Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoá học thực nghiệm và ứng dụng cuộc sống pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.68 KB, 27 trang )

Hoá học thực nghiệm và ứng dụng cuộc sống
1. Vì sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông
dân thường trộn thêm tro bếp?
–> Để cung cấp đủ kali, trong tro bếp có K2CO3.
2. Vì sao các cụ ngày xưa thường dùng nước tro để ninh
xương?
–> Chắc là vì K2CO3 trong tro bếp tác dụng với muối
canxi trong xương sinh ra hợp chất kết tủa CaCO3 làm cho
xương…chóng nhừ.
3. Vì sao trước khi nhuộm áo bằng củ nâu, các cụ nhà ta
thường ngâm nó xuống bùn ao?
–> Chịu, không biết trong củ nâu chứa chất gì.
4. Vì sao cồn 100* có tính sát khuẩn kém cồn 96*?
–> Chắc là cồn 96* chứa nước, nên có tính sát trùng cao
hơn (không biết có liên quan đến liên kết hydro với nước
không?
5. Vì sao cồn Iot để lâu, khi bôi lên vết thương sẽ gây xót?
–> Vì cồn iot là một dung dịch iot tan trong cồn (cồn là
dung môi), mà cả cồn và iot đều có tính khử trùng và kích
thích rất mạnh (không phải là kích thích tâm, sinh lý đâu
nên gây cảm giác xót, tuy nhiên nó không gây hại và cảm
giác đau cũng không kéo dài. Không nên bôi cồn iot vào
những vết thương hở.
6. Vì sao khi ăn cháy cơm ở đáy nồi (hic, trừ nồi cơm điện
có lớp chống dính ra) thì có vị ngọt hơn so với cơm
thường?
–> Vì cơm trong cơm cháy có đường tạo thành, còn cơm
không cháy thì chỉ có tinh bột thôi.
PTPU: (C6H10O5)n + nH2O ———–> nC6H12O6
Mình ăn cơm cháy rồi, chỉ thấy khét thôi, chẳng ngọt gì cả.
7. Vì sao ăn mật ong lại có thể chữa được bệnh đau dạ dày?


–> Trong mật ong chứa đường glucozơ (40%), bệnh đau dạ
dày thì nhiều nguyên nhân lắm, không biết nguyên nhân
nào mà trả lời đây, vì tớ chẳng biết nguyên nhân nào cả –>
bỏ qua.[/red]
8. Vì sao NH4HCO3 và (NH4)2CO3 khi nhiệt phân đều
cho nhiều khí NH3, CO2 và H2O nhưng người ta chỉ dùng
NH4HCO3 làm bột nở?
–> Vì (NH4)2CO3 khi phân hủy cho lượng CO2 bằng
NH4HCO3, nhưng lượng NH3 (mùi khai) thì nhiều hơn
nên rất khó ngửi (cứ như ăn bánh trong WC vậy, không
chịu nổi)
Khi phân hủy (NH4)2CO3: (NH4)2CO3 ——> 2 NH3 +
CO2 + H2O => 1 mol (NH4)2CO3 cho 2 mol NH3 và 1
mol CO2.
Khi phân hủy NH4HCO3: 2 NH4HCO3 ——>
(NH4)2CO3 + CO2 + H2O
sau đó: (NH4)2CO3 ——> 2 NH3 + CO2 + H2O
=> NH4HCO3 ——> NH3 +
CO2 + H2O => 1 mol NH4HCO3 cho 1 mol NH3 và 1
mol CO2.
Tác dụng của bột nở là khi phân hủy do tác dụng của nhiệt
(từ lò nướng) thì các chất trong bột nở (NH4HCO3) bị phân
hủy sinh ra các chất khí (NH3 và CO2), các khí này thoát ra
từ trong lòng chiếc bánh, làm cho chúng nở to ra, tạo ra các
lỗ xốp khiến bánh mềm, dễ ăn.
Ngày xưa không có bột nở nên bánh làm ra đặc kín, cứng
đờ, ném chó chó chết. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều thì tạo
mùi khai (do NH3), khắc phục rất đơn giản: nếu bánh làm
ra bị khai (do NH3 từ bột nở, không phải từ các
nguồn…thiên nhiên khác) thì chỉ cần cho vào lò vi sóng

