Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hội chứng mệt mỏi kéo dài doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.03 KB, 14 trang )

Hội chứng mệt mỏi kéo dà

Hội chứng mệt mỏi kéo dài (CFS) là một rối loạn phức tạp, đặc trưng
bởi tình trạng rất mệt mỏi không cải thiện được khi nghỉ ngơi tại giường và
có thể làm cho các hoạt động thể lực hoặc tâm thần xấu đi. Trong tất cả các
bệnh mạn tính, CFS là một trong những bệnh khó giải thích nhất. Không
giống như nhiễm trùng, bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Không giống
nhiều bệnh như bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu, về cơ bản bệnh không đánh
giá được. Và không giống các bệnh như bệnh tim, bệnh có tương đối ít cách
điều trị.
CFS có thể xuất hiện ngay sau nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm phế
quản, tăng bạch cầu đơn nhân, viêm gan hoặc bệnh đường ruột. Bệnh có thể
bắt đầu trong hoặc ngay sau một thời gian bị stress hoặc phát bệnh từ từ mà
không có thời điểm bắt đầu cụ thể và không có nguyên nhân rõ ràng. CFS là
một bệnh giống cúm, có thể làm tiêu hao năng lượng và đôi khi kéo dài
nhiều năm. Những người trước đây rất khỏe mạnh và sinh lực dồi dào có thể
rất mệt mỏi, yếu ớt và đau đầu cũng như đau khớp, đau cơ và hạch bạch
huyết.
Phụ nữ được chẩn đoán CFS nhiều hơn 2 - 4 lần nam giới. Tuy nhiên,
vẫn chưa rõ tại sao CFS lại tác động tới nữ nhiều hơn hay nữ thường tới
khám bác sĩ nhiều hơn so với nam giới. Ở Mỹ, ước tính có 500.000 nguời bị
bệnh giống CFS. CFS có thể tác động đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi và mọi
chủng tộc.
Dấu hiệu và triệu chứng
CFS có các dấu hiệu và triệu chứng giống với các bệnh nhiễm virus
hay gặp nhất. Không giống các triệu chứng cúm, thường thuyên giảm trong
vài ngày hoặc vài tuần, các dấu hiệu và triệu chứng của CFS có thể kéo dài
trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Chúng có thể xuất hiện và biến mất mà
không theo một mô hình nào.
Ngoài mệt mỏi kéo dài không phải là do các bệnh khác, CFS có 8
triệu chứng nguyên phát, bao gồm:


 Mất trí nhớ hoặc mất tập trung
 Đau họng
 Hạch bạch huyết ở cổ và nách đau và sưng nhẹ
 Đau cơ không rõ nguyên nhân.
 Đau chạy từ khớp này sang khớp khác mà không sưng hoặc đỏ.
 Đau đầu theo một thể, mô hình hoặc mức độ mới.
 Rối loạn giấc ngủ
 Cực kỳ mệt sau tập luyện bình thường hoặc gắng sức.
Theo Nhóm Nghiên cứu Hội chứng Mệt mỏi Kéo dài Quốc tế – một
nhóm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các bác sĩ được Trung tâm
Phòng chống Bệnh (CDC) Mỹ tập hợp lại để tìm ra phương pháp chuẩn giúp
phát hiện và chẩn đoán CFS – một người có tiêu chuẩn chẩn đoán CFS khi
mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân xuất hiện trong ≥ 6 tháng và có ít
nhất 4 trong số 8 triệu chứng nguyên phát.
Hơn nữa, người bị CFS cũng có các dấu hiệu và triệu chứng khác
không nằm trong các tiêu chuẩn xác định CFS của Nhóm Nghiên cứu Hội
chứng Mệt mỏi Kéo dài Quốc tế, bao gồm:
 Đau bụng
 Không dung nạp rượu
 Chướng bụng
 Đau ngực
 Ho kéo dài
 Ỉa chảy hoặc táo bón
 Hoa mắt
 Mắt và miệng khô
 Đau tai
 Nhịp tim không đều
 Đau hàm
 Nôn ọe vào buổi sáng
 Buồn nôn

