Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài giảng Kinh tế ngoại thương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.27 KB, 25 trang )

CHƯƠNG I :

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NGOẠI THƯƠNG.
I/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Khái niệm về môn học:
Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thương (International Trades),
nhưng khái niệm nói lên chức năng chính thì "Ngoại thương là việc mua, bán hàng
hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia". Vai trò của Ngoại thương là cầu nối giũa
cung và cầu của hàng hóa -dịch vụ trong và ngoài nước .
Dưới khía cạnh kinh tế học , ngoại thương được xem như là một quá trình
sản xuất gián tiếp để sản xuất hàng hóa. dịch vụ trong một quốc gia.
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời (con đường tơ lụa..)
Trong thời phong kiến, do hoạt động kinh tế tự nhiên còn nhiều chi phối , nên
ngoại thương chỉ phát triển với qui mô nhỏ, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân các vua
chúa.
Ngoại thương chỉ phát triển mạnh trong thời kỳ phát triển tư bản, và trỏ
thành động lực phát triển quan trọng của phương thức sản xuất tư bản.
Trong hoạt động ngoại thương có xuất khẩu và nhập khẩu.
Ngày nay, trong nền kinh tế toàn cầu, sản xuất được quốc tế hóa, các quốc
gia muốn tồn tại và phát triển đều phải tham gia vào quá trình phân công lao động
quốc tế. Ngoại thương không đơn thuần là mua bán quốc tế nữa mà cùng với các
hoạt động kinh tế đối ngoại khác tham gia vào quá trình phân công lao động quốc
tế.
2. Chức năng của Ngoại thương:
a. Tạo vốn cho quá trình mở rộng đầu tư trong nước.
b. Chuyển hóa giá trị sử dụng, làm thay đổi cơ cấu của tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân .
c. Góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế bằng việc tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho sản xuất, kinh doanh.
II/ CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGOẠI THƯƠNG.


Nhắc lại các lý thuyết cơ bản đã học:
1. Thuyết trọng thương: (Mercantilism) phát triển ở Châu Âu từ cuối thế
kỷ 15 và thúc vào thế kỷ 18, giai đoạn này phương thức sản xuất phong kiến tan rã
và chủ nghóa tư bản hình thành, học thuyết trọng thương do nhiều nhà nghiên cứu
Trang 1


Anh , Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cùng phát triễn. Đây là thời kỳ
mà vàng là phương tiện giao dịch chính trên thế giới, học thuyết này như tên gọi
xem trọng viêc giao dịch mua bán với nước ngoài với các tư tưởng chính :
* Sự giàu có của một nước được phản ánh qua lượng q kim ( vàng , bạc,
châu báu ..) mà nước đó nắm giữ.
* Phát triển buôn bán với nước ngoài để gia tăng tiền tệ. Đề cao vấn đề
xuất siêu.
* Chấp nhận lợi nhuận bằng trao đổi không ngang giá : trong trao đổi phải
có một bên thắng và một bên thua " dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi
ích của dân tộc kia ".
Đề cao vai trò của nhà nước thông qua việc bảo hộ bằng thuế quan, hạn
ngạch, duy trì xuất siêu.
Cho rằng lao động là vấn đề chính của sản xuất, cần phải hạ thấp lương
công nhân để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh.
Khuyết điểm của học thuyết này : do sự độc quyền ngoại thương và những
giới hạn nghiêm ngặt đối với nhập khẩu đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia trong hoạt động mậu dịch quốc tế. Hơn nữa,
từ đầu thế kỷ 18 trình độ kỹ thuật sản xuất và hệ thống thị trường đã phát triển
nhanh chóng mà thuyết trọng thương không giải thích được.
2. Học thuyết lợi thế tuyệt đối (Theory of Absolute Advantage) của
Adam Smith: Người Anh (1723-1790) với tác phẩm " Nghiên cứu về bản chất và
nguyên nhân giàu có của các quốc gia " được xem như là cha đẻ của kinh tế học:
Theo Adam Smith sự giàu có của mỗi quốc gia được phản ánh qua năng

lực sản xuất chứ không phải do số q kim nắm giữ.
Vd Chi phí lao động (giờ) cho sản xuất một đơn vị sản phẩm :

QG "A"
QG "B"

Quần o
20
40

Lương thực
40
20

Do lao động là chi phí duy nhất của sản xuất, QG"A" có lợi thế tuyệt đối
trong sản xuất quần áo và QG"B" có lợi thế trong sản xuất lương thực. "A" nên tập
trung về Quần áo và "B" nên tập trung về lương thực, sau đó trao đổi với nhau.
* Mỗi quốc gia nên sản xuất những ngành mà họ có lợi thế tuyệt đối về chi
phí lao động thấp, tài nguyên, đất đai, khí hậïu..
* Các quốc gia nên xuất khẩu các hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và
nhập khẩu các hàng hóa mà họ không có lợi thế tuyệt đối để cả hai nước đều có
lợi ích.
Nhưng lý thuyết của Adam Smith đã không lý giải được tại sao mậu dịch
Trang 2


quốc tế vẫn có thể xãy ra giữa hai nước mà cả hai đều không có lợi thế tuyết đối
về sản phẩm nào cả.
3. Thuyết lợi thế so sánh (Theory of Comparative Advantage) của
David Ricardo : Người Anh (1772-1823) với tác phẩm nổi tiếng :"Những nguyên

lý kinh tế, chính trị và thuế"
* Mọi nước luôn có thể và rất có lợi khi tham gia vào quá trình phân công
lao động quốc tế . Phát triển ngoại thương pho phép mởû rộâng khả năng tiêu dùng,
chỉ nên chuyên môn hóa vào một số sản phẩm nhất định, sau đó lấy sản phẩm trao
đổi để nhập các hàng hóa khác.
Vd Chi phí lao động (giờ) cho sản xuất một đơn vị sản phẩm :