(micro-wave), để chế độ làm tan băng là bật máy lâu lâu
một chút là ổn, NH3 sẽ thoát ra hết. Đừng để lâu kẻo nó lại
tạo thành than đấy.
9. Thế nào là axít bị ức chế ? Cho ví dụ?
–> Tớ xin nhờ trợ giúp: Gọi điện thoại cho người thân.
10. Tại sao than đá chất thành đống có thể tự bốc cháy?
Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng này?
–> Cái này đọc ở đâu rồi nhưng không thể nhớ ra. Tớ xin
nhờ sự trợ giúp của khán giả trong trường quay Olympia.
11. Khi 1 thùng đựng xăng đầy ắp và có 1 thùng đựng xăng
không đầy bị cháy thì trường hợp nào nguy hiểm hơn tại
sao ?
–> Thùng đựng không đầy xăng nguy hiểm hơn vì trong
thùng này còn khoảng trống chứa không khí, áp suất tăng
cao đột ngột (do các khí sinh ra khi xăng cháy) sẽ làm nổ
bình xăng này mạnh hơn.
12. Tại sao que diêm đang cháy đem ra ngoài chỗ thoáng
lại bị tắt còn thanh củi thì ngược lại ?
–> Vì que diêm có ngọn lửa quá nhỏ, khi đem ra chổ
thoáng, các chất oxi hóa trên đầu nó cháy hết, lại bị gió thổi
nên tắt. Còn thanh củi có ngọn lửa lớn, đem ra chổ thoáng
thì lượng khí oxi tăng nên cháy càng mạnh, gió không thể
thổi tắt được.
13. Mọi vật đều tuân theo nguyên tắc “Nóng thì nở ra, lạnh
thì co lại” vậy tại sao nước ở thể rắn (nước đá) thì lại ngược
lại?
–> Do cấu tạo đặc biệt của nước đá (chỉ duy nhất nước mới
có) nên trong khoảng nhiệt độ từ 0* tăng lên 4* thì thể tích
nước đá co lại (chứ không nở ra như bình thường). Chính
vì vậy, nước đá ở 4*C có khối lượng riêng lớn nhất.

14. Tại sao khi nấu canh cá người ta lại cho các chất chua
vào?
–> Các chất chua khử mùi tanh của cá. Bạn nào biết thì trả
lời cụ thể hơn nhé!

15. Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để
biết được cực dương và cực âm của một ắc quy?
–> Đừng nói là bạn sẽ điện phân…củ khoai đấy nhé.
16. Chúng ta chắc hẳn ai cũng một lần bị kiến , ong đốt rất
ngứa phải không ạ. Theo kinh nghiệm của các cụ truyền lại
thìlấy vôi bôi vào chỗ bị đốt . Rất có hiệu quả đó. Dưới
quan điểm của hoá học các bạn thử giải thích xem.
–> Vôi phản ứng với các chất độc có trong nọc ong tạo ra
hợp chất khác.
17. Chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH đủ để thuỷ phân 1g
chất béo ,tại sao không phải là NaOH mà cứ phải là KOH?
–> Không biết.
18. Tại sao ở các bệnh viện người ta lại thich trồng thông
hơn là các cây khác?
–> Nhựa thông có tính diệt khuẩn.
19. Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình
cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?
–> Cu hòa tan một phần nhỏ vào nước tạo thành ion Cu2+
trong nước, không biết cây có hấp thụ không.
20. Lan đun dung dịch NaOH trong một cốc thuỷ tinh để
bốc hơi nước đi. Dần dần em thấy xuất hiện một loại tinh
thể. Nó có thể hoà tan trong nước. Thử bằng giấy chỉ thị thì
thấy nó có tính kiềm. Lan nghĩ rằng bằng các này em có thể
tạo ra tinh thể của NaOH. BẠn thử nghĩ xem: ý kiến của
Lan đúng hay sai?

