Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

lý thuyết Linder và việc vận dụng trong thực tiễn vào mặt hàng sữa của Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.36 KB, 23 trang )

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT LINDER 5
1.1. Tổng quan về lý thuyết Linder 5
1.2. Nội dung lí thuyết Linder 5
1.3. Mô hình Linder 7
Phần 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT
LINDER TRONG SẢN XUẤT SỮA Ở VIỆT NAM 11
2.1. Thực trạng ngành sữa của Việt Nam 11
2.1.1. Thực trạng sản xuất của ngành sữa Việt Nam 11
2.1.2. Thực trạng xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành sữa Việt Nam12
2.2. Vận dụng lý thuyết Linder vào ngành sữa của Việt Nam – nghiên
cứu trường hợp hãng sữa Vinamilk 17
2.2.1. Vai trò của mặt hàng sữa 17
2.2.2. Các nhân tố tác động đến cầu mặt hàng sữa 17
2.2.3. Vận dụng lý thuyết Linder trong trường hợp hãng sữa Vinamilk
19
2.3. Một số giải pháp cho ngành sữa VN nói chung và công ty
Vinamilk 20
2.3.1. Giải pháp chung 20
2.3.2. Giải pháp cho Vinamilk 21
KẾT LUẬN 22
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23



3
LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về cuộc sống ngày càng được chú ý.
Không chỉ nhu cầu về ăn mặc, du lịch hay giá trị tinh thần mà cả nhu cầu về thể
chất, về dinh dưỡng cũng ngày càng được đề cao. Hiện nay, người tiêu dùng luôn
tìm kiếm trên thị trường để có thể có được những lựa chọn thông minh về những
sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu này, đảm bảo cả về tiêu chuẩn, chất lượng, giá trị
dinh dưỡng cũng như giá thành. Sữa chính là một trong những sản phẩm thiết yếu,
luôn được người tiêu dùng thường xuyên lựa chọn, nhất là trong thời gian gần đây
khi số lượng sản phẩm này được tiêu thụ ngày một nhiều.
Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, các hãng sữa trong
nước đã ngày càng đầu tư phát triển sản phẩm của chính mình. Trong đó có công ty
Vinamilk hiện đang đứng đầu về chất lượng và giá thành các sản phẩm sữa.
Trên thực tế, cầu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thương mại
trong nước cũng như giữa các quốc gia với nhau. Đó cũng là điểm tựa để các ngành,
các nghề định hình xu hướng phát triển của mình.Thị hiếu cũng là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm. Thị hiếu của “những người tiêu dùng đại
diện” trong một nước sẽ tạo ra nhu cầu về các sản phẩm, và những nhu cầu này sẽ
dẫn đến việc các công ty trong nước sản xuất để đáp ứng cầu.
Vì lí do đó mà nhóm 5 đã lựa chọn lí thuyết Linder để ứng dụng vào ngành
sản xuất sữa Vinamilk để làm rõ được nội dung của lí thuyết này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết Linder và việc vận dụng trong thực tiễn vào
mặt hàng sữa của Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích lý thuyết Linder và thực trạng
mặt hàng sữa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian, rút ra các nhận xét, đánh giá
về việc vận dụng lý thuyết Linder trong sản xuất sữa xuất khẩu, từ đó đưa ra định
hướng cho hoạt động sản xuất sữa xuất khẩu.
4
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung lý thuyết Linder, xem xét thực

trạng sản xuất và xuất khẩu sữa, từ đó đưa ra định hướng đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất sữa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê toán dựa trên
nguồn dữ liệu thứ cấp.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 2 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận: lý thuyết Linder
Phần 2: Thực trạng xuất khẩu và vận dụng lý thuyêt Linder vào
sản xuất sữa của Việt Nam

5
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT LINDER
1.1. Tổng quan về lý thuyết Linder
Giả thuyết Linder là một trong các học thuyết thương mại quốc tế, mô hình
được phát triển bởi Linder Staffan Burenstam - là nhà kinh tế Thụy Điển vào năm
1961.Giải thuyết Linder là sự chuyển hướng mạnh dạn khỏi mô hình H-O vì nó gần
như là định hướng cầu.Giả thuyết Linder cho rằng chiều hướng ngoại thương xuất
phát từ cầu về sản phẩm, đặc biệt là thương mại giữa các nước có thu nhập cao và
các quốc gia có nhu cầu tương tự sẽ phát triển các ngành công nghiệp tương tự,
trong khi phương pháp H-O chủ yếu là định hướng cung vì nó tập trung vào tập hợp
và cường độ các yếu tố sản xuất. Giả thuyết Linder trình bày một lý thuyết nhu cầu
dựa trên thương mại trái ngược với việc cung cấp dựa trên lý thuyết thông thường
liên quan đến nguồn tài nguyên.
1.2. Nội dung lí thuyết Linder
Cầu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thương mại trong nước
cũng như giữa các quốc gia với nhau. Cầu trong nước quyết định các loại sản phẩm
khác nhau được sản xuất trong nước. Cầu có quan hệ với mức thu nhập và cơ cấu
cầu được quyết định bởi mức thu nhập bình quân đầu người, đồng thời được phản
ảnh bởi chất lượng sản phẩm khác nhau được yêu cầu bởi nền kinh tế. Vì vậy,

