Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tiểu luận đầu tư quốc tế TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.13 KB, 53 trang )

MỤC LỤC
BẢNG TĨM TẮT CÁC CƠNG TRÌNH ĐƯỢC TỔNG QUAN..................................ii
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ......................................................................................................2
1.1. Tác động tích cực................................................................................................2
1.1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..................................................................2
1.1.2. FDI góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.......................................3
1.2. Những thách thức, hạn chế của FDI....................................................................4
1. 2. 1. Về bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế.........................................4
1.2.2. Về môi trường, chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất.......................4
1.2.3. Tác động tiêu cực khác.................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ......................................6
2.1. Tổng quan một số cơng trình về Việt Nam..........................................................6
Đề tài 1 : “ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam”..............................................................................................................6
Đề tài 2 “Về vai trò của FDI – Nghiên cứu so sánh trường hợp Việt Nam và Trung
Quốc”...................................................................................................................15
Đề tài 3: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” (“Foreign Direct Investment
in Vietnam”).........................................................................................................20
2.2 Tổng quan một số cơng trình về các nước khác trên thế giới.............................26
Đề tài 4: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực
nghiệm từ nguồn dữ liệu tại Indonesia” (“Foreign Direct Investment and
Economic Growth: Empirical Evidence from Sectoral Data in Indonesia”).........26
Đề tài 5: “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngồi trong q trình nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc từ 1992 đến nay, những gợi ý với Việt
Nam”.................................................................................................................... 30
Đề tài 6: “Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế tại Pakistan” (“Impact of
Foreign Direct Investment on Economic Growth in Pakistan”)............................34
Đề tài 7: Đầu tư trực tiếp nước ngồi và hiệu ứng cơng nghệ trong ngành cơng


nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ (“Foreign Direct Investment and Technology Spillovers in the
Turkish Manufacturing Industry”)........................................................................36
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.....45
KẾT LUẬN.................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48


BẢNG TĨM TẮT CÁC CƠNG TRÌNH ĐƯỢC TỔNG QUAN
STT

Đề tài

Năm

Phương pháp

xuất bản

nghiên cứu

Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, Tác động

Định tính, sử

của đầu tư trực tiếp nước ngồi tới tăng
1.

trưởng kinh tế ở Việt Nam, dự án SIDA
“Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách


dụng số liệu
2006

cấp,

để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -

Phạm Sỹ Thành, Về vai trò của FDI –
Nghiên cứu so sánh trường hợp Việt Nam và



cấp;

định lượng.

xã hội của Việt Nam thời kì 2001-2010”.

2.

thống kê thứ

Định
2011

Trung Quốc.

3.

Nam và Đông Nam Á, Đại học Khoa học Xã


2013

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP
Abdul Khaliq-Andalas University and Ilan
Noy- University of Hawai, Foreign Direct

2006

tư và tăng tài sản vốn, làm tăng hiệu quả đầu tư
chung của nền kinh tế.
- Phân tích định tính: tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế thông qua hai kênh vốn đầu tư và
các tác động tràn.

thống kê, tổng Việt Nam và Trung Quốc, so sánh những điểm
hợp, so sánh.

tương đồng và khác biệt.

Định

- Cơ sở lý thuyết của đầu tư trực tiếp nước
ngồi.

tính,

thống kê, phân
tích, tổng hợp.


- Tác động của FDI đến sự tăng trưởng, phát
triển kinh tế của Việt Nam.

Định lượng

Điều tra tác động của FDI tới tăng trưởng kinh

HCM.
4.

- Phân tích định lượng: FDI cung cấp vốn đầu

tính, Vai trị của FDI đối với sự phát triển kinh tế của

Trần Đình Lâm, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Việt

Kết quả nghiên cứu

tế ở Indonesia giai đoạn 1997-2006.


Investment

and

Economic

Growth:


Empirical Evidence from Sectoral Data in
Indonesia.
Đỗ Thị Kim Hoa, Vai trò của đầu tư trực

Khái quát hoạt động FDI của Trung Quốc giai

tiếp nước ngồi trong q trình nâng cao
5.

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung

2006

Định tính

Quốc từ 1992 đến nay, những gợi ý với Việt

đoạn 1992-2005. Phân tích làm rõ vai trị của
FDI đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh
kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn này.

Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
Nuzhat Falki, Impact of Foreign Direct
6.

Investment

on

Economic


Pakistan,

COMSATS

Growth
Institute

in
of

2009

Định lượng

Vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế ở
Pakistan giai đoạn 1980-2006.

Information Technology.
Alper Sửnmez and M. Teoman Pamukỗu,
7.