–> Không thể tạo ra, sai rồi Lan ơi! Đó là
Na2SiO3: 2NaOH + SiO2 ——> Na2SiO3.
21. Tại sao khi luộc rau thì cho thêm một ít muối và mở
vung thì rau xanh và giòn hơn ?
–> Vì muối hút nước từ rau xanh (tính thẩm thấu của nước
từ rau ra ngoài môi trường, từ nơi có nồng độ loãng ra đặc)
nên rau giòn hơn.
Còn rau có màu xanh thì không biết. Khi đậy vung thì sao
rau lại đỏ nhỉ?
21. Vì sao khi nói đến thịt mỡ thì người ta thường nhắc đến
dưa hành?
–> Vì trong dưa hành có chất chua (axit) nó giúp cho dạ
dày tiêu hóa thịt mỡ nhanh hơn.
22. Vì sao khi ăn phải bả, chuột thường chết ở nơi gần
nguồn nước ?
–> Vì nó muốn uống nước lần cuối trước khi lìa đời , tớ
đùa đấy, là nó muốn dùng nước làm tan chất độc: bả chuột
thực chất là Zn3P2 (kẽm phophua), nó thủy phân hoàn toàn
trong nước theo PTPU sau:
Zn3P2 + 6H2O ——> 3Zn(OH)2 + 2PH3
Hợp chất Zn(OH)2 và PH3 không độc (với lượng nhỏ).
Nhưng vấn đề là “sao con chuột biết được PTPU trên nhỉ?
Nó đâu có đi học?” Chắc đấy là do bản năng của động vật
(khi nhiễm độc thì việc đầu tiên là uống nước).
Nếu con chuột đó kịp uống nước thì nó có chết không?
Theo mình chắc là có, vì Zn(OH)2 kết tủa keo làm chỉ có
chỗ thoát?
23. Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không
khí trong lành hơn ?
–> Vì trong cơn mưa, các hạt mưa kéo bụi xuống, mặt

khác, sấm sét tạo ra một lượng nhỏ khí ozon (O3) có tác
dụng diệt khuẩn rất mạnh.
24. Tại sao phèn chua lại có khả năng làm trong nước?
–> Vì phèn chua bị thủy phân trong nước tạo kết tủa keo,
nó lắng xuống đáy thùng cùng với các hạt bụi, giúp cho
nước trong thùng trong hơn.
Công thức hóa học của phèn là Al2(SO4)3.K2SO4.12H2O,
trong nước phân ly:
Al2(SO4)3.K2SO4.12H2O —> Al2(SO4)3 + K2SO4 +
12H2O.
sau đó Al2(SO4)3 + 2H2O —–>
2Al(H2O)3+ + 3SO42-
Al(H2O)3+ + H2O ——> Al(OH)2+ + H3O+
Al(OH)2+ + 2H2O ——> Al(OH)3 + H3O+
Al(OH)3 kết tủa keo, kéo theo chất bẩn lắng xuống đáy
thùng.
Cần lưu ý là các hạt keo có khối lượng rất nhỏ, nếu để tự do
thì đến mấy ngày chúng cũng không lắng được xuống đáy
bình, nhưng nhờ một tính chất đặc biệt mà chúng làm sạch
nước được.
Các hạt keo có tính chất chung là: khi hòa vào nước, chúng
mang điện tích âm, vì cùng điện tích nên chúng đẩy nhau
và không thể kết hợp lại để tạo thành các hạt lớn hơn nên
không thể lắng xuống được.
Nhưng phèn chua thì khác: trong phèn chua, nhiệm vụ
chính là của Al2(SO4)3 (còn K2SO4 không có tác dụng),
nó sinh ra Al(OH)3, các hạt keo này tích ĐIỆN DƯƠNG,
khi gặp các hạt bụi mang điện tích âm, chúng trung hòa lẫn
nhau và tạo thành hạt lớn hơn, có khả năng tự lắng xuống
đáy.

