Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Loãng xương ở nam giới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.27 KB, 11 trang )

Loãng xương ở nam giới

Nam giới cũng bị loãng xương. Ở nam giới cũng như ở phụ nữ, loãng
xương có thể làm yếu bộ xương, làm cho xương dễ bị gãy. Vào tuổi 65, nam
giới mất khối xương nhanh như ở phụ nữ. Theo bác sĩ Bart Clarke, một
chuyên gia nội tiết chuyên về loãng xương ở Bệnh viện Mayo, Rochester,
Minnesota, vào tuổi 75, 1/3 nam giới bị loãng xương. Từ tuổi này trở đi,
loãng xương hay gặp cả ở nam và nữ.
Mặc dù chưa có cách chữa khỏi loãng xương, bạn có thể ngăn ngừa
hoặc ít nhất là làm chậm tiến triển bệnh. Vì cho rằng loãng xương là bệnh
của phụ nữ, rất nhiều nam giới bỏ qua các bước đơn giản mà họ nên thực
hiện để phòng ngừa loãng xương.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bạn có thể bị loãng xương rất lâu trước khi bạn biết là mình bị bệnh.
Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, có thể xảy ra mà không có
sự đè ép bất thường lên xương. Gãy cổ xương đùi, cột sống, cổ tay là hay
gặp nhất. Khi xương cột sống bị bệnh, chúng có thể lún. Nhưng gãy lún này
thường gây đau lưng nặng đột ngột và thậm chí dẫn đến giảm chiều cao. Lâu
dần những gãy lún phức tạp có thể gây ra còng và gù lưng. Hãy đến gặp bác
sĩ nếu bạn có phối hợp những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:
- Gãy xương sống, cổ xương đùi, hoặc cổ tay
- Đau lưng
- Thấp dần kèm theo gù lưng
Nguyên nhân
Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương, nguyên nhân ngoài tuổi
tác vẫn còn chưa rõ. Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới
để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì
bạn hấp thụ ít calci và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương.
Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương.
Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạn
có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra,


điều này là bình thường. Một số nam giới bị loãng xương không tích luỹ đủ
khối xương dự trữ để bị tiêu đi khi về già. Một số người khác dự trữ đủ
nhưng lại bị mất đi nhanh. Loãng xương làm cho nền xương bị rỗ. Dưới kính
hiển vi, xương bị loãng giống như một cây cầu sắt có nhiều rầm cầu bị mất.
Giống như cây cầu, nó không thể đứng vững trước sự quá sức hằng ngày.
Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ của loãng xương nằm ngoài tầm kiểm soát của
bạn:
- Tuổi. Càng già, bạn càng có nguy cơ bị loãng xương.
- Tiền sử gia đình. Bệnh loãng xương có tính chất gia đình. Những
gen điều hoà việc sử dụng calci và vitamin D là một yếu tố ở một số trường
hợp. Có cha mẹ, anh chị em bị loãng xương khiến bạn có nguy cơ lớn hơn,
đặc biệt nếu anh ấy hoặc cô ấy có tiền sử gãy xương.
- Chủng tộc. Bạn có nguy cơ lớn hơn nếu bạn là người da trắng hoặc
là người châu Á.
- Gầy và nhỏ. Nam giới gầy hoặc có khung người nhỏ bé có nguy cơ
loãng xương cao hơn vì họ thường có khối xương dự trữ ít hơn.
Khoảng một nửa số trường hợp loãng xương nặng ở nam giới là do
các yếu tố có thể kiểm soát được:
- Thuốc. Dùng lâu dài corticosteroid có thể làm tổn thương xương.
Các thuốc này gồm prednison, cortison, prednisolon và dexamethason.
Những thuốc này thường được dùng để điều trị bệnh hen, viêm khớp dạng
thấp và vẩy nến. Nếu bạn dùng steroid trong thời gian dài, bác sĩ có thể theo
dõi mật độ xương của bạn và khuyên dùng thêm thuốc để ngăn ngừa mất
xương.
- Uống quá nhiều rượu. Rượu làm giảm tạo xương và cản trở khả
năng cơ thể hấp thu calci. Đối với nam giới, uống rượu nhiều là một trong
những yếu tố nguy cơ hay gặp nhất gây loãng xương.
- Hút thuốc lá. Nam giới hút thuốc dễ bị gãy cột sống gấp 2 đến 3 lần
so với nam giới không hút thuốc.