Foreign Direct Investment and Technology
Spillovers in the Turkish Manufacturing
Industry, Middle East Technical Universiy.

Đánh giá tác động lan tỏa công nghệ theo chiều
2006

Định lượng


ngang của FDI đối với sự gia tăng sản lượng
của các hãng nội địa trong ngành cơng nghiệp
sản xuất của Thổ Nhĩ Kì giai đoạn 2003-2006.


LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì đều
cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn
vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động từ trong nước hoặc nước ngoài, tuy nhiên
đối với nhiều quốc gia, nhất là những nước đang phát triển, nguồn vốn trong nước
thường có hạn, trong khi nhu cầu đầu tư cao, cần số vốn lớn để phát triển kinh tế. Vì vậy,
nguồn vốn đầu tư nước ngồi ngày càng giữ vai trò qua trọng đối với sự tăng trưởng kinh
tế của mỗi quốc gia.
FDI đã mang lại những đống góp to lớn cho các nền kinh tế như giải quyết việc
làm, tăng kinh ngạch xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP… Các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ,… đã đạt được tăng trưởng tốt và trở thành những nền kinh tế mạnh một
phần là nhờ vào việc thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những
thành quả đã đạt được, FDI cũng đã gây ra những ý kiến trái chiều về những tác động
tiêu cực mà nó mang lại.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những tác động của FDI cả tích cực lẫn tiêu
cực, đặc biệt là về mặt tăng trưởng kinh tế, là điều vơ cùng cần thiết. Trong bài viết này,
nhóm nghiên cứu thực hiện tổng thuật lại các cơng trình, đã nghiên cứu về những tác
động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, tới Việt Nam cũng như những quốc gia khác trên
thế giới, để xem xét, phân tích, đánh giá những tác động của FDI, đồng thời rút ra những
hạn chế còn tồn tại.

1



CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Tác động tích cực
1.1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp
cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên
thiên nhiên và công nghệ). Theo đánh giá của UNCTAD, hoạt động FDI đã trực tiếp
đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập cho người lao động và làm
cho sản lượng GDP tăng lên. FDI đã có tác động tích cực đối với các nhân tố sản xuất
chủ yếu sau:
- FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Đối với các nước nghèo và đang phát triển thì vốn là nhân tố đặc biệt quan trọng
đối với tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia này ln lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư và
rơi vào cái vịng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Một trong những khâu để phá vỡ cái vịng
luẩn quẩn đó là vốn cho đầu tư phát triển.
- FDI góp phần vào q trình phát triển cơng nghệ
Cơng nghệ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp các nước đang
phát triển theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nước công nghiệp phát triển. Hoạt
động đầu tư nước ngồi có vai trị đặc biệt quan trọng đối với q trình phát triển khao
học cơng nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao độngtại nước tiếp nhận đầu
tư thông qua chuyển giao công nghệ, phổ biến công nghệ và phát minh công nghệ.
- FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực
Lao động trong mơ hình tăng trưởng kinh tế cũng là một nhân tố đóng vai trị
quan trọng làm tăng tốc độ tăng trưởng. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp
nhận đầu tư thông qua cả số lượng và chất lượng lao động.

1.1.2. FDI góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội
2



- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
Qua nghiên cứu ở nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động đầu tư nước ngoài chủ yếu
đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đối với ngành sản xuất nông
nghiệp tỷ lệ đầu tư tương đối thấp hoặc nếu có đầu tư thì chủ yếu đầu tư vào ngành cơng
nghiệp chế biến.
- FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần thúc đẩy xuất khẩu của nước tiếp
nhận đầu tư thông qua năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- FDI góp phần cải thiện cán cân thanh tốn
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định
so với đầu tư gián tiếp đã góp phần quan trọng để duy trì, cải thiện cán cân thanh toán
tổng thể trong nền kinh tế. Điều này đã được chứng minh thông qua các cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ. Ngồi ra, hoạt động FDI cịn giúp ổn định cán cân thanh tốn
thơng qua hoạt động xuất khẩu thay thế nhập khẩu.
- FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tại các nước tiếp nhận đầu tư,
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp góp phần tạo việc làm cho
người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này. Trực tiếp tạo việc làm
bằng cách tuyển dụng lao động địa phương trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Nâng
cao thu nhập bằng việc các cơng ty nước ngồi trả lương cao hơn so với doanh nghiệp
trong nước. Ví dụ nh tại các nước đang phát triển nhIndonesia, Thái lan, Malaysia, Peru
thì mức lương trung bình của các doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với các doanh
nghiệp trong nước là 30%.
- FDI góp phần bảo vệ mơi trường, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên
Nhà đầu tư nước ngồi khi tiến hành đầu tư thường sở hữu cơng nghệ sạch, tiên
tiến và có hệ thống quản lý mơi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Bên
cạn đó, các nước tiếp nhận đầu tư thường yêu cầu rất chặt chẽ vấn đề xử lý môi trường
gây sức Ðp cho các nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi
3