Một số loại muối ăn cũng có tính chất này, nhưng vì phải
dùng với lượng lớn nên có vị lợ, rất khó ăn, thua xa phèn
nhôm.
25. Tại sao máu màu đỏ, còn cỏ thì lại có màu xanh?
–> Vì trong máu có hemoglobin (hồng cầu) có các sắc tố
đỏ, còn cỏ thì có chất diệp lục (clorophin) mang sắc tố
xanh.
Tuy nhiên, mình ngĩ đây là câu hỏi liên quan đến vật lý
nhiều hơn là hóa học, vì nếu giải thích sâu xa, thì là do cấu
tạo của các chất này (hemoglobin và clorophin) hấp thụ
toàn bộ các dải sóng khác trong ánh sáng nhìn thấy (0,38 –
0,76 micromet), trừ dải sáng xanh và đỏ. Vì thế, chúng
phản xạ lại chùm sáng có bước sóng này tới mắt chúng ta,
và chúng ta thấy chúng có màu như vậy.
26. Một người cầm một con dao chặt đứt đôi thanh củi rồi
đưa con dao đó cắt vào tay mình lập tức máu chảy ròng
ròng. Nhưng ô kìa tay vẫn không sao! Tại sao lại lạ vậy?
–> Mình chẳng hiểu gì cả, đây có lẽ là câu hỏi về ảo thuật,
dữ kiện bạn đưa ra quá thiếu, không thể giải thích nổi. Có
thể người đó chặt củi xong bị hoa mắt nên thấy máu chảy,
có thể ông ta chỉ cắt vào túi máu dấu ở tay, có thể thanh củi
chứa một hợp chất hóa học nào đó,…nói chung là bó
tay.com
27. Nguyên tố nào mà trong cơ thể người,nó tồn tại nhiều
nhất trong vỏ não?
–> Có phải là carbon không?
28. Tại sao khí NO2, khi đưa về -11 độ C thì không có
màu, mà đưa lên khoảng 140 độ thì lại có màu nâu rất đậm.
Làm ơn các bác giải thích tại sao có màu nhé, không giải
thích lưng chừng!

–> Vì khí NO2 có cân bằng sau đây trong hỗn hợp ở nhiệt
độ thường:-11*C
2NO2 <———> N2O4 delta(H) = – 62,8 kJ/mol
nâu đỏ 140*C không màu
Tồn tại cân bằng trên do nguyên tử nitơ trong NO2 còn 1e
độc thân chưa tham gia liên kết (::O=N*->O:: nên hai
phân tử NO2 (khí này có tính nghịch từ do còn 1e tự do) dễ
dàng kết hợp lại với nhau để tạo thành phân tử N2O4 (khí
này có tính thuận từ).
Khi đưa nhiệt độ về -11*C thì toàn bộ lượng NO2 (màu
nâu) chuyển thành N2O4 (không màu) nên hỗn hợp trở nên
không có màu.
Khi đưa nhiệt độ lên 140*C thì toàn bộ lượng N2O4
(không màu) chuyển thành NO2 (màu nâu) nên hỗn hợp có
nàu nâu rất đậm.
29.Một nguyên tố có quan hệ khá gần gũi với Kali,được
phát hiện gần như đồng thời với kali bằng cùng một
phương pháp điện phân và cùng do nhà Hoá Học Humphy
Devi(H.Davy) phát hiện ra?
–> Đó là natri.
Kali được tìm ra vào năm 1807 cùng với natri.
Năm 1807, tại London, trong cuộc họp của Hội Hoàng gia,
nhà hóa học Anh G. Davy đã thông báo tìm ra hai kim loại
mới. Ông dùng dòng điện để phân tích hydroxit kiềm nóng
chảy (NaOH, KOH). Hai kim loại này bị oxi hóa nhanh
chóng trong không khí, chúng rất nhẹ, có thể nổi lên trên
mặt nước và tác dụng với nước cho ra hydro.
Danh từ “kiềm” có từ thời kỳ Giả kim thuật, do Geber đưa
ra, nhưng mãi đến năm 1683, người ta mới phân biệt được
natri carbonat và kali carbonat, chúng khác nhau ở hình

dáng tinh thể. Kali carbonat còn được gọi là potash. Đến
tận đầu thế kỷ 19, potash vẫn được coi là một đơn chất,
điều này cũng dễ hiểu nếu chúng ta nhớ lại rằng đến cuối
thế kỷ 18, hóa học phân tích chưa hoàn toàn đạt đến trình
độ phân tích nguyên tố. Trong thực tế, các muối kali, natri,
amoni lại rất giống nhau.
Kali carbonat có nguồn gốc thực vật, khi cô đặc nước tro
của một loại cây.
30. Giải thích t/ch thuận từ của O2. Tại sao O2 có tính
thuận từ còn N2 thì lại không?
–> Viết cấu hình của O2 và N2 ra thì biết, chú ý dùng
phương pháp MO-LCAO nhé!
Cấu hình N2: (KK)Ss2 Ss*2 Px2 Py2
Cấu hình O2: (KK)Ss2 Ss*2 Sp2 Px2 Py2 Px*1 Py*1
Theo cấu hình trên, ta thấy oxi vẫn chứa 2e tự do ở “pi sao”
nên nó có tính chất thuận từ, còn nitơ thì các e đã ghép đôi
hết nên có tính nghịch từ.
Giải thích một vài chỗ: trong hai cấu hình trên:
(KK) là ký hiệu của orbital nguyên tử (Atomic orbital) của
hai nguyên tử.
Ss là ký hiệu của signma S (xích-ma S);
Sp là ký hiệu của signma Pi (xích-ma Pi);
Dấu * có nghĩa là năng lượng phản liên kết;
Số 1 và 2 là số e phân bố trên mỗi orbital.
Muốn biết thêm chi tiết, xem thêm sách Hóa học Đại
Cương tập 2 của thầy Lê Mậu Quyền (trường ĐHBK HN),
sách hiện có bán tại các nhà sách trên toàn quốc.
31. Tại sao người ta lại thường đựng các dung dịch,hoá
chất vào các bình thuỷ tinh mỏng vậy. Sao không đựng vào
các lọ dầy có tốt hơn không?

