Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 5. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.59 KB, 9 trang )

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 5.

10. Vì sao ion âm có lợi cho sức khỏe
Người ta đã biết hiện tượng không khí tích điện từ rất sớm,
nhưng phải sau đó rất lâu người ta mới phát hiện ion tích
điện âm có liên quan mật thiết đến sức khỏe của con người.
Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh, các ion âm sau
khi được người hấp thụ có thể điều chế công năng thần
kinh trung ương của vỏ não, tăng cao sức miễn dịch của cơ
thể, khi người ta sống trong môi trường giàu ion âm, sẽ có
cảm giác thông thoáng dễ chịu tinh sực sung mãn. Các thí
nghiệm lâm sàng chứng minh nồng độ ion âm trong không
khí có hiệu quả chữa trị một số bệnh như viêm phế quản,
hen, đau đầu, mất ngủ suy nhược thần kinh, … vì thế có
người cho ion âm là “vitamin không khí”
Vì sao ion âm trong không khí lại có lợi cho sức khỏe?
Theo nhiều chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh
thường tích điện âm, nếu tế bào trong cơ thể tích điện âm,
thì ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng gây bệnh khó có
thể tấn công tế bào. Ngoài ra ion âm thông qua con đường
hô hấp vào phổi có thể xuyên qua đường phế nang. Do sự
tuần hoàn của máu các ion âm sẽ đến được tất cả các tổ
chức, cơ quan, thông qua tác dụng tương hỗ giữa các dịch
thể với hệ thần kinh phản xạ nên có tác dụng tổng hợp đối
với cơ năng sinh lý bảo vệ sức khỏe.
Trong thiên nhiên như các vùng rừng sâu, bờ biển, lân cận
các thác nước nồng độ ion âm trong không khí khá cao, so
với các công viên ở các thành phố thì cao gấp 20 – 50, còn
trong các nhà máy, phòng ở, chỗ làm việc thì nồng độ ion
âm trong không khí khá thấp chỉ bằng khoảng 1/10 nồng độ
ion âm trong bầu không khí ở các công viên. Trong phòng


có điều hòa không khí, sử dụng náy tính thì nồng độ ion âm
trong không khí còn thấp hơn nhiều, thậm chí gần bằng
không. Sống và công tác trong điều kiện môi trường này
trong thời gian dài sẽ cản thấy tức thở, tâm thần bất an, dễ
khiến bệnh tật phát sinh.

Không khí ở gần các thác nước có rất nhiều ion âm

Có điều hết sức thú vị là ở gần các giếng phun nhân tạo, ở
các đường phố, công viên cũng như ở các thác nước cũng
sinh ra nhiều ion âm. Vì vậy việc xây dựng các giếng phun
nước ở các công viên, khách sạn lớn ngoài việc làm đẹp
cho các nơi đó thì nó còn nhằm mục đích tăng nồng độ ion
âm trong môi trường sống. Vì vậy những người thường
xuyên công tác trong nhà nên thường xuyên đi ra hành
lang, đến các công viên, các dãy cây xanh, các giếng phun
nước, đi dạo để hít thở bầu không khí giàu ion âm trong
sạch, nhờ đó có thể loại bỏ được trạng thái mệt nhọc. Nhờ
cách thư giãn vừa nói trên có thể điều hòa được não, nhờ
đó đạt được tác dụng bảo vệ sức khỏe và hiệu quả cao trong
công việc
11. Quần áo chứa formaldehyd – mối nguy hiểm tiềm
tàng
Nhiều sản phẩm nhập từ Trung Quốc (nhất là qua con
đường tiểu ngạch) bắt mắt và giá “rẻ đến bất ngờ” – chất
lượng thấp và có thể không an toàn về mặt y tế. Người ta
cứ mua và an ủi “Thôi thì tiền nào của ấy”.
Trên thực tế, rau quả, thịt lợn, gia cầm (kể cả lục phủ ngũ
tạng lợn và… chân gà) chứa những chất bảo quản với dư
lượng cao, có hại cho sức khoẻ; đồ chơi trẻ em chứa các

