Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số bài văn tham khảo ôn thi tuyển sinh vào 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.66 KB, 19 trang )

Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
BÀI LÀM
I/ MỞ BÀI:
Kim Lân sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên am hiểu rất nhiều về nông
thôn Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. Vì thế, khi viết về đề tài này, Kim Lân thành công hơn cả.
Đặc biệt ở truyện ngắn “ Làng”, tác giả đã xây dựng được hình tượng ông Hai,một người nông dân cần cù
chất phác, giàu tình yêu đối với quê hương đất nước, gắn bó bền chặt với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân
tộc.
II/ THÂN BÀI:
Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai rất yêu làng. Tình yêu thiết tha và nồng thắm của ông thể hiện
qua niềm tự hào hãnh diện và cái tính khoe làng cố hữu.
Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra. Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, ông Hai luôn tin tưởng vào
kháng chiến, vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch. Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn muốn ở lại cùng với đội
du kích đào đường đắp ụ để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu của mình. Đến khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ
con thúc bách quá, cực chẳng đã ông mới rời làng đi tản cư. Ra đi mà ông Hai cứ an ủi mình “ tản cư âu
cũng là kháng chiến”.
Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói ít cười, đôi khi cáu gắt. Nỗi nhớ
làng cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên. Ông nhớ từ con đường làng
đến mái ngói, nhớ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến cái chòi phát thanh cao bằng
ngọn tre, nhớ những ngày khởi nghĩa dồn dậpở làng cho đến những lúc cùng anh em đào hào đắp ụ chiến
đấu… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung vô cùng, “cũng hát hỏng, bông phèng.” cùng với anh em. Càng
nghĩ tưởng, nỗi nhớ càng dâng trào da diết trong lòng ông Hai như những đợt sóng lòng dồn dập. “Caho ôi,
ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”. Niềm khuây khỏa lớn nhất của ông Hai là sang bên gian nhà bác Thứ
để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…Và rồi
một tình huống xảy ra làm cho tình yêu nỗi nhớ làng của ông Hai bị thử thách. Từ đó, người đọc phát hiện ra
ngoài tình cảm thiêng liếng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng
liêng vĩ đại hơn. Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ…
Ở phòng thông tin tuyên truyền, ông Hai lắng nghe và cảm thấy trân trọng, tự hào trước những tấm gương
anh hùng trong cuộc chiến. Ông cảm thấy vui sướng đến nở từng khúc ruột trước những thắng lợi dồn dập của
quân ta.,“ ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Vui quá!” . Ngay sau đó, ông nhận được cái tin dữ từ những người
đi tản cư – cả làng Dầu đều trở thành Việt gian theo giặc – “Việt gian từ thằng chủ tịch trở đi cơ, ông ạ!”.


Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng khiến cho ông lão “ cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng
lạc hẳn”. Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi. để rồi về đến nhà, không chịu đựng nổi, ông “ nằm vật ra
giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra”. Những ngày kế tịếp, ông Hai sống trong bi kịch
triền miên. Ông sợ hãi trốn tránh như một tội phạm, “ một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng
cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý bàn tán về “cái
chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít.”
Nỗi ám ảnh nặng nề, cảm giác đau xót, nhục nhã đã biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai kể từ
lúc ông nghe cái tin dữ ấy. Bi kịch dâng lên đến đỉnh cao. Ông Hai bị đẩy vào trong tình cảnh bế tắc tuyệt
vọng khi bà chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. “ Thế là tuyệt đường sinh sống!” Ông đi đâu bây giờ? Khắp
Trang 1
nơi, “không chỉ cái đất Thắng này mà cả ở Đài, Nhã Nam, Bố Hạ, Cao Thượng… ở đâu nghe đến người làng
chợ Dầu là người ta đuổi như đuổi hủi”. Còn ai muốn chứa chấp người dân của cái làng Việt gian này nữa
chứ? Trước mắt ông Hai chỉ có hai con đường. Ở lại thì không được rồi. Còn về làng… Vừa chớm nghĩ đến
thôi, ta đã thấy ông Hai gạt phắt đi ngay. “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó làm Việt gian theo Tây cả
rồi”.Và ông cũng khẳng định: “ về làng là phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ”. Dù ông Hai luôn ước
mong được trở về làng, nhưng lúc này ông lại khẳng định: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù”.
Mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế trước mắt làm cho ông Hai bế tắc. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc
ấy, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ:
- À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Lòng trung thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc. Vẻ
đẹp ấy rất đáng tự hào ca ngợi. Đến giây phút này, từ trong bi kịch của ông Hai, ta lại thấy sáng ngời lên một
tình cảm cao đẹp khác. Đó là tinh thần yêu nước, gắn bó với kháng chiến, với cụ Hồ.Tình cảm thiêng liêng ấy
đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê.
Cho nên, khi nghe tin làng Dầu theo Tây được cải chính, ông Hai là người sung sướng nhất. Ông vui
tươi rạng rỡ hẳn lên, “ mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ…” Ông mua quà cho con, ông chạy đi
“khoe” cái tin nhà mình bị đốt, “ khoe” cái tin làng Dầu không theo giặc. Nỗi mất mát về nhà cửa dường như
tan biến trong niềm hạnh phúc dâng trào – Làng chợ Dầu, ngôi làng mà ông luôn yêu mến tự hào giờ đây vẫn
là làng kháng chiến.

Có thể nói, ông Hai là nhân vật điển hình cho lớp nông dân trong kháng chiến. Vốn là những con
người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, họ vẫn còn bỡ ngỡ. Nhưng rồi cảm giác
ấy tan đi nhanh chóng, họ đón nhận cách mạng với tình cảm chân thành, với lòng hăm hở nhiệt tình. Họ háo
hức hoà nhịp cùng phong trào kháng chiến, học hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng đã trở thành
một phần trong cuộc đời của họ. Lòng trung thành, tình cảm gắn bó bền chặt của người nông dân trong kháng
chiến làm cho chúng ta xúc động. Nhà văn Kim Lân đã tinh tế phát hiện những nét đẹp tâm hồn của người
nông dân để từ đó khắc hoạ nên một bức chân dung gần gũi và sống động.
Trong tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã xây dựng những tình huống đầy kịch tính đẩy nhân vật vào trong
sự bế tắc đến tuyệt vọng, qua đó làm nổi bật tâm hồn tính cách và tình yêu của ông Hai đối với làng quê, đất
nước. Ngôn ngữ diễn đạt mộc mạc chân quê càng giúp người đọc hiểu và yêu mến ông Hai nhiều hơn.
III/ KẾT BÀI:
Tóm lại qua hình tượng nhân vật ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của
dân tộc, hiểu được nguyên nhân vì sao một đất nước bé nhỏ như Việt Nam lại có thể đánh thắng kẻ thù đầu
sỏ như thực dân Pháp. Bài học sâu sắc nhất đối với mỗi người chúng ta khi đọc truyện ngắn này là tình yêu
quê hương đất nước, là lòng tự hào và biết ơn những người dân cày Việt Nam chân chất mà cao cả.