trường do bên tiếp nhận đầu tư đặt ra. điều này góp phần bảo vệ mơi trường và khai thác
có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI góp phần vào q trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế
Đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trị quan trọng trong việc gắn kết giữa các
quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm cho phân công lao động quốc tế diễn
ra theo chiều sâu. Những cam kết về tự do hố đầu tư nước ngồi được coi như là những
quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia.
1.2. Những thách thức, hạn chế của FDI
1. 2. 1. Về bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế
Vốn do hoạt động FDI cung cấp có thể đem lại những hạn chế đối với phát triển
kinh tế đối với nước tiếp nhận đầu tư cụ thể:
- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn các nguồn vốn khác từ
nước ngoài. Tỷ lệ lợi tức của các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt ở các nước đang phát
triển cao hơn lãi suất của các khoản vay thương mại hoặc vay giữa các chính phủ.
- Vốn do hoạt động FDI cung cấp với một số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến chính
sách tiền tệ của một quốc gia.
1.2.2. Về môi trường, chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất
Về vấn đề môi trường, các nhà kinh tế học đều cho rằng tốc đọ tăng trưởng kinh tế
tỷ lệ thuận với tốc độ gây ô nhiễm môi trường do khai thac tài nguyên và thải các chất
thải độc hại từ hoạt động sản xuất. Nhiều nước đang phát triển đưa ra tiêu chuẩn kiểm
sốt mơi trướng thấp hoặc do trình độ quản lý kém cũng chính là ngun nhân gây ơ
nhiễm mơi trường khi tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ những nước đầu tư sang nước
tiếp nhận đầu tư đang biến những nước đang và kém phát triển thành nhưng bãi rác công
nghệ.
Về chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất, chuyển giao công nghệ lạc hậu
cũng làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư. Một số nhà đầu tư khi
4



chuyển giao cơng nghệ đã khơng chuyển giao tồn bộ mà chỉ chuyển giao cơng nghệ một
phần dẫn đến tình trạng công nghệ bị chắp vá, không đồng bộ.
1.2.3. Tác động tiêu cực khác
Về lao động, người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường địi hỏi
phải có trình độ cao nếu không đáp ứng thường bị sa thải. Một trong những nguyên nhân
khác dẫn đến tình trạng người lao động bị sa thải đó là do sù hợp nhất, sáp nhập và giải
thể của các công ty đa quốc gia diễn ra ngày càng tăng trên thế giới.
Về cạnh tranh, trong nhiều trường hợp, hàng hoá và dịch vụ của các công ty đa
quốc gia chiếm ưu thế hơn so với doanh nghiệp trong nước dẫn đến doanh nghiệp trong
nước bị mất dần thị trường, khơng có khả năng cạnh tranh và có thể lâm vào tình trạng
phá sản hoặc bị thơn tính.
Về cán cân thanh tốn, do phải nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất,
cơng nghệ, chuyển lợi nhuận, vay nợ nước ngồi. . . sẽ là một trong những nguyên nhân
tiềm Èn gây thâm hụt cán cân thanh tốn.
Về chính trị, do thành công trong hoạt động kinh doanh, nhưng công ty FDI và
cơng ty đa quốc gia ngày càng có vai trị quan trọng trong hoạt động xã hội, chính trị.
Những cơng ty đa quốc gia có thể can thiệp vào chính sách, quyết định phát triển kinh tế
của một quốc gia và hoạt động chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
2.1. Tổng quan một số cơng trình về Việt Nam
Đề tài 1 : “ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam”
Tác giả:


TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (Trưởng nhóm)
ThS. VũXuân Nguyệt Hồng
ThS. Trần Toàn Thắng
TS. Nguyễn Mạnh Hải

