Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Gỉang dạy chương trình hoá học trung học cơ sở potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.99 KB, 31 trang )

GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
TRUNG HỌC CƠ SỞ (GIÁO TRÌNH MỞ ĐẦU VỀ HOÁ HỌC)
II.1. Ý NGHĨA CỦA GIÁO TRÌNH MỞ ĐẦU
II.1.1. Mục tiêu của chương trình
- Cung cấp cho HS những khái niệm cơ bản nhất về hoá học nhằm tạo cho
hs một nền tảng kiến thức để nghiên cứu chương trình hoá học sau này.
- Về kĩ năng: hình thành cho hs một số kĩ năng và một số thao tác cơ bản
như quan sát, nhận biết các hiện tượng, thực hành và sử dụng chúng làm
công cụ trong quá trình nghiên cứu.
- Giúp hs hiểu rõ được vai trò quan trọng của hoá học trong đời sống.
II.1.2. Nhiệm vụ của chương trình
1. Giúp HS nắm được các quan điểm học thuyết, ĐLHH đầu tiên về các
chất, cấu tạo chất và sự biến đổi của chúng.
- Cung cấp cho hs những khái niệm và kĩ năng cơ bản thông qua việc học
các bài học như bài học lí thuyết, bài học thực hành.
- Giúp hs quan sát các hiện tượng, sự vật, biết cách nhận biết những thông
tin, bản chất của hoá học qua các sự vật hiện tượng đó.
- Giúp hs biết cách tiếp cận bản chất hoá học thông qua quan sát các sự vật
hiện tượng, nghiên cứu lí thuyết và tính toán.
- Bước đầu giúp hs hiểu rõ vai trò của hoá học với thực tiễn thông qua việc
làm quen với một số kiến thức về sản xuất hoá học.
2. Thông qua sự hình thành các khái niệm HH cơ bản về chất, sự biến đổi
chất mà giúp HS nắm được và hình thành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học
qua các sự vật hiện tượng.
3. Giúp HS hình thành năng lực nhận thức, phát triển tư duy, nắm được các
thao tác tư duy quan trọng như: phân tích-tổng hợp; khái quát hóa, so sánh
và các PP hình thành các phán đoán mới như qui nạp, diễn dịch, loại suy…
4. Hình thành RL các KN HH, kĩ xảo thực hành TN HH như; quan sát, mô
tả, tiến hành TN, sử dụng dụng cụ hóa chất, tính toán HH.
5. Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS, giúp hiểu đúng đắn
về TG vật chất và sự biến đổi vận động của tự nhiên. Hiểu được cuộc đấu


tranh giữa CNDVBC và chủ nghĩa duy tâm, giừa KHHH và tôn giáo để có
nhận thức đúng đắn, biện chứng về thế giới tự nhiên mà có thái độ tích cực
trong bảo vệ thiên nhiên, MT bằng các PPHH.
Như vậy việc hình thành các khái niệm HH mở đầu trong CT THCS
có ý nghĩa to lớn về trí đức dục và phát triển HS.
II.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Có 2 nội dung chính: - Các khái niệm cơ bản mở đầu ;
- Các chất và các pưhh.
- Việc hình thành các khái niệm chủ yếu thông qua việc nghiên cứu các quá
trình và các chất
- Các nội dung kiến thức đều xuất phát từ các hiện tượng quen thuộc trong
đời sống.
- Không có những nội dung khó, chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải phù hợp
với trình độ nhận thức của hs.
TỔNG KẾT SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
CHẤT

Hiện tượng hóa học→ CHẤT TINH KHIẾT-HỖN HỢP ←Phản ứng hóa học

Thuyết nguyên tử→ NGUYÊN TỬ

NTHH

Kim loại, phi kim→ ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT

Thuyết NT, phân tử→ PHÂN TỬ

CTHH-HÓA TRỊ


Định luật BTKL→ PTHH

Pư phân hủy→ OXI-OXIT-KHÔNG KHÍ ←Pư hóa hợp. Sự oxh.

HIĐRO-NƯỚC ←Pư thế. Sự khử.

DUNG DỊCH

SỰ PHÂN LOẠI CÁC CHẤT VC
←Pư trung hòa, pư trao đổi,
pư oxhk.

OXIT-AXIT-BAZƠ-MUỐI

Thuyết CTNT, ĐLTH
→ KIM LOẠI – PHI KIM
←Thuyết cấu tạo phân tử
(LKHH). Định luật
Avogađro.

NHÓM VII-HALOGEN

NHÓM VI-(OXI-S) ←Tốc độ pư-CBHH

NHÓM V-(NITƠ-P)

Thuyết điện li → NHÓM I-KLK

NHÓM II- KIỀM THỔ


NHÓM III-NHÔM

NHÓM VIII-SẮT

Thuyết CTHH →
HÓA HỌC HỮU CƠ
←Pư cộng, thế, este hoa,
trùng hợp, trùng ngưng.
1. Hệ thống khái niệm HH mở đầu: Trình bày chủ yếu trong CT HH 8
nhằm thể hiện ND của 2 khái niệm cơ bản nhất là chất và pưhh:
- Khái niêm chất, ntử, NTHH, đơn chất và hợp chất, ptử, CTHH, hóa trị.
- Sự biến đổi chất, pưhh, pthh, các loại pưhh
- Mol, tỉ khối chất khí và tính toán HH.
- Tính chất các đơn chất: KL, PK và BTH các NTHH
- Dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch, pha chế dung dịch.
- Khái niệm chất HC, một số RH, dx RH, khái niệm polime và một số
polime.
2. Đặc điểm của các khái niệm HH mở đầu
a) ND của một số khái niệm HH quan trọng đã tạo nên quan điểm của:
- Học thuyết ntử-ptử về cấu tạo chất: các chất do các ptử, ntử cấu tạo nên;
ntử trung hòa điện và không thay đổi trong pưhh còn ptử bị phân chia; tính
chất các chất phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nên phân tử chất.
- Thuyết e về cấu tạo ntử: ntử gồm hạt nhân (p, n) mang điện tích dương và
vỏ tạo bởi các e mang điện tích âm.
- ĐLBTKL và thuyết cấu tạo HCHC.
b) ND các khái niệm HH như các hạt p, n, e, mol, hóa trị, ntử, ntố có tính
trừi tượng khó đối với HS. Cần được hình thành bằng con đường suy luận
thông qua các tư liệu, các dấu hiệu, hiện tượng của quá trình biến đổi các
chất kết hợp với sự tưởng tượng của HS.
c) Một số khái niệm HH được hình thành từ thực tiễn cụ thể hoặc từ KT các