Đề 2: Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu
Bài làm
Trang 2
Đồng chí là tiếng gọi thân thương tha thiết, biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ
thời kháng Pháp. Cảm nhận được tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính
Hữu, một nhà thơ - chiến sĩ đã xúc động viết bài thơ Đồng chí. Với lời thơ chân chất, tràn đầy tình cảm, bài
thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc.
Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc
sống chiến đấu gian khổ. Họ là những người xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những
vùng quê nghèo khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗng trở thành thân quen.
Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng lời thơ thật xúc động :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ đều xuất thân từ những vùng đất khô cằn, nghèo khổ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá". Từ "xa
lạ" gặp nhau. Thật là thú vị, nhà thơ không nói hai người xa lạ mà là "đôi người xa lạ", vì thế ý thơ được nhấn
mạnh, mở rộng thêm. "Hai người" cụ thể quá. Đôi người là từng "đôi" một - nhiều người. Trong đơn vị quân
đội ấy, ai cũng thế. Hình ảnh những con người chẳng hẹn quen nhau nói lên một sự xa lạ trong không gian và
tình cảm. Nhưng khi tham gia kháng chiến, những con người ấy cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chịu đựng
gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau. Vì thế họ trở thành thân nhau, hiểu nhau, thương nhau và gọi nhau là
"đồng chí".
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí"
Tình cảm ấy thật thân thương, thật tha thiết. Giọng thơ đang liền mạch nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình, bỗng ngắt
nhịp đột ngột. Từ Đồng chí lại được tách ra làm câu riêng, một đoạn riêng. Với cấu trúc thơ khác thường ấy
tác giả đã làm nổi bật ý thơ. Nó như một nốt nhấn của bản nhạc, bật lên âm hưởng gây xúc động lòng người.
Câu thơ chỉ có một từ Đồng chí - một tiếng nói thiêng liêng. Đồng chí một sự cảm kích về nhiều đổi thay kì lạ
trong quan hệ tình cảm. Thế là thành đồng chí.
Tình cảm ấy lại đựơc biểu hiện cụ thể trong cuộc sống chiến đấu. Những lúc kề bên nhau, họ lại kể cho nhau
nghe chuyện quê nhà. Chuyện "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày", "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" cả
chuyện "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Từ những lời tâm tình ấy cho ta hiểu rằng : Các anh chiến sĩ
mỗi người đều có một quê hương, có những kỉ niệm thân thiết gắn bó với quê nhà và khi ra đi hình bóng quê
hương đều mang theo trong họ. Các anh lại cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu gian khổ bên nhau. Trong gian
lao vất vả họ lại tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong mối tình đồng chí. Làm sao các anh có thể quên
được những lúc ướt mồ hôi, cùng chịu với nhau từng cơn ớn lạnh. Cuộc sống bộ đội nghèo vất vả nhưng
không thiếu niềm vui. Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá dẫu trời có buốt giá thì miệng vẫn cười
tươi. Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà lại thể hiện bằng cách nắm lấy bàn tay. Thật
giản dị và cảm động. Không phải là những vật chất của cải, không phải là những lời hoa mĩ phô trương.
Những người chiến sĩ biểu hiện tình đồng chí là bàn tay nắm lấy bàn tay. Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên
tất cả những ý nghĩ thiêng liêng cao đẹp của mối tình đồng chí :
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”
Câu thơ vừa tả cảnh thực vừa mang nét tượng trưng. Tác giả tả cảnh những người lính phục kích chờ giặc
trong đêm sương muối. Súng hướng mũi lên trời có ánh trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng.
Đồng thời "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và
lãng mạn Vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ
vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí
đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ, thú vị
Trang 3
cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí
thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.
Bằng ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực gợi tả có sự khái quát cao, Chính Hữu đã cho ta thấy rõ quá
trình phát triển của một tình cảm cách mạng trong quân đội. Ở đây nhà thơ đã xây dựng hình ảnh thơ từ những
chi tiết thực của cuộc sống thực trong đời thường của người chiến sĩ, không phô trương, không lãng mạn hóa,
thi vị hóa, chính những nét thực đó tạo nên sự thành công của tác phẩm. Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt
mới trong phương pháp sáng tác và cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong thơ thời kì chống Pháp.
Đề 3. Em hãy Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự
nghiệp giải phóng đất nước. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có
nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài
thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Năm 1976, sau ngày đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ Viễn
Phương từ miền Nam đã ra thăm lăng Bác. Cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã làm một bài thơ như một lời bộc
bạch chân tình của hàng triệu người con miền Nam với Bác. Đây là một bài thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, làm cho
người đọc xúc động.
Hai khổ thơ đầu là những dòng cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi được lần đầu đến thăm lăng Bác: một
chút tự hào, xen lẫn vui sướng, lẫn xúc động khi sắp đc kề cận bên Ng` cha thân yêu của dân tộc.Bằng những
hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi, nhôn ngữ bình dị mà hàm súc, tinh tế, đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc

những cảm xúc vô cùng sâu sắc.
Hai khổ cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến
của nhà thơ với Bác. Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc,từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, câu thơ đã khơi gợi
trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý.
Bài thơ được phân chia theo bố cục thời gian, và khổ thơ đầu tiên nói về cảm xúc của tác giả khi nhìn
thấy lăng Bác từ xa.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Câu thơ đầu tiên thật ngắn gọn nhưng nó lại là một lời tâm sự chân tình của nhà thơ cũng như hàng triệu
người con miền Nam. Một tiếng “con” thật ấm áp, gần gũi, thể hiện lòng kính yêu to lớn đối với Bác. Bác thật
gần gũi với người dân, như là một vị cha già của dân tộc. “Con ở miền Nam” - mấy tiếng ấy bao hàm một nỗi
đau và một niềm tự hào. Miền Nam gian khổ và anh hùng, miền Nam đi trước về sau, miền Nam thành đồng
Tổ quốc, miền Nam vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo trở về trong đại gia đình Việt Nam đây Bác ơi! Nhà thơ
mong nhìn thấy Bác một lần sau khi đất nước đã giải phóng nhưng thật đau xót, Bác đã không còn. Vì vậy, từ
“viếng” đã được nhà thơ thay bằng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau cũng như bày tỏ niềm tin rằng Bác vẫn
sống mãi.
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Đập vào mắt nhà thơ là hình ảnh hàng tre xanh ngắt trước lăng Bác. Cây tre - biểu tượng cho sự bất
khuất, kiên cường nhưng giản dị, thanh cao của người dân Việt Nam – đã để lại một dấu ấn đậm nét trong
lòng tác giả trước khi bước vào lăng Bác. Hàng tre bát ngát – Hàng tre xanh xanh – Hàng tre Việt Nam: hàng
tre bao đời như một dấu hịêu đặc biệt của dân tộc. Hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng
Trang 4
tre mang bao phẩm chất của con người Tổ quốc ta: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường. Ở Bác có tất cả
những gì mà những con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên
cường “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” ấy. Dân tộc ta thật sự có sức sống mãnh liệt, cho dù những
thử thách của thiên nhiên, của lịch sử có khắc nghiệt cách mấy thì vẫn kiên cường chống chọi, và vẫn cố gắng
đứng thẳng chứ nhất quyết không chịu bị bẻ cong. Hàng tre đứng đó, bên lăng Bác như ru giấc ngủ ngàn thu
của Bác, gắn bó mãi mãi với Bác như dân tộc Việt Nam vẫn kính trọng Bác mãi mãi.
Đến gần lăng Bác, xếp hàng vào viếng thì tác giả có thêm nhiều cảm xúc mới.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hai câu thơ sinh động với nhiều hình ảnh gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn
dụ sóng đôi với nhau. Một mặt trời thực đi qua trên lăng, là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho
muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng, rất
đỏ. Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi
người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả
cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc. Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành
một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc. Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to
lớn không kể xiết. Bác là một mặt trời. Cái ẩn dụ mặt trời ở đây không biết đã đủ nói về Bác chưa ?. Không,
nếu nói Bác là mặt trời thì phải nhấn mạnh thêm cho rõ cái đặc tính của vầng mặt trời ấy: rất đỏ. Cái mặt trời
đang tỏa sáng trên cao kia, cái mặt trời của thiên nhiên, tượng trưng của nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn sự
sống ấy, không phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu, không phải lúc nào cũng ấm nóng thế đâu! Vầng mặt
trời ấy có thể bị bóng đêm lấn át. Nhưng vầng mặt trời Bác Hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn
sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam. Hôm nay có hai mặt trời chiếu rọi trên đường đời:
một mặt trời tỏa sáng trước mặt, một mặt trời tỏa sáng tâm hồn…Như mặt trời kia, Bác thuộc về vĩnh cửu.
Bác sẽ sống mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Cùng với mặt trời đi qua trên lăng, ngày ngày dòng người vẫn đi qua lăng trong thương nhớ. Điệp ngữ
“ngày ngày” ý nói rằng nhân dân ta mãi luôn ghi nhớ công lao to lớn của Bác, mãi mãi là như vậy. Nhịp thơ
của đoạn chậm, diễn tả đúng tâm trạng khi đứng xếp hàng trước lăng chờ đến lượt vào, ngậm ngùi tưởng nhớ
đến Bác đã khuất. Tuy vậy, nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu
thơ vẫn không buồn ? Phải rồi. Chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như một người
đã khuất. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác. Và tràng hoa
vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa vinh hiển khác trên
đời đâu. Tràng hoa đây là một hình ảnh ẩn dụ của tác giả, đó chính là những đoá hoa thật sự của đời, là đàn
con mà Bác đã cố công tạo nên suốt bảy mươi chín mùa xuân Bác sống trên đời. Những bông hoa trong vườn
Bác nay đã lớn lên, nở rộ ngát hương kính dâng lên Bác.
Vào bên trong lăng Bác, thấy Bác đang nằm đó, nhà thơ lại một lần nữa cố giấu tiếng nấc nghẹn ngào:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu, thanh bình. Lúc này, trước mặt mọi người chỉ có hình ảnh Bác.
Bác nằm đó trong giấc ngủ vĩnh hằng. Bác mất thật rồi sao? Không đâu. Bác chỉ nằm đó ngủ thôi, Bác chỉ ngủ
thôi mà! Suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên, Bác phải được nghỉ
ngơi chứ. Bao quanh giấc ngủ của Bác là một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những
năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh
khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”…Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng
nghĩa. Khi thì “trong tù không rựơu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”. Chỉ có bây giờ, trong giấc
ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm. Trăng dịu hiền, soi sáng
hình ảnh Bác. Nhìn Bác ngủ ở đấy thật bình yên, nhưng có một sự thật dù đau lòng cách mấy ta vẫn phải chấp
nhận: Bác đã thật sự ra đi mãi mãi.
Trang 5
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, không bao giờ chấm dứt. Dù lí trí vẫn luôn trấn an lòng mình
rằng Bác vẫn sống đấy, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời Tổ quốc độc
lập nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng. Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn,
nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận lí trí. Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm
tưởng mỗi chúng ta, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này.
Nhưng mà Bác mất thật rồi, ta không còn có Bác trong cuộc đời thường này. Mất Bác, cái thiếu vắng ấy liệu
có thể nào bù đắp được? Tổ quốc ta đã thật sự không còn Bác dõi theo từng bước chân, không còn được Bác
nâng đỡ mỗi khi vấp ngã. Bác ra đi, nỗi đau ấy liệu có từ ngữ nào diễn tả hết? Cả đàn con Việt Nam luôn tiếc
thương Bác, luôn nhớ về Bác như một cái gì đó thật vĩ đại, không thể xoá nhoà. Dù Bác ra đi thật sự rồi
nhưng những điều Bác đã làm vẫn sẽ đọng lại trong tâm hồn, hình ảnh Bác vẫn tồn tại trường kì trong trái tim
mỗi người dân Việt Nam.
Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một
lời từ biệt đầy xúc động:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Ngày mai phải rời xa Bác rồi. Một tiếng “thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi

của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là
kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương
Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam, vô bờ bến và rất thật.
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện. Điệp ngữ “muốn làm”
khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy. Ước chi ta có thể biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi
Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ lòng ta với Bác. Một
con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không
gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh VN tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất
cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con
tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam
tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Câu thơ trầm xuống để kết thùc, ngừng lặng hòan
toàn.
Về nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công
thêm về những giá trị nội dung. Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong đó có xen một vài câu bảy và chín chữ.
Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành
kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc
chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị
mà cô đúc.
Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc
động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói
chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm
thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta
cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí.
Trang 6
Đề 4: Cảm nhận của em về chân dung người lính lái xe trong “ Bài thơ tiểu đội xe không kính” của
Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật là nhà thơ nổi lên từ phong trào chống Mỹ cứu nước. Năm 1964, tốt nghiệp khoa Văn

trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Ông vào bộ đội và xung phong vào tuyến lửa khu Bốn.Từng là lính lái xe
nên ông có những bài thơ viết rất hay về binh chủng này. “ Tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu
biểu.Bài thơ là khúc hát ca ngợi những người lính lái xe đã đã vượt lên hiện thực dữ dội, ác liệt của khói lửa
chiến tranh thời chống Mỹ để hoàn thành nhiệm vụ.
Bài thơ đã xây dựng một hình tượng độc đáo đó là những chiếc xe, nói cho đúng là cả một tiểu đội xe
không có kính chắn gió, chắn bụi băng băng ra trận. Mà độc đáo thật, vì chỉ gặp ở Việt Nam, ở những chiến sĩ
lái xe quân sự thời chống Mỹ. Có thể nói “chất” độc đáo này được lên men từ chiến trường ác liệt:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Nguyên nhân xe không kính là vậy. Đấy là mội hiện thực trần trụi mà tác giả không thể hư cấu.
Bên cạnh hiện thực trần trụi đấy là hình ảnh người lính lái xe hiện lên rất đẹp. Cứ tưởng với hiện thực
dữ dội, ác liệt, trớ trêu ấy, người lính lái xe phải bó tay, thế nhưng vẫn nổi lên với tư thế:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Nghĩa là xe cứ đi. Không những ung dung mà người lính lái xe còn tỏ ra rất chủ động, hiên ngang vượt
lên tất cả.
Nói đến người lái xe là nói đến con mắt, nói đến cái nhìn. Tô đậm cái nhìn của người lái xe, chỉ trong
một dòng thơ, tác giả đã sử dụng 3 lần từ “nhìn” (điệp từ). Nhìn trời là để phát hiện máy bay hay pháo sáng về
ban đêm. Nhìn thẳng là cái nhìn nghề nghiệp, hiên ngang. Và cũng từ ca - bin không kính, qua cái nhìn đã tạo
nên những ấn tượng, cảm giác rất sinh động, cụ thể đối với người lái xe:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
Những cảm giác này, dù mang ý nghĩa tả thực hay tượng trưng, đều thể hiện cái thế ung dung tinh thần
vượt lên của người lái xe.
Hai khổ thơ tiếp, hình ảnh người lái xe được tô đậm. Cái tài của Phạm Tiến Duật trong khổ thơ này là cứ hai
câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên hoàn cảnh để
chiến thắng hoàn cảnh của người lái xe trong thời gian chiến tranh ác liệt.
Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt

áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên.
Những cụm từ “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo” chứng tỏ họ không những đã ý thức được mà còn rất quen
với những gian khổ đó.
Chính vì thế:
“Chưa cần lửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Và cao hơn:
”Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.”
Đây là những câu thơ đậm chất người lính, nói rất đúng tinh thần và cuộc sống của người lính Các
động tác “phì phèo châm điếu thuốc” tuy có vụng về nhưng sao đáng yêu thế?. Cái cười “ha ha” nở ra trên
khuôn mặt lấm lem của mọi người sao mà rạng ngời đến thế? Bởi vậy, đọc những câu thơ này giúp ta hiểu
được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian
khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời và tinh thần hoàn thành nhiệm vụ cao.
Trang 7
Hai khổ thơ tiếp nói về cảnh sinh hoạt và sự họp mặt sau những chuyến vận tải trên những chặng
“đường đi tới”. Vẫn những câu thơ có giọng điệu riêng, đậm chất văn xuôi rất riêng của Phạm Tiến Duật đã
thể hiện được tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến. Ở hai khổ thơ này, tác giả vẫn tô đậm cái hình tượng
thơ “xe không kính”, nhưng lại có cách nói khác rất lính:
“Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Khổ thơ cuối cùng, kết thúc bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta một điều như một điều dự báo: đâu
chỉ là tiểu đội xe không kính mà tương lai còn là tiểu đội xe không đèn, không mui xe, Hiện thực của cuộc
chiến tranh diễn ra còn hết sức ác liệt, người lính lái xe còn phải đối mặt với bao nhiêu nghiệt ngã, thử thách:
“ Không có kính rồi xe không đèn, không có mui, thùng xe có xước” nhưng nhất định họ sẽ hoàn thành nhiệm
vụ, sẽ chiến thắng bởi vì phía trước họ là miến Nam thân yêu và vì họ sẵn có một nhiệt tình cách mạng, một
trái tim quả cảm - trái tim người lính Bác Hồ.
“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Bài thơ là bức tượng đài nghệ thuật về người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

của dân tộc ta.
Đề 5: Phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Kiều bị cấm cung ở lầu Ngưng Bích, nhưng thực chất là bị Tú Bà giam lỏng ở đấy, dùng “Mưu ma
chước quỷ” lừa gạt nàng, để buộc nàng phải ra tiếp khách ở lầu xanh. Sau lưng nàng là những tai biến, đau
đớn, nhục nhã, ê chề: gia đình bị mắc oan, phải trao duyên cho Thuý Vân, bị Mã Giám Sinh giả danh cưới về
làm lẽ và bị gã lừa gạt, làm nhục ngay ở dọc đường, bị Tú Bà xỉ nhục và dở trò đánh đạp để ra uy. Từ tâm
trạng của mình, nhìn cảnh vật bên ngoài, do đó, những ghi nhận về cảnh là những ghi nhận về tình. Vì mối
quan hệ tình cảnh đó, người đọc càng hiểu sâu sắc tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích này:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngon nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một mầu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”.
Mã Giám Sinh nói dối, mua Kiều về làm vợ lẽ. Kiều đã “thất thân” với Mã. Thật ra Mã mua Kiều về
cho mụ Tú Bà. Tú Bà khi biết hành vi của Mã đã nổi giận đùng đùng, đánh đập Kiều, bắt Kiều tiếp khách.
Phẫn uất khi bị lừa dối, bị hành hạ, Kiều quyết định tự vẫn. Lo ngại vì vốn liếng có thể “thất thoát” Tú Bà
dùng thủ đoạn khuyên nhủ, dỗ dành và hứa sẽ tìm một nơi xứng đáng cho nàng về sau, Tú Bà đưa Kiều về lầu
Ngưng Bích.
Sau những đau đớn ê chề, trong lẻ loi, Kiều ngóng đợi tin tức người tình “Tưởng người dưới nguyệt
chén đồng-tinh sương trông mai chờ”. Nàng nghĩ về cha mẹ tuổi già bóng xế “Xót thương quạt
nồng đó giờ?”
Chính trong tâm trạng ngổn ngang nhiều nỗi đó, Kiều nhìn ra cái mênh mông của biển cả. Từ trong
cảnh soi vào lòng mình hiện tại, Kiều gặp lại lòng mình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Giữa cái mênh mông của trời biển, trong màu xanh xam xám của ban chiều, có những cánh buồm lúc
ẩn lúc hiện: chiếc thuyền ra khơi, chiếc thuyền hướng về đất liền. Từ nội tâm đang đau khổ, Kiều như nhìn

Trang 8
nhận “từ trong ai đó”,”Trong những chiếc thuyền từ biển khơi”, trong tầm mắt xa khơi của cảnh và con
người. Đang trông vọng một nỗi hội tụ mà sao lại cách biệt, chia li làm vậy?
Lời thơ bình dị, những gì gợi lên trong âm hưởng của câu thơ - là nổi khắc khoải, xoáy sâu vào lòng
Kiều:
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Trông ngọn nước đang cuồn cuộn chảy, nhiều cánh hoa trôi dạt. Có thật là cánh hoa chăng? Không
phải vậy! Người đọc cảm nhận được trong dòng nước đang cuồn cuộn chảy kia “nhiều cánh hoa trôi dạt”.
Cũng có thể là cánh hoa, cũng có thể là dòng nước cuồn cuộn thiếu gì những bọt bèo trôi nổi. Trong cái mênh
mông vô định, cái cảnh “ nước chảy, hoa trôi lỡ làng” ấy gắn hợp với thân phận con người bị ném vào cảnh
sống đầy biến động, đầy bất công và bạc ác - thân phận Thuý Kiều, chúng ta mới hiểu được tâm trạng của
nàng Kiều trong lúc này.
Lời thơ rất giản dị và hình ảnh ẩn dụ sắc sảo về cuộc đời- cuộc đời người đàn bà (như người đời thường quan
niệm “đời hoa”)
Nhiều lần Kiều cũng tự ví mình “Hoa trôi, bèo dạt đã đành. Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi”
Buồn bã, Kiều lại nhìn vào đồng nội:
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
Màu mây, màu cỏ nhạt hoà vào với nhau thành một màu “xanh xanh” khó phân biệt. Mà làm sao phân biệt
được “màu trời, sắc mây” trong cảnh chiều tà, giữa cái mênh mông, bát ngát trong lúc tâm hồn còn nhiều
ngổn ngang như thế. Và cuối cùng:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Trong câu thơ, đọc lên, ta nghe có “tiếng gió” và “tiếng sóng biển” đang “ầm ầm” kêu quanh nàng
Kiều như đang ở trong tâm trạng lo lắng, hoảng sợ tưởng như không ngồi trên đất liền nữa mà như đang ngồi
giữa biển khơi, bốn phía “ầm ầm tiếng sóng”. Tiếng sóng ở đây, trong câu thơ không phải là âm thanh của
tiếng sóng bình thường: sóng vỗ, sóng xô, sóng dào dạt, mà “tiếng sóng kêu” ầm ầm tứ phía, ngầm dự báo
cơn sóng gió, bão táp của cuộc đời thật dữ dội sẽ ập đến với Thuý Kiều, với đoạn trường mười lăm năm lưu
lạc đang chờ đợi nàng.