Thời gian và địa điểm xuất bản: Cơng trình hồn thành vào T2/2006, nằm trong
dự án SIDA “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kì 2001-2010”.
Nội dung khái quát: Cơng trình tập trung vào phân tích tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và các tác động tràn.
Ngồi ra cơng trình cũng tập trung vào đánh giá tác động tràn trong ngành công nghiệp
chế biến, tập trung sâu hơn vào vào ba nhóm ngành là dệt-may, chế biến thực phẩm và
cơ khí-điện tử. Ba nhóm ngành này vừa có vai chủ đạo trong ngành cơng nghiệp chế biến
của Việt Nam, vừa là các ngành thu hút mạnh FDI trong thời gian qua.
Phương pháp luận: Cơng trình kết hợp cả hai phương pháp là phân tích định tính
sử dụng số liệu thống kê thứ cấp , sơ cấp và phân tích định lượng.
Cơ sở lý thuyết: Sử dụng mơ hình tăng trưởng để đánh giá tác động của FDI tới
tăng trưởng kinh tế từ đó xây dựng mơ hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế thơng qua kênh đầu tư.
Số liệu: Cơng trình sử dụng số liệu chính thức từ cuộc Điều tra Doanh nghiệp
năm 2001 của Tổng cục Thống kê (TCTK) , ngoài ra còn sử dụng kết quả điều tra 60
doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động trong ngành chế biến và 33 doanh nghiệp trong
nước cùng ngành do nhóm tác giả thực hiện.
6


Mơ hình đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thơng qua kênh
đầu tư:
Mơ hình ước lượng: gt = f ( FDIt , Ht , (FDIxH )t , hoinhapktt , X t )

Biến phụ thuộc gt biểu thị cho tăng trưởng kinh tế, đo bằng tốc độ tăng GDP thực
tế trên đầu người và là hàm số của một loạt biến độc lập. Tác động của các biến độc lập
tới tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua các hệ số ước lượng, dấu của chúng và mức ý
nghĩa thống kê. FDIt là biến thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, đo bằng tỷ lệ vốn FDI
thực hiện so với GDP. Ht là biến biểu thị cho tài sản vốn con người nhằm đánh giá tác
động của vốn con người tới tăng trưởng. Biến (FDIxH )t rất có ý nghĩa trong mơ hình
này nhằm kiểm định mối tương tác giữa FDI và vốn con người cũng như vai trò của vốn
con người đối với mức độ đóng góp của FDI tới tăng trưởng. Biến này được đưa vào mơ
hình dựa vào giả thuyết đã được kiểm định ở nhiều nước, đó là đóng góp của FDI tới
tăng trưởng cịn phụ thuộc vào lao động có trình độ của một nước. Trong mơ hình này,
biến (FDIxH )t được coi là một đại lượng biểu thị khả năng hấp thụ FDI của nền kinh tế .
X t là tập hợp của các biến độc lập khác có ảnh hưởng tới tăng trưởng, ví dụ chi tiêu của
chính phủ, vốn đầu tư trong nước với tư cách là một đại lượng xác định tăng trưởng và
kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu phản ánh độ mở của nền kinh tế v.v.
Kết quả đánh giá:
Mơ hình sử dụng hai biến công cụ là GDP thực tế trên đầu người dưới dạng
logarit (ký hiệu là log(GDPbinhquan)) và chi đầu tư phát triển từ ngân sách (ký hiệu là
dautupt). Kết quả ước lượng mơ hình sử dụng vốn con người là biến HSt được trình bày
từ ước lượng I đến ước lượng IV của Bảng ước lượng. Mơ hình sử dụng vốn con người
là biến HBCt và HPt với kết quả trình bày ở ước lượng V và VI.

7


Bảng 1: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới tăng trưởng giai đoạn 19882003
Biến phụ thuộc- Logarit GDP thực tế bình quân trên đầu người
I
II
III
IV

V
VI
0.26
0.16
0.14
-0.32*
HS t
(1.18)

(0.97)

(0.83)

(-1.96)

HBCt

0.30**
(2.21)

HPt
Chi_nst
FDIt

0.54***
(4.33
0.16
(1.19)

hoinhapkt t


0.48***
(3.38)
0.33**
(2.51)
-0.005***
(-2.47)

(FDI* HS ) t

0.48***
(3.41)
-0.005***
(-2.55)
1.02**
(2.51)

0.31***
(2.3)
-8.1**
(-2.61)
-0.006***
(-2.99)
25.88***
(2.74)

0.41***
(4.42
26.35***
(3.02)

-0.0008
(-0.54)
-27.9***
(-2.99)

(FDI* HBC ) t
(FDI* HP ) t
R hiệu chỉnh
Số quan sát

0.36***
(2.66)
0.42***
(4.4)
5.1***
(3.66)
0.0004
(0.25)

0.586
60

0.633
60

0.64
60

0.69
60


0.72
60

-18.7***
(-3.53)
0.75
60

Ghi chú:
1. Thống kê t được ghi trong dấu ngoặc.
2. Các dấu *, **, *** thể hiện hệ số có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa tương ứng 10%; 5% và 1%.
3. Tất cả các kiểm định sử dụng sai số chuẩn điều chỉnh phương sai khơng đồng đều White