- Rối loạn ăn uống. Nam giới bị chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăn
có nguy cơ cao có mật độ xương thấp ở cổ xương đùi và thắt lưng.
- Nồng độ testosteron thấp. Loãng xương ở nam giới có thể do nồng
độ testosteron thấp. (thiểu năng tuyến sinh dục).
- Lối sống ít hoạt động. Nam giới không tập luyện thường xuyên có
nguy cơ cao bị loãng xương.
- Không đủ calci trong chế độ ăn. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg
calci mỗi ngày. Nam giới ³ 65 cần ít nhất 1500 mg calci mỗi ngày.
- Bệnh mạn tính. Một số bệnh có thể làm giảm khả năng cơ thể hấp
thu calci hoặc có ảnh hưởng xấu khác đến mật độ xương. Các bệnh làm tăng
nguy cơ loãng xương gồm đái tháo đường typ 1 (tên cũ là đái tháo đường
thanh thiếu niên hoặc đái tháo đường phụ thuộc insulin), bệnh bẩm sinh,
bệnh Crohn, bệnh Cushing, bệnh thận mạn tính và bệnh phổi.
Phát hiện
Loãng xương có thể được điều trị tốt nhất nếu phát hiện trước khi khối
xương bị mất quá nhiều. Bằng cách đo mật độ chất khoáng trong xương
(BMD), bác sĩ có thể nói bạn đã bị mất bao nhiêu xương và tốc độ mất
xương. Bác sĩ có thể dự báo nguy cơ gãy xương của bạn và xác định liệu
điều trị có làm chậm sự mất xương hay không. Các cách để đo BMD gồm:
- Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA). Đây là xét nghiệm BMD
chính xác nhất hiện có. Chùm photon được nhằm vào cổ xương đùi, cột sống
hoặc cổ tay của bạn. Xương càng dày và càng khỏe năng lượng đi qua được
càng ít. DEXA là một xét nghiệm nhanh và không đau và sử dụng độ phóng
xạ bằng 1/10 liều tia X quang chuẩn.
- Âm kế xương lâm sàng. Thiết bị mới này đo BMD trong chưa đến
một phút nhưng không nhạy như DEXA. Nó dùng sóng âm đi qua gót chân
để đo mật độ xương. Xương càng dày, sóng âm đi qua càng lâu.
Điều trị
Thuốc và thay đổi lối sống là cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất
ở nam giới:

- Các Bisphosphonat. Những thuốc này có thể làm chậm mất xương
và tăng mật độ xương ở cột sống và cổ xương đùi. Alendronat (Fosamax) là
bisphosphonat đầu tiên cho nam giới được Cục Quản lý Thuốc và Thực
phẩm Mỹ (FDA) cấp phép. Thuốc này đặc biệt có hiệu quả nếu bạn bị loãng
xương do hoặc bị loãng xương nặng hơn do dùng steroid. Các nghiên cứu
cho thấy alendronat làm giảm 50% nguy cơ gãy xương. Risedronat
(Actonel) chưa được FDA cho phép dùng điều trị loãng xương ở nam giới,
nhưng đã được chứng minh có hiệu quả ở phụ nữ.
- Calcitonin. Hormon này được tuyến giáp tạo ra làm giảm sự mất
xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó làm giảm 40% số ca gãy cột sống.
Calcitonin được dùng bằng cách xịt vào mũi và có 12% người dùng bị kích
ứng mũi. Calcitonin đôi khi được dùng để điều trị nam giới có nguy cơ cao
bị gãy xương nhưng không thể dùng alendronat. Calcitonin chưa được FDA
cấp phép cho mục đích này.
- Testosteron. Liệu pháp thay thế testosteron (TRT) chỉ có tác dụng
đối với nam giới bị loãng xương do nồng độ testosteron thấp. Dùng
testosteron khi bạn có nồng độ testosteron bình thường sẽ không làm tăng
BMD.
Một số thuốc dùng điều trị loãng xương ở phụ nữ không nên dùng để
điều trị ở nam giới:
- Estrogen. Estrogen là cách điều trị loãng xương chủ yếu ở phụ nữ và
không được khuyến nghị dùng cho nam giới. Estrogen có thể làm cho vú to
và giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
- Raloxifen (Evista). Đây là thuốc chỉ được dùng cho phụ nữ bị loãng
xương. Cần nghiên cứu thêm trước khi cho phép dùng thuốc dạng estrogen
này cho nam giới.
- Các statin. Một số nghiên cứu cho thấy là những thuốc hạ
cholesterol này cũng ngăn ngừa mất xương, còn một số nghiên cứu khác cho
thấy chúng không có tác dụng này. Các statin thường không được kê đơn
cho nam và nữ bị loãng xương. Vẫn chưa có kết luận cuối cùng, và cần