môn học khác như vật lí, sinh học và được hoàn thiện dần trong quá trình
nghiên cứu 9 ví dụ khái niệm chất)
d) Thuyết ntử-ptử và ĐLBTKL, qui luật biến đổi tính chất các ntố trong
BTH, thuyết cấu tạo các chất hữu cơ đã tạo nên cơ sở lí thuyết của CT HH
THCS. Những cơ sở này chỉ giúp HS nắm được khái niệm, hiện tượng HH ở
mức độ cơ bản để giải thích hiện tượng, biến đổi HH nhưng chưa đủ điều
kiện để giúp HS nghiên cứu, giải thích các hiện tượng HH một cách đúng
đắn, chặt chẽ đi sâu vào bản chất HH của chúng.
3. Khái niệm chất
a) Sự tồn tại của chất trong tự nhiên
- Chất có ở đâu? Trong các vật thể quanh ta trong thế giớ tự nhiên, trong cơ
thể người, động thực vật.
- Chất tinh khiết hoặc hỗn hợp
- Dung dịch là một dạng tồn tại của hỗn hợp chất.
b) Tính chất của chất và PP nghiên cứu tính chất các chất
- Mỗi chất đều có tính chất nhất định gồm TCVL và TCHH. TCVL: trạng
thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nđnc, nđs, klr, tính dẫn điện, dẫn nhiệt…
TCHH: khả năng biến bbổi thành chất khác.
- Các PP nghiên cứu TC của chất:
+ Quan sát các TCVL
+ Dùng dụng cụ đo một số TCVL
+ Làm thí nghiệm nghiên cứu tính tan, dẫn điện…và các tchh khác.
c) Thành phần cấu tạo các chất
- Các loại hạt p, n, e
- Ntử là hạt rất nhỏ bé, trung hòa điện cấu tạo nên các chất
- NTHH là tập hợp các ntử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân
- Ptử là hạt đại diện chi chất, gồm nột số ntử liên kết với nhau và thể hiện
đầy đủ TCHH của chất.
d) Sự mô tả chất
Mô tả định tính:

- KHHH biểu diễn NTHH. KHHH chỉ 1 ntử của NT đó.
- CTHH biểu diễn chất: gồm KHHH các NTHH và chỉ số. CTHH chỉ 1 ptử
của chất cho biết NT tạo ra chất, số ntử mỗi NT.
Mô tả định lượng:
- NTK: Kl ntử tính bằng đvc (u). NTK chỉ Kl tương đối giữa các Ntử.
- PTK: Kl của ptử tính bằng đvc (u) bằng tổng NTK các ntử trong ptử.
e) Sự phân loại chất
- Đơn chất: là những chất được tạo nên từ 1 NTHH
+ KL: tạo ra từ các NT kim loại: có ánh kim,dđ, dn. Các ntử sx khít nhau
theo trật tự xác định.
+ PK: tạo nên từ các NT phi kim: không có ánh kim, không dđ, dn ( trừ than
chì), Các ntử LK với nhau theo một số lượng nhất định ( thường 2 ntử).
- Hợp chất: chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên
+ HC vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối
+ HCHC: RH, dx RH, polime. Các ntử Lk nhau theo đùng hóa trị và một thứ
tự nhất định.
4. Khái niệm về PƯHH
a) Sự biến đổi chất – Pưhh
- Nghiên cứu 2 dạng biến đổi của vật chất thong qua hiện tượng VL và hiện
tượng HH là cơ sơ hình thành định nghĩa pưhh.
- HTVL: sự biến đổi về trạng thái ( R, L, K) dạng tồn tại ( chất tinh khiết,
hỗn hợp, dung dịch).
- HTHH: sự biến đổi chất này thành chất khác, có sự tạo ra chất mới ( đun
đường, đốt than, nung vôi…)
- Từ các hiện tượng quen thuộc xảy ra trong thực tiễn được nêu ra trong tài
liệu học tập, HS làm quen với dấu hiệu phân biệt được HTVL và HTHH (tạo
ra chất mới).
- Từ khái niệm HTHH để đi đến định nghĩa pưhh và các ND khác của pưhh
nhưn chất pư, sản phẩm pư, phương trình chữ mô tả pưhh.
b) Diễn biến của pưhh

- Khái niệm này được hình thành trên cơ sở khái niệm ptử, ntử. Trong pưhh
ntử được bảo toàn chỉ có LK giữa các ntử trong ptử là thay đổi làm cho ptử
này biến thành ptử khác.
- Như vậy đã có sự phân cắt các LK trong ptử chất pư và hình thành LK
trong sản phẩm pư để tạo ra chất mới. Diễn biến này sẽ được mở rộng hơn
khi nghiên cứu các loại pưhh cụ thể và tính chất các chất vô cơ, hữu cơ tiêu
biểu.
c) Điều kiện của pưhh
- Pưhh xáy ra khi nào? Khi các chất pư tiếp xúc nhau, bề mặt tiếp xúc càng
lớn thì pư xảy ra càng dễ. Ngoài ra còn cần nhiệt độ, ánh sang, dòng điện,
chất xúc tác.
- Khái niệm chất xúc tác: là chất kích thích chop ư xảy ra nhanh hơn và được
giữ nguyên không biến đổi sau khi pư kết thúc ( làm giấm, lên men rượu,
điều chế O
2
, thủy phân chất béo, saccarozơ trong môi trường axit…).
d) Dấu hiệu để nhận biết có pưhh
- Sự thay đổi màu sắc, trạng thái của chất mới tạo ra ( có khí, kết tủa)
- Sự biến đổi về năng lượng: tỏa, thu nhiệt, cháy, phát sáng.
- Dùng chỉ thị màu cho pư axit-bazơ, dùng dụng cụ đo điện để nhận ra pư
trong pin điện hóa…
e) Sự mô tả pưhh
- Dùng PT chữ: tên các chất pư → tên sản phẩm pư.
- Sau khi có CTHH và ĐLBTKL thì biểu diễn bằng PTHH. Thiết lập PTHH
thông qua 3 bước:
+ Viết sơ đồ pư
+ Cân bằng số ntử của mỗi ntố
+ Viết pthh
- Thông qua PTHH, RL kĩ năng tính toán HH cho các chất trong pư.
f) Sự phân loại pưhh