Kiểm định mơ hình với giả định nền kinh tế đóng (ước lượng I) cho thấy vốn
con người và FDI đều khơng có tác động rõ rệt tới tăng trưởng kinh tế, mặc dù cả hai
hệ số đều mang dấu dương. Hội nhập kinh tế của Việt Nam, đánh dấu bằng việc gia
nhập ASEAN từ quí III năm 1995, vừa có tác động tiêu cực, vừa tích cực tới tổng thể
nền kinh tế, thể hiện ở mơ hình II đến IV. Tác động tích cực thể hiện qua sự tăng về số
tuyệt đối của hệ số của biến FDIt và ý nghĩa thống kê của hệ số ước lượng, tức là FDI
có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả ước lượng ở Bảng trên thì
tác động tiêu cực là rất nhỏ và tác động tích cực là lớn, thể hiện qua hệ số dương và có
ý nghĩa thống kê của biến FDI.
Để kiểm định sự xuất hiện cuả FDI lấn át hay bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong
nước cũng như đóng góp của FDI vào tăng trưởng cao hay thấp hơn so với đóng góp đầu
tư trong nước, hai ước lượng tiếp theo đã được thực hiện . Mô hình thứ nhất (mơ hình I)
đánh giá tác động của FDI tới tổng đầu tư xã hội so với GDP dựa vào hệ số ước lượng
8



của biến FDI. Do tổng đầu tư xã hội đã bao gồm FDI, nên hệ số ước lượng của biến FDI
dương và bằng 1 có nghĩa là FDI khơng có ảnh hưởng tới tổng đầu tư xã hội. Nếu hệ số
ước lượng dương và khác 1 thì có thể đó là bằng chứng cho tác động bổ sung vốn cho
đầu tư trong nước. Mơ hình thứ hai (mơ hình II) cho phép kiểm định mức độ đóng góp
của FDI so với đầu tư trong nước tới tăng trưởng bằng cách so sánh hệ số ước lượng của
hai biến FDI và tổng đầu tư xã hội. Nếu hệ số của biến FDI cao hơn của biến tổng đầu tư
và các hệ số có ý nghĩa thống kê thì có thể đưa ra bằng chứng ủng hộ thêm về đóng góp
tích cực của FDI tới tăng trưởng.
Kết quả kiểm định trình bày ở bảng sau:
Bảng 2: FDI với tổng đầu tư và năng suất của FDI
Mơ hình I
Mơ hình II
Biến phụ thuộc: Tổng đầu tư Biến phụ thuộc: Tốc độ tăng
xã hội so với GDP
GDP thực tế trên đầu người
HS t

-3.5 (-1.2)

log(GDPbinhquan)

0.09 (1.41)

It
FDIt

-0.04 (-0.83)

0.25*** (5.4)
1.3*


hoinhapkt t
R hiệu chỉnh
Số quan sát

0.02 (0.16)

0.51*** (3.8) (2.21)
-0.05*** (-3.8)

0.74

0.44

15

15

1. Thống kê t được ghi trong dấu
ngoặc.
2. Các dấu *, **, *** thể hiện hệ số ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa tương ứng 10%; 5% và 1%.
3. Tất cả các kiểm định sử dụng điều chỉnh sai số chuẩn theo phương sai không đồng đều White. Các kiểm định Wald được
thực hiện và bác bỏ giả thuyết hệ số của biến FDI bằng 1 ở mơ hình I và hệ số FDI bằng 0 ở mơ hình II. Các biến HS ,
họinhapkt không đổi so trước. Biến It là tổng đầu tư xã hội so với GDP.
5. Mơ hình 1 sử dụng phương pháp TSLS và các biến công cụ là tốc độ tăng GDP thực tế bình quân đầu người.

Theo Bảng trên, ở mơ hình I, hệ số ước lượng của biến FDI dương, khác 1 và có
ý nghĩa thống kê chứng tỏ FDI có tác động bổ sung vốn cho đầu tư trong nước. Mơ
hình II với hệ số của biến FDI cao hơn hệsốcủa biến tổng đầu tư cũng là một bằng
9



chứng cho thấy hiệu quảcủa vốn FDI cao hơn so với vốn trong nước. Vì vậy, sự xuất
hiện của loại vốn này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kết quả định lượng trên đây chứng tỏ Việt Nam đã được hưởng lợi hơn từ hội
nhập kinh tế mà cụ thể là đóng góp tích cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế.
FDI không chỉ cung cấp vốn đầu tư và tăng tài sản vốn, mà cịn có tác động làm
tăng hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế. Như vậy, qua mơ hình này chúng ta có
thể đưa ra kết luận “ FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tê”
Đánh giá định tính mối quan hệ của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua
tác động tràn. Cơng trình đã nghiên cứu tác động tràn của FDI tới tăng trưởng kinh tế
thông qua những tiêu chí như sau:
Kênh di chuyển lao động: Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới
doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn
tích cực. Tác động tràn xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được
trong thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp
trong nước.
Bảng 3: Tỷ lệ lao động chuyển đi so với tổng số lao động trung bình trong 3 năm
ĐVT: %
Cơ khi-điện tử
Dệt may -da giày
Chế biến thực phẩm
Tổng số

Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp trong nước

48,4
53,4

27,2
43,4

8,0
5,8
5,5
6,5

Nguồn: Điều tra doan nghiệp của CIEM

Tuy nhiên, 32% số doanh nghiệp FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đi
khỏi chủ yếu chuyển tới các doanh nghiệp FDI khác, 23% cho rằng số lao động này tự mở
công ty và 18% trả lời lao động chuyển đi làm cho các doanh nghiệp trong nước (số còn
lại trả lời khơng biết). Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyển lao động khá cao của khu
vực doanh nghiệp FDI trong ba nhóm ngành trên ở Việt Nam, nhưng 1/3 số lao động chỉ
di chuyển trong nội bộ khu vực doanh nghiệp FDI và rất có thể phần lớn trong số họ là
10


lao động có kỹ năng. Kết quả này có phần ủng hộ cho nhận định về hiện tượng co cụm về
lao động của khu vực FDI hay thấy ở các nước đang phát triển.
Bảng 4: Nguồn tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước
ĐVT: % số trả lời

Từ DN FDI
Từ DN trong nước
Cơ quan nhà nước
Khu vực dân cư
Khác
Tổng số


Cơ khiđiện tử
0,00
14,3
7,1
42,9
35,7
100

May
mặc- da
0,00
23,1
0,00
53,9
23,1
100

Chế biến
thực
4,6
31,8
13,6
40,9
9,1
100

Tổng số
2,0
24,5

8,2
44,9
20,4
100

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của CIEM

Chỉ có 4,6% doanh nghiệp trong nước thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm trả
lời đã tiếp nhận lao động từ doanh nghiệp FDI, trong khi không doanh nghiệp nào trong
hai nhóm cịn lại tuyển được lao động từ các doanh nghiệp FDI chuyển sang.
Tóm lại, phân tích kết quả từ hai góc độ: (1) lao động chuyển đi khỏi doanh nghiệp
FDI và (2) nguồn gốc lao động mới tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước- đều
cho thấy có hiện tượng di chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và trong nước,
nhưng ở mức rất thấp. Ngay cả khi chưa tính đến kỹ năng của số lao động di chuyển này,
điều đó cũng có nghĩa là khả năng xuất hiện tác động tràn cũng rất thấp theo kênh này.

Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ: Đây là một kênh rất quan trọng để tạo
ra tác động tràn tích cực của FDI. Tuy nhiên, điều tra tại 93 doanh nghiệp của CIEM
không thu được kết quả khả quan, một phần có thể lập luận qua khả năng tiếp cận cơng
nghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ mới
chủ yếu do các công ty mẹ tạo ra, trong khi các công ty con ở các nước đang phát triển
hầu như chỉ tập trung vào khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về
công nghệ do công ty mẹ cung cấp. Kết quả điều tra cho thấy tới 70% doanh nghiệp
FDI rất ít khi tiếp cận với cơng nghệ từ công ty mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý
tưởng đổi mới công nghệ bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất. Như vậy, thực tế
là các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hoạt động khá độc lập với công ty mẹ ở nước
11


ngồi, đặc biệt là trong đầu tư đổi mới cơng nghệ và ít tiếp cận với cơng nghệ của cơng

ty mẹ. Có 2 cách lý giải cho điều này. Một là bản thân các công ty mẹ cũng là công ty
nhỏ, do đó năng lực cho hoạt động R&D khơng cao và không thể hỗ trợ nhiều cho các
công ty con. Lý giải này phù hợp với nhận định khá phổ biến hiện nay là các cơng ty
nước ngồi đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ. Cách lý giải thứ
hai là Việt Nam chưa phải là thị trường đầu tư trọng tâm, hoặc trình độ cơng nghệ
trong nước yếu dẫn đến khơng cần thiết phải đầu tư với công nghệ cao hơn. kiện và
phụ thuộc nhiều vào nhu cầu về cơng nghệ có trình độ cao hơn của cơng ty con. Thực
tế này cũng làm hạn chế tác động tràn nhờ vào rò rỉ công nghệ và hạn chế khả năng bắt
chước công nghệ đối với các công ty trong nước.
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 các doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ
lao động có kỹ năng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động kỹ năng của doanh
nghiệp FDI. Đáng quan tâm hơn tỷ trọng này còn có xu hướng giảm đi theo các năm
Bảng 5: Tỷ lệ lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp

ĐVT: %

Cơ khi-điện tử
May mặc-da giày
Chế biến thực phẩm
Chung

2001
73,1
62,9
38,1
59,5

Doanh nghiệp FDI
2002
2003

72,3
73,2
58,6
58,1
41,0
39,9
57,9
57,8

Doanh nghiệp trong nước
2001
2002
56,2
55,6
46,6
35,0
41,7
47,7
48,8
47,7

2003
52,1
36,7
45,9
46,4

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của CIEM
Lao động kỹ năng được xác định là lao động đã qua các lớp đào tạo nghề ít nhất 6 tháng.


Kết luận: Bài nghiên cứu đã cho thấy thực tế ở Việt Nam là ít thấy biểu hiện về
tác động tràn tích cực thơng qua kênh chuyển giao cơng nghệ, rị rỉ cơng nghệ và nếu
xuất hiện thì các tác động cũng chỉ ở mức thấp. Theo như kết quả điều tra thì tác động
này dễ xảy ra hơn đối với nhóm ngành dệt may và chế biến thực phẩm.
Kênh liên kết sản xuất: Liên kết sản xuất là một kênh quan trọng tạo ra tác động
tràn, Mức độcủa tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên
liệu cung cấp càng nhiều.

12


Bảng 6: Nguồn cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp FDI
ĐVT: %
2001

2002

2003

Chung cho cả 3
ngành
31,65
31,05
16,20
17,85
51,96
51,10
Cơ khí-điện tử
Từ doanh nghiệp trong nước
17,37

18,71
Từ doanh nghiệp FDI
8,02
9,73
Từ nguồn khác
74,47
71,56
Dệt may-da giày
Từ doanh nghiệp trong nước
35,68
34,88
Từ doanh nghiệp FDI
24,29
23,82
Từ nguồn khác (nhập khẩu…)
39,62
41,30
Chế biến thực phẩm
Từ doanh nghiệp trong nước
48,18
44,92
Từ doanh nghiệp FDI
18,64
22,76
Từ nguồn khác (nhập khẩu…)
33,18
32,31
Từ doanh nghiệp trong nước
Từ doanh nghiệp FDI
Từ nguồn khác(nhập khẩu…)


31,70
16,89
51,41
20,43
10,32
69,25
37,15
23,35
39,50
41,98
18,91
39,11

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp FDI của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW

Kết quả điều tra cho thấy, chỉ 31% nguyên liệu sản xuất mà các doanh nghiệp FDI
sử dụng được mua từ các doanh nghiệp trong nước, số còn lại mua từ doanh nghiệp FDI,
nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ hộ gia đình. Bảng trên cũng cho thấy tỷ lệ sản phẩm mà
các doanh nghiệp FDI phân phối thông qua các doanh nghiệp trong nước tương đối thấp,
nhất là nhóm ngành dệt may.

Kênh cạnh tranh: Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo áp lực cạnh
tranh lớn cho các doanh nghiệp trong nước, trước hết là đối với doanh nghiệp trong
cùng nhóm ngành. Để thu được biểu hiện của kênh tác động này, Bảng hỏi đã thu thập
thông tin về sức ép cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự
đánh giá. Kết quả cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh
tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau, thì các doanh nghiệp trong nước
lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ doanh nghiệp FDI và
chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh

nhất về sản phẩm (chủng loại, mẫu mã mới), thì doanh nghiệp trong nghiệp trong nước
lại đánh giá cao nhất sức ép về cơng nghệ có trình độ cao hơn từ phía doanh nghiệp
13


FDI.
Bảng 7: Đánh giá về sức ép cạnh tranh
(Sức ép cạnh tranh cao nhất=10, thấp nhất =1)
Doanh nghiệp FDI

DNNN
Về thị phần
Về sản phẩm
Về cơng nghệ
Về lao động có tay nghề

4.18
4.00
3.47
3.97

DN
TN
4.88
5.00
4.59
4.47

DN
FDI

7.00
7.24
7.14
6.25

Doanh nghiệp trong nước

Hộ gia
đình
2.81
2.90
2.45
2.36

DN trong
nước
6.02
6.12
6.11
5.76

DN
FDI
6.62
6.41
7.43
7.00

Hộ gia
đình

2.85
2.62
2.75
3.23

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của CIEM

Điều này cũng phản ánh phần nào việc các doanh nghiệp FDI liên tục tung các
sản phẩm mới ra thị trường, trong khi các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn đang
phải dồn sức lực vào dây chuyền và cơng nghệ hiện có.

