ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá độ mê trên lâm sàng chủ yếu dựa vào các dấu hiệu
mạch nhanh, huyết áp tăng và các cử động bất thường của BN để bổ
sung thuốc mê, thuốc giảm đau. Khi sử dụng thuốc giãn cơ, hoặc BN
trong tình trạng huyết áp không ổn định, thiếu máu, sốc chấn
thương thì rất khó đánh giá độ mê.
Hiện nay, một số dấu hiệu khách quan được áp dụng để đánh giá
độ mê dựa vào tăng liều thuốc mê thì độ mê tăng (dose-response):
với thuốc mê bay hơi thì nồng độ thuốc tối thiểu trong phế nang
(MAC) được cho là cân bằng với nồng độ trong não, với thuốc mê
tĩnh mạch thì nồng độ thuốc tại não (Ce) được tính toán theo mô hình
dược động học cho phép đánh giá độ mê và tiên lượng được thời
gian thức tỉnh của BN.
Tuy nhiên, trên cùng một MAC, cùng một Ce thì mỗi BN lại có
những đáp ứng lâm sàng khác nhau. Kết hợp thuốc mê với thuốc
giảm đau họ á phiện đã làm giảm MAC, giảm Ce một cách đáng kể
tùy thuộc nồng độ loại thuốc á phiện và mức kích thích đau.
Trên thế giới, đánh giá độ mê dựa trên hoạt động điện của vỏ não
như chỉ số lưỡng phổ (BIS) hoặc Entropy là một bằng chứng khách
quan đã được khuyến cáo nhưng mới chỉ ở một số cơ sở gây mê hiện
đại. Entropy dựa trên nguyên lý đo điện thế ức chế và kích thích sau
synap của các tế bào thần kinh sọ não thông qua 3 điện cực được dán
ở vùng trán – thái dương. Các sóng điện não được tích hợp và số hóa
thành các con số tự nhiên từ 0 đến 100, trong đó các giá trị thấp cho
biết BN mê sâu và các giá trị cao cho biết BN tỉnh.
Entropy là sự biến đổi hoạt động điện của các cơ vùng mặt và
điện vỏ não hoạt động ở tần số cao khi tỉnh (RE: Respond Entropy)
và hoạt động điện vỏ não ở tần số thấp khi mê (SE: State Entropy).
1
Entropy đồng thời cho ra hai chỉ số là RE và SE nên được coi là
phương tiện đánh giá độ mê nhạy hơn và chính xác hơn BIS (một chỉ
số) để phát hiện sớm sự thức tỉnh trong khi gây mê và hình ảnh điện
não bùng phát – dập tắt (burst – supression) trước khi mất hoạt động
điện vỏ não
Tại Việt Nam, theo dõi MAC hoặc Ce mới được áp dụng nhưng
chưa có NC nào đánh giá sự thay đổi điện não số hóa trong gây mê.
Mục tiêu của đề tài
1. Đánh giá mối liên quan giữa các thông số của điện não số
hoá (RE, SE), nồng độ đích tại não (Ce) của propofol và các mức mê
trong các giai đoạn gây mê.
2. Đánh giá mối liên quan giữa các thông số của điện não số
hoá (RE, SE), nồng độ phế nang tối thiểu (MAC) của sevofluran và
các mức mê trong các giai đoạn gây mê.
3. So sánh thời gian khởi mê, thời gian thoát mê, thời gian rút
nội khí quản, ảnh hưởng lên huyết áp và TST của propofol với
sevofluran khi điều chỉnh độ mê theo điện não số hóa Entropy.
Ý nghĩa của đề tài
Lần đầu tiên tại Việt Nam, tác giả đã sử dụng kỹ thuật mới để
đánh giá độ mê sâu bằng điện não số hoá Entropy, với hai chỉ số RE,
SE có phân tách điện não và điện cơ vùng mặt. Các đóng góp mới
của luận án chính là giá trị của các chỉ số RE và SE là các chỉ số
khách quan và đều có tương quan tuyến tính nghịch chặt chẽ với đậm
độ propofol ở não (Ce), và đậm độ tối thiểu sevofluran ở phế nang
(MAC), điều đó chứng tỏ có thể dựa vào các chỉ số RE và SE để theo
dõi và điều chỉnh độ mê trong suốt quá trình mổ một cách khách
quan thay vì chỉ dựa trên lâm sàng theo kinh nghiệm.