những nước có thu nhập bình quân đầu người cao có khuynh hướng tiêu dùng hàng
hoá chất lượng cao và ngược lại.
Thị hiếu là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm. Thị hiếu
của người tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập của họ và mức thu nhập trên
một đầu người của một nước cụ thể sẽ hình thành nên khuôn mẫu thị hiếu cụ thể.
Thị hiếu của “những người tiêu dùng đại diện” trong một nước sẽ tạo ra nhu cầu về
các sản phẩm, và những nhu cầu này sẽ dẫn đến việc các công ty trong nước sản
xuất để đáp ứng cầu. Do vậy, các loại hàng hoá được sản xuất trong một nước thể
hiện mức thu nhập trên một đầu người của nước đó.
Một quốc gia đầu tiên sản xuất ra hàng công nghiệp có chất lượng phù hợp
với yêu cầu người tiêu dùng trong nước và sản phẩm sản xuất chủ yếu tiêu thụ ở thị
trường nội địa. Thông thường các nhà sản xuất trong nước có khả năng cạnh tranh
trên thị trường nội địa vì đây là thị trường quen thuộc với họ, và hơn nữa khi sản
xuất trong nước họ không phải chi trả cước phí vận chuyển và thuế quan. Để tối đa
hóa lợi nhuận, các nhà sản xuất nội địa sẽ chọn sản xuất những dạng sản phẩm có
6
thị phần lớn nhất, và đáp ứng sở thích người tiêu dùng trong nước. Khi sản phẩm đã
đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, một phần sản phẩm này được xuất khẩu sang các
nước có nhu cầu tương tự, có cùng mức phát triển.
Ngoại thương phát triển giữa những nước có mức thu nhập đầu người xấp xỉ
nhau và thương mại diễn ra nhiều giữa các quốc gia tương tự như nhau. Giả thuyết
Linder cho rằng các nước càng có thu nhập bình quân đầu người giống nhau thì
lượng buôn bán về hàng sản xuất giữa các nước đó càng cao vì ngoại thương được
coi là việc mở rộng tiêu dùng và sản xuất trong nước.Hàm ý quan trọng của thuyết
Linder là thương mại quốc tế của hàng hoá sản xuất sẽ diễn ra sôi động hơn giữa
các nước có mức thu nhập trên đầu người tương đương nhau so với với những nước
có mức thu nhập trên đầu người không tương đương nhau. Tuy nhiên, một điều
phức tạp là các nước có thu nhập trên đầu người giống nhau thường ở gần nhau về
địa lý, do vậy sự sôi động trong thương mại cũng có thể thể hiện chi phí vận chuyển
thấp và sự tương đồng về văn hoá. Thương mại bổ sung lẫn nhau sẽ tăng giữa các

nước có cùng mức thu nhập vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập vào
thị trường các nước đã phát triển mà chỉ có thể tìm kiếm thị trường các nước đang
phát triển khác.
Thương mại quốc tế chủ yếu được thực hiện giữa các nước có mức thu nhập
bình quân giống nhau và mang tính chất nội bộ ngành. Vì vậy, các nước công
nghiệp phát triển thường thương mại với nhau và nếu muốn thương mại với các
nước đang/kém phát triển thì phải tiến đến là đầu tư chuyển giao công nghệ. Đồng
thời các nước đang/kém phát triển muốn thương mại với nước công nghiệp phát
triển phải tiến hành tiếp nhận công nghệ sản xuất. Đầu tư chuyển giao công nghệ
mang lại lợi ích cho các nước tham gia. Để duy trì sức cạnh tranh, các nước phát
triển phải cạnh tranh không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu,
thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu. Còn các nước đang phát triển thì cạnh tranh
trong việc thu hút chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư.
Những nước thành công sẽ tiến đến cạnh tranh với các nước phát triển khác về sáng
chế, sáng tác, phát minh sản phẩm mới và sẽ tạo ra cạnh tranh tri thức. Một nước
đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt
với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá
nhỏ; thêm nữa, trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có
khoảng cách quá xa với nước phát minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi
7
phí và cần nhiều thời gian. Do đó, các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên
để hội nhập kinh tế quốc tế.
Giả thuyết Linder chỉ áp dụng đối với các sản phẩm chế biến. Còn thương
mại hàng nguyên vật liệu và hàng thô thì chủ yếu do mức độ trang bị các yếu tố sản
xuất quy định, theo như kết luận của lý thuyết H-O.
Giả thuyết Linder dùng giải thích chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm ở giai
đoạn 2: giai đoạn sản phẩm chín muồi. Chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm có 3 giai
đoạn: giai đoạn 1: Giai đoạn sản phẩm mới; giai đoạn 2: giai đoạn sản phẩm chín
muồi; giai đoạn 3: Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Giai đoạn chin muồi là giai
đoạn bắt đầu khi sản phẩm đạt cực đại trong nước và bắt đầu có nhu cầu lớn ở các

