Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC CHO HỌC SINH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.67 KB, 19 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC CHO HỌC SINH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế kỷ XXI là thế kỷ của “ tri thức”, thế kỷ của “ văn minh
trí tuệ”. Tuy nhiên, để xóa dần khoảng cách về tri thức giữa
các vùng miền thì các em học sinh ở miền núi, vùng sâu
vùng xa những vùng đặc biệt khó khăn cần phải nỗ lực hơn
rất nhiều. Và tất nhiên một điều không thể thiếu đó là yếu
tố người thầy và cơ sở vật chất . Trong những năm gần đây
quán triệt quan điểm của Đảng “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu” toàn ngành giáo dục đã có sự đổi mới toàn diện
về phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình sách giáo
khoa theo chuyên ban mới ở hai khối 10,11. Đổi mới
phương thức kiểm tra đánh giá theo hình thức kiểm tra trắc
nghiệm ở hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học. Như vậy thách
thức đặt ra với thầy và trò trường các trường trung học phổ
thông (THPT) trên toàn quốc nói chung là làm thế nào để
nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh. Làm thế
nào để các em học sinh đân tộc thiểu số tự tin vượt qua hai
kỳ thi tốt nghiệp và đại học để bước vào cổng các trường
đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, mai ngày trở
về xây dựng làng bản quê hương.

II. THỰC TRẠNG

Môn sinh học cũng như các môn khoa học khác ở trường
phổ thông giúp các em có những kiến thức nền tảng nhất về
khoa học tự nhiên. Bộ môn này nằm trong hệ thống ba bộ
môn thì đại học khối B toán - hóa - sinh, đây là tiền đề cho


học sinh thi vào các trường đại học y khoa, đại học nông
lâm ( Chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thú y…), thủy sản,
các ngành công nghệ sinh học, môi trường…. mà 80% dân
số Việt Nam đang sống bằng nông nghiệp. Đây là môn
khoa học thực nghiệm, nhiều kiến thức trừu tượng, nhiều
hiện tượng thực tế trong tự nhiên cần được nghiên cứu,
khám phá nhằm xóa đi quan điểm duy tâm “Chúa trời sinh
ra muôn loài”. Để giúp các em học sinh có được một tư duy
lôgic về sự đa dạng phong phú của sinh giới, sự thích nghi
một cách hợp lý của giới tự nhiên thì các nhà khoa học đã
nghiên cứu sinh học trên cơ sở của các bộ môn khoa học cơ
bản: Toán học, vật lý học, hóa học, tự nhiên học, thổ
nhưỡng học…Vì vậy trong sinh học có toán, có lý, có
hóa…Một nhà khoa học đã nói “ Nếu đi sâu vào sự sống
bạn sẽ gặp nhà hóa học ở ngưỡng cửa” Chính điều này đã
tạo ra tính đặc thù cho bộ môn sinh học.

Nhiều học sinh đã cảm thấy khó khăn khi học, tìm hiểu và
ôn tập bộ môn. Đa phần các em học sinh cho rằng học sinh
học rất trừu tượng, nhiều kiến thức lý thuyết, nhiều bài tập
khó, kiến thức nhiều mảng đan xen với các bộ môn khác dễ
nhầm lẫn.

Số tiết học chính khoá không nhiều từ 1-2 tiết /tuần, bài
học thường dài, vì vậy nhiều em học sinh có tâm lý coi đây
là môn học phụ thiếu quan tâm học tập. Học sinh miền núi
do cơ sở vật chất thiếu thốn nên ở bậc học THCS nhiều em
rỗng kiến thức, khó có điều kiện tiếp cận với các bài thực
hành…. Vì vậy hứng thú với bộ môn thường không cao.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn trong ôn

thi đại học?

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

1. Tạo hứng thú với bộ môn chuẩn bị lực lượng học sinh
tự nguyện tham gia ôn thi đại học

Có lẽ mục tiêu đầu tiên tổ bộ môn chúng tôi đặt ra: Làm thế
nào để tạo hứng thú cho học sinh với bộ môn sinh học của
mình ngay từ khi các em vào lớp 10. Về yếu tố chủ quan
chúng tôi có một đội ngũ thầy cô giáo vững vàng về kiến
thức chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, tận tâm với
các em học sinh. Bộ môn chúng tôi luôn được Đảng ủy Ban
giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về bồi dưỡng
đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên sâu, tạo điều kiện về cơ
sở vật chất và tinh thần. Đây chính là tiền đề giúp chúng tôi
thực hiện được mục đích: Xóa đi tâm lý học sinh: môn sinh
là môn phụ.

Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi thầy cô giáo luôn chuẩn
bị kỹ lưỡng bài giảng trước khi lên lớp. Luôn gắn kiến thức
khoa học với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn các địa
phương. Bài giảng luôn kích thích tư duy sáng tạo của các
em.

ví dụ

khi giảng bài “ Vận chuyển các chất qua màng tế bào” Một
kiến thức khó, trừu tượng vì các em không thể quan sát
thấy hiện tượng bằng mắt thường: Người giáo viên có thể

sử dụng phương tiện hiện đại như chuẩn bị mô hình động
để học sinh có thể quan sát các cơ chế vận chuyển thụ động
nhờ khuếch tán. Nhưng trong bài giảng chỉ cần giáo viên
minh họa thêm bằng một vài hiện tượng :

+ Vì sao các ông chồng người dân tộc Mông khi xuống chợ
phiên uống rượu nhiều về thường say? Vậy Rượu đã ngấm
qua thành ruột theo cơ chế nào? Vì sao họ lại say rượu?

+ Khi ngâm rau sống có nên ngâm nước muối quá đặc hay
không? Vì sao?

+ Vận dụng việc xào thịt nên xào như thế nào cho thịt
mềm, ngấm mắm muối mà vẫn giữ được độ ngọt của
thịt…?
Hay học về cơ chế hoạt tải vận chuyển chủ động nhờ năng
lượng ATP và chất mang là Protein. Giáo viên chỉ cần liên
hệ: Muốn chuyển một gùi hàng từ dưới chân dốc lên đỉnh
dốc ta phải làm như thế nào? Cho biết yếu tố nào là ATP,
đâu là chất mang?…

Như vậy người giáo viên luôn tạo cho các em câu hỏi mở,
gần gũi với cuộc sống. Giáo dục các em tình yêu thiên
nhiên, bảo vệ môi trường sống và ham mê khám phá tự
nhiên. Luôn động viên các em khi các em tiếp thu được
một kiến thức mới. Mỗi bài học sinh học không phải là một
thách đố với các em về kiến thức mà là một câu chuyện đầy
thú vị về thiên nhiên, cuộc sống, là sự giải đáp những gì mà
các em vẫn thắc mắc hàng ngày. Từ việc tạo cho các em
tình yêu đối với bộ môn người giáo viên mới có thể vận

động được các em học sinh yêu thích bộ môn sinh tự
nguyện ôn thi đại học khối B.

2. Ôn tập kiến thức cho học sinh khi ôn thi đại học

Ôn thi đại học là kiến thức tổng hợp từ các kiến thức đã
được thầy cô trang bị trong sách giáo khoa, trên giờ học
chính khóa theo từng chương, từng bài. Kiến thức không
chỉ nằm trong chương trình 12 mà dàn trải cả ba năm
10,11,12 mang tính chất tổng hợp và khái quát hóa. Tuy
nhiên, đòi hỏi của đề thi đại học không chỉ đơn giản là trình
bày kiến thức theo kiểu học thuộc bài giảng của thầy cô mà
cần hiểu kiến thức sách giáo khoa đúng, phân tích được
kiến thức một cách thấu đáo, logic và có sự so sánh giữa
các phần kiến thức theo cấp độ tăng dần từ dễ => trung
bình => khó. Tuy nhiên, đòi hỏi đảm bảo đúng yêu cầu
bám sát sách giáo khoa, giảm tải kiến thức đối với học sinh,
không đánh đố học sinh, mà vẫn kiểm tra phân luồng được
học sinh dựa trên vốn hiểu biết của các em. Để giúp học
sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các đề thi đại học
chúng tôi đã cụ thể hóa các phương pháp như sau:

2.1 Tổng hợp hóa kiến thức cho học sinh

Để có thể tổng hợp được kiến thức cho học sinh thứ nhất
đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm bắt được chương trình cấp
hai các em đã học những kiến thức gì? Cách tiếp cận với
vốn kiến thức đó ra sao có như vậy thì mới biết cách khai
thác vốn kiến thức cũ các em đã tích lũy được làm nền tảng
tổng hợp các kiến thức mới. Thứ hai cần có cách khái quát

hóa kiến thức trong chương trình THPT, tìm mối liên hệ
giữa các cấp độ của sự sống được sách giáo khoa trình bày
theo từng bài, từng chương, từng phần. từ đó nâng dần cấp
độ lên mức so sánh, phân tích để phân biệt được các kiến
thức trong câu trả lời trắc nghiệm.

