. Bài 30: THỰC HÀNH.
ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM.
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Học sinh nắm vững:
- Cấu trúc địa hình Việt Nam: Sự phân hóa địa hình từ Bắc đến Nam và từ
Đông sang Tây.
b. Kỹ năng: Kỹ năng đọc bản đồ địa hình Việt Nam, nhận biết các đơn vị
địa hình cơ bản trên bản đồ.
- Phân biệt địa hình tự nhiên và địa hình nhân tạo.
c. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk,
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan.
Hoạt động nhóm. Phân tích.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’. Kdss.
4.2. Ktbc: 4’.
+ Nêu đặc điểm khu vực đồi núi? (7đ)
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ Bắc đến Nam và
được chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn
Nam
+ Chọn ý đúng nhất: Địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng khác sông
Cửu Long: (3đ).
a. Có nhiều nhánh núi chia cắt tính liên tục của đồng bằng.
@. Có hệ thống đê bao quanh ô trũng.
c. Không được bồi đắp thường xuyên.
d. Có núi sót trên mặt đồng bằng.
4. 3. Bài mới: 33’.
HO
ẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
N
ỘI DUNG.
Giới thiệu bài.
Hoạt động. 1.
** Hoạt động nhóm. Trực quan.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động
từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo
viên chuẩn kiến thức và ghi bảng + Làm bài
tập bản đồ.
- Giáo viên giới thiệu từ biên giới Việt Lào –
Việt Trung qua hai vùng núi Đông Bắc và Tây
Bài tập 1:
Bắc.
* Nhóm 1: Theo vĩ tuyến 22
0
từ Việt Lào –
Việt Trung qua những dãy núi nào?
* Nhóm 2: Qua những dòng sông nào?
TL:
Dãy núi. Dòng sông.
Puđen Đinh. - Đà.
Hoàng Liên Sơn. - Hồng.
Chảy.
Con Voi. - Lô.
Sông Gâm. - Gâm.
Ngân Sơn - Cầu.
Bắc Sơn. – Kì Cùng.
- Giáo viên cho học sinh lên bảng xác định và
chuẩn kiến thức.
+ Theo vĩ tuyến 22
0
từ Tây – Đông vượt qua
các khu vực có đặc điểm cấu trúc địa hình như
thế nào?
TL: - Vượt qua các dãy núi lớn, sông lớn của
Bắc Bộ.
- Theo biên giới Việt Lào
và Việt Trung qua các dãy
núi và sông lớn. Cấu trúc
địa hình hai hướng Tây
Bắc Đông Nam và hướng
vòng cung.
Bài tập 2:
- Cấu trúc địa hình hai hướng Tây Bắc
Đông Nam và vòng cung.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
** Trực quan. Phân tích.
- Quan sát H 30.1 sách giáo khoa. Bản đồ tự
nhiên Việt Nam.
+ Ta phải đi qua những cao nguyên nào? Độ
cao?
TL: - Cao nguyên Kom Tum > 1400m đỉnh
Ngọc Linh cao nhất 2598m.
- Cao nguyên Đắk Lắk < 1000m vùng
thấp hơn > 400 – 500m vùng Hồ Lăk cao
400m.
- Cao nguyên Mơ Nông và Di Linh >
1000m.
+ Nhận xét về địa hình và nham thạch của các
cao nguyên này?
TL: Tây Nguyên là khu vực nền cổ, bị nứt vỡ
kèm theo phun trào mác ma thời tân kiến tạo,
- 4 cao nguyên Kom Tum.
Đăk Lăk, Mơ Nông, Di
Linh.
dung nham núi lửa tạo thành các cao nguyên
rộng lớn xen kẽ với bagan trẻ là các đá tiền
Cambri. Do độ cao khác nhau nên gọi là cao
nguyên xếp tầng. Sườn của các cao nguyên
này dốc hình thành nên các dòng sông, suối
hình thành thác nước hùng vĩ như Pren. Cam
Li, Pông Gua…
Chuyển ý.
Hoạt động 3.
** Phân tích. Trực quan.
+ Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn – Cà Mau vượt qua
những đèo lớn nào?
TL: 1. Sài Hồ – Lạng Sơn.
2. Tam Điệp – Ninh Bình.
3. Ngang – Hà Tĩnh.
4. Hải Vân – Huế và Đà Nãng.
5. Cù Mông – Bình Định.
6. Cả – Phú Yên Khánh Hòa.
+ Đèo nào là ranh giới giừa hai miền khí hậu
của Việt Nam?
Bài Tập 3:
TL: Hải Vân.
+ Trong các đèo này có ảnh hưởng đến giao
thông Bắc Nam như thế nào?
TL: Anh hưởng nhiều như tốn kém trong xây
dựng đường giao thông, vượt qua đèo rất nguy
hiểm…
- Giáo dục tư tưởng.
4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’
- Học sinh lên bảng xác định các đèo, sông lớn.
- Đánh giá tiết thực hành.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Xem lại bài thực hành.
- Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm khí hậu Việt Nam.
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………