nước phát triển khác. Công nghệ sản xuất mới này sẽ được chuyển giao sang các
nước phát triển khác, với chi phí nhân công rẻ hơn (hay các yếu tố khác có sẵn hơn)
các quốc gia được chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm này với chi phí rẻ hơn nước đầu
tiên. Vì thế nước đầu tiên sẽ nhập khẩu sản phẩm này thay vì sản xuất nó với chi phí
cao. Lúc này cả xuất khẩu và sản xuất của quốc gia đầu tiền đều giảm, để duy trì
cạnh tranh, quốc gia này lại tiếp tục lao vào tìm kiếm, phát minh những sản phẩm
mới.
1.3. Mô hình Linder
Để hiểu rõ về mô hình Linder, ta xem xét mô hình đàn sếu bay cũng cho ta
thấy rõ mô hình của Linder.
Mô hình đàn sếu bay, theo ý tưởng của Akamatsu và những nhà kinh tế Nhật
Bản khác có công phổ biến nó là Kojima Kiyoshi và Okita Saburo gồm có ba phiên
bản. Phiên bản đầu tiên áp dụng cho trường hợp một nước và một sản phẩm. Phiên
bản thứ hai áp dụng cho trường hợp một nước và nhiều sản phẩm. Phiên bản thứ ba
áp dụng cho một sản phẩm và nhiều nước.
Phiên bản một nước - một ngành hàng
Sự phát triển của một ngành công nghiệp nào đó ở một nước nhất định có thể
xảy ra theo hình đàn sếu bay này. Những nước đang phát triển có thể công nghiệp
hóa theo đường lối bắt đầu từ phát triển những ngành sơ khai mà lúc đầu có thể phải
tích lũy tư bản bằng kinh doanh nhập khẩu rồi tiến tới tự sản xuất và sau đó xuất
khẩu. Ban đầu, quốc gia đó phải nhập khẩu sản phẩm từ các nước công nghiệp phát
8
triển đi trước. Sau đó, tích lũy vốn và học tậpkinh nghiệm để phát triển sản xuất tại
chỗ thay thế nhập khẩu. Trên cơ sở đó, nhập khẩu sẽ giảm dần và tiến đến xuất
khẩu.
Nếu biểu diễn nhập khẩu, sản
xuất và xuất khẩu một ngành hàng
trên một trục tọa độ với trục hoành là
thời gian và trục tung là sản lượng sẽ
thấy 3 đường cong hình chữ V

ngược. Akamatsu tưởng tượng
những đường cong đó giống như một
đàn sếu đang bay với con sếu đầu
đàn ở điểm đổi chiều của chữ V
ngược và các con sếu khác bay phía
sau ở hai phía.
Akamatsu không giải thích tại sao lại có hình này. Kojima dựa trên lý luận
Heckscher-Ohlin để giải thích rằng sau một thời gian phải phát triển bằng kinh
doanh nhập khẩu, ngành công nghiệp được mô tả đã tích lũy đủ vốn để tiến hành tự
sản xuất và dựa vào lý luận Ricardo để giải thích rằng sau khi học tập, đúc kết kinh
nghiệm qua quá trình tự sản xuất ngành đã phát triển đến mức xuất khẩu được.
Phiên bản một nước - nhiều sản phẩm
Akamatsu phát triển ý tưởng của mình cho trường hợp một nước nhiều sản
phẩm và phát biểu rằng những nước đang phát triển có thể phát triển những ngành
sơ khai trước rồi tới những ngành phức tạp, từ phát triển hàng tiêu dùng không lâu
bền trước rồi sang hàng tiêu dùng lâu bền và tiếp theo là tư liệu sản xuất.
Khái quát hóa, các nhà kinh tế ủng hộ mô hình của Akamatsu giải thích rằng
các nước đang phát triển sẽ phát triển những ngành hạ nguồn trước rồi mới tới
những ngành thượng nguồn, ví dụ phát triển ngành may rồi mới phát triển ngành
dệt, phát triển ngành đóng ô tô khách hay đóng tàu rồi mới phát triển ngành luyện
kim. Logic này được cho là hợp lý vì sự phát triển của các ngành hạ nguồn sẽ tạo ra
thị trường cho phát triển các ngành thượng nguồn. Và mỗi ngành có thể phát triển
theo hướng từ nhập khẩu tới tự sản xuất và tiến tới xuất khẩu. Cứ như vậy, khi sản
xuất trong nước của ngành này bắt đầu đi vào thoái trào thì đã có sản xuất trong
nước của ngành kia thay thế làm ngành sản xuất chủ đạo; khi xuất khẩu của ngành
9
này thoái trào thì đã có xuất khẩu của ngành kia thay thế làm mặt hàng xuất khẩu
chủ đạo.
Khi diễn tả bằng sơ đồ
giống như với phiên bản một nước

- một sản phẩm, sẽ có một tập hợp
các đường hình chữ V ngược. Pha
đi xuống của đường này có thể
trong cùng khoảng thời gian với
pha đi lên của đường khác. Tuy
mỗi đường có hình đàn sếu bay,
song khó có thể nói tập hợp các
đường trên phân bố theo hình đàn
sếu bay. Dù vậy, phiên bản thứ hai
này vẫn được gọi là mô hình đàn
sếu bay do nó được phát triển từ
phiên bản thứ nhất.
Phiên bản nhiều nước – một ngành hàng
Phiên bản nhiều nước dùng để miêu tả sự bắt kịp của các nước ở khu vực
Đông Á với những nước phát triển trước cũng trong khu vực tại một ngành công
nghiệp cụ thể hoặc một nhóm ngành hàng. Akamatsu cũng chính là người đưa ra
phiên bản này sau khi quan sát sự phát triển của các nước Đông Á.
Akamatsu hình dung rằng khi ngành công nghiệp này của Nhật Bản đang ở pha
gia tăng xuất khẩu thì các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore nhập
khẩu sản phẩm công nghiệp đó. Cùng với thời gian, xuất khẩu của ngành này ở Nhật
đạt tới đỉnh cao và bắt đầu giảm xuất khẩu cũng là lúc các nước kia đẩy mạnh tự sản
xuất thay thế nhập khẩu. Khi các nước kia đẩy mạnh xuất khẩu thì cũng là lúc ngành
công nghiệp này ở Nhật không còn lợi thế cạnh tranh và bắt đầu kết thúc xuất khẩu.
Nhưng Nhật Bản lại có ngành công nghiệp khác thay thế làm ngành xuất khẩu chủ
đạo. Cứ như vậy từ ngành này sang ngành khác (dệt tới đóng tàu và ô tô khách, tới
hàng điện tử và ô tô cao cấp), từ Nhật Bản sang các nước NICs rồi sang các nước
khác. Một số học giả kinh tế còn dùng phiên bản này để miêu tả sự phân công lao
động quốc tế trong khu vực Đông Á. Tại một thời điểm nhất định, Nhật Bản sản xuất
và xuất khẩu những sản phẩm tiên tiến nhất, các nước NICs sản xuất và xuất khẩu các
10