Sinh học ở cấp trung học cơ sở được trang bị một cách hệ
thống với các nhóm sinh vật theo lối bổ dọc. Ở cấp THPT
kiến thức được hệ thống dưới dạng khái quát hóa và hiện
đại hóa theo lối đồng tâm mở rộng với từng cấp độ: Phân tử
=> Tế bào => quần thể => Quần xã => hệ sinh thái. Mỗi
cấp độ được xây dựng theo nguyên tắc: cấu trúc phù hợp
với chức năng, lý luận kết hợp với thực tiễn, và hướng vận
dụng quy luật vào thực tiễn sản xuất và đời sống .Ở mỗi
chủ đề kiến thức giáo viên lại phải đảm bảo quan điểm tích
hợp về nội dung các kiến thức sinh thái và quan điểm tiến
hóa, … theo cấu trúc hệ thống của sinh giới. Chính vì vậy
mà việc hệ thống hóa kiến thức là việc làm rất quan trọng
khi giáo viên ôn thi đại học. Có nhiều cách hệ thống hóa
kiến thức, điều này phụ thuộc vào nội dung của chương
trình:

• Hệ thống kiến thức bằng phương pháp Grap hóa

Kiến thức các em đã được học ở bài giảng trên lớp vì thế
không nên dạy lại theo bài mà cần có cách sơ đồ hóa kiến
thức để học sinh có cái nhìn toàn diện.

Ví dụ khi dạy ôn tập phần biến dị. Theo phân phối chương
trình thì có cả ở chương II ( Tính quy luật của hiện tượng di

truyền) - lớp 11- phần biến dị tổ hợp ( Phân ly độc lập của
Men Đen, hoán vị gen và tương tác gen) và lớp 12 chương
III- biến dị gồm biến dị di truyền được (đột biến gen và đột
biến NST) và biến dị không di truyền ( thường biến và mức
phản ứng). Như vậy nếu dùng một sơ đồ giáo viên sẽ vừa
tổng hợp được các loại biến dị theo quan điểm của di
truyền học hiện đại, vừa phân biệt được từng loại biến dị,
học sinh sẽ có cách nhìn tổng thể về biến dị.



Mỗi tiểu mục nhỏ giáo viên tiếp tục gráp hóa, như vậy sẽ
cụ thể được kiến thức của tiểu mục đó: Ví dụ: ôn về đột
biến dị bội thể trong đó có khái niệm, cơ chế hình thành thể
dị bội trên NST thường và trên NST giới tính, cơ chế biểu
hiện, hậu quả… GV lại lập một sơ đồ: từ sơ đồ khai thác
kiến thức theo kiểu câu hỏi nhỏ
( Bảng 2 – Sơ đồ hóa phần đột biến dị bội thể )

Như vậy với hệ thống câu hỏi nhỏ khai thác từng góc cạnh
của từng kiến thức đã học sẽ cho học sinh một cái nhìn vừa
toàn diện vừa cụ thể mà có thể phân biệt được đâu là kiến
thức trọng tâm. Sau mỗi phần khai thác sơ đồ hóa chúng tôi
sẽ kiểm tra lại học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ ở tiểu mục đột biến dị bội thể sau khi học xong phần
khai thác kiến thức giáo viên cho các em làm bài trắc
nghiệm khoảng 10-15 câu hỏi, làm trong khoẳng 10 phút và
chữa ngay đáp án nhằm sửa chữa những sai sót khi các em
tiếp nhận kiến thức, hoặc có sự nhầm lẫn nào đó và đó cũng
là biện pháp để củng cố các kiến thức cho các em một cách

chắc chắn nhất.

Tuy nhiên đó là sự khai thác kiến thức theo từng phần. Sau
khi học xong các tiểu phần, có một sơ đồ chung và các sơ
đồ nhỏ giáo viên cần có hệ thống câu hỏi so sánh mang tính
chất tổng quát. Từ đó tiếp tục có hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm toàn phần khoảng 40- 50 câu, làm bài trong 45 phút
để giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu toàn bộ
chương của các em.

• Hệ thống kiến thức theo chủ đề

Không phải phần kiến thức nào cũng có thể ôn tập bằng
grap hóa mà có phần lại cần hệ thống theo chủ đề.
Ví dụ: Khi dạy ôn tập các quy luật di truyền thì giáo viên
lại cần phân biệt rõ cho học sinh theo từng chủ đề nhỏ:

*Chủ đề 1: Gen trong nhân - một gen quy định một tính
trạng

+ Một gen trên một NST thường quy định một tính
trạng thì có những quy luật nào chi phối:

- Tương tác gen alen trội lặn hoàn toàn: Định luật 1,2 của
Men đen.