–> Nếu là nước nóng thì còn giải thích được chứ dung dịch
hóa chất thì CHỊU.
32. Đố mọi người biết thuỷ tinh hoà tan là gì và nó được
ứng dụng ở đâu?
–> Có phải nó là thủy tinh có nhiều lỗ nhỏ có thể hút ẩm
không?
33. Muốn có được ngọn lửa nhiệt độ cao để hàn cắt kim
loại người ta dùng C2H2 chứ không fải là C2H6 mặc dù
nhiệt đốt cháy các khí này tương ứng bằng 1320kj/mol và
1562 kj/mol.
–> Vì C2H2 có tỷ lệ carbon nhiều hơn trong C2H6 nên nó
cháy cho ngọn lửa chất lượng hơn.
34. Tại sao các đường ống dẫn nước và động cơ ôtô có
nguy cơ hỏng khi thời tiết lạnh dưới OoC?
–> Vì ở nhiệt độ này, các nhiên liệu hóa rắn (?) và cũng do
tính co dãn theo nhiệt độ của kim loại nên đường ống dẫn
bị hỏng.
35. Các nguyên tắc vận tải bằng đường xe lửa axit sunfuric
đậm đặc đựng trong các toa thùng yêu cầu một cách
nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi
tháo axit ra khỏi toa thùng.Tại sao sau khi tháo axit rồi mà
khoá chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng,còn
nếu cứ để mở thì sẽ không dùng được toa thùng nữa?
–> Chắc là để tránh một cái gì đó chui vào rồi, cái gì nhỉ?
36. Một người chưa bao giờ được lên mỏ than,nhưng trong
tưởng tượng của người đó,mỏ than là nơi có những núi than
khổng lồ,cao hàng chục mét,đen sì……
Người đó tưởng tượng có đúng không? Tại sao?
–> Câu này thuộc thể loại gì vậy? Người đó sai rồi, mỏ
than mà lộ thiên như vậy thì phải mổ bò ăn mừng thôi. Nó

nằm sâu dưới đất cơ mà!
37. Tại sao trên các thùng đựng ét xăng của các xe hơi lại
thường có ghi:”Ét xăng etyl hoá!Nguy hiểm”?
–>Vì et-xăng đó đã được etyl hóa, dễ cháy nổ. Có phải etyl
hóa là cách gọi trang trọng của việc pha thêm chì tetra etyl
(C2H5)4Pb vào xăng không nhỉ?
38. Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta
phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi ? Bình
cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng
được trong mọi vụ cháy không?
–> Cấu tạo của bình đó rất đơn giản: bên trong gồm 2 phần:
phần một là một lọ nhỏ bằng thủy tinh ở trên đầu, trong lọ
này chứa H2SO4 (axit sunfuric), phần còn lại trong bình
cứu hỏa là Na2CO3.
Khi dùng, ta dốc ngược lên và lắc để chiếc kim trên đỉnh
đâm thủng lọ thủy tinh, axit sunfuric chảy ra, gặp Na2CO3
và thế là: H2SO4 + Na2CO3 —> Na2SO4 + CO2 + H2O.
Khí CO2 phun qua vòi phun và tràn lên ngọn lửa. Bình này
không chữa được các đám cháy nhiên liệu lỏng (xăng,
dầu,…).
39. Khi cho chất khí phổ biến A vào bình thủy tinh chứa
khí B có cùng tỷ trọng với A thì thấy trong bình còn lại cát
ẩm . Bạn hãy cho biết tên hai khí này?
–> Đề nghị bạn nói rõ “là cát ẩm” hay “một chất rắn giống
cát ẩm”.
40. Một trong những phương pháp điều chế nước ngọt trrên
tàu biển là nén propan ở nhiệt độ thấp vào nưóc biển.Sau
khi lọc tách chất rắn sẽ thu được nước ngọt.
–> Cái này mình không biết.
41. Đố mọi người biết tên của những chất được viết tắt ở