sản phẩm trung bình, còn các nước đi sau sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đơn
giản hơn.
Phiên bản này cũng được gọi là
mô hình đàn sếu bay do nó được phát
triển từ hai phiên bản gốc ở trên và
theo hình dung của Akamatsu và
không ít nhà kinh tế khác thì Đông Á
là một đàn sếu với Nhật Bản là con sế
đầu đàn, các nước NICs ở hàng thứ
hai, các nước ASEAN phát triển hơn ở
hàng thứ ba, các nước khác như Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam ở hàng sau.
Cứ thế đàn sếu đi từ ngành này sang
ngành khác. Tuy nhiên phiên bản này
khó có thể diễn tả bằng sơ đồ sao cho
có hình đàn sếu bay.

11
Phần 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ VẬN DỤNG LÝ
THUYẾT LINDER TRONG SẢN XUẤT SỮA Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ngành sữa của Việt Nam
2.1.1. Thực trạng sản xuất của ngành sữa Việt Nam
Việt Nam phát triển ngành sữa từ những năm 1970, nhưng tốc độ phát triển
chậm. Tới năm 1980, mức tiêu thụ chỉ đạt 0,3kg/người/năm, đối với thị trường thế
giới thì mức tiêu thụ này coi như bằng 0. Tuy nhiên, từ mức 0,5kg/người/năm vào
năm 1990 và tăng dần cho đến hiện nay, mức tiêu thụ sữa của người Việt ước đạt
7kg/người/năm, dù thấp hơn so với thế giới và khu vực nhưng lại có tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng.
Năm
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012
Sản lượng
(tấn sữa)
215.953
234.438
262.160
278.200
306.662
345.400
345.444
Bảng: Sản lượng sữa các năm của Việt Nam (Nguồn: FAO)
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm từ sữa
để cung cấp cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Các “ông lớn” trên thị
trường sữa đang ra sức đầu tư vào dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và xây
dựng các khu chăn nuôi bò sữa, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất.
Công ty CP Thực phẩm sữa TH cũng đã khởi công xây dựng một nhà máy
chăn nuôi bò và chế biến sữa được coi là lớn nhất Đông Nam Á để đảm bảo nguồn
nguyên liệu phục vụ việc chế biến sữa. Dự án có tổng vốn lên tới 1,2 tỷ USD, được
chia làm nhiều giai đoạn và tổng diện tích trước mắt để xây nhà máy cũng như các
trại nuôi bò lên tới 22ha tại tỉnh Nghệ An. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, nhà máy
đặt ra mục tiêu công suất đạt 500 tấn/ngày và sẽ đạt 500 triệu lít/năm vào năm 2017
Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng và đưa vào hoạt động
các trang trại bò sữa hiện đại tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và
Lâm Đồng với quy mô mỗi trang trại từ 2.000 - 3.000 con, tổng vốn đầu tư khoảng
hơn 700 tỷ đồng.

Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2012 - 2016, tổng đàn bò của các trang
trại Vinamilk đến cuối năm 2012 đạt 9.500 con, và năm 2016 sẽ tăng lên 28.000
12
con. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, Vinamilk tiếp tục làm việc với
các địa phương để đầu tư xây dựng tiếp 4 trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh, Đắk
Nông, Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.
2.1.2. Thực trạng xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành sữa Việt Nam
Mặc dù có những biện pháp khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, song Việt
Nam vẫn thuộc top 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới. theo số liệu công bố
tại hội thảo quốc tế “Ứng dụng công nghệ cao và phát triên bền vững sữa tươi sạch
tại Việt Nam” do Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, hiệp hội
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (ATE) cùng Đại sứ quán
Iasael tổ chức thì ngành sữa Việt Nam luôn nhập siêu cả về khối lượng lẫn kim
ngạch. Trong 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu sữa hơn 800tr USD, tăng
25%. Đến năm 2013, Việt Nam nhập siêu vượt ngưỡng 1 tỷ USD tiền sữa.

Việt Nam nhập khẩu sữa từ 13 thị trường trên thế giới, trong đó Niudilân là
thị trường chính cung cấp mặt hàng sữa và sản phẩm cho Việt Nam, chiếm 31% tỷ
trọng, với kim ngạch 130,0 triệu USD trong 6 tháng 2012, tăng 5,9% so với 6 tháng
2011. Tháng 7 tháng 2012, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này
khoảng 135 triệu USD.