- Tương tác gen alen trội lặn không hoàn toàn: Hiện tượng
trội không hoàn toàn, hiện tương gen gây chết, hiện tượng
đồng trội


- Tương tác gen không alen : Đình luật phân ly độc lập của
Men đen.

+ Một gen trên một NST giới tính quy định một tính
trạng thì có những quy luật nào chi phối

:- Quy luật di truyền chéo ( gen trên X)

- Quy luật di truyền thẳng ( Gen trên Y)

+ Hai hay nhiều gen cùng nằm trên một NST thì chịu sự
chi phối của quy luật di truyền nào?

- Quy luật liên kết gen hoàn toàn.

- Quy luật hoán vị gen.

*Chủ đề 2: Gen trong nhân – hai hay nhiều gen cùng
quy đinh một tính trạng

- Tương tác gen theo kiểu bổ trợ.

- Tương tác gen theo kiểu át chế.

- Tương tác gen theo kiểu cộng gộp

*Chủ đề 3: Gen trong nhân - một gen quy đinh nhiều
tính trạng – tương tác gen đa hiệu.



*Chủ đề 4: Gen ngoài tế bào chất .

Từ đây giáo viên giúp học sinh khai thác lại sự khác nhau
về cách viết kiểu gen, tỷ lệ phân ly kiểu gen, kiểu hình, cơ
sở tế bào học của các quy luật. Trên cơ sở nắm bắt và phân
biệt rõ các quy luật lý thuyết, giáo viên sẽ giúp học sinh
nhận dạng các loại bài tập thuộc các quy luật di truyền.

• Hệ thống kiến thức bằng bài tập nhận thức
Ngoài kiến thức lý thuyết trong sinh học THPT còn có các
dạng bài tập, không chỉ đơn thuần là tính toán và công thức
mà đó là kết quả của sự phân tích và tổng hợp lý thuyết. Ví
dụ: Khi ôn tập phần di truyền học quần thể . Giáo viên có
thể đặt ra một bài toán nhận thức: Một quần thể ban đầu có
tần số alen ở phần đực là f(A) = 0,6 ; f(a) = 0,4; phần cái
của quần thể đó có tần số alen f(A) = 0,6 ; f(a) = 0,4.

+ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu?

+ Nếu quần thể ban đầu thực hiện tự phối bắt buộc qua 3
thế hệ thì tần số alen trong trong quần thể có thay đổi
không? Cấu trúc của quần thể thay đổi như thế nào?

+ Nếu quần thể ban đầu thực hiện giao phối tự do ngẫu
nhiên qua 3 thế hệ thì tần số alen trong quần thể có thay đổi
không? Nhận xét gì về cấu trúc quần thể ở thế hệ xuất phát?
Điều kiện để quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng?

+ Nếu 2 alen A, a nằm trên NST giới tính thì bài tập trên
được giải thích như thế nào?


+ Nếu một quần thể đạt trạng thái cân bằng mà biết tỷ lệ
kiểu hình trội hoặc lăn có xác định được tần số alen và cấu
trúc di truyền của quần thể không?

+ Nếu quần thể có 3 alen A, a1, a thì cấu trúc quần thể
được xác định theo công thức nào? Giả sử biết tỷ lệ kiểu
hình của quần thể đó, hãy cho biết các tính tần số tương đối
của các alen.
Giải quyết được bài toán trên tức là đã hệ thống được toàn
bộ kiến thức chương di truyền quần thể ( Minh họa bằng
bài giảng thực nghiệm)

2.2. Kiểm tra đánh giá

Sau khi người giáo viên đã giúp học sinh hệ thống tổng
quát toàn bộ các kiến thức đã học thì bước thứ hai có thể
coi là tương đối quan trọng: Kiểm tra đánh giá khả năng
nhận thức của học sinh. Tất nhiên với phương châm đổi
mới kiểm tra đánh giá của ngành giáo dục thì giáo viên cần
phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Tiếp cận
với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm từ dễ đến khó . Ở
trên đã đề cập tới việc kiểm tra từng phần để củng cố kiến
thức, xong để các em làm được đề thi đại học thì cần xây
dựng đề tổng quát 40 câu với thời gian 60 phút thi tốt
nghiệp và 50 câu với thời gian 90 phút thi đại học. Giáo
viên cần cho học sinh làm thử các đề với cách thức: câu dễ,
câu đã biết làm trước vòng 1, sau đó quay lại liên hệ các
kiến thức để trả lời các câu chưa làm được. Cuối cùng là
các câu quá khó thì đánh ngẫu nhiên, cần khống chế số câu

này ở mức tối thiểu.
Mặc dù vậy trang bị kiến thức chưa đủ mà giáo viên còn
cần trang bị cho học sinh cách giải nhanh các đề thi trắc
nghiệm.