QG "A"
QG "B"

Quần o
20
60

Lương thực
40
60

Trong trường hợp này cho thấy "A" có lợi thế tuyệt đối trong "sản xuất"
quần áo và cả lương thực , Tại QG"A" giá quần áo = 1/2 giá lương thực do đó nêú
nhập khẩu với tỷ lệ > 0.5 đv lương thực đổi lấy 1 đv quần áo thì vẫn có lợi. Tại QG
"B" giá một đơn vị quần áo bằng một đơn vị lương thực, nên nếu nhập khẩu một
đơn vị quần áo đổi < 1 đv lương thực thì cũng có lợi trong thương mại.
* Thương mại quốc tế không yêu cầu sự khác nhau về lợi thế tuyệt đối,
vẫn có thể xảy ra khi có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh tồn tại bất cứ nơi nào
mà tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác nhau giữa hai hàng hóa.
* Các quốc gia có thể chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm mà họ
không có lợi thế tuyệt đối so với nước khác nhưng lại có lợi thế tuyệt đối lớn
hơn giữa hai sản phẩm trong nước.
Lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo được xem như là lý luận cơ bản

của thương mại quốc tế . Tuy vậy các nhà kinh tế thời bây giờ vẩn chưa giải thích
rõ được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia là gì , khi chỉ dựa vào chi phí lao động để
tính giá trị sản phẩm và các tính toán trên cơ sở hàng đổi hàng chứ không theo căn
bản giá cả quốc tế và cơ cấu tiêu dùng của mỗi quốc gia.
4. Thuyết tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất của Heckscher và Ohlin
Trong tác phẩm :"Thương mại liên khu vực và quốc tế" vào năm 1933, hai nhà
kinh tế học Thụy Điển là Eli Hecksher và Bertil Ohlin đã dựa vào qui luật tỷ lệ
cân đối của các yếu tố sản xuất để cố gắng giải thích về nguồn gốc phát sinh ra lợi
thế so sánh : trong một nền kinh tế mở cửa,mỗi nước đều hướng đến chuyên môn
Trang 3


hóa các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước
đó là thuận lợi nhất.
Thừa nhận rằng mỗi sản phẩm có một sự liên kết khác nhau các yếu tố
về vốn,lao động, tài nguyên, đất đai cũng như có những sự khác nhau về
chuyên môn hóa. Cơ sở cho sự trao đổi buôn bán quốc tế theo H-O là lợi thế
tương đối . Hệ số biểu thị cho sự so sánh tương đối này là hệ số lợi thế so sánh
được viết tắt là RCA (Rate of Comperetive Advantage)
Vd : tA : giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm A của nước X
Tx : Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước X trong năm.

RCA

=

tA
Tx

:


WA
W

Tx : Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước X trong năm.
WA : Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm A của thế giới.
W : Giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới trong năm.
Nếu RCA của một sản phẩmn nhỏ hơn 1, tức là sản phẩm đó không có lợi
thế so sánh; không nên xuất khẩu mà nên nhập khẩu. Những sản phẩm có lợi thế
so sánh rất cao là những sản phẩm có hệ số RCA > 4.25, những sản phẩm có lợi
thế so sánh cao có RCA từ 2.5 đến 4.25.
Một số lợi thế so sánh của các nước trong khu vực :
Singapore
Hàng hóa
RCA
Máy văn phòng
6.17
Thiết bị thông tin và
máy ghi âm

4.27

Tháiland
Hàng hóa
Sản phẩm du lịch, túi
sách
Giày dép
Quần áo
Sản phẩm khoáng sản
phi kim loại.

Hàng da

Đồ điện

2.25

Hóa chất hữu cơ

1.05

Thiết bị thông tin và
máy ghi âm
Đồ gia dụng
Đồ gỗ
Hàng dệt
Máy văn phòng
Đồ điện
Máy ảnh, sản phẩm
quang học

RCA
4.77
4.40
3.17
2.93
2.89
2.09
2.05
1.87
1.52

1.36
1.36
1.09
Trang 4


Philippines
Hàng hóa
RCA
Quần áo
6.11
Đồ gỗ
Đồ điện
Đồ gia dụng
Sản phẩm du lịch,
túi sách
Thiết bị thông tin và
máy ghi âm
Giày dép
Máy ảnh, sản phẩm
quang học,đồng hồ