 Ra mồ hôi về đêm
 Thở gấp
 Cảm giác ngứa
 Sút cân
 Các rối loạn tâm lý như trầm cảm, dễ kích thích, lo âu và các
cơn hoang tưởng
Người bị CFS thường có các triệu chứng nặng nhất trong 1-2 tháng
đầu mắc bệnh. Sau đó, một số ít bệnh nhân bị ảnh hưởng tới việc hồi phục
hoàn toàn trong khi rất ít bệnh nhân khác trở nên bất lực với triệu chứng.
Tuy nhiên, với phần lớn mọi người, bệnh tiến triển từ từ, mặc dù những
người bị CFS thường không hồi phục được sinh lực bình thường.
Nguyên nhân
Bác sĩ không biết được nguyên nhân của CFS. Một vài nguyên nhân
được đưa ra, bao gồm:
 Thiếu máu thiếu sắt
 Hạ đường huyết
 Dị ứng với các yếu tố môi trường
 Nhiễm trùng lan rộng như tăng bạch cầu đơn nhân
 Rối loạn chức năng hệ miễn dịch
 Thay đổi nồng độ hormon được sản sinh ở vùng dưới đồi, tuyến
yên hoặc tuyến thượng thận
 Hạ huyết áp nhẹ, kéo dài
Nguyên nhân CFS có thể là viêm nhiễm theo con đường của hệ thần
kinh như đáp ứng với quá trình tự miễn, nhưng không thể đánh giá được
trong máu giống trong các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp hoặc
lupus. CFS cũng có thể xuất hiện khi bệnh virus là biến chứng của rối loạn
chức năng hệ miễn dịch. Một số người bị CFS có thể có huyết áp thấp gây
choáng phản vệ.
Tuy nhiên, ở phần lớn các trường hợp, không có nhiễm trùng hoặc
bệnh trầm trọng ở dưới được cho là nguyên nhân đặc biệt của CFS. Thiếu

nhận thức về y học và thiếu hiểu biết về CFS làm cho rất khó xác định và
mô tả các đặc điểm của CFS.
Yếu tố nguy cơ
Phụ nữ được chẩn đoán CFS cao hơn 2 - 4 lần so với nam giới, nhưng
giới tính không phải là yếu tố nguy cơ của bệnh. Vì chưa biết nguyên nhân
của CFS, các bác sĩ vẫn chưa phát hiện và xác định được các yếu tố nguy cơ
quyết định đối với bệnh.
Khi nào cần khám bệnh
Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như nhiễm trùng hoặc
rối loạn tâm lý. Thông thường, phải đến khám bác sĩ nếu bạn mệt mỏi quá
trầm trọng hoặc kéo dài trong vài tuần. Quá mệt mỏi gây cản trở bạn tham
gia các hoạt động ở nhà, nơi làm việc hoặc ở trường học có thể là dấu hiệu
của một bệnh ở dưới.
Sàng lọc và chẩn đoán
Chẩn đoán CFS dựa vào phương pháp loại trừ. Điều này có nghĩa là
trước khi chẩn đoán CFS, bác sĩ đã loại trừ các bệnh hoặc chứng bệnh khác
có thể gây mệt mỏi và các triệu chứng liên quan.
Bình thường, bác sĩ rất khó chẩn đoán CFS vì nó có một số triệu
chứng giống với nhiều bệnh khác. Không có thủ thuật chẩn đoán hoặc xét
nghiệm nào để xác định CFS.
Bác sĩ loại trừ một số bệnh trước khi cân nhắc chẩn đoán CFS, bao
gồm:
 Có bệnh đang hoạt động thường gây mệt mỏi, như nồng độ
hormon tuyến giáp thấp (thiểu năng tuyến giáp) hoặc ngừng thở khi ngủ
 Dùng thuốc có thể gây mệt mỏi
 Tái phát bệnh đã được điều trị trước đó có thể gây mệt mỏi, như
ung thư
 Đã hoặc mới chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng hoặc các bệnh
tâm thần khác như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ hoặc rối loạn ăn uống
 Nghiện rượu hoặc ma túy

