Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thiếu Lâm Tự - huyền thoại và sự thật pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 17 trang )

Thiếu Lâm Tự - huyền thoại và sự thật
Chùa Thiếu Lâm hay còn gọi là Tăng Nhân Tự là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thị xã
Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi chùa nổi tiếng về Phật
giáo Thiền tông và võ thuật. .
Truyền thuyết về Thiếu Lâm Tự
Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, đối với phương Tây mà nói thì nơi đây được coi là
cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất.

Khuôn viên Thiếu lâm Tự

Vị cao tăng đang vào chùa thắp hương


Kiến trúc cổ điển và tinh tế

Nơi ngồi thiền của các vị cao tăng

Các ngọn tháp nhỏ cổ kính

Trong sân chùa Thiếu Lâm
Tuy nhiên, võ thuật của Thiếu Lâm tự lại được biết đến nhiều nhất đối với ngư
ời Á Đông,
chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc
hiện nay, từng có câu thành ngữ nói về điều đó: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm"
(mọi công phu võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm).


Cây cối xanh tốt quanh năm
Theo "Tục cao tăng truyện” của Đạo Tuyên, chùa Thiếu Lâm ban đầu được Hiếu Văn Đế
của nhà Bắc Ngụy xây dựng ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của Tung Sơn, một
trong các ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc cho nhà sư Bạt Đà, người đã thuyết giảng


Bộ kinh Phật giáo ở Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ.


Nét trạm khổ tinh xảo trong kiến trúc chùa Thiếu Lâm
Ngôi chùa nguyên thủy vẫn tồn tại sau nhiều lần bị cướp phá và được xây dựng lại. Vào
1928, thủ lĩnh Thạch Hữu Tam phóng hỏa đốt chùa, thiêu hủy đi nhiều văn thư vô giá
trong thư viện chùa, một số sảnh đường, và làm hư hại nặng tấm bia đã nói đến ở trên.
Cách mạng Văn hóa Trung Quốc thanh trừng tất cả các nhà sư và các tài liệu Phật giáo
tồn tại trong khuôn viên chùa, để chùa hoang tàn trong nhiều năm.
Tàng Kinh Các là nơi lưu trữ những tài liệu về phật giáo và bí kíp võ công. Theo người
xưa kể lại xưa kia rất nhiều các môn phái võ thuật trên giang hồ muốn đánh cắp kho bí
kíp võ thuật kỳ diệu này để trở thành thiên hạ vô địch nhưng tất cả đều không như ý.

Lối vào Tàng Kinh Các

Tàng Kinh Các
Sau thành công vang dội của bộ phim Thiếu Lâm Tự do Lý Liên Kiệt đóng vai chính vào
năm 1982, chùa được Nhà nước Trung Quốc cho xây dựng lại và trở thành địa điểm du
lịch chính thức. Các nhóm võ thuật trên khắp thế giới đã quyên góp để bảo tr
ì chùa và các
khuôn viên quanh đó, và sau đó được ghi danh trên những viên đá có khắc chữ gần lối
vào chùa.
Ông Tổ của phật giáo Thiếu Lâm
Bồ đề đạt ma là một nhà sư được cho là từ Ba Tư hoặc Nam Ấn Độ sang Trung Quốc v
ào
thế kỉ thứ 5 hay thứ 6 để truyền bá Phật giáo. Trường phái Phật giáo do Bồ-đề-đạt-ma l
ập
ra ở Thiếu Lâm trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này.

Ông tổ phái Thiếu Lâm

Sau khi vào Thiếu Lâm tự, truyền thuyết kể rằng Bồ-đề-đạt-ma thấy các nhà sư không có
hình thể mạnh khỏe cho thiền định và họ thư
ờng ngủ gục trong khi thiền. Chuyện kể rằng
Bồ-đề-đạt-ma ngồi thiền quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa trong chín
năm, sau đó ông giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là thập bát La-hán
chưởng hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt-ma.