- Ở THCS dựa vào sự thay đổi thành phần, số lượng các chất tham gia và tạo
thành sau pư. Các loại pưhh gồm:
+ Pư hóa hơp: hình thành sau khi học TCHH của oxi → pư tỏa nhiệt trên cơ
sở các chất tác dụng với oxi.
+ Pư phân hủy: hình thành khi điều chế oxi từ KClO
3
, KMnO
4
.
+ Pư oxhk: khái niệm sự oxh hình thành khi nghiên cứu TCHH của oxi, sự
cháy ( sự oxh có tỏa nhiệt và phát sáng), sự oxh chậm (sự oxh có tỏa nhiệt
và không phát sáng). Khái niệm sự khử hình thành khi nghiên cứu tính chất
của H
2
tác dụng với O
2
, CuO. Từ đó rút ra: Sự oxh là sựlấy oxi của 1 chât.
Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất. Chất khử là chất lấy oxi. Chất oxh là
chất nhường oxi. Pư oxhk là pư xảy ra đồng thời sự khử và sự oxh. Khái
niệm này được hình thành trên cơ sở thuyết ntử- ptử.
+ Pư thế: hình thành khi nghiên cứu PP đc H
2
trong PTN.
+ Pư trung hòa: hình thành khi nghiên cứu TCHH của axit, bazơ ( pư giữa
axit và bazơ). Pư trung hòa là một dạng của pư trao đổi nhưng có ý nghĩa to
lớn trong nghiên cứu cân bằng axit-bazơ trong dung dịch sau này.
+ Pư trao đổi: được hình thành khi hệ thống các pưhh về TCHH của muối
( tạo ra khi có chất khí và chất không tan).
+ Các pưhh khác được mở rộng ở các phần sau:
Etilen → pư trùng hợp

Axit axetic → pư este hóa
Chất béo → pư thủy phân, xà phòng hóa.
II.3. GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
II.3.1. Phương pháp hình thành các khái niệm HH mở đầu
a) Ý nghĩa: Các khái niệm cơ bản là những điểm tựa cho việc học tập hoá
học sau này, là phương tiện giúp cho hs nắm bắt được bản chất các hiện
tượng hoá học.
b) Quá trình hình thành các khái niệm cơ bản: qua 4 giai đoạn
- Bắt đầu tìm hiều về hoá học → thuyết ntử- phân tử
- Thuyết ntử-phân tử → thuyết cấu tạo nguyên tử
- Thuyết cấu tạo nguyên tử → thuyết cấu tạo hoá học
- Thuyết cấu tạo hoá học → hết chương trình hoá 9
c) Phương pháp:
Các ND học tập phần lớn được trình bày theo PP nghiên cứu hoặc PP
nghiên cứu – tìm tòi từng phần. ND kiến thức các khái niệm HH mở đầu
mang tính trừu tượng và khó đối với HS, vì vậy GV cần chú trọng nhiều đến
việc lựa chọn PPDH và HTTC các hoạt động học tập của HS cho phù hợp
với ND bài dạy và trình độ lĩnh hội của HS.
- Giúp hs tập hợp những kiến thức tản mạn về hoá học mà họ đã biết và giúp
họ tìm hiểu được những kiến thức cơ bản sơ đẳng ban đầu về các chất rồi
bước đầu khái quát hoá chúng lại.
- Việc hình thành các khái niệm cơ bản cần bắt đầu từ việc tìm hiểu hình
thức bên ngoài phù hợp với trình độ tri giác của hs. Cần sử dụng các mẫu
vật, sơ đồ, mô hình…để giúp hs hình thành các biểu tượngđúng và bước đầu
hình thành năng lực tưởng tượng trong hoá học .
- Chuẩn bị kĩ các câu hỏi, hình thức sử dụng các câu hỏi để giúp hs liên
tưởng giữa kiến thức và bản chất các hiện tượng.
- Bài tập trong SGK, SBT được coi là một phương pháp cơ bản để giúp hs
hoàn chỉnh những kiến thức cơ bản đã lĩnh hội được.
Các PPDH cơ bản sau:

* PP trực quan: Lựa chọn kiến thức thực tiễn gần gũi, chọn các TNHH đặc
trưng, hiện tượng rõ, sd vật mẫu, mô hình, tranh vẽ để HS quan sát, nhận
xét, suy lí qui nạp rút ra các định nghĩa các khái niệm HH.
* PP trình bày nêu và giải quyết vấn đề: GV nêu các câu hỏi cho HS suy
nghĩ, sau đó GV trình bày, phân tích giải quyết từng vấn đề nêu ra. HS nghe
và tư duy theo cách trình bày của GV qua đó nắm được KT, hình thành khái
niệm và cả PP nhận thức, PP giải quyết vấn đề.
* PP đàm thoại tìm tòi (đàm thoại phát hiện): GV huy động vốn KT cũ đã có
của HS để hình thành khái niệm hoặc nêu ra các vấn đề yêu cầu HS quan sát
phương tiên trực quan, phân tích tìm tòi các dấu hiệu bản chất trong các sự
kiện khái quát thành các định nghĩa và định luật.
* PP tổ chức các hoạt động độc lập của HS trong giờ học:
- HS đọc SGK và nêu nhận xét hoặc trả lời câu hỏi
- Tổ chức cho HS tiến hành các TNHH đơn giản để hình thành khái niệm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về một vấn đề học tập và báo cáo kết quả
thảo luận của nhóm mình.
Ví dụ Đàm thoại tìm tòi khi nghiên cứu đoạn bài “Tính chất hóa học của
oxi” trong bài “Oxi” hóa học 8.
1. Sau khi học xong phần TCVL của oxi, GV chuyển sang phần TCHH: O
2

tác dụng với các đơn chất (KL, H
2
, PK) như thế nào?
2. Tác dụng với KL
- Cho HS quan sát 2 dây sắt sạch, 2 bình khí O
2
.
- TN 1: cho Fe vào lọ oxi ở nhiệt độ thường. Có dấu hiệu của pưhh hay
không? HS: Không có pư

- TN 2: cho Fe có mồi mẩu than (mẩu que diêm), đốt cháy, đưa vào lọ oxi.
HS quan sát ht?
HS:Fe cháy bắn tóe ra những tia sáng, tạo ra các hạt màu nâu bám
vào thành bình.
GV: Than cháy làm mồi cho Fe nóng lên rồi tác dụng với oxi. Sản
phẩm màu nâu là sắt từ oxit có CTHH là Fe
3
O
4
. Hãy viết PTHH?
HS: 3Fe + 2O
2
→ Fe
3
O
4
GV: Fe
3
O
4
có thể viết dạng FeO.Fe
2
O
3
, trong đó Fe có hóa trị II và III
Hãy so sánh đầu dây Fe trước và sau pư? Tại sao sau pư đầu dây Fe
lại có dạng hình cầu?
HS: pư tỏa nhiều nhiệt làm Fe và Fe
3
O

4
nóng chảy, khi nguội vo tròn
dạng hình cầu. Nếu chúng rơi xuống đáy bình có thể làm bình bị nứt vỡ. Vì
thế người ta thường để lại một ít nước, hoặc ít cát ở đáy bình.
3. Td với PK
GV: Oxi có td với các PK như S, C, P không? Cho hs quan sát lọ đựng bột S
màu vàng. Ở nhiệt độ thường S có pư với oxi không?
HS: Không có ht pư.
- TN 3: Dùng thìa sắt lấy bột S, đốt nóng trên đèn cồn, đưa ra ngoài không
khí, sau đó đưa vào bình oxi. HS quan sát ht?
( Hoặc GV dùng đũa thủy tinh đốt nóng trên đèn cồn, chấm vào bột S rồi
quan sát pư ngoài không khí và trong oxi).
HS: S cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ, cháy sang rực trong oxi
và sinh nhiều khói trắng.
GV: sản phẩm của pư là khí sunfurơ có CTHH là SO
2
và một ít SO
3
(tạo
khói trắng). Hãy viết pthh?
HS: S + O
2
→ SO
2
- Tương tự TN 4: P cháy trong oxi.
4P + 5O
2
→ 2P
2
O