Đoạn thơ này hay không những vì đã khái quát được tâm trạng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
mà còn mở ra những điều dự báo về sau của cuộc đời Kiều.
Những dự báo mơ hồ của tâm linh không lâu đã đến với Kiều. Tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích” càng khẳng định ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du trong bút pháp tả cảnh, tả nội tâm nhân vật tài
tình, gợi cảm, để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc xưa và nay, thấm đãm tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Đề 6: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất
hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm
Trang 9
trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc
quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của
Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống
nước nhớ nguồn”.
Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam . Thơ ông
không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. “Ánh trăng” là
một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặïc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa
và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảng tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ.
Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của thuổi thơ. Hai câu
thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con
người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng
nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấâu thơ mà khó có thể quên được. Cũng chính nới đó, ta bắt gặp
hình ảnh vầng trăng. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi thơ được đi
nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi
thơ như thế không phải ai cũng có được ! Khi lớn lên, vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc
tới’.Trăng luôn sát cách bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc

liệt của bom đạn kẻ thù. Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và
cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà.
Trăng đã thật sự trởø thành “tri kỉ” của người lính trong nhưng năm tháng máu lửa.
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên
nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền
mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy. Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đâm
lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của người lính trong nhữnh năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng mộc
mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông. của bể và của những người lính
hồn nhiên, chân chất ấy. Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phài làm quen với môt hoàn cảnh sống hoàn
toàn mới mẻ:
“Từ hồi về thành phá
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con
người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính
năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. VàØ rồi trong chính sự xa
hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được,
“người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng
trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con
người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn
thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật
Trang 10
chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người
đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ

về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó
chình là tình cảm con người. Nhưng rồi một tình huống bất ngờ xảy ra buộc ngươiø lính phải đối mặt:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về vật chất, người lính bỗng phải
đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình lình”, “đột ngột” ấy, người lính vôi bật tung cửa sổ và bất
ngờ nhận ra một cái gì đó. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây hay sao?
Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở
ngoài kia để chờ đợi anh ta. “Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay
trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón
nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình. Cuộc đời mỗi con người không
ai có thể đóan biết trước được. Không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử
thách. Cũng như một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những qunh co, uốn khúc . Và chính trong
những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn
bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đới. Dường như người lính trong bài thơ đã hiểu được
điều đó!
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đókhiến cho người lính áy náydù cho không bị quở trách một lời nào.
Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thô: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . Người lính cảm
thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước
lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem
một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước
phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không
chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm
hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ

những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó
luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở
chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng trong khổ thớ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh”
là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm.
Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủù khiến cho con
người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình
để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng
dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chởù cho con người.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên
đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết
coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.
Trang 11
Bi th khụng ch hay v mt ni dung m cún cú nhng nột t phỏ trong ngh thut. Th th nm ch c
vn dng sỏng to, cỏc ch u dũng th khụng vit hoa th hin nhng cm xỳc lin mch ca nh th. Nhp
th bin o rt nhanh, ging iu tõmtỡnh dó gy n tng mnh trong lũng ngi c/./
Kiến thức trọng tâm ôn thi TUYểN SINH lớp 10 (phần 1)
I. Các thì cơ bản trong tiếng Anh
1. Thì hiện tại đơn giản.
a. Động từ TOBE
* Có 3 dạng : am, is , are.
* Cách chia động từ :
Chủ ngữ là I động từ Tobe chia là am , viết là I am = Im.
He, She, It, Danh từ số ít Tobe chia là is .
You, We, They, danh từ số nhiều Tobe chia là are.

* Cấu trúc:
Thể khẳng định: S + am / is / are +
Thể phủ định : S + am not / isnt / arent +
Lu ý : I am not = I m not.
Thể nghi vấn : Are / Is + S + ?
Lu ý :
- Thể phủ định với động từ tobe ta dùng chính động từ tobe để phủ định
-Th nghi vn vi ng t tobe ta o tobe lờn trc ch ng
b. Động từ thờng.
Thể khẳng định : I, We, You, They, danh từ số nhiều + V(inf)
He, She, It, danh từ số ít + V-s / es .
Thể phủ định : I / We / You /They /danh từ số nhiều + dont + V(inf)
He / She / It / danh từ số ít + doesnt + V(inf)
Thể nghi vấn : Do + you / they / danh từ số nhiều + V(inf) ?
Yes, I/ we/ they do . ; No, I / we / they dont.
Does + he/ she / it / danh từ số ít + V(inf) ?
Yes, he / she / it + does . / No, he / she / it + doesnt.
Lu ý :
- Thể phủ định với động từ thờng ta dùng trợ động từ do và does để phủ định
-Th nghi vn vi ng t thng ta o do v does lờn tr c ch ng
Do dùng cho ( I, We, You, They, danh từ số nhiều)
Does dùng cho(He, She, It, danh từ số ít)
-Thể phủ định và nghi vấn ở thời hiện tại đơn động từ chia ở nguyên thể
Các dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn giản.
- In the morning/ afternoon/ evening
- Every day / morning/ afternoon / evening / week / month / year / Monday . summer
- Các trạng từ tần suất
+ Often, usually, frequently: thng.
+ always , constantly: luụn luụn
+ sometimes, occosionally : thnh thong

+ seldom, rarely : ớt khi, him khi
+never :Khụng bao gi
+Once/ twice(a week /day month/ year )
2. Thì hiện tại tiếp diễn.
Thể khẳng định: S + am / is / are + V- ing .
Lu ý: động từ Tobe đợc chia theo chủ ngữ
Thể phủ định: S + am not / isnt / arent + V-ing .
Thể nghi vấn: Is / Are + S + V-ing .
Yes, S + am / is / are. ; No, S + am not / isnt / arent.
*Các dấu hiệu nhận biết
+ now : bây giờ
+ at the moment : vào lúc này
+ at present : hiện bây giờ
+ at this time : vào thời điểm này
Trang 12
+ Look ! nhìn kìa
+ Listen ! : nghe này
+ hurry up: nhanh lên
+Becareful:hãy cẩn then
+Bequiet: hãy yên lặng
+Chỉ một hành động bất thờng
Where+ be+S ?
where is Ba?he is having a bath
3. Thì t ơng lai gần.
* Cấu trúc:
Thể khẳng định: S + am / is / are + going to + V(inf) .
Lu ý: động từ Tobe đợc chia theo chủ ngữ.
Thể phủ định: S + am not / isnt / arent + going to + V(inf) .
Thể nghi vấn: Are / Is + S + going to + V(inf) ?
Yes, S + am / is / are. ; No, S + amnot / isnt / arent.

