mọi người về chuyện bạn
trải qua cái gì, cảm thấy ra sao thì thường lại là dễ hơn nếu bỏ qua hoặc nói
càng ít càng tốt.

Vấn đề với kế sách này là nó sẽ làm hỏng bớt quan hệ với gia đình và
bạn bè, làm họ xa cách bạn. Giao tiếp là keo dán gắn kết các mối quan hệ.
Hãy theo các cách sau để nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn:
 Diễn tả điều bạn cảm thấy. Con đường duy nhất mọi người có
thể bắt đầu hiểu bạn nghĩ gì, cảm thấy gì đó là bạn phải nói cho họ. Ví dụ,
nếu bạn thất vọng vì bạn không được bạn bè tính đến trong hoạt động của
họ, bạn có thể nói: “Tôi đã lỡ cơ hội có thời gian ở bên các bạn hôm thứ bảy,
tôi chắc chắn là tôi thích tham dự cùng với các bạn chơi bóng hay đi xe đạp
gì”. Các bạn của bạn có thể không nghiêm túc mà làm ra bộ bạn không thể
tham gia hoạt động giải trí. Do vậy mà họ không mời bạn tham dự cùng họ,
chứ không phải họ không muốn ở bên bạn.
 Không nói dối về nỗi khổ của bạn. Gia đình và bạn bè gần gũi
có thể biết không nên hỏi bạn ra sao mỗi lần gặp bạn. Nhưng một số người
lại không hiểu điều đó rằng bạn có thể có chút khổ tâm nào đó. Khi họ hỏi
bạn ra sao, đừng có làm ra vẻ ổn cả. Nhưng cũng đừng phóng đại nỗi niềm.
Bạn có thể trả lời: “Tôi vẫn còn buồn, nhưng tôi đang học cách chế ngự nó”.
 Hãy kêu gọi giúp đỡ khi bạn cần. Rất có thể bạn được dạy phải
nuôi dưỡng sự độc lập, vì thế bạn khó mở lời nhờ giúp đỡ nhưng đôi khi bạn
cũng cần được giúp đỡ. Hãy cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ bằng cách giải thích
điều gì đã xảy ra. Ví dụ: “Tôi đã mời bạn bè tới ăn tối, nhưng hóa ra chuẩn
bị cho bữa đó mất nhiều công hơn tôi dự tính. Bạn có thể giúp tôi một tay
không?”
 Hãy là người nhận vui vẻ. Khi ai đó giúp đỡ bạn hay thành tâm
khen sự tiến bộ của bạn, thì bạn hãy nói: “Cảm ơn”. Đừng có thấy chán nản
chỉ vì bạn cần sự giúp đỡ hay cần được nâng đỡ tinh thần.
 Bàn luận về rào chắn trong giao tiếp. Nếu dòng giao tiếp giữa
bạn và một thành viên trong gia đình trở nên một chiều, hãy nói về điều đó.
Gác sang một bên sự kiêu hãnh của bạn trong một lúc, và nói ra chính xác
điều bạn cảm thấy. Nếu điều đó không khai thông được kênh thì bạn cũng
đừng sớm nản lòng. Bạn cân nhắc xem có nên tìm lời khuyên của tư vấn.