5
(anhiđrit photphoric)
4. Nhận xét:
GV: qua các pư trên, hãy nhận xét về khả năng td của oxi với KL và PK?
Sản phẩm của pư là gì?
HS: O
2
có thể td với nhiều KL, PK tạo oxit. Oxi là một trong các PK hoạt
động mạnh nhất.
GV: cho biết hóa trị của oxi trong các hợp chất tạo thành?
HS: O luôn có hóa trị II.
d) Sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan trong hình thành khái
niệm
- Các khái niệm đều được bắt đầu từ thực nghiệm. Đối với các khái niệm
chung chỉ cần chọn một số ít các hiện tượng trong đó chứa đựng những đặc
điểm chung nhất và bản chất nhất của khái niệm.
- Lựa chọn các khái niệm các hiện tượng đảm bảo dẫn hs đến sự khái quát
hoá đúng đắn.
- Tăng cường sử dụng thí nghiệm theo phương pháp đối chứng rồi chú ý hs
vận dụng các khái niệm để giải thích các hiện tượng.
- Các khái niệm không chỉ đơn thuần mô tử tính chất của các chất mà chủ
yếu giúp hs khái quát hoá.
II.3.2. Hình thành kĩ năng về ngôn ngữ hoá học
a) Ngôn ngữ hoá học trong giáo trình mở đầu
- Thành phần của NNHH gồm:
+ Các thuật ngữ hoá học
+ Các biểu tượng hoá học: Kí hiệu hoá học, công thức hoá học,
phương trình hoá học
+ Danh pháp hoá học
- Trong giáo trình mở đầu, tập trung ở việc hs sử dụng thành thạo về kí hiệu

hoá học, công thức hoá học, phương trình hoá học…hiểu đúng một số thuật
ngữ và biết cách gọi tên các nguyên tố và một số chất cơ bản. Việc hình
thành kĩ năng sử dụng NNHH cần được tiến hành thường xuyên trong từng
bài học.
b) Hướng dẫn hs sử dụng KHHH, lập CTHH và PTHH
- Hs cần phải nắm vững về ý nghĩa các yếu tố trên
- Rèn luyện cho hs có khả năng sử dụng và sử dụng tốt nó như là một
phương tiện để nghiên cứu hoá học chứ không phải là mục tiêu của hoá học.
- Ghi nhớ cách lập KHHH các nguyên tố
- Yêu cầu hs biết cách đọc viết chính xác thành thạo đối với KHHH, CTHH,
danh pháp các chất.
II. 3.3. Giảng dạy các bài về chất - NTHH trong giáo trình mở đầu
a) Đặc điểm về nội dung
- Các bài giảng về chất có ý nghĩ to lớn trong việc tích lũy sự kiện, hình
thành khái niệm HH ở THCS tạo điều kiện cho HS tiếp thu được các kiến
thức LTCĐ của CTHHPT và giúp HS vận dụng kiến thức chủ đạo nghiên
cứu các chất ở mức độ sâu sắc, hiện đại đi sâu vào bản chất các quá trình
biến đổi HH.
- Thời lượng không nhiều lắm chỉ tập trung vào một số chất cơ bản
- Các điển hình cho cho từng loại chất nghiên cứu, nghiên cứu những tính
chất đặc trưng nhất của chúng.
- Tính chất của các chất được nghiên cứu trên cơ sở từ các phản ứng cụ thể
với dàn bài chung: TrTTN → TCVL → TCHH → ƯD → ĐC
- Các nội dung về chất nhằm hình thành các khái niệm cơ bản.
b) Nhiệm vụ các bài giảng dạy về chất –NTHH
- Nhằm cung cấp các kiến thức HH cơ bản về chất và các biến đổi của chúng
qua đó hình thành hệ thống kiến thức HH cơ bản, ban đầu và chuẩn bị cho
HS tiếp thu các kiến thức LTCĐ của toàn bộ CTHH PT
- Giúp hình thành, hoàn thiện các khái niệm HH cơ bản nhất như:chất
( thành phần, cấu tạo ptử, tính chất, PP đc đơn chất, hợp chất). Pưhh ( dấu

hiệu, đk, bản chất, phân loại…)
- Vận dụng kiến thức lí thuyết, củng cố hoàn thiện và phát triển ND kiến
thức của chúng.
- Hình thành phát triển KT, KN sd ngôn ngữ HH phổ thong: KHHH, CTHH,
PTHH, Danh pháp…
- Hình thành phát triển hoàn thiện các kĩ năng HH như: sd, bảo quản hóa
chất dụng dụ, tiến hành Tn, tính toán HH, giải các dạng BTHH
c) Phương pháp giảng dạy chung
- Các tính chất của chất đều xuất phát từ các hiện tượng thí nghiệm. Do đó
yêu cầu cao khả năng tiến hành thí nghiệm của giáo viên và khả năng thực
hành của hs chủ yếu theo phương pháp minh hoạ.
II.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CT HÓA HỌC
THCS
1. Chương trình Hóa học 8:
* Chương 1: Chất, nguyên tử, phân tử
- ND bao gồm các khái niệm cơ bản mở đầu về chất và cấu tạo chất. Với
khái niệm tổng quát nhất là chất, các khái niệm thành phần cấu tạo của chất (
nguyên tử, NTHH, đơn chất, hợp chất, phân tử…) được hình thành theo sơ
đồ:
Các hạt cơ bản → nguyên tử → nguyên tố → Đơn chất → Phân tử → Chất
→ Hợp chất → Hỗn hợp
- Ngôn ngữ HH được hình thành từ các KHHH để biểu thị các nguyên tử,
NTHH, các CTHH biểu thị các phân tử đơn và hợ chất và sự thiết lập CTHH
được hình thành trên cơ sở khái niệm hóa trị các NTHH.
- ND mới của chương là thành phần cấu tạo nguyên tử và khái niệm nguyên
tử, nguyên tố, NTK, hóa trị cũng được trình bày theo quan điểm hiện đại
đảm bảo tính KH và chính xác hơn.
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa điện, gồm hạt nhân mang điện
tích dương và các e mang điện tích âm luôn chuyển động xung quanh hạt
nhân.