nghiên cứu thêm.
Phòng ngừa
Loãng xương có thể phòng ngừa được, nhưng nhiều nam giới không
được chẩn đoán đúng lúc để điều trị có hiệu quả. Phòng ngừa là cách điều trị
tốt nhất. Cho dù bạn đã bị loãng xương, hãy thực hiện những bước sau để
giúp ngăn của bạn không bị yếu hơn. Thậm chí bạn có thể thay thế xương
mà bạn đã mất.
- Dùng đủ vitamin C và vitamin D. Cả hai đều rất cần thiết để xây
dựng được khối xương lớn nhất khi còn trẻ và ngăn mất xương khi bạn già.
Bộ xương chứa 99% lượng calci của cơ thể. Nếu cơ thể không nhận đủ calci,
nó sẽ được lấy từ xương. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung calci và
vitamin D làm giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi và cột sống.
Nam giới nên uống 400-800 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày,
nhưng không quá 800 (IU). Vitamin tổng hợp thường chứa 400 IU vitamin
D. Một số nguồn vitamin tự nhiên tốt gồm sữa (400 IU/0,25 lít), ngũ cốc (50
IU/bữa), lòng đỏ trứng - trừ khi bạn bị cholesterol cao - và cá biển.
Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg calci mỗi ngày. Nam giới ³ 65 cần
ít nhất 1500mg calci hàng ngày. Tốt nhất là chia thành nhiều liều trong cả
ngày - ví dụ bác sĩ có thể khuyên bạn uống 1000 mg vào bữa sáng và 500
mg vào bữa tối hoặc lúc đi ngủ.
Các thuốc chống tiết acid dạng nhai được chứa calci carbonat là
nguồn bổ sung calci tốt. Không dùng các thuốc chống tiết acid chứa nhôm
hoặc magiê.
Những thực phẩm giàu calci
Thực phẩm
Lượng
ăn mỗi lần
Calci/1
lần ăn
(milligrams)

Sữa
Ít béo 1 cốc 300
Giảm lactose 1 cốc 250
Đậu nành, đã làm giàu 1 cốc 280
Sữa chua
Thường, ít béo 1 cốc 415
Hoa quả, ít béo 1 cốc 343
Đá 1 cốc 200
Pho mát
Thuỵ Sĩ 30 g 245
Cheddar 30 g 205
Mỹ 30 g 175
Thường, ít béo 30 g 80
Cá Sardine ngâm dầu có 90 g 325
xương
Cá Hồi đóng hộp có
xương
90 g 180
Bông cải xanh 1 cốc 100
Nước cam được làm giàu
calci
1 cốc 350
- Luyện tập. Xương đáp ứng với hiệu lực của cơ khi làm việc. Luyện
tập có thể giúp xương của bạn tích luỹ calci dự trữ và cải thiện sự nhanh
nhẹn, mạnh mẽ và thăngbằng - tất cả đều làm giảm nguy cơ ngã và gãy
xương.
Luyện tập có thể ngăn mất xương thêm ở nam giới bị loãng xương.
Hãy tập các bài tập mang trọng lượng ít nhất 3 lần mỗi tuần. Đi bộ hoặc
chạy. Nâng tạ, nhưng cần thận trọng. Khiêu vũ hoặc chơi tennis, nhưng tránh
các môn thể thao va chạm và bất cứ hoạt động nào khác có thể làm tăng

nguy cơ gãy xương.
- Không hút thuốc. Hút thuốc lá đẩy nhanh tốc độ mất xương.
- Tránh uống rượu quá nhiều. Uống hơn 2 cốc rượu mỗi ngày có thể
làm giảm hình thành xương và giảm khả năng hấp thụ calci của cơ thể.
- Hạn chế caffein. Uống tới 3 cốc cà phê một ngày không gây hại cho
xương. Đừng uống quá 3 cốc, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc các
yếu tố nguy cơ loãng xương khác.

×