dưới đây nhé: PABA,DES,PCC,THF,Sia2BH,LBAH?
–> PABA: Para amino benzoic acid viết tắt của axit para
amino benzoic. Danh từ này được dùng lần đầu tiên năm
1906.
DES: Department of Education and Science viết tắt của Bộ
giáo dục và khoa học hay là Diethylstilbestrol, một hợp
chất hóa học tổng hợp nhân tạo, nó được sử dụng như thuốc
kích thích tăng trưởng. Nó là chất rắn kết tinh không màu,
có CTHH là C18H20O2. Ngày nay, nó được cho là một
nguyên nhân gây ung thư. Danh từ này được dùng lần đầu
vào năm 1938.
PCC: từ này không bao giờ được viết tắt trên thế giới, còn
ở Việt Nam thì mình chịu.
THF: cũng thế.
Sia2BH: cũng thế.
LBAH: cũng thế.
42. Có một dung dịch không màu mất nhãn cho vào dung
dịch này một kim loại màu vàng đậm quấy đều không có
hiện tượng gì xảy ra đun nóng bình đựng dung dịch này (có
cả Kim loại trên ) đến một nhiệt độ cao thì thấy có thoát
một hỗn hợp khí trong đó có khí màu nâu hỏi dung dịch là
dung dịch gì và kim loại là kim loại gi ?
–> Có khí nâu thì dung dịch chắc là HNO3 rồi, còn kim
loại màu vàng đậm sẽ là kim loại có tính chất không tác
dụng với HNO3 ở nhiệt độ thường, nhưng lại phản ứng ở
nhiệt độ cao. Đó là kim loại gì nhỉ?
43. Tại sao tóc ướt lại dài hơn tóc khô?
–> Trời, câu hỏi loại gì vậy? Chắc là do khi ướt, tóc thẳng
hơn nên dài hơn thôi, tóc khô thì nó thường bù xù, nhỉ.
44. Như ta đã biết,nhôm oxit (Al2O3) là một oxit lưỡng

tính tan được cả trong dd axit và dd bazo kiềm,nhưng khi
nung đến 1000 độ C,Al2O3 trở nên trơ đối với cả dd axit và
kiềm?
–> Vì tinh thể của nó sắp xếp thành dạng alpha-aluminium,
dạng này bền nhất trong 9 dạng thù hình của nhôm.
45. Có mấy chất sau trong các ống nghiệm riêng biệt :
NaCl, NaBr, NaI , NaSCN , NaF.
Hãy chỉ ra trong mỗi ống nghiệm có chất nào .Các chất sử
dụng để nhận biết tuỳ ý.
–> Dùng Fe3+ nhận ra NaSCN do tạo phức Fe(SCN)3 màu
đỏ máu rất đặc trưng. Sau đó dùng AgNO3, nhận ra hết:
AgI màu vàng đậm, AgBr màu vàng nhạt, AgCl màu trắng,
AgF (không biết có tạo ra không, nếu có thì chắc là không
màu).
46. Hãy xác định thành phần C va H của 1 hydrocarbon,
điều kiện là bạn nghĩ mình đang sống o thé kỷ 18( chưa có
phương pháp vật lý hiện đại).
–> Đốt lên, thu được CO2 và hơi H2O (nhớ ngưng tụ), cân
lên, tính số mol, thế là xong.
47. Vì sao khi hoà tan các phân đạm thì nuớc lại lạnh đi.
–> Quá trình solvat hóa thu nhiệt.
48. Oxi có ba đồng vị 16 17 18 vậy tại sao trong bảng tuần
hoàn khối lượng của nó lại là 15,99?
–> Ừ nhỉ, cậu nhắc tớ mới để ý, không biết tại sao.
49. Tại sao khi làm thí nghiệm dòng điện qua dung dịnh
CuSO4 với 2 cựclà Cu thì Cu ở cục dương lại tan ?
–> Vì trong quá trình điện phân, Cu nhường đi 2e để biến
thành ion Cu2+ đi vào trong dung dịch.
50. Trong phản ứng của natri thiosunfat với Iot trong môi
trường hoàn toàn trung tính có thêm phản ứng tạo HI sau