+ NTHH là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt
nhân.
+ NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvc.
+ KL tính bằng đvc chỉ là KL tương đối giữa các nguyên tử.
+ Các khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất cũng được trình bày theo quan
điểm này, khái niệm hóa trị có sự bổ sung them hóa trị của nhóm nguyên tử.
* Chương 2: Pưhh
- ND của chương nhằm trình bày toàn bộ ND ban đầu về khái niệm pưhh
( định nghĩa, biểu diễn pưhh, điều kiện của pư, mô tả pư và dấu hiệu nhận ra
pưhh). Nghiên cứu sự biến đổi chất có sự so sánh hiện tượng vật lí và hiện
tượng HH để đi đến định nghĩa pưhh là QT biến đổi chất này thành chất
khác. Các khái niệm về bản chất, diễn biến và điều kiện xảy ra pưhh cũng
được hình thành.
- Dấu hiệu pưhh được đề cập ở 2 mặt biến đổi của chất: sự biến đổi của tiểu
phân (có chất mới tạo ra) và biến đổi năng lượng ( tỏa nhiệt, phát sáng) nên
đầy đủ và chính xác hơn. Hs cũng được cung cấp các kĩ năng QS và mô tả
các dấu hiệu để nhận ra pưhh.
- Về mặt định lượng, QT biến đổi các chất tuân theo ĐLBTKL và đó cũng là
cơ sở để thiết lập PTHH. ND kiến thức về PTHH đã giới thiệu kí hơn các
bước thành lập PTHH và ý nghĩa của PTHH.
* Chương 3: Mol và tính toán HH
- ND của chương nhằm trình bày hệ hống kĩ năng về tính toán định lượng
trong HH và hình thành khái niệm mol, bổ sung thêm ND khái niệm tỉ khối
các chất khí.
- Sự sx các ND tính toán HH ở giai đoạn này là hợp lí vì sau khi HS được
hình thành về khái niệm về CTHH, PTHH, mol, mối quan hệ giữa mol và
KL, mol và thể tích các khí ở đktc, tỉ khối các khí là cơ sở để hình thành và
RL kĩ năng tính toán định lượng trong HH.
- Các kí năng tính theo CTHH, PTHH là các kĩ năng cơ bản nhất trong HH
và nó được phát triển, mở rộng thành các dạng BTHH rất đa dạng và phong

phú trong QT nghiên cứu các chất, các học thuyết HH trong CT.
* Chương 4 và 5: Oxi - Không khí; Hiđro - Nước.
- ND của 2 chương nhằm cung cấp các KT cơ bản về 2 nguyên tố O
2
và H
2
,
hợp chất của chúng là H
2
O. Đây là 2 nguyên tố có ý nghĩa nhận thức to lớn
và quan trọng hang đầu trong HH. Đồng thời H
2
, O
2
, H
2
O là những chất phổ
biến và quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.
- Thông qua việc nghiên cứu TCHH, ĐC O
2
, H
2
, H
2
O bước đầu hình thành
cho HS khái niệm về pưhh đơn giản (như hóa hợp, phân hủy, thay thế và
oxhk) và khái niệm-CTHH-phân loại-goi tên các loại hợp chất vô cơ cơ bản
như ( oxit, bazơ, axit, muối.
- Khái niệm pưoxhk được nghiên cứu sâu hơn về ND các yếu tố dẫn đến
khái niệm và mối liên hệ giữa các khái niệm, đồng thời có đưa them tư liệu

đọc thêm để chuẩn bị cho HS tiếp thu bản chất của pư oxhk theo quan điểm
của thuyết e ở THPT.
- Phương pháp chương 4:
+ Chuẩn bị và cho HS quan sát nhận xét TCVL của oxi trong các lọ (có ít
nước ở đáy lọ)
+ Liên hệ tỉ khối so với không khí (càng lên cao càng khó thở), độ tan trong
nước 9 cá sống được dưới nước), trạng thái của oxi ở các nhiệt độ khác nhau
(oxi lỏng).
+ Phần TCHH của O
2
: pp vấn đáp kết hợp TN nghiên cứu: S+O
2
; P+O
2
;
Fe+O
2
. Cần lưu ý HS quan sát kĩ các khía cạnh của thí nghiệm, đk pư, các
dấu hiệu của pư…so sánh tốc độ pư trong oxi và trong không khí.
+ Xây dựng khái niệm pư hóa hợp và sự oxh: dựa vào các pưhh trong phần
TCHH của oxi.
+ Giới thiệu hình vẽ 4.4 SGK về ưd của oxi và sưu tầm các tranh ảnh về ưd
của oxi trong thực tiễn và đời sống.
+ Khi dạy học định nghĩa về oxit có thể dùng pp vấn đáp hoặc grap hóa định
nghĩa oxit.
+ Liên hệ thực tiễn khi dạy về không khí, sự cháy, sự oxi hóa chậm, năng
lượng của các pư cháy trong đời sống và kĩ thuật, vai trò của ngọn lửa trong
sự phát triển văn hóa loài người.
- Phương pháp chương 5:
+ Tăng thời gian luyện tập (2 tiết), thực hành (2 tiết), vận dụng kiến thức và

phát triển tư duy cho HS.
+ Chú ý sd các TN hóa học theo PP nghiên cứu, tạo đk cho HS tự chiếm lĩnh
KT mới. Kết hơpk sd PP đàm thoại phát hiện.
+ Cho Hs quan sát nhận xét một số ống nghiệm chứa đầy H
2
, trả lời về
TCVL. TN thả quả bong bay chứa H
2
.
+ Qs sự cháy của H
2
trong O
2
như hình 5.1a và 5.1b.
+ Tn : CuO+H
2
(hình 5.2)
+ Đc và Ưd: dựa váo hình 5.3
+ Sử dụng sơ đồ Grap ND dạy học về TCHH của H
2
và pư oxhk.
+ TN biểu diễn: Na+H
2
O; CaO+H
2
O.
+ Liên hệ thực tiễn về vai trò của nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm
nước.
* Chương 6: Dung dịch
- Chương này được chuyển từ lớp 9 cũ xuống nhưng được bổ sung và trình

bày một cách hệ thống các khái niệm cơ bản về độ tan, dung dịch, dung dịch
bão hòa và chưa bão hòa, nồng độ dung dịch, và cách pha chế dung dịch
- Sau phần LT là các ND thực hành nhằm RL kĩ năng tính toán theo nồng độ
dung dịch và pha chế dung dịch theo các nồng độ %, C
M
, pha loãng dung
dịch.
- Phương pháp:
+ Hs quan sát một số TN để rút ra nhận xét về: chất tan, dung môi, dung
dịch, nước là dung môi của nhiều chất, nhưng không phải của tất cả các chất.
+ Gv thong báo, HS chấp nhậ khái niệm độ tan, từ đó hình thành khái niệm
dung dịch bão hòa, chưa bão hòa
+ Hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan thông qua nghiên cứu tính tan của
một số oxit, bazơ, muối.
+ Hướng dẫn kí HS công thức tính toán các loại nồng độ %, M; pha loãng
dung dịch, pha trộn dung dịch theo các nồng độ khác nhau.
2. Chương trình Hóa học 9:
* Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
- ND của chương nhằm hoàn chỉnh các kiến thức về các hợp chất vô cơ quan
trọng theo quan điểm của thuyết nguyên tử - phân tử. Mỗi loại chất được
nghiên cứu về tính chất chung của một số chất quan trọng đại diện cho loại
hợp chất đó. Kết thúc chương có xem xét đến mối quan hệ qua lại giữa các
hợp chất vô cơ giúp học sinh có cái nhìn khái quát về thành phần, tính chất,
điều chế, cách nhận biết chúng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau.
- ND của chương có sự bổ sung them các ND mhư:
+ Khái niêm oxit trung tính (NO, CO), oxit lưỡng tính
+ Tính chất của SO
2
, HCl, Ca(OH)
2