 Viết ra những vấn đề khó nhất trong giao tiếp. Hãy dùng nhật
ký để diễn đạt cảm giác bạn có khó khăn trong giao tiếp. Điều đó mang tới
cho bạn chút thời gian để làm lắng lại cảm giác mà còn giúp bạn chuẩn bị
diễn tả chúng ra khi bạn đã sẵn sàng.
Gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ
Các cơ hội đó là khi gia đình và bạn bè hỏi bạn họ có thể giúp bạn
điều gì. Có thể bạn đã không biết nói ra như thế nào hoặc bạn thấy có lỗi khi
thừa nhận bạn cần bất cứ cách cư xử đặc biệt nào. Hoặc họ có thể quyết định
giúp bạn bằng cách chọc tức bạn nhiều hơn. Họ nghĩ rằng đang làm cho tâm
trạng bạn tốt lên nhưng không phải như vậy.
Khi có người hỏi bạn họ có thể giúp được gì, hãy nói cho họ biết. Đây
là vài điều bạn có thể nói:
 Hãy tìm hiểu hơn về nỗi đau của tôi. Nỗi phiền muộn dai dẳng
rất khó hiểu được. Đọc về điều đó sẽ giúp cho gia đình và bạn bè chút thấu
hiểu điều bạn phải trải qua, làm thế nào họ giúp được bạn và khi nào thì họ
không nên giúp. Ví dụ, khi bạn bè và các thành viên trong gia đình liên tục
giành lấy những việc mà bạn hoàn toàn tự làm được, họ đã vô tình mà làm
mòn đi tính độc lập và tự chủ của bạn.
 Chớ để các cuộc thoại luôn hướng vầ nỗi đau của tôi. Thật dễ
dàng cho bạn bè và gia đình nhiễm thói bàn luận về nỗi đau của bạn nhưng
điều đó lại chỉ gợi cho bạn về hoàn cảnh của bạn và gây ra sự chú ý đến nỗi
đau mà chính là các điều bạn đang cố tránh.
 Cố gắng đừng “chạy quanh” tôi. Ân cần thái quá tới ai đó đang
mang nỗi đau dai dẳng thực tế lại có thể cản trở sự hồi phục. Hãy nói với
người bạn đó rằng bạn đánh giá cao sự quan tâm, nhưng bạn đâu cần một
người hầu. Để kiểm soát được nỗi đau của bạn, bạn cần lại học cách tự làm
các thứ cho mình. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng khi các thành viên
trong gia đình hăng hái giúp đỡ mà không có sự cố gắng từ chính người
đang có biểu hiện đau khổ (như lờ đờ, rên rẩm hay nhăn nhó) thì nhân vật có
nỗi đau dai dẳng lại càng trở nên triệu chứng nặng.

 Hoạt động cùng với tôi. Có bạn bè, người nhà cùng đi bộ, đi
khám bác sĩ hay đến cuộc họp nhóm trợ giúp có thể rất có ích. Điều đó cho
bạn cả hai cơ hội trò chuyện và chia sẻ thời gian cùng nhau. Điều đó cũng
mang lại cho họ cơ hội hiểu rõ ra nhu cầu của bạn trong việc luyện tập và
làm người chủ động nhanh nhẹn.
 Đừng bỏ dở việc bạn đang có vì tôi. Những người gần gũi bạn
nhất có thể cố ý hay vô tình thay đổi lối sống do nỗi đau của bạn. Nhưng
điều đó không hề động viên bạn, thậm chí còn làm cho bạn cảm thấy tội lỗi.
Ví dụ, bạn và một người bạn thích câu cá cùng nhau, đừng để người bạn
mình bán cần câu đi chỉ vì anh ta nghĩ bạn không thể câu cá được nữa rồi.
Bạn có thể không còn khả năng câu cá từ bình minh tới hoàng hôn như trước
kia, nhưng bạn vẫn có thể câu vài giờ mà.
 Hãy sẵn sàng lắng nghe tôi. Thỉnh thoảng bạn cần đơn giản
một điều: có người lắng nghe bạn. Một thành viên gia đình hoặc một người
bạn có thể hỗ trợ tinh thần bằng cách làm “thùng nước gạo” cho bạn xả sự
căng thẳng thường ngày. Những người có nỗi đau dai dẳng mà cảm thấy họ
có được sự giúp đỡ từ người thân thì có khuynh hướng đối đầu tốt hơn với
nỗi đau của họ, trở lại đi làm sớm hơn và có cuộc sống tích cực hơn.
 Hãy chăm sóc bản thân. Nỗi đau của bạn, lo lắng cho bạn có
thể gây ra thiệt hại cho bạn bè và các thành viên gia đình. Đến lượt họ, lại
cũng trải qua lo lắng, buồn chán và kiệt sức. Vậy là rất quan trọng những
người chăm sóc bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe bản thân họ. Bạn cần họ hỗ
trợ và họ cần bạn hỗ trợ.

×