đó HI td với Na2S2O3 để tạo ra H2S2O3 và H2S2O3 phân
huỷ thành S và SO2 không?
–> Nếu vẽ CTCT của H2S2O3 thì nó không thể sinh ra S
và SO2 được.
51. Tại sao không thể điều chế trực tiếp N2O từ N2 và O2
dược ?
–> Vì N2O sinh ra lập tức bị phân hủy (hình như là 180 hay
210*C gì đó, mình không nhớ lắm) thành N2 và O2.
52. Một cây nến đang cháy ,bạn thổi tắt nó đi, khi đó sẽ
xuất hiện một “dòng ” khói đục bay lên . Nếu bạn đưa một
ngọn lửa đang cháy lại gần ( cách từ 2 đến 3 cm ) thì ngọn
lửa lại bùng cháy. Bạn hãy giải thích.
–> Khi thổi tắt, dòng khói đục đó chính là các parafin (các
ankan mạch lớn >20 C) bay hơi. Khi đưa ngọn lửa lại gần
thì nó cháy tiếp.
53. Tại sao đom đóm lại có thể phát sáng được?
–> Do phần đuôi của nó có lân quang, nên nó có thể phát ra
ánh sáng (không có nhiệt).
54. Tại sao sau khi tắm dù bằng nước nóng hay nước lạnh
thì ta đều cảm thấy mát?
–> Câu này cần DEL thôi! Vì nước bay hơi (nhờ gió) ra
môi trường xung quanh thu theo nhiệt trên cơ thể => mát
mẻ.
55. Tại sao tuyết lại có màu trắng trong khi nó được cấu tạo
bởi các phân tử nước trong suốt?
–> Do cấu tạo của nó có hình dạng rất phức tạp (thường là
các hoa tuyết 6 cánh nhọn), ngoài ra cũng do số lượng rất
nhiều của nó nữa.
Cũng giống như nước vậy, nước nguyên chất không màu,
nhưng nếu thể tích lớn (tức là nước sâu) thì nó có màu xanh

lam nhạt, rồi đậm dần theo độ sâu (vẫn là nước nguyên chất
đấy nhé, không có tảo hay vi sinh vật gì hết).
56. Nguyên tố nào tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hi lạp có
nghĩa là Mặt trăng, ở hàm lượng nhỏ thì rất cần thiết cho cơ
thể nhưng chỉ cần cao hơn mức đó 5-10 lần là đã trở nên
độc hại với cơ thể?
–> Đó chính là Selen, ký hiệu hóa học là Se.
Selen thuộc phân nhóm chính nhóm VI – nhóm chancogen
(cùng với lưu huỳnh, telu).
Tuy có mặt trong nhiều khoáng vật của lưu huỳnh và trong
mỏ lưu huỳnh, nhưng phải đến năm 1817, nhà hóa học
Thụy Điển Berzelius mới tìm ra được selen trong bã thải
của nhà máy điều chế axit sunfuric.
Tháng 9 năm 1817, Berzelius cùng trợ lý của mình là G.
Gahn đi kiểm tra nhà máy sản xuất axit sunfuric. Hai ông
quan sát thấy trong axit vừa điều chế có một kết tủa hơi có
màu. Đưa kết tủa đốt trên ngọn lửa đèn hàn thì nó biến
thành những hạt có ánh chì và có mùi củ cải tía.
Quan niệm của một số nhà hóa học thời ấy cho rằng đó là
dấu hiệu của nguyên tố telu, bởi vì tlu là một nguyên tố
tương tự với lưu huỳnh đã được tìm ra từ cuối thế kỷ 18.
Phân tích kỹ nhiều lần kết tủa, Berzelius kết luận rằng trong
kết tủa có chứa một kim loại chưa biết, tính chất của nó
giống với tính chất của telu. Kết quả việc nghiên cứu kết
tủa và một số tính chất của nguyên tố đã được công bố trên
tạp chí “Niên giám hóa học và vật lý”. Ông đề nghị đặt tên
cho nguyên tố mới là selen, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là
Mặt trăng.
Cùng nhóm với telu, nguyên tố này có những tính chất
tương tự và được dùng làm tế bào quang điện để nắn dòng

