Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Động vật không xương sống ( phần 14 ) Tầm quan trọng của giáp xác docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.95 KB, 6 trang )

Động vật không xương sống ( phần 14 )
Tầm quan trọng của giáp xác
Do phân bố rộng, giáp xác giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái là
trung gian chuyển hoá vật chất, ăn mùn bã hữu cơ, thực vật, vi sinh vật và
động vật bé để tạo nên hợp chất hữu cơ có chất lượng cao hơn.
Hoá thạch của giáp xác (Conchostraca, Ostracoda) đã tìm thấy từ nguyên
đại Cổ sinh, có giá trị chỉ thị địa tầng và tìm kiếm dầu khí.
Nhiều giáp xác lớn là đối tượng khai thác có giá trị cao của ngành hải sản.
Sản lượng khai thác hàng năm lên tới 1,9 triệu tấn, chủ yếu là tôm biển.
Trong tự nhiên giáp xác là nguồn thức ăn rất quan trọng của nhiều loài cá
ăn đáy và ăn nổi. Ví dụ như loài Euphausia superba là thức ăn chủ yếu
của cá voi Nam Cực. Một số loài giáp xác nhỏ thuộc các giống Daphnia
Moina được nuôi nhân tạo làm thức ăn cho cá nuôi.
Tác hại của giáp xác không nhỏ. Bao gồm các loài sống bám như hà, sun
(bộ Chân tơ), các loài đục gỗ như Limnoria, Chelura gây hại cho
vỏ tàu thuyền dưới nước. Các loài chân kiếm, chân đều, mang đuôi ký
sinh ở cá. Một số chân kiếm là vật chủ trung gian của sán dây. Cua núi là
vật chủ trung gian cho các loài sán phổi. Loài cua Eriocheir sinensis di
nhập vào biển Ban Tích đục phá đê biển. Tôm gõ mõ (Alpheidae) thường
phát ra tiếng động gây nhiễm loạn thông tin đường biển
Ở Việt Nam hiện nay đã biết khoảng 1.600 loài giáp xác. Các họ có thành
phần loài phong phú và có giá trị kinh tế cao như tôm he
(Penaeidae), tôm hùm (Palinuridae), cua bơi (Portunidae), cua rạm
(Grapsidae), còng, cáy (Ocypodidae), tôm bọ ngựa (Squillidae)
Nhiều loài được khai thác trực tiếp, một số loài khác được nuôi để
xuất khẩu.
Tôm he (Panaeidae): Biển Việt Nam hiện nay biết khoảng 77 loài, có
khoảng 50% số loài có giá trị xuất khẩu, khả năng khai thác hàng năm
khoảng 5000 tấn. Các loài có giá trị cao như tôm bạc Paneus merguiensis,
tôm thẻ trắng P. indicus), tôm thẻ P. semisulcatus, tôm sú P.
monodon, tôm vằn P. japonicus, tôm nương P. chinensis, tôm rảo


Metapaneus enisis, tôm bộp M. affinis, tôm vàng M. joyneri, tôm đuôi
xanh M. intermedius và tôm sắt Parapenaeopsis hardwickii.
Tôm hùm (Palinuridae và Nephropidae): Ở biển Việt Nam hiện nay biết
13 loài có giá trị kinh tế. Chúng có tuổi thọ cao, có thể đến 15 năm, ấu
trùng có thời gian biến thái kéo dài tới 1 năm, càng lớn lên càng xa bờ
(đạt đến độ sâu là 150m - phổ biến ở độ sâu 50m). Các loài có giá
trị như Panurilus ornatus, P. versicolor, P. homarus, P.
polyphagus, P. penicillatus, P. longipes, Linuparus trigonus (họ
Palinuridae); Metanephrops thomsoni, M. sinesis,
Neophropsis stewari (Nephropidae).
Đặc điểm Sinh sản và phát triển của giáp xác
Giáp xác sinh sản hữu tính nhưng ở một số giáp xác thấp lại có khả năng
xử nữ và có hiện tượng xen kẽ thế hệ theo mùa. Trứng phát triển phụ
thuộc vào lượng noãn hoàng nhiều hay ít.Trứng giàu noãn hoàng thì
phân cắt bề mặt.
Phôi phát triển ở giai đoạn đầu như giun đốt: Dải tế bào phôi giữa tạo
thành 2 đốt ấu trùng (đốt mang đôi râu 2 và đốt mang đôi hàm trên) nằm
phía sau đốt mang mắt và đôi râu 1.