, thang pH
+ Phân bón hóa học: phân bón đơn, phân bón kép, phân vi lượng
+ Một số muối quan trọng: NaCl, KNO
3
- Thông qua kiến thức trong chương mà các khái niệm về chất, phản ứng hóa
học cũng được củng cố, hoàn thiện ( khái niệm phản ứng trao đổi, phản ứng
trung hòa) và phát triển them một bước.
- Phương pháp:
+ Đầu tiên nghiên cứu về bazơ kiềm, tới bazơ nói chung, axit, oxit và cuối
cùng là muối.
+ Gv tổ chức cho HS tiến hành một số TN cụ thể (TN biểu diễn + TN học
sinh), dẫn dắt HS rút ra TCHH của mỗi loai hợp chất và viết được PT pưhh.
* Chương 2: Kim loại và Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học
- ND 2 chương nàynghiên cứu 2 loại đơn chất là KL và PK. Mỗi loại đơn
chất đều được nghiên cứu từ tính chất chung của loại đơn chất và tính chất
của một số kim loại, phi kim tiêu biểu có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như
Al, Fe, Cl, C, Si.
- Thông qua việc nghiên cứu KL và PK, có cung cấp thêm một số kiến thức
lí thuyết, thực tiễn và kĩ thuật tổng hợp làm tăng tính thực tiễn và hiện đại
của chương trình như:
+ Dãy HĐHH của KL
+ Sự ăn mòn KL và bảo vệ KL không bị ăn mòn
+ Công nghiệp luyện kim: gang, thép
+ Công nghiệp silicat
- Phần cuối chương 3 nghiên cứu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo
sự tăng dần của điện tích hạt nhân, cấu tạo BTH các NTHH dạng dài, mối
liên quan của vị trí nguyên tố trong BTH với cấu tạo nguyên tử, sự biến đổi
tính chất của các nguyên tố trong BTH và ý nghĩa của BTH các NTHH để
suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của NT khi biết vị trí của NT và ngược

lại.
- Sự nghiên cứu BTH các NTHH giúp cho HS có cái nhìn khái quát về sự
sắp xếp các NTHH thành chu kì, nhóm đều có sự lien quan chặt chẽ với đặc
điểm cấu tạo nguyên tử của các NTHH. Sự biến thiên tính chất các NT,
thành phần, tính chất các hợp chất của các NT đều tuân theo một qui luật
nhất định và có liên quan chặt chẽ với cấu tạo nguyên tử các NT đó. Từ các
qui luật này hình thành cho HS kĩ năng sử dụng BTH: từ VT các NT →
CTNTử → TC của NTố → so sánh với các NT lân cận và ngược lại.
- Như vậy nghiên cứu BTH ở lớp 9 nhằm củng cố, hệ thống hóa có tính qui
luật các NT và các chất hóa họcđược nghiên cứu trong các chương trên, giúp
HS bước đầu làm quen với việc sử dụng BTH trong việc tìm hiểu mối lien
quan giữa cấu tạo ntử với VT, TC của đơn chất và hợp chất của nó.
* Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu và Chương 5: Dẫn xuất của
hiđrocacbon. Polime
- ND 2 chương này nhằm cung cấp kiến thức về các hợp chất hữu cơ cơ bản,
có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, giúp HS có khái niệm đầy đủ về chất
( chất vô cơ và hữu cơ) và tính đa dạng, phong phú của các hợp chất của
nguyên tố cacbon.
- ND của 2 chương làm cho CT HHTHCS hoàn chỉnh và đáp ứng mục tiêu
đào tạo của cấp học. Để giúp HS có khái niệm đầy đủ về chất hữu cơ, các
loại chất hữu cơ và phản ứng hóa học trong hóa hữu cơ trong 2 chương này
chỉ cung cấp các kiến thức về các chất hữu cơ cơ bản, tiêu biểu đại diện cho
các loại hợp chất hữu cơ sẽ được nghiên cứu kĩ ở CTHH THPT.
- Các chất được nghiên cứu là chất tiêu biểu phổ biến và có ý nghĩa to lớn
trong sản xuất và đời sống như CH
4
, C
2
H
4

, C
2
H
2
, C
6
H
6
, C
2
H
5
OH,
CH
3
COOH…một số hợp chất thiên nhiên quan trọng như: chất béo, một số
hiđrocabon, protein, polime có nhiều ứng dụng trong thực tế. Việc nghiên
cứu các chất hữu cơ này cũng đủ để HS có nhận thức đầy đủ về khái niệm
chất, khái niệm phản ứng hóa học và vai trò của hóa học đối với đời sống,
sản xuất và nền kinh tế quốc dân.
- Thông qua việc nghiên cứu các chất hữu cơ tiêu biểu này, GV cần hình
thành cho HS các kĩ năng HH, phương pháp nhận thức hóa hữu cơ trên cơ sở
mối liên hệ: thành phần và cấu trúc phân tử ( thứ tự liên kết trong phân tử)
với tính chất lí, hóa cơ bản và ứng dụng quan trọng của chúng. Sự nghiên
cứu các chất hữu cơ tiến hành theo qui trình: cấu tạo phân tử → tính chất
tiêu biểu → Ưd quan trọng → pp điều chế.
II. 5. KĨ THUẬT THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI BÀI HỌC
Lớp 8: Bài 10 – Hoá trị (tiết 13 +14);
Bài 13 – Phản ứng hoá học (tiết 18)
Bài 24 – Tính chất của oxi ( tiết 37+38)

Lớp 9: Bài 3- Tính chất hoá học của axit
Bài 16- Tính chất hoá học của kim loại
Bài 18- Nhôm
Bài 26- Clo
Bài 36- Metan
Tiết 13. Hóa trị
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu được hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị
- Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử
thường gặp
- Biết quy tắc về hoá trị và biểu thức
- áp dụng quy tắc hoá trị để tính được hoá trị của một số nguyên tố hoặc một
nhóm nguyên tử.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ, bảng 1 (SGK-42)
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15)
Kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà
?/ Viết công thức dạng chung của
đơn chất? Hợp chất?
?/ Nêu ý nghĩa của CTHH?
GV: Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập
2 và 3 (33)
HS: Chữa BT2 (33)
- Công thức hoá học cho biết:
a/ Khí clo (Cl
2
): Có 1 nguyên tố cấu
tạo nên chất là nguyên tố clo