2
Hơn nữa, tác giả còn xác định được các chỉ số quan trọng giúp
hướng dẫn điều chỉnh độ mê phù hợp cho một số thì chính của cuộc
mê tĩnh mạch và mê bằng sevofluran tại các thời điểm có kích thích
đau mạnh như đặt NKQ, rạch da khi không có máy theo dõi điện não
số hóa.
Cấu trúc luận án
Luận án gồm 125 trang với các phần: đặt vấn đề (2 trang), tổng
quan (37 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (14 trang),
kết quả nghiên cứu (31 trang), bàn luận (38 trang), kết luận (2 trang),
kiến nghị (1 trang). Ngoài ra, luận án còn các phần tài liệu tham khảo
(137 tài liệu), 38 bảng, 25 hình và phụ lục.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Theo dõi độ mê bằng điện não số hóa
- Chỉ số lưỡng phổ (BIS: Bispectral Index) là một phương tiện
theo dõi độ mê do biến đổi các sóng của điện não và được số hóa
thành các con số tự nhiên từ 100 đến 0. Khi an thần, BIS giảm dần từ
100 và mất tri giác ở giá trị 80 → 70, BIS nằm trong khoảng 40 – 60
là mê đủ sâu, BIS < 40 biểu hiện mê sâu, BIS < 20 là mê quá sâu, là
biểu hiện của biến đổi của hình ảnh điện não bùng phát – dập tắt
(xuất hiện trước khi mất hoạt động điện não). Điều chỉnh liều thuốc
mê để duy trì BIS trong phạm vi từ 40 – 60 (giai đoạn duy trì mê),
giảm liều thuốc mê trong giai đoạn thoát mê và hồi tỉnh. Theo dõi độ
mê bằng BIS sẽ làm giảm chi phí sử dụng thuốc mê, giảm thời gian
nằm hồi tỉnh, giảm sự rối loạn về huyết động cũng như sự thức tỉnh
và nhớ lại trong khi gây mê và là một công cụ tốt để chuẩn độ liều
thuốc mê trong phẫu thuật có nguy cơ cao, BN lớn tuổi và trẻ em.
3
- Entropy là một phương tiện theo dõi độ mê tương tự như BIS
và được coi là kỹ thuật chính xác hơn so với BIS để phát hiện hình
ảnh điện não bùng phát – dập tắt trong theo dõi độ mê.
Entropy sử dụng 3 điện cực dán vào vùng trán đến thái dương để
theo dõi điện não và điện cơ. Khi gây mê, các sóng điện não sẽ
chuyển sang dạng nhịp chậm SE (0,8 – 32 Hz) và khi BN tỉnh sẽ
xuất hiện các sóng điện não có tần số cao RE (32 – 47 Hz) và sóng
hoạt động của các cơ vùng mặt. Hiệu số RE - SE được coi là một
phép đo của cân bằng giữa hoạt động điện não và điện cơ vùng mặt,.
hiệu số RE-SE ≤ 3 khi mê đủ sâu, hiệu số RE - SE tăng lên trong mổ
gợi ý có khả năng thuốc mê chưa đủ liều hoặc BN đang tỉnh lại. Trên
lâm sàng có thể gặp một số tình huống: RE và SE cao gợi ý BN tỉnh.
RE và SE như nhau và thấp, huyết động ổn định, BN không cử động
gợi ý BN được gây mê đủ. RE tăng lên, SE vẫn thấp: (nếu BN cử
động, TOF tăng lên có thể thiếu giãn cơ. Nếu TOF = 0 là BN có thể
đang đau. RE tăng lên, SE tăng theo gợi ý BN thức tỉnh.
1.2. Gây mê kiểm soát nồng độ đích
Trong gây mê, tác dụng của thuốc mê phụ thuộc trực tiếp vào
nồng độ thuốc ở cơ quan đích là não. Sử dụng propofol với truyền
kiểm soát nồng độ đích (TCI: Target Controlled Infusion) là sử dụng
propofol có hỗ trợ của máy vi tính để khởi mê và duy trì mê. Do vậy
phải dò liều theo cường độ đáp ứng quan sát được của kích thích
đau: nhu cầu thuốc cao nhất lúc đặt NKQ, giảm khi chuẩn bị mổ và
trải toan, cử động của BN, thay đổi huyết động và thần kinh tự động
giúp dò liều truyền trong mổ. Có hai loại nồng độ đích bao gồm
trong huyết tương (Cp) và trong não (Ce). Độ mê liên quan đến nồng
độ thuốc trong não (Ce).