Sau đó mới hình thành các đốt sau ấu trùng từ vùng sinh trưởng phía
đuôi. Giai đoạn phát triển tiếp theo có sự sai khác với giun đốt là các tế
bào lát thành thể xoang đã được hình thành bị phân tán tạo thành các cơ
quan có nguồn gốc từ lá phôi giữa như tim, cơ, mô liên kết, xoang thứ
sinh nhập với phần còn lại của xoang nguyên sinh tạo thành xoang hỗn
hợp (mixocoelum). Sau giai đoạn phôi, giáp xác biến thái phức tạp. Dạng
ấu trùng đầu tiên là nauplius tương ứng với metatrochophora ở giun đốt
với 3 đôi phần phụ đặc trưng là râu 1 (một nhánh), râu 2 và hàm trên (có
2 nhánh), có mắt lẻ và có nội quan đơn giản như hạch não, 2 đôi hạch
bụng, một đôi tuyến bài tiết.
Nauplius sống trôi nổi. Sau đó hình thành các đốt từ vùng sinh trưởng

quanh hậu môn và hình thành các đôi phần phụ như hàm dưới, phần phụ
ngực, mắt kép để hình thành ấu trùng metanauplilus. Sau nauplius và
metanauplius, sự phát triển tiếp theo tủy nhóm giáp xác:
Ở chân kiếm là ấu trùng copepodit, ở mười chân là Zoea, sau đó là ấu
trùng mysis (ở tôm) hay megalopa (ở cua).

Các ấu trùng này không phải bao giờ cũng phát triển đầy đủ mà
nhiều khi chúng thu gọn trong giai đoạn phôi. Ví dụ như cua bể nở ngay
ra ấu trùng zoea, tôm nước ngọt nở ngay ra tôm con.
Ấu trùng giáp xác là thành phần quan trọng của sinh vật nổi ở biển và ở
nước ngọt. Chúng là thức ăn chủ yếu của nhiều loài thủy hải sản.
Đặc điểm hệ thần kinh và hệ sinh dục của Giáp xác
1. Hệ thần kinh và giác quan
Có cấu trúc một chuỗi hạch kép ở mặt bụng, có thể tập trung hạch (như ở
cua). Não của giáp xác gồm não trước, não giữa và não sau, ở chân mang
thì não sau chưa xuất hiện rõ. Não trước điều khiển mắt (đôi hạch thị
giác), có tấm thần kinh nối 2 phần của não trước. Não giữa điều khiển râu
trong, não sau điều khiển râu ngoài.
Đã hình thành các trung khu phối hợp điều khiển như thể cuống, thể trung
tâm, cầu não trước (rất phức tạp ở nhóm Mười chân). Ngoài ra còn có tế
bào thần kinh tiết, tiết các kích tố điều khiển các quá trình lột xác, sinh
tinh
Chuỗi thần kinh bụng thay đổi ở các nhóm giáp xác khác nhau. Ở giáp
xác thấp thì thần kinh theo kiểu bậc thang, còn giáp xác cao thì biến đổi
theo hướng tập trung theo chiều ngang (hai hạch xích lại gần nhau), hay
theo chiều dọc (hình thành hạch dưới hầu gồm 3 đôi hạch hàm). Ví dụ
như ở tôm càng, cơ thể có 20 đốt nhưng chỉ có 13 hạch thần kinh (1 não,
1 hạch dưới hầu, 5 hạch ngực, 5 hạch bụng, 1 hạch đuôi). Ở giáp xác
cũng phát triển hệ thần kinh giao cảm.


Giác quan khá phát triển. Cơ quan cảm giác xúc giác và vị giác, đó là các
tơ tập trung trên râu và trên các phần phụ khác nhau. Cơ quan thăng bằng
là các bình nang. Cơ quan thị giác là các mắt đơn và mắt kép, cấu tạo khá
phức tạp. Tùy theo nhóm giáp xác mà có thể có cả 2 loại mắt hay chỉ có
một loại mà thôi.

2. Hệ sinh dục
Giáp xác thường phân tính, một số ít nhóm lưỡng tính như bộ Ciripedia
sống bám và bộ Isopoda ký sinh. Tuyến sinh dục thường chập làm một
gồm phần tuyến và các cặp ống dẫn. Hiện tượng dị hình chủng tính biểu
hiện khá rõ ở giáp xác thấp. Tinh trùng có cấu tạo đặc biệt. Quá trình thụ
tinh thay đổi tuỳ loài. Một số giáp xác có túi chứa tinh, con đực phóng
tinh trùng trực tiếp vào cơ quan sinh dục của con cái, một số khác qua
bao tinh và dùng đôi chân bụng thứ nhất và thứ hai của con đực đính bao
tinh vào cạnh lỗ sinh dục của con cái.

Ở con cái thường có tuyến tiết chất dịch hoà tan vỏ bao tinh và thường
dùng chân ôm trứng. Số lượng trứng thay đổi tùy loài (từ vài trăm
đến hàng ngàn hay hàng trăm ngàn trứng).

×