Võ Thiếu Lâm đi vào lòng giới trẻ
Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư
Thiếu Lâm phát triển kỹ năng võ thuật để phòng thủ sự tấn công của kẻ địch, như là một
phương tiện giữ gìn sức khỏe, và như là một kỉ luật về tinh thần và thể chất.Sự hệ thống
hóa võ thuật bởi các nhà sư có lẽ bắt đầu với những viên quan võ trong quân đội về hưu
và đi tu tại đó. Tu viện là một nơi ở ẩn, không giống như là trong chiến trường, do vậy
những người đó có thể trao đổi võ thuật và hoàn thiện các miếng võ đó.

Kung fu xuất thần
Tiếng tăm về quân sự của chùa bắt đầu vào đầu đời nhà Đường (618–907). Tấm bia của
Thiếu Lâm tự năm 728 miêu tả chuyện các nhà sư chiến đấu giúp cho vị hoàng đế tương
lai là Lý Thế Dân chống lại đối thủ của ông là Vương Thế Sung.
Khi lên ngôi, vị vua biết ơn và cho mở rộng khuôn viên chùa và cho phép một số nhà sư
tiếp tục việc huấn luyện quân sự.

Rèn luyện khắc khổ ắt thành tài
Võ công của Thiếu Lâm tự đạt đến đỉnh cao vào đời nhà Minh (1368–1644), khi vài trăm
nhà sư Thiếu Lâm được phong hàm như trong quân đội và đích thân họ chỉ huy các chiến
dịch chống lại quân nổi loạn và quân cướp từ Nhật Bản. Vào thời điểm này, các nhà sư
Thiếu Lâm đã phát triển môn võ Thiếu Lâm với phong cách riêng biệt.

Võ Thiếu Lâm được lưu truyền rộng rãi


Tu thân tích thiện bất phân niên
Một đại hội Đạt-ma được tổ chức trong hai ngày 19 và 20 tháng 8 năm 1999, tại chùa
Thiếu Lâm, Tung Sơn, Trung Quốc, đã phong hòa thượng Thích Vĩnh Tín làm phương
trượng. Ông là người kế nhiệm thứ mười ba của hòa thượng phương trượng Tuyết Đình
Phúc Dụ. Vào tháng 3 năm 2006, tổng thống Nga Putin đã trở thành nhà lãnh đạo nước
ngoài đầu tiên đến thăm chùa. Nơi đây luôn thu hút du khách khắp nơi trên thế giới từ
thường dân cho đến những ngôi sao nổi tiếng.

Điểm đên lý tưởng cho khách du lịch
Mùng 8 tháng 5 năm tổng cục du lịch Trung Quốc phê chuẩn Thiếu Lâm Tự là khu du
lịch trọng điểm cấp quốc gia. Chính quyền tỉnh Hà Nam đang lập hồ sơ gửi lên Bộ Văn
hóa Trung Quốc và nếu được chấp thuận sẽ tiếp tục gửi lên UNESCO nhằm đưa võ Thi
ếu
Lâm vào danh sách Di sản Phi vật thể Thế giới.


Tung Sơn Thiếu Lâm luôn thu hút nhiều khách du lịch
Khu Tung sơn có khí hậu bắc ôn đới, có bốn mùa rõ rệt, đặc biệt là mùa đông không quá
lạnh lẽo. Trên đỉnh núi và dưới núi nhiệt độ có thể chênh từ 4℃ đến 5℃, nhiệt độ bình
quân trong năm vào khoảng 10℃.

Khách du lịch rất thích được thử một lần với Kung fu thiếu lâm
Mùa thu và mùa xuân là mùa du lịch thích hợp nhất đối với du khách. Ngoài ra ở nơi đây
cứ vào ngày 10 tháng 10 đến ngày 11 tháng 5 khách du lịch có thể đư
ợc ngắm rừng cây lá
đỏ ở núi Thiết Thất và núi Thái Thất.

Nơi đây không chỉ nổi tiếng với kỳ tích vốn có của nó mà còn là nơi thắng cảnh tuyệt đẹp



Khách du lịch có thể đi tàu hỏa hoặc máy bay đến tỉnh Hà Nam thành phố Trịnh Châu,
sau đó bắt tàu hỏa đường dài từ thành phố Trịnh Châu đến Đăng Phong thị dưới chân
Tung Sơn, cuối cùng là đi xe bus đến chùa Thiếu Lâm. Từ Trịnh Châu qua Đăng Phong
tới Tung Sơn mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

×