Ví dụ: Cho một cặp bố mẹ có kiểu gen: AaBbDd x
AaBbDd hãy xác định tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen
AaBBDd? Nếu học sinh ngồi viết sơ đồ lai phải mất 5-7
phút mới có thể có kết quả trong khi đó đề thi trắc nghiệm
chỉ cho phép thời gian từ 1-2 phút / câu. Vậy cần chuyển
đổi phép lai trên về phép lai đơn giản hơn mà không cần
viết sơ đồ lai vẫn tìm được kết quả:

(Aa x Aa ) x ( Bb x Bb) x (Dd x Dd).
Đây lại quy về 3 phép lai của Men Đen
Tỷ lệ kiểu gen là (¼ AA : ½ Aa : ¼ aa) x (¼ BB : ½ Bb : ¼
bb) x (¼ DD : ½ Dd : ¼ dd).
Từ kết quả này dù muốn tìm tỷ lệ kiểu hình có kiểu
AaBBDd = ½ Aa x ¼ BB x ½ Dd = 1/16. Có thể áp dụng
cho nhiều trường hợp khác…

Hoặc trong phần tiến hóa có một câu hỏi: có 3 alen : A, A1
, a. hỏi tổ hợp thành mấy kiểu gen? Ta có thể làm bằng
cách cho các gen tổ hợp lại với nhau sẽ được AA, AA1,
Aa, A1A1, A1a, aa. Tổng bằng 6 tổ hợp. Nhìn vào quy luật
tổ hợp ta có thể nhìn ra ngay = 1+2+3 = 6. Vậy với 4 alen
ta chỉ việc lấy tổng 1+2+3+4= 10 tổ hợp…
Ở đây việc kiểm tra và sử lý bài kiểm tra như thế nào lại là
một vấn đề cần giáo viên quan tâm. Giáo viên sau khi làm
đề cần biết phân mức độ cho mỗi lần kiểm tra: Lần 1

thường tiếp cận lý thuyết cơ bản ở mức độ nhớ , lần hai
tăng mức độ khó lên mức hiểu, lần ba tăng lên mức vận
dụng. Cuối cùng mới trộn ba mức độ thành một đề hoàn
thiện như đề thi. Và sau mỗi bài kiểm tra dù là lớp ôn đại
học cũng cần chữa bài, chấm điểm và theo dõi mức độ tiến
bộ trong nhận thức của các em, thống kê các dạng câu hỏi
xem dạng câu nào các em ít làm được nhất từ đó bổ trợ chỗ
khuyết của các em.

IV. KẾT LUẬN

Để có được kết quả nhất định cho học sinh khi tham gia ôn
luyện thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung học
trên toàn quốc thì giáo viên cần có những giải pháp hữu
hiệu kể cả về nội dung ôn tập, phương pháp ôn tập cũng
như hình thức kiểm tra. Làm sao để cả thầy và trò sau khi
ôn tập cảm thấy vững tin để bước vào phòng thi mà không
có tư tưởng học tủ , ôn tủ. Cần tạo một nền tảng kiến thức
và tâm lý bình tĩnh khi đã có trong mình vồn kiến thức khá
chắc chắn Việc ôn tập không nên tạo ra một trạng thái gò
ép mà thật sự thoái mái với vốn kiến thức được gợi mở dần
dần. Cách tiếp cận nội dung làm sao để học sinh không cảm
thấy nhàm chán bởi đang ôn lại kiến thức đã học. Thực
hiện được những phàn việc quan trọng như vậy chính là
giáo viên đã tạo ra cho học sinh động cơ và mục đích học
tập đúng đắn, từ đó nhằm xây dựng một nền tảng kiến thức,
tâm lý bình tĩnh. Chuẩn bị kiến thức và chuẩn bị phương
pháp làm bài thi, đó là những gì mà chúng tôi đã chuẩn bị
cho học sinh của mình

×