4.20
3.25
3.17
2.68

Malaysia
Hàng hóa
Thiết bị thông tin và

máy ghi âm
Đồ điện

RCA
6.22

Quần áo

4.46
3.77
2.53

1.48

Hàng da

1.09

1.46
1.28

Các loại hóa chất

1.03

Đồ gỗ

Nguồn OECD 1990
Tuy nhiên, học thuyết H-O vẫn có những hạn chế nhất định, nó không giải
thích được các hiện tượng trong thương mại như có sự khác biệt về nhu cầu, sở

thích hàng hóa giữa các khu vực, có sự cạnh tranh không hoàn hảo ( có sự tham dự
của nhà nước ), chi phí vận tải, bảo hiểm..
5. Thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế : (International Product
Life Cycle Theory / IPLC) do Raymond Vernon đưa ra từ giữa thập niên 60, liên
quan đến những giai đoạn sản xuất của sản phẩm với những bí quyết sản xuất mới.
Sản phẩm được sản xuất đầu tiên tạo công ty mẹ, sau đó là tại các công ty
con và cuối cùng là ở tại nơi nào trên thế giới có chi phí thấp nhất. Đây là lý do vì
sao một sản phẩm bắt đầu như một sự xuất khẩu của quốc gia thường kết cuộc
trở thành một sự nhập khẩu.
Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế tập trung vào việc mở rộng
thị trường và đổi mới kỹ thuật, những khái niệm đó không được nhấn mạnh trong
lợi thế so sánh.
Hai nguyên lý quan trong của học thuyết IPLC: (1) Kỹ thuật là một yếu tố
chính để sáng tạo và phát triển sản phẩm mới (2) Qui mô và cấu trúc thị trường là
quan trọng trong việc quyết định mô hình thương mại.
Về những giai đoạn của sản phẩm : có 3 giai đoạn:
- Sản phẩm mới (new product) : là sản phẩm cải tiến và độc đáo trong một
số thuộc tính. Ban đầu được tiêu thụ ở nước nhà, giá không đàn hồi, lợi nhuận cao.
Khi sản xuất gia tăng và vượt quá sự tiêu thụ ở nước nhà việc xuất khẩu sẽ bắt
đầu.
- Sản phẩm trưởng thành (Mature phrase ): khi bước vào giai đoạn
trưởng thành trong chu kỳ sống, tỷ lệ mức bán tăng nhanh do xuất khẩu, cùng lúc
Trang 5


đó những đối thủ cạnh tranh ở những quốc gia khác sẽ thực hiện sản phẩm thay thế
để đổi chổ sản phẩm đầu tiên. Công ty phát triển sản phẩm đầu tiên phải thay đổi
chiến thuật từ sản xuất qua bảo vệ thị trường, đồng thời cũng chú ý cung cấp cho
những thị trường kém phát triển hơn .
- Sản phẩm vào giai đoạn tiêu chuẩn hóa (the standalized product

stage), kỹ thuật trở nên phổ biến và có thể tiếp xúc, sản xuất có hướng chuyển
dịch sang những nước kém phát triển và nước ngoài
6 Những vấn đề quan trọng khác :
Có những vấn đề không nằm trong sự cân nhắc của các yếu tố trên, nhưng
ảnh hưởng đến thương mại thế giới :
- Những qui định của chính phủ giới hạn thương mại với các nước khác vì lý
do chính trị .
- Giá trị tiền tệ lưu hành : Đồng tiền lên giá hoặc giảm giá so với một đồng
tiền khác sẽ làm biến đổi lợi nhuận, làm giới hạn hoặc có lợi thế hơn trong giao
dịch mua bán với nước ngoài.
- Thị hiếu tiêu thụ : thương mại quốc tế không chỉ đơn thuần về giá cả. Một
số người sẽ trả giá cao hơn cho những sản phẩm có danh tiếng, chất lượng tin
tưởng và vì nhiều lý do vật chất , tâm lý khác. Thị hiếu cá nhân ảnh hưởng nhiều
đến quyết định chọn mua sản phẩm của người tiêu dùng.
III/ LI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ .
1.Trên phương diện vó mô:
Ngoại thương làm tăng lượng hàng hóa tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện
đễ người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều hơn lượng hàng hóa mà quốc gia sản xuất
được. Ngoài ra ngoại thương còn tác động đến nền kinh tế thông qua các tác động
tích cực sau:
- Quốc gia đa dạng được sản phẩm, phân tán rủi ro.
- Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ sản xuất qui mô hơn trước .
- Thúc đẩy cạnh tranh, hạn chế sức ỳ của sản xuất nội địa.
- Hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, phân phối. Loại bỏ công ty yếu.
- Đa dạng sản phẩm quốc tế, lợi ích cho người tiêu dùng.
2. Trên phương diện vi mô:
Với các công ty, xí nghiệp, ngoại thương là yếu tố cần thiết để cân bằng
nguyên liệu, vật tư , sản phẩm làm ra. Doanh nghiệp có nhiều cách lựa chon
để sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất, ngoài ra ngoại thương còn tác động
đến các vấn đề sau:

- Sử dụng tối đa năng lực sản xuất kinh doanh.
- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận khi sản xuất nhiều sản phẩm.
- Phân tán rủi ro, giảm thiểu bất lợi nhờ có nhiều thị trường.
- Có cơ hội giao lưu, học tập, cơ hội nhập khẩu tốt hơn,
Trang 6