* Cách dùng: Diễn đạt hành động, sự việc sẽ xảy ra trong tơng lai mà có kế hoạch từ trớc.
* Các dấu hiệu nhận biết thì tơng lai gần.
- Tomorrow , tomorrow morning / afternoon / evening.
- Next week / month / year.
- Next + thứ trong tuần: Monday, Tuesday
- Next + mùa : next summer ,
4. Thì t ơng lai đơn giản.
* Cấu trúc:
Thể khẳng định: S + will + V(inf) .
Thể phủ định: S + wont + V(inf) (wont = will not)
Thể nghi vấn: Will + S + V(inf) ?
Yes, S will. / No, S wont.
* Các dấu hiệu nhận biết thì tơng lai đơn giản.
- Tomorrow , tomorrow morning / afternoon / evening.
- Next week / month / year.
- Next + thứ trong tuần: Monday, Tuesday
- Next + mùa : next summer ,
-In + năm ở tơng lai in 2011.
5. Thì quá khứ đơn giản.
a. Động từ TOBE
* Nghĩa tiếng Việt: Thì, là, ở.
* Có 2 dạng : was / were
* Cách chia động từ :
Chủ ngữ là : I , He, She, It, Danh từ số ít Tobe chia là was .
You, We, They, danh từ số nhiều Tobe chia là were.
* Cấu trúc:
Thể khẳng định: S + was / were +
Thể phủ định : S + wasnt / werent +
Thể nghi vấn : Was / Were + S + ?
Lu ý :

- Thể phủ định với động từ tobe ta dùng chính động từ tobe để phủ định
-Th nghi vn vi ng t tobe ta o tobe lờn trc ch ng
b. Động từ thờng.
Lu ý: Các chủ ngữ đều chia nh nhau.
* Cấu trúc:
Thể khẳng định: S + V qk, (Ved / V (cột 2) trong bảng động từ bất quy tắc.
Thể phủ định: S + didnt + V(inf)
Thể nghi vấn: Did + S + V(inf) .?
Yes, S + did . / No, S + didnt.
* Các dấu hiệu nhận biế t thì quá khứ đơn giản.
- yesterday, yesterday morning / afternoon/ evening
- last night / week / month / year
- last + thứ trong tuần : Monday, Tuesday .
- last + mùa trong năm: summer .
- in + năm qúa khứ : 1978, 2008
- khoảng thời gian + ago ( a week ago, two days ago .)
Lu ý :- Thể phủ định với động từ thờng ở quá khứ ta dùng trợ động từ did để phủ định
Trang 13
-Th nghi vn vi ng t thng ở quá khứ ta o did lờn trc ch ng
-Thể phủ định và nghi vấn ở thời qúa khứ đơn động từ chia ở nguyên thể V(inf)
6. Thì hiện tại hoàn thành.
* Cấu trúc:
Thể khẳng định: I / You / We / They / danh từ số nhiều + have + VpII
He / She / It / danh từ số ít + has + VpII .
Lu ý: VpII là quá khứ phân từ. Có quy tắc thêm ed , bất quy tắc tra cột 3 bảng động từ bất quy tắc.
Thể phủ định: I / You / We / They / danh từ số nhiều + havent + VpII
He / She / It / danh từ số ít + hasnt + VpII .
Thể nghi vấn: Have + you / they / danh từ số nhiều + VpII . ?
Yes, I / we / they have. ; No, I / we / they + havent.
Has + he / she / it / danh từ số ít + VpII ?

Yes, he / she / it + has. ; No, he / she / it + hasnt.
Lu ý :
- Thể phủ định với hiện tại hoàn thành ta dùng trợ động từ have và has để phủ định
-Th nghi vn vi ng t thng ta o have v has lờn tr c ch ng
I / You / We / They / danh từ số nhiều + have
He / She / It / danh từ số ít + has
* Cách dùng:
a. Diễn tả hành động bắt đầu trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại thờng dùng với since, for.
VD: They have lived here for ten years.
Lan has learned English since she was six years old.
Lu ý : For + khoảng thời gian / Since + mốc thời gian. VD:
Since For
8 oclock Chrismas Two hours A week
Monday Lunchtime Ten minutes Five years
May 12
th
S + V (s.past) A long time Ages
Last year Yesterday Three days Six months
* Để đặt câu hỏi cho cụm từ since , for dùng từ để hỏi HOW LONG
How long + have / has + S + P.P ?
VD: How long have you lived here?
How long has your father worked in this factory?
b. Diễn tả hành động, sự việc xảy ra trong quá khứ không xác định đợc thời gian có thể dùng với already, just,
ever, yet.
Lu ý: Yet chỉ dùng ở thể phủ định và nghi vấn; never dùng trong thể khẳng định mang nghĩa phủ định.
* Các dấu hiệu nhận biế t hiện tại hoàn thành
* Diễn tả hành động vừa xảy ra : thờng đi kèm với already just , lately , recently
* H nh động lặp đi lặp lại hay thói quen : several times , four times , three times
* Din t mi liên hệ giữa quá kh vi hin ti :before , so far , up till now , up to the present , its
the first time , ever , yet , already ,

* Din t h nh ng xy ra trong quá kh vn còn tip tc n hin ti : since , for
Dấu hiệu :
Trang 14
Dấu hiệu nghĩa Dạng vị trí
since
Từ,từ khi KĐ,PĐ,NV Trớc mốc thời gian
For
đợc,khoảng KĐ,PĐ,NV Trớc khoảng thời gian
Already
Rồi,đã rồi Kđ Cuối câu hoặc trớc PII
yet
Cha,vẫn cha Pđ,nv Cuối câu
never
Cha từng,cha bao giờ Kđ,nv Trớc PII
ever
đã từng Kđ,nv Trớc PII
before
Trớc đây,trớc đó KĐ,PĐ,NV Cuôi câu
just
Vừa , vữa mới KĐ , NV Trớc PII
Recently
lately
Gần đây , mới đây Kđ,pđ,nv Cuối câu,sau chủ ngữ
Till now
Up to now
Up to the present
Till now
Cho đến bây giờ Kđ,pđ,nv Cuối câu
Several times
Vài lần rồi KĐ , NV Cuối câu