4
Lựa chọn nồng độ propofol (Ce): 3-5 µg/ml lúc rạch da, 4-7
µg/ml khi mổ lớn, 3-5 µg/ml khi mổ nhỏ và 1-2 µg/ml khi an thần.
Khởi mê propofol với nồng độ đích cố định tại não tương ứng
với mất tri giác ở 95% BN và cần phải có thời gian chờ để thuốc di
chuyển từ huyết tương qua hàng rào máu não.
Để khởi mê nhanh, cần cài đặt nồng độ đích (Ce) ban đầu cao
hơn nồng độ hiệu quả mong muốn. Khởi mê chậm thường áp dụng
với BN lớn tuổi, cho liều tăng dần theo bậc thang nồng độ 0,5 – 1
µg/ml cho đến khi mất tri giác (mất tiếp xúc bằng lời nói, mất phản
xạ mi mắt hoặc SE <60) thì duy trì nồng độ đích mong muốn, khởi
mê chậm với propofol ít gây tác dụng phụ.
Khi có tiền mê hoặc kết hợp fentanyl sẽ làm giảm nồng độ đích
của propofol, tương tác giữa propofol với thuốc giảm đau họ á phiện
là tương tác đồng vận tối đa (2 + 2 > 4), dẫn đến làm giảm 50 – 80 %
nồng độ thuốc gây ngủ cần thiết. Vì vậy, điều chỉnh thuốc mê theo
điện não số hóa sẽ lựa chọn được nồng độ (Ce) phù hợp với các mức
kích thích đau trong giai đoạn gây mê –phẫu thuật.
1.3. Nồng độ phế nang tối thiểu
Cường độ tác dụng của thuốc mê bốc hơi tỷ lệ thuận với nồng độ
thuốc trong não, mà áp lực riêng phần của thuốc mê trong não lại
bằng áp lực riêng phần của nó trong phế nang, hơn nữa áp lực riêng
phần của thuốc mê lại tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc mê trong phế
nang. Vì vậy, nồng độ trong phế nang được dùng để đánh giá độ sâu
của mê. Eger và cộng sự đã đưa ra khái niệm nồng độ phế nang tối
thiểu (MAC: Minimum Alveolar Concentration) của thuốc mê là
nồng độ mà tại đó 50% BN không có phản ứng đáp lại với một kích
thích phẫu thuật gây cảm giác đau, còn được gọi là MAC50.
5
Giá trị của MAC càng nhỏ, thuốc mê càng mạnh, các giá trị
MAC tăng dần theo thứ tự: MAC-awake < MAC-incision < MAC-
intubation < MAC-bar. Điều này có nghĩa là cần một nồng độ rất cao
mới loại trừ được phản ứng tăng tiết catecholamin (MAC-bar).
Đặt NKQ là một kích thích đau mạnh nhất nên giá trị MAC của
những kích thích trong mổ khác nhau đều nằm giữa MAC-incision
và MAC-intubation. Ở những BN không có kích thích thì cả trí nhớ
rõ ràng và không rõ ràng đều không xuất hiện ở nồng độ thuốc mê
bốc hơi cuối kỳ hít vào ngang với MAC-awake.
Kết hợp fentanyl với sevofluran sẽ làm giảm MAC. MAC rạch
da của sevofluran có thể giảm xuống tùy thuộc vào nồng độ thuốc
giảm đau trong huyết tương và hoặc kết hợp với N
2
O. Katoh và cộng
sự nghiên cứu 132 BN gây mê bằng sevofluran + N
2
O chia 2 nhóm:
MAC rạch da là 1,85 % ở nhóm không truyền fentanyl. Nhóm truyền
fentanyl có MAC rạch da giảm 37 % ở nồng độ fentanyl 1 ng/ml,
giảm 61 % ở nồng độ fentanyl 3 ng/ml. Tại nồng độ fentanyl 2
ng/ml, MAC rạch da của sevofluran là 1,1 % và ở nồng độ fentanyl 3
ng/ml, MAC rạch da của sevofluran là 0,79 %.
Nghiên cứu của Kennedy (2006) về tương quan giữa MAC của
sevofluran với sự thức tỉnh sau gây mê đã xác định được MAC-
awake từ 0,58 - 0,67 %. Nghiên cứu của Munoz, Van Delden, gây
mê kết hợp với các liều khác nhau của thuốc giảm đau họ á phiện
cho MAC-awake trong khoảng 40 -80 % MAC.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NC
2.1. Đối tượng nghiên cứu
BN người lớn, được gây mê NKQ, mổ mở (tiêu hoá, tiết niệu,
phụ khoa, xương khớp), mổ phiên tại bệnh viện Bưu Điện.