III/ MỐI QUAN HỆ CỦA NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁC LĨNH VỰC QUAN
TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ .
1.Ngoại thương và sản xuất:
Ngoại thương ra đời là kết quả của sản xuất phát triển, đồng thời ngoại
thương cũng là tiền đề cho sự phát triển của sản xuất.
Thông qua xuất nhập khẩu, các sản phẩm như nguyên liệu, sản phẩm nông
nghiệp, sản phẩm tiêu dùng của công nghiệp nhẹ được xuất đi và nhập về máy
móc, thiết bị, nguyên liệu mới phục vụ cho quá trình phát triển tiếp theo của nền
kinh tế.
Sự phát triển về thương mại sẽ làm cho đất đai, lao động của các quốc gia
được sử dụng triệt để hơn, các sản phẩm mang tính đặc thù của môi trường điều
kiện địa phương (như càphê, cao su, dầu .)được sản xuất nhiều phục vụ cho xuất
khẩu, còn nếu không nó chỉ là dạng tiềm năng.
Phát triển xuất nhập khẩu cũng góp phần tăng ngân sách quốc gia (thuế), do
đó chính phủ có thêm ngân q tài trợ cho các ngành khác,
2.Ngoại thương với tiêu dùng :
Tiêu dùng là mục đích của sản xuất , tiêu dùng là một yếu tố nhằm tái tạo
lại sức lao động cho xã hội. Tiêu dùng vừa chịu sự tác động của sản xuất, vừa là
yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất quốc gia .
Ngoại thương tác động đến tiêu dùng trên bÂn yếu tố sau :
a. Ngoại thương nhập khẩu những tư liệu sản xuất cần thiết để phục vụ cho
việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước.
b. Ngoại thương trực tiếp nhập khẩu những hàng hóa tiêu dùng mà trong

nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ.
c. Thu nhập càng cao, tiêu dùng phát triển , ngoại thương lại cần phải đáp
ứng thêm nhu cầu.
3.Ngoại thương với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài :
Thu hút vốn đầu tư, hay đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh việc chuyển vốn
hoạt động từ quốc gia này sang các quốc gia khác còn mang tính chất quan trọng
với sự hình thành tổng lượng vốn kinh doanh cần thiết cho các doanh nghiệp.
Thu hút vốn đàu tư nước ngoài có thể hạn chế hay thúc đẩy ngoại thương,
nếu không định hướng trước, không nằm vào qui mô phát triễn hàng xuất khẩu thì
khả năng nhập khẩu sẽ bị thu hẹp,
Việt Nam cũng đã ban hành luật đầu tư cho phép các doanh nghiệp Viêt
Nam đàu tư ra nước ngoài, trong quá trình hội nhập Việt Nam rồi cũng sẽ có các
công ty đa quốc., các cơ sở tại nước ngoài hình thành sẽ hỗ trơ cho công ty trong
nước trong việc chon lựa và phân phối hàng xuất khẩu.

Trang 7


CHƯƠNG II :

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ.
I/ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 -1954.
Thời kỳ này có chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp , mục đích chính là
chống lại sự bao vây về kinh tế của Pháp ờ những vùng tự do và thúc đẩy hoạt
động giao lưu kinh tế giữa bên trong vùng tự do và vùng tạm chiếm.
Cuối năm 1950, nhờ giải phóng Cao Bằng, Lạng Sơn, tiếp cận với Trung
Quốc, mở cửa cho việc lập quan hệ thương mại với các nước phía Bắc.
Năm 1952 Chính phủ VNDCCH ký hiệp định thương mại với Trung Quốc,
năm 1953 ký hiệp định về mậu dịch tiển ngạch biên giới, trong đó qui định việc
trao đổi hàng hóa của người dân các tỉnh biên giới Việt- Trung.

Thời kỳ này Việt Nam bán cho Trung quốc nông lâm thổ sản như chè, sơn
gỗ, hoa quả, quế, sa nhân, trâu bò và Việt Nam nhập lại máy móc, dụng cụ, sắt
thép, vãi sợi, hóa chất, hàng tiêu dùng, dược phẩm …
Ngoài việc thương mại, giai đoạn này Trung quốc còn là nước viện trợ một
số vật tư hàng hóa cho Việt Nam.
II/ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1955 -1975.
1.Chính sách quản lý ngoại thương của Việt nam trong giai đoạn 1955-

1975.
Đây là thời kỳ vừa cải tạo và xây dựng kinh tế phát triển văn hóatheo CNXH ở
miền Bắc, vừa phải tiến hành chiến tranh bảo vệ đất nước nên có nhiều gam go
thử thách , sự phát triển Ngoại thương có thể chia làm hai giai đoạn :
* Giai đoạn 1 : Mở rộng hợp tác mua bán quốc tế phục vụ cho việc khôi phục kinh
tế miền Bắc và chuẩn bị cho chiến tranh chi viện tại miền Nam .
Từ năm 1945 , VNDCCH đã ký với các nước Liên Xô, Trung Quốc và các nước
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA khác các hiệp định về viện trợ hàng hóa và kỹ thuật nhằm
giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh và mở đầu sự hợp tác toàn diện
với các nước anh em.
Đến năm 1964 miền Bắc đã có quan hệ thương mại với 40 nước . Xuất khẩu gia
đoạn này mới chỉ đạt khoản 80 triệu Rúp, thường xuất khẩu chỉ đạt 50 nhập khẩu,
phần còn lại nhờ cấp tín dụng từ các nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA anh em .
* Giai đoạn 2 : Duy trì hoạt động ngoại thương trong thời chiến
Kinh tế miền Bắc chuyển từ hoà bình sang chiến tranh . Nhiệm vụ chính của Noại
thương trong thời gian này là tranh thủ tối đa sự viện trợ của các nước X HCN, tập
trung vào việc nhận viện trợ để đua hàng hóa về trong nươc
Trang 8


Các nước có quan hệ buôn bán giảm chhỉ còn 27 nước vào năm 1974 , Nhập khẩu
tăng nhanh nhưng xuất khẩu giảm đáng kể . nhập siêu lớn.