It is ( first,second )
times
Lần đầu tiên,lần thứ hai Kđ,nv đầu câu,cuối câu
7. Thì quá khứ tiếp diễn.
* Cấu trúc:
Thể khẳng định: I / He / She / It / danh từ số ít + was + V-ing .
You / We / They / danh từ số nhiều + were + V-ing .
Thể phủ định : I / He / She / It / danh từ số ít + wasnt + V-ing .
You / We / They / danh từ số nhiều + werent + V-ing .
Thể nghi vấn: Was + he / she / it / danh từ số it + V-ing .?
Yes, he / she / it + was.; No, he / she / it + wasnt.
Were + you / they / danh từ số nhiều + V-ing .?
Yes, I was.; Yes, we / they were.; / No, I wasnt. ; No, we / they were.
* Cách dùng:
a. Diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
VD: I was learning English at 8 oclock last night.
They were watching TV at 5 oclock yesterday afternoon.
b. Diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ thì có một hành động khác xen
vào.
When + S + V qk , S + was / were + V-ing .(khi when đng đầu câu)
S + was / were + V-ing +When + S + V qk , .(khi when đng giữa câu)
While + S + was / were + V-ing, S + V qk (khi while đng đầu câu)
S + V qk +While + S + was / were + V-ing. (khi while đng giữa câu)
VD: When Tom arived, we were having dinner.
While I was having a shower, the phone rang.
c. Diễn tả 2 hành động cùng song song xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
While+ S + was / were + V-ing , S + was / were + V-ing (khi while đng đầu câu)
S + was / were + V-ing while +S + was / were + V-ing (khi while đng giữa câu)
VD: While I was reading a newspapaer, Lan was doing her homework.
They were playing soccer while we were playing table tennis.

* Các dấu hiệu nhận biế t
+ At + giờ cụ thể trong quá khứ ( at 10 oclock last night )
+ At this time + dấu hiệu trong quá khứ ( at this time yesterday )
+ While ( trong khi ): While + S1 + was / were + V(ing) , S2 + was/were + V(ing)
+ When (khi , thì ) When + S1 + V(past) , S2 + was/were + V(ing)
hoặc S1+ was/were + V(ing) when S2 + V(past)
II/Các quy tắc :
2.1 . Quy tắc thêm s,es
+ Nếu S là ngôi thứ 3 số ít thì động từ đợc chia bằng cách thêm s , es
+ Những động từ có chữ cái cuối cùng là : __sh , __ch , __o , __ss ,_ x thì thêm es
+ have chuyển thành has
+ Động từ có chữ cái cuối cùng là y,trớc y là một phụ âm thì chuyển y thành i và thêm es
Vd : study > studies
2.2. Quy tắc thêm ing :
+ Thông thờng ta chỉ việc thêm đuôi ing sau động từ
+ Nếu động từ có chữ cái cuối cùng là e , ta bỏ e rồi thêm ing
live - living
+ Nếu động từ có chữ cái cuối cùng là 1 phụ âm , trớc phụ âm đó là 1 nguyên âm thì ta gấp đôi phụ
âm đó nên rồi thêm ing (trừ phụ âm Y)
VD: swim swimming , run - running
Ta có 5 nguyên âm:u,e,o,a,i
2.3 Quy tắc thêm ed :
+ thông thờng ta chỉ việc thêm ed vào sau động từ
+ Nếu động từ có chữ cái cuối cùng là e
+ Nếu động từ có chữ cái cuối cùng là 1 phụ âm , trớc phụ âm là 1 nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm đó
lên rồi thêm ed
Vd : stop -stopped
+ Nếu động từ có chữ cái cuối cùng là y , trớc nó là 1 phụ âm thì ta chuyển y thành i rồi thêm ed
study > studied
II. Động từ TOBE :

- Động từ TOBE đợc chia ở dạng nguyên thể là be
- Tùy theo từng thì và chủ ngữ mà nó đợc chia nh sau :
+ Thì HTT và HTTD : am , is , are
+ Thì Tơng lai : will be , shall be
Trang 15
+ Thì Quá Khứ : was , were
+ Thì HTHT : have/has been
+ Trong cấu trúc với WISH , động từ tobe đợc dùng là WERE
- Từ loại đi kèm với động từ tobe là ADJ hoặc N hay ADV
Đôi khi cũng có thể là V(3/ed) với dạng câu bị động
III. Động từ thờng :
-Tùy theo thì và chủ ngữ và cấu trúc câu, động từ đợc chia ở các dạng sau
+ HT : Ngôi Thứ 3 số ít : V(s,es) Trợ ĐT : does
Các ngôi khác : V(inf) Trợ ĐT : do
+ HTTD : am , is , are + V(ing)
+ QK : V(ed) , V(bqt) Trợ ĐT : did
+ QKTD : was , were + V(ing)
+ Tơng lai : will , shall + V(inf)
+ HTHT : have , has + V(3/ed) , V(bqt)
IV. Động từ khuyết thiếu (ĐTKT) :
- Can ; Could : có thể
- May ; Might : có thể , có lẽ
- Have to ; has to ; had to: phải (làm gì đó do yều cầu khách quan)
- Must : phải ( bản thân phải làm điều đó )
- Should ; had better ; ought to : nên
- Will ; shall ; would : sẽ
Sau ĐTKT là động từ ở dạng nguyên thể ( be ; V(inf) )
Kiến thức trọng tâm ôn thi TUYểN SINH lớp 10 (phần 2)
II. Các cấu trúc khác trong chơng trình tiếng Anh lớp 9.
1. Câu mong ớc: * Mong ớc ở hiện tại:

S (1) + wish / wishes + S (2) + V(qk)
* Mong ớc trong tơng lai:
S(1) + wish / wishes + S (2) + would / could + V(inf)
* Mong ớc trong quá khứ:
S (1) + wish / wishes + S (2) + had+ V (pII) .
+ Chú ý : Động từ tobe were đợc dùng với tất cả các ngôi (I ,you ,we ,they, he ,she ,it)
II. Một số tr ờng hợp khác (Th ờng đ ợc sử dụng trong dạng viết lại câu ):
Dạng Câu cho sẵn có dạng :
Câu viết lại với wish
1 S + am / is / are + .
S + wish(es) + S + were not +
2 S + am / is / are + not
S + wish(es) + S + were + .
3 S + V(s/es)
S + wish(es) + S + didnt + V(inf) .
4 S + dont / doesnt + V(inf)
S + wish(es) + S + V(past) .
5 S + can + V(inf)
S + wish(es) + S + couldnt + V(inf)
6 S + cant + V(inf)
S + wish(es) + S + could + V(inf)
7 S + have to / has to / must + V(inf)
S + wish(es) + S + didnt have to + V(inf)
8 S + dont have to / mustnt + V(inf)
doesnt
S + wish(es) + S + had to + V(inf)
9 S + will + V(inf)
S + wish(es) + S + wouldnt + V(inf)
10 S + will not + V(inf)
S + wish(es) + S + would + V(inf)