 Quá béo phì, được xác định là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 45
Hãy báo cho bác sĩ bất cứ dấu hiệu và triệu chứng mới nào có thể cho
thấy rối loạn là do bệnh khác trừ CFS. Khi đã loại trừ các bệnh khác, sau đó
bác sĩ có thể xác định liệu bệnh của bạn có tiêu chuẩn đặc hiệu nào không.
Biến chứng
Các biến chứng của CFS có thể gồm:
 Trầm cảm, liên quan tới cả triệu chứng và không được chẩn
đoán
 Tác dụng phụ và phản ứng phụ do điều trị nội hoặc kém hoạt
động
 Cách ly xã hội do mệt mỏi
 Hạn chế trong lối sống
 Mất việc
Kết quả dài ngày của những người bị CFS rất khác nhau và không thể
dự báo được. Một số người hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng – 1 năm. Với
những người khác, hồi phục hoàn toàn tốn nhiều thời gian hơn.
Điều trị
Không có cách điều trị đặc trưng cho CFS. Thông thường, bác sĩ sẽ
làm giảm triệu chứng bằng cách kết hợp các bước sau:
 Thay đổi lối sống. Bác sĩ có thể khuyên bạn làm chậm và tránh
stress thể lực và tâm lý quá mức. Điều này có thể bảo tồn năng lượng cho
các hoạt động cần thiết ở nhà hoặc nơi làm việc và giúp bạn cắt giảm các
hoạt động ít quan trọng.
 Tập luyện từ từ nhưng đều đặn. Thường có sự trợ giúp của bác
sĩ trị liệu, bạn có thể được khuyên bắt đầu một chương trình tập luyện vừa
phải với hoạt động thể lực tăng từ từ. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hoặc
giảm yếu cơ do không hoạt động trong thời gian dài. Thêm vào đó, sinh lực
của bạn thường cải thiện rõ rệt.
 Điều trị các rối loạn tâm thần. Bác sĩ có thể điều trị các rối loạn
thường liên quan tới CFS, như trầm cảm, bằng thuốc, liệu pháp hành vi –

học cách thay đổi hành vi để giảm bớt triệu chứng của một số bệnh – hoặc
kết hợp cả hai. Nếu bạn bị trầm cảm, có thể dùng các thuốc như thuốc chống
trầm cảm ba vòng và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI).
Thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm amitriptylin (Elavil), desipramin
(Norpramin, Pertofran) và nortriptylin (Aventyl, Pamelor). Các SSRI bao
gồm fluoxetin (Prozac, Sarafem), paroxetin (Paxil), sertralin (Zoloft) và
citalopram (Celexa).
 Điều trị đau hiện có. Acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác)
hoặc các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) như aspirin và ibuprofen
(Advil, Motrin, các thuốc khác) có thể giúp giảm đau đầu, đau cơ và đau
khớp do CFS.
 Điều trị các triệu chứng giống dị ứng. Các thuốc kháng
histamin như fexofenadin (Allegra) và loratadin (Claritin) và thuốc làm
thông mũi chứa pseudoephedrin (Sudafed, Dimetapp) có thể làm giảm các
triệu chứng giống dị ứng như chảy nước mũi.
 Điều trị hạ huyết áp. Thuốc fludrocortison (Florinef), một dạng
cortison giữ dịch trong cơ thể và làm tăng huyết áp, được nghiên cứu như
liệu pháp điều trị CFS. Tuy nhiên, dùng thuốc này, đơn thuần hoặc kết hợp
với hydrocortison, corticosteroid khác, chưa chứng minh được là có hiệu quả
trong điều trị CFS.
Một số thuốc có thể gây phản ứng phụ hoặc tác dụng phụ làm cho
triệu chứng ban đầu của CFS nặng hơn. Hãy báo cho bác sĩ trước khi bắt đầu
điều trị CFS.
Không phải tất cả những người bị CFS đều có lợi từ một hoặc tất cả
các lựa chọn điều trị thông thường. Nghiên cứu cho thấy cả tập luyện (có
mức độ) tăng từ từ và liệu pháp hành vi có thể có tác dụng ở một số người,
nhưng không phải tất cả mọi người đều có tác dụng.
Phòng tránh
Vì vẫn chưa biết nguyên nhân của CFS, nên không có cách để ngăn
ngừa sự xuất hiện của bệnh. Hãy quan tâm tới CFS và đến khám bác sĩ để