điện xoay chiều. Những máy ảnh hiện đại đều có bộ phận
đo ánh sáng làm bằng selen.
57. Tại sao Selen lại là nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể ?
–> Vì cơ thể cần nó.
58. Tại sao chì chỉ tương tác trên bề mặt với dd HCl loãng
hoặc dd H2SO4 dưới 80% nhưng lại tan tốt trong dd đậm
đặc của các axit đó? Và khác với chì thì thiếc lại có thể tan
tốt trong các dd nói trên ở những nồng độ khác nhau?
–> Vì chì tạo thành muối không tan PbCl2 và PbSO4 bám
lên bề mặt, ngăn cản chì tiếp xúc với axit nên phản ứng
dừng lại.
(thực ra thì các muối này tan một lượng nhỏ trong nước
lạnh, và tan gần như hoàn toàn trong nước nóng).
59. Tại sao Phospho bền ở Số oxh +5 và không có tính oxh
trong khi Nitơ thì không bền ở +5 và là chất oxh cực mạnh?
–> Nếu không có tính oxi hóa thì làm sao photpho trở về
dạng tự do được?
60. Trong 2 loại ion +2 và +3 của Fe cái nào bền hơn?Vì
sao?
–> Ion Fe3+ bền hơn vì SOH của nó đã đạt cực đại, còn
Fe2+ nếu để trong không khí thì nó sẽ bị oxi hóa chậm
thành Fe3+ (chính là phản ứng trong mực bút máy ngày
xưa hay dùng đấy!).
61. Co 12 lo dung cac dung dich khong mau sau: H2O,
HCl, H2SO4, BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3,
NH4Cl, NaOH, Ba(OH)2 va AgNO3.
Khong dung bat cu hoa chat nao, hay nhan biet cac dung
dich tren.
–> Tự lập bảng trộn lẫn nó vào nhau nhé!
62. Tại sao amoniaclại tạo ra NH4 + mà không phải là

H3O+ theo phản ứng:
NH3 + H2O –>NH4+ + OH-
NH3 + H2O –>H3O+ + NH2-
–> Vì NH3 còn 1 cặp e tự do chưa liên kết, H+ của nước
còn 1 orbital trống nên chúng dễ kết hợp với nhau thoe
phương trình phản ứng sau:
H2O <—–> H+ + OH-
NH3 + H2O –>NH4+ + OH
63. Mg đóng vai trò gì trong diệp lục?
–> Magie có trong thành phần chất diệp lục (clorofin) của
cây cối. trong chất diệp lục có khoảng 2 % nguyên tố
magie.
64. Sự ôi mỡ là gì ?
–> Oxi hóa chậm các lipit (chất béo) trong không khí.
65. Một người đi kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm của một cửa hàng . Anh lấy một bộ bát đũa bất kì rồi
lấy trong túi 1 tờ giấy màu vàng đen nhạt , rồi lau sạch bộ
bát đũa đó .Thấy tờ giấy chuyển sang màu xanh; Lập tức
của hàng đó bị lập biên bản xử phạt ? Tại sao tờ giấy thử lại
chuyển sang màu xanh ? Phải chăng bát có dính cộng hành
xanh ?
–> Do bát rửa chưa sạch nên còn dính lại tinh bột trên đó.
Khi gặp giấy tẩm iot thì nó hóa xanh. Chắc thế.
66. Axit gì mà tên ‘sơ khai’ của nó thường ít gọi, là một
axit rất yếu.
–> Câu hỏi quá thiếu dữ kiện, đó có phải là H2S không?
67. Axit gì được dùng làm thuốc nổ.
–> Rất nhiều, nhưng thường dùng nhất chắc là HNO3.
68. Trong thế chiến khí gì được dùng làm vũ khí, được điều
chế từ hai khí khác và gây ngạt thở rất nhanh.

–> Nhiều khí gây ngạt thở lắm, thường thì cứ khí độc là
gây ngạt thở. Nhưng vì nó được tạo thành từ hai khí khác
nên mình đoán nó là CHCl3, nhưng cái này thì hình như chỉ

×