* Chú ý :
Thờng câu cho sẵn ở dạng khẳng định thì câu viết lại ở dạng phủ định và ngợc lại
Dạng bị động
I. Khái niệm :
ĐTNX (chủ ngữ) TÂN NGữ
I me
We us
You you
They them
He him
Trang 16
She her
it it
* Các trờng hợp khác S và O đợc giữ nguyên
- Động từ tobe của các thì :
Thì tobe
Hiện tại thờng+ Hiện tại tiếp diễn Am , is , are
Tơng lai thờng Will be
Quá khứ thờng + Quá khứ tiếp diễn Was , were
Hiện tại hoàn thành Have been , has been
Quá khứ hoàn thành Had been
. Cấu trúc cụ thể của câu bị động ở các thì của động từ.
* Thì hiện tại đơn giản: S + is / are / am + VpII
* Thì qúa khứ đơn giản: S + was / were + VpII
* Thì hiện tại tiếp diễn: S + am / is / are + being + VpII
* Thì quá khứ tiếp diễn: S + was / were + being + VpII
* Thì tơng lai gần : S + am / is / are + going to be + VpII .
* Thì tơng lai đơn giản: S + will + be + VpII .
* Thì hiện tạihoàn thành: S + have / has + been + VpII .
* Các động từ khuyết thiếu:

- S + should / may / might / can / could / must / ought to / would + be + VpII
- S + have to / has to + be + be + VpII
M u bi ng c bi t: Thờ nh bao
Cõu ch ng
S
have
get
O
(person)
V (bare)
Toinf
O
(thing)

Cõu b ng
S
have
get
O
(thing)
VpII by + O
(person)
Ex: I had him repair my bicyle yesterday.
=> I had my bicyle repaired yesterday
Câu gián tiếp:
. Cỏc thay i trng t khụng gian v th i gian:
Trc tip Giỏn tip
This
That
These

Here
Now
Today
Ago
Tomorrow
The day after tomorrow
Yesterday
The day before yesterday
Next week
Last week
Last year
That
That
Those
There
Then
That day
Before
The next day / the following day
In two days time / two days after
The day before / the previous day
Two day before
The following week
The previous week / the week before
The previous year / the year before
1. Nếu câu trực tiếp là câu trần thuật , câu kể bình thờng :
S1 + said +(That) + S2 + V(qk)
S1 + said to +O +(That) + S2 + V(qk)
S1 + told + O + +(That )+ S2 + V(qk)
2. Nếu câu trực tiếp là dạng câu hỏi Yes / No ( dạng đảo ) :

S + asked / wanted to know / wondered + (O) + if / whether + S + V(qk) .
3. Nếu câu trực tiếp là câu hỏi có từ để hỏi :
S + asked + O + Từ hỏi + S2 + V(qk)
4. Câu tờng thuật loại mệnh lệnh khẳng định:
S + told/asked + O + to Vinfinitive .
* Dạng câu mệnh lệnh phủ định:
S + told/asked + O + not to Vinfinitive .
5. Nếu câu trực tiếp là lời khuyên :
- Câu trực tiếp là lời khuyên thờng có các từ sau : should / had better / ought to
Trang 17
C©u gi¸n tiÕp : S + advised + O + (not) to + V(inf)
S + said (that) + S should / had better / ought to + V(inf)
should / had better / ought to + not
Mệnh đề quan hệ ( Relative clauses )
Mệnh đề quan hệ
I Defining Relative Clauses(Mệnh đề quan hệ xác định)
Definition (Định nghĩa)
-Được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đi trước nó, tức là làm chức năng định ngữ.
Notes:
1. Đại từ quan hệ thay thế cho danh từ
e.g: + The students work very hard. They come from japan
> The students who/ that comes from Japan work very hard.
+ The shop is closed today. It sells that kind of bread.
> The shop which/ that sells that kinds of bread is closed today
2. Mệnh đề quan hệ xác định thường đứng sau the + noun. Ngòai ra chúng có thể được dùng sau mạo từ a, an
+ danh từ hoặc danh từ số nhiều không có the, và những đại từ như all, none, anybody, somebody,
e.g: + I like the ruler which my friend bought from Laos very much
+ Somebody who must be a naughty boy made my window broken when i was not at home.
3.Mệnh đề quan hệ xác định thường được đặt ngay sau the+ danh từ hoặc đại từ, nhưng đôi khi chúng bị
tách ra bởi một từ hoặc 1 cụm từ ( thường là trạng ngữ).

e.g: I saw something in the newspaper which would interest you.
4. Dấu phẩy không được dùng trong mệnh đề quan hệ xác định
5. Chúng ta không thể bỏ được mệnh đề quan hệ trong câu vì như thế làm nghĩa của câu không rõ ràng.
6. Whom là 1 từ rất trang trọng và chỉ được sử dụng trong văn viết. CHúng ta có thể sử dụng who/ that hoặc
bỏ đi cũng được!
e.g: -The man whom we are talking about is a successfull businessman.
-The man (who/ that) we are talking about is a successfull businessman.
7. THat thường theo sau các từ như something, anything, everything, nothing, all và trong so sánh bậc nhất
e.g: + Is there anything that we must pay attention to?
+ It is the most delicious that i've ever tasted
8. Gíơi từ trong mệnh đề quan hệ
a. Giới từ thường được đặt ở cuối mệnh đề quan hệ.
e.g: + The beautiful girl smiled. I was looking at her
> The beautiful girl that/ who i was looking at smiled.
+ The room was untidy. The young boy lived in it.
> The room which the young boy lived in was untidy
b. Trong văn viết hoặc để diễn đạt ý một cách trang trọng, giới từ thường đặt trước đại từ quan hệ.
e.g: +The girl at whom i was looking smiled
+ The room in which the young boy lived was untidy.
II. Non-defining Relative Clauses ( Mệnh đề quan hệ không xác định)
Definition (định nghĩa):
Mệnh đề quan hệ không xác định được dùng để bổ nghĩa cho 1 danh từ được đề cập đến trong câu. Nó cho
ta biết thông tin thêm về người, về sự vật, một hiện tượng nào đó được biểu hiện ở danh từ mà nó bổ nghĩa.
e.g: + William Shakespeare, who was in Stratford-on-Avon, wrote the play "Romeo and Juliet"
Notes:
Trang 18
1. Mệnh đề quan hệ không xác định luôn được tách ra khỏi phần còn lại của câu = dấu phẩy.
e.g: + Mr John, who is the vice-president of our University, is going to LonDon next week.
+ This church, which is very quiet, is famous for its peaceful atmosphere.
2. Trong mệnh đề quan hệ không xác định, ta không dùng that thay thế cho who, whom, hoặc which

3. Chúng ta không được phép bỏ đại từ quan hệ, ngay cả khi nó là tân ngữ của động từ trong mệnh đề quan hệ
không xác định.
e.g: + He told me about Susan, who he just met at a party
He told me about Susan, he just met at a party
4. Mệnh đề quan hệ không xác định có thể được mở đầu bằng các cụm từ như all of, many of + Đại từ quan
hệ
Vài cụm từ có thể sử dụng
All of Some of Many of A few of
Each of Neither of Either of None of
Many of Much of One,two, of Most of

E.g: There were a lot of students gathering at the hall, all of whom looked excited.
+ He was studying all the cameras in the shop, some of which attracted him
5. Đại từ quan hệ which đứng ở đầu mệnh đề quan hệ không xác định có thể được dùng để chỉ tòan bộ thông
tin trong phần trước của câu.
e.g: +He keeps asking a lot of questions, which annoys me.
+ She passed the exam without any difficulty, which surprised everyone.
Trang 19

×