chất phẩm màu không an toàn, được sơn bằng sơn chứa chì,
cadimi và crom; mỹ phẩm có chứa phẩm màu hữu cơ thế
giới đã cấm từ lâu. Sữa bột trẻ em thêm melamin để qua
mặt người kiểm tra hàm lượng đạm … Và bây giờ là vấn đề
quần áo vải vóc chứa formaldehyd.
Chính Trung Quốc cũng thừa nhận :46,5% số quần áo trẻ
em có formaldehyd và 32,3% số đồ chơi sản xuất từ Quảng
Đông chứa các kim loại nặng có hại. Trong nước, họ đã chủ
động thu hồi các sản phẩm kém chất lượng này.
Formaldehyd đưa vào vải vóc làm gì?
Nếu trong thực phẩm, người ta dùng formaldehyd để bảo
quản (chính vì tác dụng diệt khuẩn cao này mà
formaldehyd được dùng làm chất ướp xác và giữ thi hài để
được lâu hơn tại các phòng thực nghiệm giải phẫu cơ thể
học) thì trong ngành dệt, người ta đưa formaldehyd vào
quần áo để chống mốc, để giữ được nếp, trông như vừa mới
là, làm bề mặt vải không bám bẩn và chống nhăn.
Formaldehyde tạo các cầu liên kết làm bề mặt vải ổn định.
Về mặt này có thể coi như formaldehyd là chất hồ vải vóc
quần áo và như vậy như mọi chất hồ vải khác như tinh bột
chẳng hạn, cần giặt trước khi sử dụng. Nếu mặc ngay,
formaldehyd sẽ làm quần áo có mùi khó ngửi, khi tiếp xúc
với da có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm.

Có bao nhiêu quần áo Trung Quốc không đảm bảo chất
lượng trên thị trường ?
Tuy nhiên formaldehyd không chỉ được dùng trong ngành
dệt may. Nó còn có mặt ở nhiều sản phẩm gia dụng khác
mà chúng ta phải luôn luôn để mắt tới. Đó là những sản
phẩm như đồ gỗ (từ chất keo dán gỗ), đồ da, sơn, các chất

sát trùng, và có thể cả những sản phẩm vệ sinh cá nhân.
Như vậy, formaldehyd là một chất độc thường lẩn quất
trong nhà.
“Nhân thân” của formaldehyd


Công thức cấu tạo của formaldehyd
Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) mô tả formaldehyd là
chất hữu cơ bay hơi “có thể gây ung thư cho người”. Người
ta thừa nhận nếu bị phơi nhiễm formaldehyd với hàm lượng
vượt quá 20 phần triệu có thể gặp những vấn đề về hô hấp,
hen xuyễn và dị ứng, phát ban. Formaldehyd kích thích
mắt, da và niêm mạc mũi. Lượng formaldehyd từ quần áo
thoát ra phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ. Nếu giặt quần áo
nhiều lần (formaldehyd rất dễ tan trong nước), phơi dưới
nắng và thoáng gió thì có thể giảm hàm lượng của
formaldehyd đáng kể.
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency
for research of cancer), một tổ chức gồm 10 nước đã kết
luận rằng formaldehyd góp phần vào bệnh ung thư vòm
họng và có thể cả bệnh bạch cầu. Quần áo chứa
formaldehyd mức cao như trên bị cấm từ lâu ở châu Âu và
năm qua tại New Zealand.
Một vài đề xuất
Từ ngày phát hiện formaldehyd có trong bánh phở (khiến
một hồi phở bị lao đao), Bộ Y tế Việt Nam đã có tiêu chuẩn
về formaldehyd dùng trong thực phẩm. Nhưng đối với quần
áo vải vóc là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu lại chưa có tiêu
chuẩn độc hại đối với formaldehyd. Như vậy, đối với các
cơ quan quản lý, hẳn có nhiều việc cần phải làm. Nhưng,

trước hết, người tiêu dùng trong nước mong muốn những
việc cấp bách sau đây:
1. Các cơ quan chức năng cần ban hành tiêu chuẩn
formaldehyd trong vải sợi, công bố chính thức làm cơ sở
cho việc kiểm tra xuất nhập khẩu các mặt hàng dệt may, tạo
thuận lợi cho việc quản lý thị trường và hướng dẫn người
tiêu dùng.
2. Tuy phát hiện quần áo Trung Quốc chứa formaldehyd,
nhưng chưa biết trong quá trình sản xuất formaldehyd được
đưa vào ở công đoạn nào, ở khâu nguyên liệu, khâu hoàn
thiện vải hay khâu sau may quần áo. Điều đó buộc chúng ta
phải đắn đo suy nghĩ, khi hàng năm chúng ta cũng nhập
sợi Trung Quốc về để dệt, mua vải vóc của Trung Quốc về
may…
3. Việc đánh giá hàm lượng formaldehyd trong các sản
phẩm quần áo từ Trung Quốc phải có phân loại theo từng
mặt. Lưu ý đến hàm lượng formaldehyd ở sản phẩm tiếp
xúc trực tiếp với cơ thể, như quần áo lót, chăn mền… Từ
hàm lượng cụ thể, có những khuyến cáo loại nào phải huỷ,
loại nào có thể dùng được sau khi có những xử lý cơ học,
hoá học…
Xin nói thêm rằng tại Hà Lan tuy cấm đưa formaldehyd
vào các sản phẩm may mặc, nhưng đối với các mặt hàng
không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể vẫn được phép lưu hành
với điều kiện sau lần giặt đầu, hàm lượng formaldehyd
giảm xuống dưới 120mg/kg sản phẩm, nhưng nhất thiết
phải dán nhãn “Giặt trước khi sử dụng”.
Theo Vietnamnet


×