Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tầm quan trọng của giáp xác doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.24 KB, 5 trang )



Tầm quan trọng của
giáp xác


Do phân bố rộng, giáp xác giữ vai trò quan trọng
trong hệ sinh thái là trung gian chuyển hoá vật
chất, ăn mùn bã hữu cơ, thực vật, vi sinh vật và
động vật bé để tạo nên hợp chất hữu cơ có
chất lượng cao hơn.
Hoá thạch của giáp xác (Conchostraca,
Ostracoda) đã tìm thấy từ nguyên đại Cổ sinh,
có giá trị chỉ thị địa tầng và tìm kiếm dầu khí.
Nhiều giáp xác lớn là đối tượng khai thác có giá
trị cao của ngành hải sản. Sản lượng khai thác
hàng năm lên tới 1,9 triệu tấn, chủ yếu là tôm
biển. Trong tự nhiên giáp xác là nguồn thức ăn
rất quan trọng của nhiều loài cá ăn đáy và ăn
nổi. Ví dụ như loài Euphausia superba là thức
ăn chủ yếu của cá voi Nam Cực. Một số loài
giáp xác nhỏ thuộc các giống Daphnia Moina
được nuôi nhân tạo làm thức ăn cho cá nuôi.
Tác hại của giáp xác không nhỏ. Bao gồm các
loài sống bám như hà, sun (bộ Chân tơ), các
loài đục gỗ như Limnoria, Chelura gây hại
cho vỏ tàu thuyền dưới nước. Các loài chân
kiếm, chân đều, mang đuôi ký sinh ở cá. Một số
chân kiếm là vật chủ trung gian của sán dây.
Cua núi là vật chủ trung gian cho các loài sán
phổi. Loài cua Eriocheir sinensis di nhập vào


biển Ban Tích đục phá đê biển. Tôm gõ mõ
(Alpheidae) thường phát ra tiếng động gây
nhiễm loạn thông tin đường biển
Ở Việt Nam hiện nay đã biết khoảng 1.600 loài
giáp xác. Các họ có thành phần loài phong phú
và có giá trị kinh tế cao như tôm he
(Penaeidae), tôm hùm (Palinuridae), cua bơi
(Portunidae), cua rạm (Grapsidae), còng,
cáy (Ocypodidae), tôm bọ ngựa (Squillidae)
Nhiều loài được khai thác trực tiếp, một số
loài khác được nuôi để xuất khẩu.
Tôm he (Panaeidae): Biển Việt Nam hiện nay
biết khoảng 77 loài, có khoảng 50% số loài có
giá trị xuất khẩu, khả năng khai thác hàng năm
khoảng 5000 tấn. Các loài có giá trị cao như tôm
bạc Paneus merguiensis, tôm thẻ trắng P.
indicus), tôm thẻ P. semisulcatus, tôm sú P.
monodon, tôm vằn P. japonicus, tôm nương
P. chinensis, tôm rảo Metapaneus enisis, tôm
bộp M. affinis, tôm vàng M. joyneri, tôm đuôi
xanh M. intermedius và tôm sắt Parapenaeopsis
hardwickii.
Tôm hùm (Palinuridae và Nephropidae): Ở biển
Việt Nam hiện nay biết 13 loài có giá trị kinh tế.
Chúng có tuổi thọ cao, có thể đến 15 năm, ấu
trùng có thời gian biến thái kéo dài tới 1 năm,
càng lớn lên càng xa bờ (đạt đến độ sâu là
150m - phổ biến ở độ sâu 50m). Các loài có
giá trị như Panurilus ornatus, P. versicolor,
P. homarus, P. polyphagus, P. penicillatus,

P. longipes, Linuparus trigonus (họ
Palinuridae); Metanephrops thomsoni,
M. sinesis, Neophropsis
stewari (Nephropidae).
Hương Thảo - Theo giáo trình ĐVKXS
Tôm vỗ (Scyllaridae): Ở biển Việt Nam hiện nay
biết 9 loài, năng suất khai thác hàng năm tới
17.000 tấn, có 2 bãi khai chính là bãi tôm cù lao
Thu và bãi tôm Đông

Nam và Tây Nam mũi Cà Mau. Có 2 loài
có giá trị kinh tế cao là Ibacuss
ciliatus(chiếm 70% sản lượng khai thác)
và Thenus orientalis. Khu hệ giáp xác nước ngọt
đã biết 130 loài, trong đó có tôm càng
Macrobrachium nipponense và M.
hainanensis , tôm riu (Caridina,
Leptocarpus ), cua đồng Somanithelphusa
sinensis, tôm càng xanh Macrobrachium
rosenbergi có giá trị, được nuôi trồng
nhiều.

×