+ Có 2 nguyên tử trong một phân tử.
+ PTK = 35,5 x 2 = 71 (đ.v.c)
b/ Kẽm clorua: (ZnCl
2
): Có 2 nguyên
tố cấu tạo nên hợp chất là Zn và Cl
+ Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử
Cl trong một phân tử hợp chất.
+PTK = 136 (đ.v.c)
HS: Chữa BT3 (33)
a/ CaO
- PTK = 56
b/ NH
3
- PTK = 17
c/ CuSO
4
- PTK = 160
Hoạt động 2 (7)
cách xác định hoá trị của một nguyên tố
GV thông báo: Người ta quy ước gán
cho H hoá trị I. Một nguyên tử
nguyên tố khác liên kết được với bao
nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên
tố đó có hoá trị bấy nhiêu.
VD: HCl, NH
3
, CH
4


?/ Em hãy xác định hoá trị của Cl, N,
C trong các hợp chất trên và giải
1/ Cách xác định
HS: Nghe và ghi bài
- HCl: Clo có hoá trị I vì 1 nguyên tử
clo liên kết với một nguyên tử hiđro
thích?
GV giới thiệu: Người ta còn dựa vào
khả năng liên kết của nguyên tử
nguyên tố khác với oxi (hoá trị của
oxi bằng 2 đơn vị)
VD: K
2
O, ZnO, SO
2

?/ EM hãy xác định hoá trị của K,
Zn, S trong các công thức trên?
GV giới thiệu: Hoá trị của 1 nhóm
nguyên tử và yêu cầu HS xem bảng 2
(43 SGK) và yêu cầu về nhà học
thuộc hoá trị của một số nhóm
thường gặp.
- NH
3
: Nitơ có hoá trị III vì 1 nguyên
tử nitơ liên kết với 3 nguyên tử hiđro
- CH
4
: Cac bon có hoá trị IV vì một

nguyên tử cac bon kiên kết với 4
nguyên tử hiđro.
- K
2
O: Kali có hoá tri I vì 2 nguyên
tử kali liên kết với 1 nguyên tử oxi
- ZnO: Zn có hoá trị II vì
- SO
2
: S có hoá trị IV vì
Hoạt động 3 (3)
2/ kết luận
?/ Hoá trị là gì? Hoá trị là con số biểu thị khả năng
liên kết của nguyên tử nguyên tố này
với nguyên tử nguyên tố khác
Hoạt động 4 (10)
quy tắc về hoá trị
GV: Giới thiệu lại công thức chung
của hợp chất 2 nguyên tố: AxBy
- Giả sử hoá trị của nguyên tố A là a
và hoá trị của nguyên tố B là b.
? Hãy thảo luận để tìm ra các giá trị
x.a và y.b, mối liên hệ giữa 2 hoá trị
đó đối với các hợp chất ghi trong
bảng sau:
x. a y.b
Al
2
O
3

P
2
O
5
GV: Cho biết hoá trị của Al, P trong
các hợp chất trên
? So sánh các tích x.a và y.b trong
1/ Quy tắc:
x. a y.b
Al
2
O
3
2.III 3.II
P
2
O
5
2.V 5.II
- x.a = y.b
các trường hợp trên

Đó là biểu
thức của quy tắc hoá trị.
?/ Nêu quy tắc hoá trị?
GV thông báo: Quy tắc này đúng
ngay cả khi A hoặc B là 1 nhóm
nguyên tử.
VD: Zn(OH)
2

. Ta có x.a = 1.II,
y.b = 2.I (hoá trị của OH = I)
* Quy tắc: Trong CTHH, tích chỉ số
và hoá trị của nguyên tố này bằng
tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố
kia.
Hoạt động 5 (7)
2/ vân dụng
GV treo bảng phụ ND bài tập: Biết
hoá trị của hiđro là I, của oxi là II.
Hãy xác định hoá trị của các nguyên
tố (hoặc nhóm nguyên tử) trong các
công thức sau:
a/ H
2
SO
3
b/ N
2
O
5
c/ MnO
2
d/ PH
3
HS: Làm bài tập:
a/ AD quy tắc hoá trị: x.a = y.b (B là
nhóm SO
3
) ta có: 2.I = 1.b


b = II.
Vậy hoá trị của nhóm SO3 là II
b/ Tương tự: Hoá trị của nguyên tố
nitơ là V
c/ Tương tự: Hoá trị của nguyên tố
Mn là: IV
d/ Tương tự: Hoá trị của nguyên tố P
là: III
Hoạt động 6 (3)
Củng cố - Bài tập về nhà
?/ Hoá trị là gì?
?/ Nêu quy tắc hoá trị?
- BTVN: 1,2,3,4 (37,38)
Tiết 14. hoá trị (tiếp)
I/ Mục tiêu:
- HS biết lập công thức hoá học của hợp chất (dựa vào hoá trị của các
nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử)
- Rèn luyên kỹ năng lập công thức hoá học của chất và kỹ năng tính hoá trị
của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
- Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của công thức hoá học.
II/ chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ
HS: Bảng nhóm
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15)
Kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà
?/ Hoá trị là gì?
?/ Nêu quy tắc hoá trị? Viết biểu

thức?
GV: Gọi HS lên chữa bài tập 2 (37)
GV: Gọi HS chữa bài tập 4 (37)
HS: Trả lời
- Biểu thức: x.a = y.b
HS: Chữa bài tập 2 (37)
a/ KH: Hoá trị của K là I
- H
2
S: Hoá trị của S là II
- CH
4
: Hoá trị của C là IV
b/ FeO: Hoá trị của Fe là II
- Ag
2
O: Hoá trị của Ag là I
SiO
2
: Hoá trị của Si là IV
HS: Chữa bài tập 4 (37)
a/ ZnCl
2
: Zn hoá trị II
- CuCl
2
: Cu có hoá trị II
- AlCl
3
: Al có háo trị III

b/ FeSO
4
: Fe có hoá trị II
Hoạt động 2 (20)
Vận dụng: Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị
GV cho HS làm VD1: Lập CTHH
của hợp chất tạo bởi N (IV) và O.
GV thông báo các bước giải:
- Viết công thức dạng chung
- Viết biểu thức quy tắc hoá trị
- Chuyển thành tỉ lệ: x/y = b/a
- Viết công thức hoá học của hợp
chất.
GV: Yêu cầu HS làm theo từng bước
GV cho HS làm VD2: Lập công thức
của hợp chất gồm:
a/ Kali (I) và nhóm CO3 (II)
b/ Nhôm (III) và nhóm SO4 (II)
GV đặt vấn đề: Khi làm các bài tập
hoá học, đòi hỏi phải có kĩ năng lập
CTHH nhanh và chính xác. Vậy có
HS làm VD1:
- Giả sử công thức chung của hợp
chất là: N
x
O
y
- Theo quy tắc hoá trị: x.a = y.b

x.IV = y. II

- Chuyển thành tỉ lệ: x/y = b/a =
II/IV = 1/2
- Vậy công thức cần lập là NO
2
HS làm VD2:
a/ Công thức chung là: K
x
(CO
3
)
y
- x.I = y.II
- x/y = II/I = 2/1
- CT cần tìm là: K
2
CO
3
b/ Công thức chung là: Al
x
(SO
4
)
y
- x.III = y.II
- x/y = II/III = 2/3
- CT cần tìm là: Al
2
(SO
4
)