73.44
99.22
84.16
104.40
87.41
76.42
78.00
0.00

20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7*
Nhập khẩu sữa 7 tháng 2012
ĐVT: triệu tấn
13

(Nguồn: Bộ công thương)


(Nguồn: Bộ công thương)
Tính đến hết năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa
với giá trị đạt 840.736.015 USD, tương đương so với con số năm 2011. Do ảnh
hưởng của suy thoái trong khi sản xuất sữa tươi nguyên liệu trong nước tăng đáng
kể so với năm 2011 nên việc nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa trong cả năm 2012
không tăng so với năm 2011.
Trong các nước mà Việt Nam nhập khẩu sữa thì tính đến hết năm 2012,
Niuzilan, Hoa Kỳ, Singapore là những nước đứng đầu. Giá trị nhập khẩu sữa và thị
phần của 18 nước mà Việt Nam nhập khẩu năm 2012 được liệt kê như bảng dưới
đây:
Cơ cấu thị trường NK sữa 6 tháng 2012
31%
16%
16%
8%
7%

6%
5%
5%
2%
2%
1%
1%
0%
Niudilân
Hoa Kỳ
Hà Lan
Đức
Pháp
Thái Lan
Malaisia
Đan Mạch
Ba Lan
Oxtrâylia
Hàn Quốc
Tây ban Nha
Philippin
14
STT
Nước
Giá trị USD
Thị phần (%)
1
Niu Zi Lân
222.428.572
26,5

2
Hoa Kỳ
108.081.452
12,9
3
Singapore
62.921.634
7,5
4
Pháp
61.614.330
7,3
5
Đức
61.345.807
7,3
6
Thái Lan
53.341.455
6,3
7
Hà Lan
44.567.879
5,3
8
Malaysia
42.634.116
5,1
9
Đan Mạch

38.341.859
4,6
10
Úc
25.044.573
3,0
11
Ba Lan
22.107.316
2,6
12
Ailen
21.139.835
2,5
13
Hàn Quốc
11.327.623
1,3
14
Tây Ban Nha
5.481.502
0,7
15
Philipine
3.474.787
0,4
16
Bỉ
3.304.285
0,4

17
Nhật
1.954.419
0,2
18
Trung Quốc
27.744
0,0
19
Các nước khác
51.596.827
6,1
(Nguồn: Tổng cục Hải quan-2012)
Thiếu nguyên liệu đầu vào nên đa số nguyên liệu sản xuất sữa trong nước là
nhập từ nước ngoài với sản lượng nhập khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại mỗi năm.
Trong khi đó, có đến 70% sữa nhập khẩu là sữa hoàn nguyên hay sữa pha với giá
nhiều khi đắt hơn cả sữa tươi sạch.
Sự phát triển ngành sữa của Việt Nam đi ngược xu hướng của thế giới khi
Việt Nam phát triên ngành sữa trước khi đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu.
cùng với đó là ngành sữa trong nước chưa xây dựng được hành lang pháp lý rõ
15
ràng, quy chuẩn phân loại. thông tin trên sản phẩm còn chưa rõ ràng, khiến người
tiêu dùng rơi vào ma trận thông tin, kiến thức phổ cập về các loại sữa còn hạn chế,
thiếu minh bạch, công khai.
Các sản phẩm sữa nội chất lượng chưa đảm bảo nên khiến người tiêu dùng
mất lòng tin và chuyển sang sử dụng sữa ngoại, từ đó làm tổn thất cho ngành sản
xuất trong nước.
Về xuất khẩu sữa, hiện nay các công ty sữa trong nước cũng tích cực đầu tư
nguồn lực và công nghệ để nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất sữa trong nước,
bước đầu tiến chân vào thị trường xuất khẩu sữa thế giới.

Tính đến hết năm 2013, Việt Nam xuất khẩu khoảng 230 triệu USD sản
phẩm sữa, tăng khoảng 28% so với năm 2012. Từ chỗ phải nhập khẩu sữa hoàn
toàn, đến nay Việt Nam đã có hai công ty có sản phẩm sữa xuất khẩu là Công ty cổ
phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và FrieslandCampina Việt Nam (thương hiệu Cô gái
Hà Lan) với sản phẩm xuất khẩu sang hơn 28 thị trường.
+ Công ty sữa Vinamilk: năm 2008, công ty đạt doanh thu xuất khẩu hơn
1.215 tỉ đồng, đến năm 2012 Vinamilk đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 3.712 tỉ
đồng. 9 tháng đầu năm 2013, Vinamilk đã đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3.354 tỉ
đồng trong tổng doanh thu 23.369 tỉ đồng. Hết năm 2013, Vinamilk đã hoàn thành
hợp đồng xuất khẩu cho cả năm 2013 với tổng trị giá trị 230 triệu USD (tương
đương khoảng 4.700 tỉ đồng).
Các mặt hàng Vinamilk xuất khẩu hiện nay là: sữa bột trẻ em Dielac, bột
dinh dưỡng, sữa đặc, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua…
Theo lũy kế doanh thu xuất khẩu trong vòng 5 năm liên tục, từ năm 2008 đến
2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Vinamilk đạt 62%. Nếu như năm 2008,
Vinamilk đạt doanh thu xuất khẩu hơn 1.215 tỷ đồng, thì đến năm 2012 Vinamilk
đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 3.712 tỷ đồng. Sản phẩm sữa của Vinamilk nhờ
tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Codex (là tiêu chuẩn quốc tế
trong thương mại thực phẩm) nên đã được xuất khẩu đến 26 quốc gia trên thế giới,
trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,
Iraq, Sri Lanka, Philippin, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông… Đây là
những thị trường xuất khẩu chính, ổn định mà Vinamilk đã vượt qua được hàng rào
16
kiểm soát an toàn thực phẩm rất gắt gao của các nhà nhập khẩu và chinh phục được
thị trường thế giới trong những năm qua bằng chính những sản phẩm chất lượng
quốc tế.
Hiện Vinamilk là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư vào trang trại chăn
nuôi bò sữa tại Việt Nam. Từ đầu năm 2007, Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng
cho 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Thanh
Hóa, nhập khẩu giống bò cao sản thuần chủng HF từ Úc. Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu

tư thêm 3 trang trại mới tại Tây Ninh (10.000 con bò); Hà Tĩnh (3.000 con) và
Thanh Hóa (20.000 con bò). Vinamilk còn liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi
bò sữa với tổng số 65.000 con, thu mua sản lượng 460 tấn sữa nguyên liệu/ngày.
Hiện nay, Vinamilk thu mua hơn 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của nông dân trên
cả nước
Một số dự án đầu tư của Vinamilk, giúp tăng cường vị thế xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian tới:
Dự án đầu tư nhà máy tại Campuchia: mỗi năm Vinamilk xuất sang thị
trường này 40- 50 triệu đô la Mỹ các sản phẩm sữa đặc, sữa socola, yaourt đủ để
xây dựng một nhà máy sữa tại đây. Vinamilk sẽ hợp tác cùng công ty BPC Trading
(đang là nhà phân phối chính thức của Vinamilk tại thị trường Campuchia) để xây
dựng nhà máy, trong đó Vinamilk sẽ đóng góp 51%. Nhà máy sẽ được xây dựng
trên một diện tích rộng 2,7 ha ở Khu Kinh tế đặc biệt Phnom Penh (PPSEZ), sẽ sản
xuất sữa đặc có đường, sữa chua và sữa tươi tiệt trùng. Nếu các thủ tục được tiến
hành đúng tiến độ dự kiến cuối năm sau nhà máy sẽ có thể đi vào hoạt động.
Mua thâu tóm Công ty sữa Driftwood – California – Mỹ: vẫn đang trong giai
đoạn đàm phán nên tổng giá trị đầu tư chưa được công bố, dự kiến tỷ lệ mua khoảng
70%. Driftwood một thương hiệu sữa và các sản phẩm từ sữa có độ nhận diện cao
tại bang California (nơi có số dân nhiều nhất tại Mỹ), doanh thu của Công ty hằng
năm khoảng 100 triệu USD. Vinamilk đã được FDA (Cục Dược phẩm và Thực
phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận được xuất hàng vào Mỹ. Do đó, với việc mua lại
Driftwood, con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ của Công ty sẽ được rút ngắn.
Tăng đầu tư vào Công ty Miraka – New Zealand. VNM sẽ tham gia đầu tư
thêm vào dự án dây chuyền sữa UHT của Miraka nhưng vẫn giữ nguyên tỷ lệ vốn
góp 19%.
17
Ngành sản xuất sữa của Việt Nam tuy có thời gian phát triển khá lâu nhưng
sức cạnh tranh vẫn còn yếu so với các hãng sữa nước ngoài. Với tầm nhìn và chiến
lược hiện nay, chắc chắn ngành sữa Việt Nam sẽ có những bước phát triển xa hơn
trong tương lai.

2.2. Vận dụng lý thuyết Linder vào ngành sữa của Việt Nam – nghiên cứu
trường hợp hãng sữa Vinamilk
2.2.1. Vai trò của mặt hàng sữa
Đối với đời sống, sữa là một nguồn dinh dưỡng bổ sung không thể thiếu cho
sức khỏe của con người. Nó giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng chỉ số thông minh
trong quá trình hình thành và phát triển trí não, tăng tuổi thọ của con người…và vì
thế, sữa góp phần đẩy mạnh sự phát triển bền vững của xã hội. Khi xã hội đã phát
triển, đời sống người dân được cải thiện, ngành sữa đã được nhìn nhận với vai trò
ngày càng quan trọng trong việc góp phần nâng cao thể lực và tuổi thọ người dân.
Trong vòng 20 năm kể từ năm 1990 đến năm 2010, tiêu thụ sản phẩm sữa tại Việt
Nam đã tăng 30 lần: từ 0,47kg/người/năm lên 14,819kg/người/năm. Ngoài ra, với
mức tăng dân số hàng năm khoảng 1,2%, tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 6-8%/năm, thu
nhập bình quân đầu người ngày một tăng thì tiềm năng phát triển của thị trường sữa
tại Việt Nam còn rất lớn.
Về mặt kinh tế, Công nghiệp chế biến sữa là một trong những ngành công
nghiệp chế biến có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Phát
triển công nghiệp chế biến sữa sẽ góp phần thúc đẩy phát triển một số ngành nghề
khác của Việt Nam phát triển như ngành chăn nuôi, mía đường…thông qua các mối
liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sữa phát triển sẽ
góp phần tăng việc làm cho hàng vạn hộ gia đình, cải thiện đời sống của những hộ
gia đình chăn nuôi bò sữa… Việt Nam đã và đang dần phát triển ngành sữa để phục
vụ cho xuất khẩu, góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu và thúc đẩy quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng.

