Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.39 KB, 4 trang )


Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán
nhầm với suyễn



Hai bệnh này có một số biểu hiện giống nhau như gây khó thở, ho,
nhiều đờm. Nhưng khác với suyễn, những tổn thương ở phổi và sự rối loạn
hô hấp trong COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) một khi đã xuất hiện thì
không thể hồi phục được.
Bác sĩ Hoàng Thị Quý, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho
biết như vậy tại hội thảo cập nhật thông tin chẩn đoán và điều trị COPD sáng
nay. Theo bà Quý, trong khi bệnh suyễn được ghi nhận là do dị ứng và có
nguồn gốc di truyền thì COPD liên quan đến những người hút thuốc hoặc hít
khói thuốc thụ động trong thời gian dài.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, Trưởng Khoa Quản lý và điều trị Bệnh
viện Phạm Ngọc Thạch, lưu ý COPD có cơ chế viêm khác so với suyễn. Nó
dẫn đến sự phá huỷ vĩnh viễn đường dẫn khí và các túi phế nang. Một khi đã
bị tắc nghẽn đường khí do COPD, tình trạng này sẽ kéo dài dai dẳng, ít thay
đổi và tiến triển chậm trong những năm sau đó.
- Ở người bị suyễn, các cơn khó thở thường diễn ra từng cơn và bệnh
nhân dễ dàng tham gia vào các hoạt động hằng ngày sau đó. Nhưng bệnh
nhân COPD thường không có cơ hội này. Các cơn khó thở diễn ra gần như
thường xuyên và bất kể lúc nào. Một sự khác nhau nữa là suyễn thường
được phát hiện ở độ tuổi nhỏ, còn COPD thường xuất hiện ở độ tuổi sau 45.
- Bác sĩ Đức nhấn mạnh, mặc dù 2 bệnh trên có nhiều khác biệt về
nguyên nhân, triệu chứng, cơ chế sinh bệnh nhưng các bác sĩ vẫn dễ nhầm
lẫn trong chẩn đoán. Vì vậy, bệnh nhân cần trực tiếp đến các phòng khám để
được khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Làm thế nào để nhận biết COPD?
Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân


thổi qua một máy đo gọi là hô hấp ký. Máy sẽ cho biết phế quản của bệnh
nhân có bị tắc nghẽn hay không. Máy cũng giúp phân biệt suyễn và COPD.
Khám lâm sàng và chụp X-quang không đủ để phát hiện COPD ở giai
đoạn sớm. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh cao khi thấy có triệu
chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức nên gặp bác
sĩ chuyên khoa để kiểm tra ngay chức năng phổi.
Phòng ngừa bệnh COPD như thế nào?
Hiện nay, chưa loại thuốc nào có thể chữa lành bệnh COPD. Tuổi thọ
của bệnh nhân COPD tùy thuộc vào khả năng làm việc của phổi ngay vào
thời điểm được chẩn đoán. Do vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng cần thiết.
Với máy hô hấp ký, người ta có thể phát hiện bệnh 20 năm trước khi có cơn
khó thở. Nhờ vậy, việc điều trị trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn nhiều.
Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc thụ động cũng làm tăng 10-43%
nguy cơ bị COPD. Vì thế, việc phòng ngừa hữu hiệu nhất là không hút
thuốc. Kế đến là giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với khói, bụi từ môi trường
cũng như các khói đốt và hơi độc trong môi trường sản xuất.
Điều trị COPD thế nào?
Xu hướng điều trị COPD ngày nay tại các nước phát triển là yêu
cầu bệnh nhân ngưng tiếp xúc với khói thuốc và làm giãn phế quản
bằng các thuốc kháng cholinergic (anti-cholinergic).

×