Viện trợ không hoàn lại của chiếm phần lớn trong cơ cấu hàng nhập, viện trợ từ 1
triệu Rup-Dollar mỗi năm (1964) tăng lên 419 triệu Rup-Dolar vào năm 1975.
Sau chiến tranh 1975, Liên xô và các nước XHCN đã xoá cho Việt Nam khoản nợ
từ 1955-1975 (gần 5.5 tỷ Rup-Dollar).
III/ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ SAU 1975.
1.Chính sách quản lý ngoại thương của Việt nam trong giai đoạn 19751980.
Thời gian này theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung , nhà nước giữ độc
quyền tuyệt tối về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác.
Toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, kể cả mọi hoạt động cung ứng vật tư,
sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và phân phối hàng nhập khẩu đều do các cơ
quan nhà nước đảm nhận. Trong đó chỉ có một số ít đơn vị được quyền xuất nhập
khẩu trực tiếp nên các công ty nhà nước khác cần hàng phải thông qua đường xuất
nhập khẩu ủy thác.
Mọi hoạt động xuất nhập khẩu được chỉ huy thống nhất, và trực tiếp kiểm
soát bằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh kinh tế. Do không phân biệt rõ giữa quản lý
nhà nước và quản lý kinh tế ngoại thương nên không phát huy được những hiệu
quả các nguồn lực kinh tế .
2. Chính sách quản lý ngoại thương của việt nam trong giai đoạn sau 1980.
Việt nam phát triển theo mô hình kinh tế mở có sự điều tiết của nhà
nước, chính sách NT đang áp dụng là chính sách hướng về xuất khẩu.
Cơ chế quản lý NT thay đổi từ năm 1980 đến nay với các cột mốc sau :
* Nghị định 64/HĐBT ngày 10/6/1989 về chế độ và tổ chức quản lý hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Nghị định 114/HĐBT ngày 07/4/1992 về chế độ và tổ chức quản lý hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu theo hướng tự do hóa, mở rộng quyền kinh doanh
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
* Cơ chế quản lý Xuất Nhập Khẩu hiện nay, được điều tiết bởi luật Thương
Mại , được Quốc Hội thông qua 10/5/1997.và Nghị Định 57/NĐ-CP ban hành
31/7/1998 : "Qui định chi tiết thi hành luật Thương Mại về xuất khẩu, nhập khẩu,
gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài" .

* Nghị định 44/2001/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ dung một số điều của nghị
định 57 (1998).
Trang 9


* Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 10/4/2001 về quản lý xuát khẩu,
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005.
Ngoài ra, hoạt động XNK còn chịu điều tiết bởi các luật như Luật về Thuế
XNK, Luật về Thuế TVA, Thuế Thu Nhập DN, Luật đầu tư FDI và các luật khác.
Những điểm chính yếu của các luật này là :
# Cơ chế về quyền hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp : "
thương nhân được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều
kiện do chính phủ qui định sau khi đã đăng ký với cơ quan nhà nước quyền có
thẩm quyền (luật TM)
# Thương nhân được quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh (NĐ57).
* Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 qui định chi tiết thi hành
luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động mua
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài ( xem phần phụ lục)
2.1 Những mặt hàng cấm XK,NK:
Cấm XK (6 mặt hàng )
-Vũ khí , đạn dược, thiết bị quân sự,
- Đồ cổ.
- Các loại ma túy.
- Hóa chất độc.
- Gỗ tròn, gỗ xẻ,gỗ bóc, các sản phẩm gỗ sản xuất từ nhóm IA và bán tinh
chế sản xuất từ nhóm IIA theo NĐ 18/HDBT/1992.
- Các loại động vật hoang dã q hiếm.
Cấm NK (9 mặt hàng )
Vũ khí , đạn dược, thiết bị quân sự,

- Các loại ma túy.
- Hóa chất độc.
- Các loại văn hóa phẩm đồi trụy.
- Pháo các loại, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách,
trật tự an toàn xã hội.
- Thuốc lá điếu( trừ hành lý cá nhân theo định lượng).
- Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.( trừ hành lý ,hàng hóa cá nhân các tổ
chức ngoại giao và tổ chức quốc tế )
- Ô tô, phương tiện tự hành tay lái nghịch.
Trang 10


- Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ô tô,xe hai bánh, khung gầm xe ô tô.
2.2 Các hàng hóa Xuất Nhập Khẩu có điều kiện.
Từ tháng 7/1998, theo NĐ 57/1998/NĐ-CP , chính phủ Việät Nam bỏ giấy
phép qui định quyền kinh doanh Xuất nhập khẩu mà theo đó : thương nhân được
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hoạt động XUẤT NHẬP KHẨU ngày càng được thông thoáng hơn,. Năm
1999 có 13 mặt hàng cần có giấy phép của Bộ Thương Mại , vào năm 2000 chỉ còn
9 nhóm hàng cần có giấy phép của bộ (Theo Quyết định số 242/1999/QĐ-TTg)
Hàng Xuất khẩu, Nhập khẩu cần có giấy phép của Bộ Thương Mại:
- 1. Gạch lát ceramic và grannit kích thước nhỏ hơn 400x400mm.
- 2. Xi măng Pooclandtheo tiêu chuẩn B xây dựng công bố.
- 3. Kinh xây dựng có độ dầy từ 1.5 đến 12mm.
- 4. Giấy in báo (4801), giấy viết không tráng (4802).
- 5. Một số chủng loại thép xây dựng.
- 6. Dầu thực vật tinh chế dạng lỏng.
- 7. Đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu.
- 8. Xe gắn máy hai bánh, linh kiện lắp ráp đồng bộ SKD,CKD.
- 9. Xe ô tô du lịch 16 chổ trở xuống.

Hàng hóa được điều chỉnh bởi hạn ngạch:
- Gạo và phân bón.
- Hàng hóa do các tổ chức kinh tế nước ngoài ấn định hạn ngạch với Viật
Nam (dệt may.. )
Ngày 4/4/2001 chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 46/ 2001/QĐTTg về cơ chế điều hàng Xuất nhập khẩu dài hạn 2001-2005.Trong đó lần đầu
tiên Việt Nam có một cơ chế điều hành Xuất nhập khẩu dài hạn và việc quản lý
xuất nhập khẩu chủ yếu bằng thuế chứ không phải bằng giấy phép hay các biện
pháp phi thuế quan mang tính hành chính như trứớc đây.
Với gạo và phân bón đã bỏ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu, nhưng chính
phủ vẩn có quyền xem xét những quyết định cần thiết can thiệp để bảo đảm an
toàn lương thực và bình ổn thị trường.
Quyết định 46 xoá bỏ giấy phép nhập khẩu một số hàng hóa ( thực chất là
một hình thức cấm nhập trước đây) làm một số ngành quen dựa vào hình thức bảo
hộ phi thuế quan này phải nổ lực hơn :
* Tháng 5/2001 bỏ giấy phép nhập gạch ceramic và clinker.
Trang 11


* Tháng 12/2001 bỏ giấy phép nhập kính xây dựng, thép xây dựng , ống
thép , dầu thực vật.
* Tháng 12/2002 bỏ giấy phép nhập ciment, xe máy..
Như vậy các ngành chỉ được bảo hộ bằng thuế hiện rất cao như giấy in báo ,
giấy viết :40-50% , thep xây dựng 40%, kính xây dựng 40% ..tuy nhiên, mức bảo
hộ này chỉ kéo dài đến 2003, sau 2003 theo lộ trình giảm thuế để gia nhập khu
mậu dịch tự do AFTA, thuế suất sẽ giảm dần đễ còn 5% vào năm 2006.
Cũng theo QĐ 46, nhà nước chỉ sử dụng một số công cụ quản lý Xuất nhập
khẩu gồm :hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối , thuế chống bán phá giá thuế
chống trợ cấp, thuế chống chuyển giá
2.3 Thuế quan
Chỉ áp dụng chủ yếu trên hàng nhập khẩu, mức bảo hộ mậu dịch ngày càng

giảm theo tinh thần và yêu cầu của CEPT mà Việt Nam cam đoan khi hội nhập
vào AFTA
2.4 Thủ tục hành chánh
Thủ tục quản lý đã đơn giản hóa rất nhiều để tạo điều kiện cho hội nhập
kinh tế khu vực, cũng trong tinh thần thông thoáng cũa Luật Doanh Nghiệp, ngành
Hải Quan đã cải tiến mọi thủ tục rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho bằng
các nước ASEAN trong thời gian tới.
IV/ CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2001-2010.
Theo tài liệu minh họa (Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời
kỳ 2001-2010 và quan điểm phát triển) và (Mục tiêu cụ thể của chiến lược XUẤT
NHẬP KHẨU thời kỳ 2001-2010).
Lưu ý thường có ba mô hình phát triển ngoại thương ở các nước phát triển
sau chiên tranh thế giới II:
a. Chiến lïc xuất khẩn sản phẩm thô.
b. Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (cl hướng nội).
c. Chiến lược hướng về xuất khẩu (cl hướng ngooại).