2.2.2. Các nhân tố tác động đến cầu mặt hàng sữa
Có nhiều nhân tố tác động đến cầu của một sản phẩm.Tuy nhiên, tựu chung
lại có thể kể đến các yếu tố sau:
18
Giá cả: do hơn 70% nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu từ nước ngoài nên
nhìn chung mức giá sữa của Việt Nam luôn cao hơn so với mức giá thế giới. một

nguyên nhân khác nữa là trong thời gian qua, đồng Việt Nam mất giá so với USD,
do vậy giá sữa nhập khẩu cũng như giá nguyên liệu đầu vào đều tăng. Bên cạnh đó,
giá nguyên liệu sữa thế giới cũng bắt đầu tăng từ năm 2009 góp phần đẩy giá sữa
lên cao. Mặc dù giá của sữa ngoại luôn cao hơn và có xu hướng tiếp tục gia tăng,
song với uy tín, thương hiệu mà các hãng sữa ngoại đã tạo được, trong khi sữa Việt
Nam còn kém cạnh tranh thì giá sữa không phải là yếu tố quyết định đến nhu cầu
của người tiêu dùng.
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến cầu tiêu
dùng. Khi giá hàng hóa và các yếu tố khác không đổi, sự tăng lên của thu nhập sẽ
khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn. Mặt khác, sữa là một hàng hóa
thiết yếu trong cuộc sống và được sử dụng cho tất cả các đối tượng người tiêu dùng
(từ trẻ em đến người già). Theo lý thuyết kinh tế vi mô, đối với hàng hóa thông
thường, khi thu nhập tăng thì tiêu dùng của mặt hàng này cũng có xu hướng tăng.
Đồ thị dưới đây thể hiện GDP/người và thu nhập bình quân/người của Việt Nam từ
2006-2012. Có thể thấy, GDP/người và thu nhập bình quân/người của Việt Nam
đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, thể hiện mức tăng chi tiêu trong đời sống hàng
ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chúng khác nhau: so với
năm 2006 (lấy đơn vị là VND), thì năm 2012, GDP bình quân đầu người tăng gần
2,9 lần còn thu nhập bình quân đầu người tăng 3,14 lần.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
19
Thị hiếu của người tiêu dùng: hiện tại, các sản phẩm sữa rất đa dạng và dễ
dàng thay thế cho nhau nên yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với
người tiêu dùng. Các công ty bắt buộc phải cạnh tranh với nhau qua việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, thương hiệu … rồi mới đến giá cả. Người tiêu dùng Việt Nam
vốn có xu hướng chuộng hàng ngoại, do vậy, trong con mắt của người tiêu dùng
Việt Nam luôn có sự ưu ái cho các mặt hàng nhập khẩu. Một phần cũng vì các hãng
sữa nhập khẩu đã có danh tiếng trên thế giới, chiếm được niềm tin của người tiêu
dùng và được nhiều tổ chức trên thế giới công nhận.

2.2.3. Vận dụng lý thuyết Linder trong trường hợp hãng sữa Vinamilk
Vinamilk là thương hiệu sữa số 1 tại Việt Nam. Cứ 100 gia đình thì có 94 gia
đình sử dụng ít nhất một sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk (theo khảo sát của
Kantar panel ngày 10/5/2013). Thị phần của Vinamilk trên thị trường hiện nay là
75% trong phân khúc sữa đặc, 50% trong phân khúc sữa nước, 30% trong phân
khúc sữa bột là 90% trong phân khúc sữa chua.
Bên cạnh đó, Vinamilk hiện đang vươn ra một số thị trường trên thế giới.
Hiện nay, sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 26 quốc gia trên thế giới. Doanh số
xuất khẩu năm 2013 tăng 27% và dự kiến trong những năm tiếp theo tăng 10-
15%/năm. Ước tính năm 2013, Vinamilk đạt kim ngạch xuất khẩu với tổng trị giá
230 triệu USD, tăng trưởng 28% so với năm 2012. Trong vòng 3 năm liên tiếp từ
2010 tới nay, Vinamilk đã tăng trưởng bình quân xuất khẩu khoảng 45%.
Năm 2010, Vinamilk đã được công nhận là 1 trong số 200 doanh nghiệp xuất
sắc nhất châu Á do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Lý thuyết Linder phát biểu rằng
thương mại phát triển giữa những nước có mức thu nhập đầu người xấp xỉ nhau.
Hiện nay, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm ra một số thị trường như: Mỹ,
Úc, Canada, Nga, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Srilanka, Philipin,
Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông…. Năm 2012, Vinamilk cũng bắt đầu
xuất khẩu sữa sang thị trường Thái Lan, một thị trường mà trước kia chính là nguồn
nhập khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Vinamilk chú trọng đầu tư các dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất
hiện đại, tiên tiến ở mức độ toàn cầu (từ các nước G7 có công nghệ và thiết bị
ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan…) với tiêu chí tạo ra
sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng. ngoài ra, Vinamilk còn chủ
20
động nguồn nguyên liệu ổn định. Vinamilk là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư
trang trại chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.
Theo mô hình Linder, sự phát triển của ngành sữa Việt Nam nói chung và
của trường hợp của Vinamilk nói riêng là dựa trên co sở bắt đầu từ phát triển ngành
sơ khai mà phải tích lũy tư bản bằng kinh doanh nhập khẩu rồi tiến tới tự sản xuất