3
cách nào để lập CTHH nhanh hơn
không?
GV tổng hợp: Có 3 trường hợp
- Nếu a = b thì x = y
- Nếu a khác b và tỉ lệ a : b (tối giản)
thì x = b, y = a
- Nếu a khác b và tỉ lệ a : b chưa tối
giản thì giản ước để có a
,
: b
,
và lấy
x = b
,
và y = a
,

GV yêu cầu HS làm VD3: Lập
CTHH của các hợp chất
a/ Na (I) và S (II)
b/ Fe (III) và nhóm OH (I)
c/ Ca (II) và nhóm PO4 (III)
d/ S (IV) và O (II)
HS làm VD3:
a/ CT chung là: Na
x
S
y
- x = b = II, y = a = I. Vậy CT đúng

là: Na
2
S
b/ Tương tự: CT đúng là: Fe(OH)
3
c/ Tương tự: CT đúng là: Ca
3
(PO
4
)
2
d/ Tương tự: CT đúng là: SO
3
Hoạt động 3 (8)
Luyên tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập:
Hãy cho biết các công thức sau đúng
hay sai. Nếu sai sửa lại cho đúng.
a/ K(SO
4
) f/ FeCL
3
b/ CuO
3
g/ Zn(OH)
3
c/ Na
2
O h/ Ba
2

OH
d/ Ag
2
NO
3
i/ SO
2
e/ Al(NO
3
)
3
HS làm bài tập:
- Các công thức đúng: c, f, i, e
- Các công htức sai:
a/ K(SO
4
)
2
sửa lại là: K
2
SO
4
b/ CuO
3
sửa lại là: CuO
d/ Ag
2
NO
3
sửa lại là: AgNO

3
g/ Zn(OH)
3
sửa lại là: Zn(OH)
2
h/ Ba
2
OH sửa lại là: Ba(OH)
2

Hoạt động 4 (2)
dặn dò - bài tập vềnhà
- Đọc bài đọc thêm (39)
- BTVN: 5,6,7,8 (38)
Tiết 37. Tính chất của oxi
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được trạng thái và các tính chất vật lí của oxi
- Biết được một số tính chất hoá học của oxi
- Rèn luyện kĩ năng lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Chuẩn bị phiếu học tập
- Chuẩn bị các thí nghiệm về t/c vật lí của oxi, t/c hoá học của oxi (đốt P, S
trong oxi)
- Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt
- Hoá chất: 3 lọ oxi, bột S, P, dây sắt, than
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15)
tính chất vật lí
GV giới thiệu: Oxi là nguyên tố hoá

học phổ biến nhất (Chiếm 49,4%
khối lượng vỏ trái đất)
?/ Trong tự nhiên oxi có ở đâu?
?/ Hãy cho biết kí hiệu, công thức
hoá học, nguyên tử khối và phân tử
khối của oxi?
GV: Cho HS quan sát lọ O
2
và yêu
cầu HS nêu nhận xét
?/ Em hãy cho biết tỉ khối của oxi so
với không khí, từ đó cho biết oxi
nặng hay nhẹ hơn không khí?
GV: ở 20
0
C, 1 nước hoà tan được 31
ml khí oxi, 700 lít khí NH
3
?/ Vậy oxi tan nhiều hay ít ở trong
nước?
GV giới thiệu: Oxi hoá lỏng ở -
183
0
C, oxi lỏng có màu xanh nhạt
GV: Gọi HS nêu kết luận về t/c vật lí
của oxi.
- Trong tự nhiên oxi tồn tại ở 2 dạng:
+ Dạng đơn chất: Khí oxi có nhiều
trong không khí
+ Dạng hợp chất: Nguyên tố oxi có

nhiều trong nước, đường, quặng, đất
đá, cơ thể người và động vậ
- KHHH: O CTHH:O
2
NTK: 16 PTK: 32
- Oxi là một chất khí không màu,
không mùi
- d
2
O
/
KK
=
29
32


Oxi nặng hơn
không khí
- Oxi tan rất ít trong nước
* Kết luận: Oxi là chất khí, không
màu, không mùi, ít tan trong nước,
nặng hơn không khí, hoá lỏng ở -
183
o
C, oxi lỏng có màu xanh nhạt
Hoạt động 2 (18)
Tính chất hoá học
GV: Làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh
trong oxi theo trình tự:

- Đưa muôi sắt có chứa bột S (Vào
ngọn lửa đèn cồn). Cho HS quan sát
và nhận xét
- Đưa S đang cháy vào lọ có chứa
oxi và yêu cầu HS quan sát và nhận
xét hiện tượng
- So sánh các hiện tượng S cháy
trong không khí và cháy trong oxi?
GV giới thiệu: Chất khí đó là lưu
huỳnh đioxit (SO
2
) hay còn gọi là khí
sun fuzơ.
Yêu cầu HS viết phương trình vào vở
GV: Làm thí nghiệm đốt phot pho đỏ
tronh không khí và trong oxi

Các
em hãy nhận xét hiện tượng và so
sánh sự cháy của P trong không khí
và trong oxi?
GV: Đó là P
2
O
5
(Đi phot pho
pentaoxit) tan được trong nước
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ
1/ Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với lưu huỳnh

- Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt
hơn, với ngọn lửa máu xanh sinh ra
chất khí không màu
PT: S + O
2

→
o
t
SO
2
b. Tác dụng với phot pho
- Phot pho cháy mạnh trong oxi với
ngọn lửa sáng chói tạo ra khói dày
đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột
PT: 4P + 5O
2

→
o
t
2P
2
O
5
Hoạt động 3 (10)
luyện tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1:
a/ Tính V
OXI

tối thiểu ở (đktc) cần
dùng để đốt cháy hết 1,6 gam bột lưu
huỳnh?
b/ Tính khối kượng khí SO
2
tạo
thành?
HS: Làm bài tập 1
- PTPƯ: S + O
2

→
o
t
SO
2
n
S
=
M
m
=
32
6,1
= 0,05 (mol)
- Theo PT: n
S
= n
O
2

= n
SO
2
= 0,05
(mol)
V
O
2
= n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12
(l)
m
SO
2
= n . M = 0,05 . 64 = 3,2 (g)

×