Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chloramin B có gây ung thư? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.8 KB, 5 trang )

Chloramin B có gây ung thư?


Rải Chloramin B phòng dịch tiêu chảy cấp - Ảnh: L.C

Choloramin B là chất được sử dụng rộng rãi trong
khử khuẩn nước sinh hoạt, phòng dịch bệnh. Tuy
nhiên, thông tin chất này có thể gây ung thư gần đây
khiến nhiều người lo ngại.

Sử dụng rộng rãi

Theo ông Vũ Sinh Nam, Phó cục trưởng Cục Y tế dự
phòng (Bộ Y tế), trong quá trình xử lý nước sinh hoạt,
sau khi lắng lọc, làm trong, khử sắt, làm giảm độ
cứng, trước khi đưa nước vào sử dụng, người ta phải
khử trùng, diệt các vi khuẩn, nấm còn tồn lưu trong
nước. Hóa chất đang được sử dụng rộng rãi ở Việt
Nam là Chloramin B. Đây là hóa chất mà Bộ Y tế
khuyến cáo sử dụng trong xử lý nước cho người dân.
Đặc biệt, tại vùng có lũ lụt, hay trong phòng, chống
dịch tiêu chảy cấp (tả, thương hàn ), việc khử trùng
nước càng cần thiết và phải làm triệt để.

Chloramin B được sử dụng trong phòng, chống dịch
như cúm A (H1N1) và (H5N1), SARS Có thể phòng
lây truyền qua dùng nước Cloramin B 5% để rửa tay;
đặt tấm vải tẩm Cloramin B ở nền nhà trước cửa ra
vào buồng bệnh để mọi người phải đi qua tấm vải
tẩm loại hóa chất này giúp diệt mầm bệnh. Vi-rút gây
bệnh cũng có thể lây lan qua các hạt rất nhỏ (<5


micrometres) gọi là khí dung. Đường lây chủ yếu
trong môi trường bệnh viện khi có nhiều người bệnh
thực hiện các thủ thuật tạo khí dung như hút đàm, thở
máy. Vì vậy, các thuốc sát khuẩn có chứa clo như
Chloramin B 5% thường được sử dụng trong việc
phun khử khuẩn trong các cơ sở điều trị. “Chloramin
B kết hợp với nước sẽ sinh ra clo có khả năng triệt
khuẩn cao. Loại hóa chất này thường được thả xuống
đầu nguồn nước trước khi nước được mang vào xử
lý tại các công ty cấp nước”, ông Nam cho biết.

Không dùng quá liều!
“Riêng ở Việt Nam hầu như chưa có các đánh giá về
ảnh hưởng của Chloramin B, trong đó có hay không
nguy cơ gây ung thư ở người nếu quá trình sử dụng
lâu dài. Bởi vậy, việc tuân thủ các khuyến cáo với liều
dùng phù hợp cần được chú trọng”, các chuyên gia
khuyến cáo.

Tại hội thảo về sử dụng Chloramin B do Bộ Y tế tổ
chức hôm 10.12, ông Jan Mikolas (Viện Y tế, Cộng
hòa Czech) cho biết, các thử nghiệm trên chuột bằng
Chloramin B có liều cao gấp 100 lần bình thường,
trong vòng 90 ngày liên tục không thấy xuất hiện tiền
khối u, không gây biến dị. Chlorin (trong Chloramin B)
rất khó có khả năng gây ung thư, với tỷ lệ ít hơn 2
người/10 triệu người/năm (số dân tiếp xúc với hóa
chất này qua nguồn nước sử dụng). Tuy nhiên, các
chuyên gia cũng khuyến cáo, việc sử dụng
Choloramin B khử khuẩn chỉ dừng ở liều được

khuyến cáo để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, không nên
để sản phẩm tác dụng với a-xít, có thể hình thành
chất gây độc. Ngoài ra, vì sản phẩm có mùi khó chịu,
có thể gây phản ứng cho người khi sử dụng triệt
khuẩn trong nhà (lau chùi sàn, đồ vật) vì vậy, có thể
sử dụng bằng sản phẩm khác thay thế.

Ông Vũ Sinh Nam lưu ý thêm, cần đảm bảo lượng
hóa chất cần thiết để khử khuẩn dựa trên cơ sở nồng
độ yêu cầu là: 10 mg/lít, đảm bảo nồng độ clo dư
trong nước máy đúng tiêu chuẩn quy định (0,3 mg -
0,5 mg/l). Ví dụ: một thùng nước 30 lít cần 0,3g bột
Chloramin B loại 25-27% clo hoạt tính. Như vậy để
khử khuẩn 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa bột
Chloramin B thông thường 25%.
Liên Châu - TNO

×