điều trị triệu chứng.
Tự điều trị
Có kiến thức về cách điều trị mệt mỏi có thể giúp bạn cải thiện chức
năng và chất lượng sống bất kể triệu chứng. Bác sĩ chuyên khoa phục hồi
chức năng có thể đánh giá và dạy bạn cách lập kế hoạch hoạt động khi bạn
cảm thấy sức khỏe tốt hơn.
Chưa có cách điều trị hiệu quả có thể làm cả bạn và bác sĩ nản lòng.
Cố gắng duy trì sức khỏe toàn thân tốt bằng cách thực hiện theo các bước tự
điều trị dưới đây:
 Giảm stress. Triển khai một kế hoạch để tránh hoặc hạn chế
gắng sức và stress tâm lý. Cho phép hằng ngày bạn có thời gian để thư giãn.
Điều đó có nghĩa là học cách nói không với tội lỗi. Nếu có thể, không cần
thay đổi toàn bộ thói quen. Những người nghỉ việc hoặc ngừng tất cả các
hoạt động thường trầm trọng hơn những người vẫn hoạt động.
 Ngủ đủ. Ngủ đầy đủ là rất cần thiết. Ngoài việc phân chia đủ
thời gian để ngủ, tập các thói quen ngủ có lợi cho sức khỏe như đi ngủ và
dậy đúng giờ và hạn chế ngủ ngày.
 Tập luyện đều đặn. Trước tiên, tập luyện có thể tăng mệt mỏi và
đau. Nhưng tập luyện đều đặn thường cải thiện triệu chứng. Các bài tập
thích hợp bao gồm đi bộ, bơi, đạp xe và thể dục nhịp điệu dưới nước. Bác sĩ
trị liệu có thể giúp triển khai chương trình tập luyện tại nhà. Các bài tập
duỗi, tư thế đúng và thư giãn cũng có ích.
 Hãy giữ tốc độ. Giữ cho các hoạt động ở mức không thay đổi.
Nếu bạn hoạt động quá nhiều vào những ngày đẹp trời, bạn có thể có nhiều
ngày xấu hơn.
 Duy trì lối sống lành mạnh. Cố gắng ăn chế độ ăn cân bằng,
uống nhiều dịch, hạn chế dùng cà phê, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi thích
hợp và tập luyện thường xuyên.
Kỹ năng đối phó
Quá trình CFS khác nhau giữa người này với người khác. Tuy nhiên,

với phần lớn mọi người, các triệu chứng CFS nặng nhất trong giai đoạn đầu
của bệnh và sau đó từ từ giảm. Theo thời gian, một số người hoàn toàn cảm
thấy khỏe hơn. Trợ giúp và tư vấn cảm xúc có thể giúp bạn và người bạn đời
đối phó với hậu quả và hạn chế của bệnh.
Bạn có thể tham gia vào nhóm trợ giúp và gặp gỡ những người bị
CFS. Các nhóm trợ giúp không phải cho tất cả mọi người, và bạn có thể tìm
được một nhóm trợ giúp làm tăng stress hơn là làm giảm stress. Thử và dùng
phán đoán của bản thân để xác định điều gì là tốt nhất đối với bạn.
Thuốc bổ sung và thay thế
Một số nhà sản xuất các sản phẩm bổ sung chế độ ăn khác nhau và
thảo dược đòi hỏi những chất này có lợi đối với những người bị CFS, nhưng
hiệu quả của các chất này trong điều trị CFS vẫn chưa được chứng minh
trong các nghiên cứu đối chứng. Trái với suy nghĩ thông thường, nguồn gốc
“tự nhiên” của một sản phẩm không đảm bảo độ an toàn của nó. Các chế
phẩm bổ sung chế độ ăn và thảo dược có thể có những tác dụng phụ có hại
và rất nguy hiểm khi cản trở hoặc tương tác với các thuốc kê đơn khác. Hãy
báo cho bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc không cần đơn nào.

×