Trang 12


CHƯƠNG III :

CHÍNH SÁCH & CÁC CÔNG CỤ
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU
I. CƠ CHẾ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU.
1.1. Khái niệm cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
Cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành
hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động.
Cơ chế kinh tế là tổng thể các yếu tố có mối liên hệ tác động qua lại lẫn

nhau tạo thành động lực dẫn dắt nền kinh tế nhằm tới mục tiêu đã định. Thực chất
của cơ chế kinh tế là quy luật vận hành của các quy luật kinh tế.
Nền kinh tế chỉ huy vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh
tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường, nền kinh tế hỗn hợp vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Ứng với mỗi cơ chế kinh tế nhất định có một cơ chế quản lý kinh tế phù
hợp. Cơ chế quản lý kinh tế là khái niệm dùng để chỉ phương thức mà qua đó Nhà
nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền kinh tế tự vận động nhằm tới các
mục tiêu đã định. Vì vậy cơ chế quản lý kinh tế cần thiết tự điều chỉnh không
ngừng theo quy luật vận hành của các quy luật kinh tế.
Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể được hiểu là các phương thức mà qua
đó Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối
tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo
cho sự tự vận động của hoạt động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế
– xã hội đã định của Nhà nước.
Cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu được xây dựng và
ban hành trên cơ sở và vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị
trường, nghóa là các công cụ, chính sách và nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập
khẩu có thể thay đổi. Nhưng những thay đổi như trên không được xa rời mục tiêu
của nó.
1.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất
nhập khẩu.
Sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở phạm vị
quốc gia cũng như quốc tế mang tính chất trực tiếp. Sự tác động đó làm cho nền
kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toần cầu hoạt động năng động, kích
thích các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sự tác động đó cũng có nhiều mặt trái
Trang 13


như : do chạy theo lợi nhuận nên xuất khẩu, nhập khẩu không tạo ra cơ cấu sản

phẩm tới tưu cho xã hội.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực sản xuất ngày càng mang
tính quốc tế hóa, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao. Để cho quá trình này
diễn ra một cách chủ động vừa tranh thủ được lợi ích do hội nhập mang lại, vừa
không làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, tất yếu đòi hỏi phải có sự quản lý.
Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản trị doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
xuất nhập không trong một khuôn khổ hạn hẹp, hướng tới mục tiêu kinh tế cụ thể,
do đó tầm nhìn xa trông rộng để định hướng cho sự phát triển và tránh mọi rủi ro,
hoặc do khả năng tự tạo lập những điều kiện, môi trường kinh doanh bị hạn chế.
Vì vậy, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chiến lược kinh
doanh của mình.
Việc mua bán hàng hóa – dịch vụ trên thị trường thế giới liên quan đến rất
nhiều yếu tố : kinh tế, chính trị, luật pháp…, do đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước
để hạn chế những bất lợi trong kinh doanh, ổn định buôn bán lâu dài và tránh được
những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế.
1.3. Chức năng của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Chức năng của quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu phải là sự nhất
quán cao của hai nhóm chức năng làm điều kiện tiền đề của nó.
- Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế.
- Chức năng của hoạt động xuất nhập khẩu.
a. Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế thể hiện ở bốn chức năng cơ
bản sau :
- Chức năng định hướng.
- Chức năng tạo điều kiện, môi trường thuận lợi và điều tiết.
- Chức năng điều hòa phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lónh vực, giữa
các doanh nghiệp.
- Chức năng kiểm tra, kiểm soát.
b. Chức năng cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu là mở rộng lưu thông
hàng hóa giữa trong nước và nước ngoài. Chức năng cơ bản đó được thể hiện qua
ba chức năng cụ thể sau :

1. Nhập khẩu là một khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng.
2. Xuất nhập khẩu là lónh vực “mũi nhọn” của nền kinh tế “mở”.
3. Xuất nhập khẩu là một bộ phận cấu thành của nền thương mại toàn
cầu.
Trang 14


Như vậy, chức năng đặc thù của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là tổ chức
gắn kết đồng bộ và có tính định hướng giữa chức năng của chủ thể điều chỉnh (Bộ
máy tổ chức quản lý Nhà nước hoạt động XNK từ Trung ương đến địa phương) với chức
năng của đối tượng được điều chỉnh (Các doanh nghiệp XNK thuộc các lónh vực, vùng
lãnh thổ với quy mô khác nhau ).Thông qua các công cụ quản lý Nhà nước về kinh
tế, hành chính và các đòn bẫy khuyến khích vật chất.
1.4. Nguyên tắc cơ bản vận hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
a. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu
và tổ chức sản xuất – kinh doanh phát triển phù hợp với yêu cầu của các quy luật,
đặc biệt là các quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường.
b. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc
tập trung dân chủ trong quản lý. Cơ chế đó phải đảm bảo cho Nhà nước với tư cách
là người chỉ huy, phải đảm bảo mọi hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài theo
đúng định hướng của Nhà nước.
c. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế
– xã hội, lấy đó làm mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý. Hiệu quả kinh tế
– xã hội của hoạt động xuất nhập khẩu cũng là thước đo kết quả của cơ chế và
chính sách xuất nhập khẩu.
d. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải kết hợp hài hòa giữa các lợi ích : Lợi
ích dân tộc và lợi ích của các đối tác, bạn hàng.
1.5. Nội dung của cơ quan quản lý xuất nhập khẩu.
Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu bao gồm 3 thành tố cơ bản :
Chủ thể điều chỉnh : Các cơ quan luật pháp, hành pháp từ Trung ương đến

địa phương (sơ đồ 1)

Trang 15


Sơ đồ 1 : CƠ CẤU CHỦ THỂ ĐIỀU CHỈNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ XUẤT
NHẬP KHẨU

QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Cơ cấu quản lý trực tiếp

Cán bộ ngành
liên quan

BỘ
CƠNG THƯƠNG

UBND Tỉnh,
Thành phố

Các sở cục
liên quan

SỞ
CƠNG THƯƠNG

UBND Quận,
Huyện


Đối tượng điều chỉnh : Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập
khẩu và hàng hóa – dịch vụ xuất nhập khẩu.