Tóm lại, tất cả các thơng tin thu được từ kết quả điều tra được phân tích
theo bốn kênh có thể sinh ra tác động tràn trên đây cho thấy ít có biểu hiện xảy ra
tác động tràn tích cực ở qui mơ doanh nghiệp. Kết quả bước đầu tuy nhiên cho
thấy dường như khơng có biểu hiện của tác động tràn tiêu cực, ít ra là các doanh
nghiệp điều tra đều tăng doanh thu trong các năm qua. Theo như kết quả điều tra,
tác động tràn nếu xuất hiện thì khả năng sẽ lớn hơn ở nhóm ngành chế biến thực
phẩm so với nhóm ngành cơ khí điện tử \và dệt may. Trong số các lý do giải thích
cho khả năng hạn chế của tác động tràn, dường như sự chênh lệch về trình độ
cơng nghệ (thể hiện qua chỉ tiêu cường độ vốn và chi cho R&D) và sự thiếu liên
kết giữa hai khu vực doanh nghiệp là những cản trở lớn để có thể xuất hiện tác
động tràn trong ba nhóm ngành điều tra.

14


Đề tài 2 “Về vai trò của FDI – Nghiên cứu so sánh trường hợp Việt Nam và Trung
Quốc”.
Tác giả: Phạm Sỹ Thành
Thời gian xuất bản: Cơng trình được hồn thành vào năm 2011.

Khái qt về cơng trình: Cơng trình nghiên cứu và nêu ra những nét khái quát,
tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hai nước Việt Nam và Trung Quốc: những
chính sách thu hút đầu tư của hai nước, số dự án, số vốn đầu tư vào từng nước cũng như
những đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho nền kinh tế của từng nước.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích định tính, phương
pháp thống kê, tổng hợp, thu thập số liệu, so sánh, dùng dữ liệu thứ cấp cho những phân
tích, đánh giá.
Số liệu: Tác giả tham khảo và sử dụng số liệu, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
để nghiên cứu, đưa ra những nhận xét, kết luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Trung Quốc và Việt Nam: United Nations, Niên giám Thống kê Trung Quốc (năm
2007) và Công báo thống kê phát triển kinh tế và xã hội nước CHND Trung Hoa (các
năm), UNDP, một số tạp chí, sách báo, bài viết của các tác giả khác…
Đánh giá định tính tác động của FDI tới phát triển kinh tế của Việt Nam và
Trung Quốc
Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả nêu ra vai trò của FDI đối với sự phát triển
kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có những điểm tương đồng và khác biệt.
Cụ thể:
- Về điểm tương đồng:
Đóng góp mạnh mẽ cho tăng trưởng và xuất khẩu – đây là điểm tương đồng lớn nhất
về vai trò của FDI đối với cả Việt Nam và Trung Quốc

15


Từ biểu đồ ta thấy, tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là khá nhanh và ngày
càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (Từ gần 30% năm 1995
tăng mạnh lên gần 60% năm 2007.
Với Trung Quốc, tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu cũng rất nổi bật:

Vốn FDI làm tăng mất cân bằng trong phát triển kinh tế vùng cho cả 2 quốc gia –

Trung Quốc và Việt Nam.
Khu vực dun hải phía Đơng của Trung Quốc thu hút được nhiều vốn FDI trong
khi khu vực phía Tây và các vùng khác có khá ít dự án đầu tư vào. Từ năm 1990, khu vực

16


phía Đơng thu hút được khoảng 84.6% tổng các dự án, như vậy có sự chênh lệch rất lớn
trong việc thu hút FDI giữa phía Đơng và các khu vực khác.
Tại Việt Nam, các khu vực thu hút được nhiều các dự án FDI có thể kể đến là
Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ (năm
2010 các khu vực này chiếm tới 82.39% tổng số vốn FDI đăng ký của cả nước).
- Về điểm khác biệt:
Vốn FDI đóng vai trị quan trọng trong hình thành vốn tại Việt Nam nhưng đóng vai
trị bổ trợ đối với Trung Quốc.
Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư tại Việt Nam luôn chiếm 20-30% trong khi giai
đoạn bùng nổ thì tỷ trọng này ở Trung Quốc cũng chỉ chiếm 10-12%, nhiều thời điểm tỷ
trọng này tại Trung Quốc chỉ là 3-4%.
Biểu đồ 3. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội tại Việt Nam giai đoạn 1996-2008 (%)

Doanh nghiệp FDI đóng vai trị quan trọng trong giải quyết việc làm tại Việt Nam
nhưng không tác động rõ rệt với Trung Quốc.

17



×