và sau đó xuất khẩu. Có thể thấy rõ điều này thông quá quá trình phát triển của
ngành sữa Việt Nam. Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi trâu bò sữa truyền
thống nên nguồn đầu vào cho sản xuất sữa thường phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong suốt quá trình phát triển và cho đến nay, Việt Nam luôn nhập khẩu một lượng
lớn sản phẩm sữa ngoại từ các thị trường khác phục vụ cho nhu cầu trong nước.
trong quá trình đó, Việt Nam cũng tích cực tập trung đầu tư vào công nghệ, học hỏi
kinh nghiệm từ các quốc gia khác để xây dựng cho mình một ngành sản xuất sữa
vững chắc. Có thể thấy rõ ràng quá trình đó thông qua con đường phát triển của
Vinamilk trong thời gian qua. Từ việc ban đầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất,
Vinamilk đã tích cực đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi bò sữa để tạo nguồn cung
đầu vào và đổi mới dây chuyền sản xuất. Với những nỗ lực đó, Vinamilk đã từng
bước đặt chân ra thị trường xuất khẩu sữa thế giới.
Lý thuyết Linder cũng phân tích rằng: thương mại sẽ diễn ra tích cực giữa
các nước có mức thu nhập bình quân tương đương nhau. Với mức thu nhập bình
quân đầu người vào khoảng gần 2000 USD/năm, Việt Nam được xếp vào nước có
mức thu nhập trung bình (thấp) từ năm 2010. Thị trường xuất khẩu của Vinamilk
chủ yếu của là các thị trường Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. trong đó, có
thể thấy Vinamilk đang xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực như Campuchia,
Philipin, Thái Lan. Đây là các quốc gia có trình độ phát triển khá tương đương và
cùng nằm trong nhóm thu nhập trung bình. Điều này thể hiện được sự đúng đắn của
thuyết Linder.
Theo Linder, sản phẩm sữa của Vinamilk đang bước vào giai đoạn sản phẩm
chín muồi – giai đoạn bắt đầu đạt cực đại trong nước và có nhu cầu lớn ở các nước
khác, và Vinamilk đang tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường bên
ngoài.
2.3. Một số giải pháp cho ngành sữa VN nói chung và công ty Vinamilk
2.3.1. Giải pháp chung
21
Đối với ngành sản xuất sữa ở Việt Nam nói chung, để có thể nâng tầm
thương hiệu, các hãng phải tích cực đổi mới công nghệ, học hỏi công nghệ mới từ

các quốc gia có trình độ. Ngoài ra, cần phải tích cực đầu tư cho nguồn nguyên liệu
đầu vào bằng cách xây dựng và phát triển các khu trang trại chăn nuôi bò giống như
Vinamilk và TH True Milk đang thực hiện.
Đầu tư vào R&D cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản
phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng tung ra thị trường. Ngoài ra, ngành sữa cũng cần
tiến tới sản xuất theo tiêu chuẩn ISO của thế giới. Một mặt giúp nâng cao chất
lượng sản phẩm. Mặt khác, giúp cho sản phẩm Việt Nam có cơ hội được xuất hiện
nhiều hơn trên thị trường thế giới.
Các biện pháp quảng cáo, PR cũng là một hình thức tốt song giải pháp quan
trọng nhất là tập trung vào nâng cao chất lượng.
Với tâm lý sính hàng ngoại của người Việt Nam, chính phủ cần có các chính
sách khuyến khích người Việt dùng hàng Việt. Phối hợp với chính sách của chính
phủ, các hãng sản xuất cần nỗ lực nâng cao thương hiệu, hình ảnh để chiếm được
cảm tình của người tiêu dùng.
2.3.2. Giải pháp cho Vinamilk
Vinamilk vốn đã là một ông lớn trong làng sản xuất sữa của Việt Nam. Là
một trong những người đi tiên phong trong xuất khẩu sữa ra thế giới, Vinamilk đã
có những bước tiến đáng kể và tạo dựng được hình ảnh tốt trong mắt người tiêu
dùng.
Trong tương lai, Vinamilk cần tiếp tục đi theo hướng đi đúng đắn, chú trọng
vào đầu tư nguyên liệu đầu vào, không ngừng cải tiến công nghệ để nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Ngoài ra, Vinamilk cần tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước
lân cận trong khu vực và ra các nước có trình độ phát triển, mức thu nhập tương
đương so với Việt Nam.
Chắc chắn, với những nỗ lực như vậy, ngành sữa của Việt Nam nói chung và
của Vinamilk nói riêng sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn hiện tại.
22
KẾT LUẬN
Ngành sản xuất sữa là một trong những ngành sản xuất quan trọng của Việt

Nam, đặc biệt là trong các năm qua. Tình hình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
sữa của Vinamilk nói riêng và của các hãng sữa khác của Việt Nam đã được phản
ánh đúng theo mô hình của lý thuyết thương mại Linder. Cầu đóng vai trò quan
trọng trong việc quyết định thương mại trong nước cũng như giữa các quốc gia với
nhau. Thị hiếu của “những người tiêu dùng đại diện” trong một nước sẽ tạo ra nhu
cầu về các sản phẩm, và những nhu cầu này sẽ dẫn đến việc các công ty trong nước
sản xuất để đáp ứng cầu. Dựa vào nôi dung và mô hình của lý thuyết Linder, công
ty sữa Vinamilk cần phải thực hiện những giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế
để ngày càng được mở rộng thị trường trong nước, đáp ứng được nhu cầu của người
dân cũng như chiếm được thị phàn trên thị trường Quốc tế với những sản phẩm chất
lượng giúp nâng cao thương hiệu sữa Việt Nam, khẳng định vị trí của hàng Việt
Nam trên trường quốc tế.

23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dharmendra Dakal, Gyan Pradhan, Kamal Upad Hyahya, “Another
empirical look at the theory of overlaping demands”, The University of new
heaven Department of Economics and Finance, Feb 11 2009.
2. Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld, International Economics, Theory and
Policy, Addison Wesley, New York, 2009.
3. Nguyễn Xuân Thiên, Giáo trình Thương Mại Quốc Tế, Nhà xuất bản
ĐHQGHN, Hà Nội, 2011.
4.
5.
6.



×