Trang 16


Hệ thống các công cụ điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp (sơ đồ 2)
Sơ đồ 2 : CƠ CẤU CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH XUẤT NHẬP KHẨU
CHÍNH SÁCH XNK

Mục tiêu

Chính sách bảo hộ
mậu dịch với mục
tiêu hạn chế nhập
khẩu có mức độ và có
tính chọn lọc

Thuế quan
tăng

Chính sách tự do hóa
mậu dịch với mục tiêu
khuyến khích xuất
khẩu với ưu đãi có
mức độ và có chọn lọc

Thuế quan
(miễn giảm

hoàn thuế)

Phi thuế
quan

Như bên
1

2

3

Như bên
4

9

Phi thuế
quan

10

5

11

12

13


14

6

15

7

16

8

17

18

Trang 17


Trong đó :
1. Mức thuế suất.
2. Số lượng mặt hàng chịu thuế.
3. Cách tính thuế.
4. Thời hạn nộp thuế.
5. Hạn chế định lượng.

9. Cấm hẳn nhập khẩu
10. Giấy phép.
11. Đặt cọc, ký quỹ


6. Tài chính tiền tệ tín dụng.

12. Quản lý ngoại hối
13. Sử dụng hệ thống thuế nội địa
14. Sử dụng cơ chế lạm phát.

7. Kỹ thuật.

15. Điều kiệm đảm bảo môi sinh môi trường.
16. Điều kiện về cơ sở giao dịch thanh toán.

8. Thể chế pháp lý.

17. Điều ước quốc tế.
18. Hiệp định thương mại.

II. VAI TRÒ CỦA NHẬP KHẨU.
Nhập khẩu là hoạt động quan trọng của ngoại thương, tác động trực tiếp và
quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
- Nhập khẩu bổ sung : Hàng hóa trong nước không sản xuất được, hoặc sản
xuất không đạt.
- Nhập khẩu thay thế : Nhập những hàng hóa mà sản xuất trong nước không
có lợi bằng nhập khẩu.
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao cuộc sống của người dân. Cạnh
đó nhập khẩu còn tác động thúc đẩy sản xuất.
III. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU.
Khác nhau tùy theo hình thước : Thuế quan, quản lý ngoại tệ, quản lý bằng
những biện pháp phi thuế .
1. Thuế nhập khẩu.
a. Biểu thuế nhập khẩu.

Gồm 97 chương. Mỗi chương 5 cột dọc :
Mã hiệu

Mã hiệu phân

Mã hiệu

Tên nhóm hàng, phân Mức thuế
Trang 18


nhận hàng

nhóm hàng

mặt hàng

nhóm mặt hàng

8704

21

90

xe vận tải hàng hóa

100

b. Phương pháp đánh thuế.

- Tính thu đơn giá hàng nhập khẩu.
- Thuế tuyệt đối (không phụ thuộc đơn giá).
- Thuế theo mùa.
- Hạn ngạch thuế (ở lượng nào đó, thuế khác).
- Thuế lựa chọn (theo giá và theo lượng). (option)
- Thuế hỗn hợp (theo giá và theo lượng).
- Thuế tính thu giá tiêu chuẩn.
c. Mức thuế.
Được xây dựng thu chính sách thương mại và chế độ quản lý nhập khẩu của
Nhà nước.
Luật thuế Việt Nam hiện hành quy định áp dụng ba loại thuế.
- Thuế suất thông thường. (cao hơn 50 % so với MFN)
- Thuế suất ưu đãi có thỏa thuận MFN và VN.
- Thuế suất ưu đãi đã đặc biệt (có thỏa thuận đặc biệt về khu vực mậu dịch
tự do, liên minh quan thuế ).
d. Mục đích của đánh thuế nhập khẩu.
- Góp phần vào việc phát triển vào bảo hộ sản xuất.
- Hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
- Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách.
- Góp phần thực hiện chính sách tự do hóa thương maïi.

Trang 19


2. Các biện pháp phi thuế quan.
Là các biện pháp với việc đánh thuế, trên thực tế là việc ngăn cấm hoặc
hạn chế việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia.
Với nhập khẩu, có các hàng rào liên quan.
a. Biện pháp hạn chế định lực.
- Cấm nhập khẩu.

- Hạn ngạch nhập khẩu.
- Hạn ngạch thuế quan (Tariff Quotas).
- Hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường tối thiểu (minimium access tariff
quotas) Uruquay (86 – 88) 3 → 5%.
- Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành Current access tariff
quotas).
- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Giấy phép tự động.
Giấy phép không tự động.
b. Biện pháp quản lý về giá.
- Giá tính thuế hải quan.
- Phụ thu (Para–Tariff Measure).
c. Các rào cản kỹ thuật.
- Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn.
- Kiểm dịch động vật, thực vật.
- Các yêu cầu về nhãn, mác hàng hóa.
d. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài.
- Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa.
- Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc.
- Yêu cầu phải giúp với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước.

Trang 20



×