6
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế NC: tiến cứu mô tả cắt ngang so sánh.
2.3. Các tiêu chí đánh giá
- Tương quan giữa các thông số điện não số hóa (RE, SE) với Ce
của propofol, hoặc với MAC của sevofluran ở các giai đoạn gây mê.
- Đặc tính hiệu lực của RE, SE trong đánh giá 3 mức độ mê A,
B, C của Martorano: Pk, Se, Sp, ROC.
- Thời gian khởi mê, thoát mê và rút NKQ của nhóm propofol và
nhóm sevofluran. Thay đổi huyết áp và TST trong các giai đoạn gây
mê ở nhóm propofol và nhóm sevofluran.
- Ba mức mê tăng dần theo phân loại Martorano:
+ Mức A (mức tỉnh) bao gồm: T1 (trước khởi mê), T11 (trước
khi rút NKQ), T12 (sau rút NKQ 15 phút).
+ Mức B (Chuyển tiếp từ tỉnh sang mê và ngược lại) bao gồm :
T2 (mất phản xạ mi mắt, mất đáp ứng với lời nói), T8 (ngay khi đóng
xong da), T9 (phục hồi phản xạ mi mắt, mở mắt theo lệnh), T10 (vận
động theo lệnh).
+ Mức C (mức mê, phẫu thuật): T3 (trước khi đặt NKQ), T4 (sau
đặt NKQ), T5 (trước rạch da), T6 (sau rạch da), T7 (15 phút trước
khi kết thúc phẫu thuật).
2.4. Cách tiến hành
- Thuốc: propofol (Diprivan PFS) 50ml/lọ (10mg/ml) của hãng
Astra Zeneca, sevofluran 250ml/chai của hãng Abbott.
- Phương tiện: bơm tiêm điện Terumo TE-371 (phần mềm TCI),
bình bốc hơi sevofluran của hãng Abbott, máy gây mê Datex-Omeda
Avance, module phân tích khí mê, module Entropy và module đo
giãn cơ của Datex- Ohmeda.
2.4.1. Nhóm 1
7
- Tiền mê: midazolam 2mg tiêm T/M
- Khởi mê: fentanyl 2µg/kg tiêm tĩnh mạch, chờ 1 phút. Khởi mê
propofol - TCI: đặt Ce 2,5 µg/ml lúc ban đầu (tăng Ce từng mức 0,5
µg/ml cho đến khi mất đáp ứng với lời nói và mất phản xạ mi mắt).
Rocuronium 0,6 mg/kg tiêm T/M (khi mất phản xạ mi mắt). Đặt
NKQ sau khi tiêm giãn cơ 2 phút và khi SE ≤ 40. Giảm lưu lượng
khí mới xuống 2 lít/phút (lưu lượng khí mới 8 lít O
2
/phút trước đó),
đặt FiO
2
=
0,5.
- Duy trì mê và thoát mê: điều chỉnh propofol (tăng giảm Ce
từng mức 0,5 µg/ml) để giữ 40< SE <60 và huyết áp theo phác đồ
của Gurman. Trước khi kết thúc mổ 10 phút thì giảm Ce từng mức
0,5 µg/ml để giữ SE quanh 60. Khi kết thúc mổ thì ngừng hoàn toàn
propofol. Duy trì fentanyl 2µg/kg/giờ. Rocuronium 0,3 mg/kg tiêm
nhắc lại khi TOF>20%. Ngừng fentanyl và rocuronium 15 phút trước
khi kết thúc mổ.
- Rút NKQ khi đạt tiêu chuẩn: tỉnh làm theo lệnh, thở 12-25
lần/phút, SpO2>95% với FiO2≤40%, Vt>5ml/kg, EtCO2<45 mmHg,
có phản xạ ho nuốt và TOF≥ 90%.
2.4.2. Nhóm 2
- Tiền mê: midazolam 2mg tiêm T/M
- Khởi mê: fentanyl 2µg/kg tiêm T/M, chờ 1 phút. Khởi mê
nhanh (hệ thống nửa kín với dây thở đã được làm đầy khí mê
sevofluran 8%, lưu lượng khí mới 8 lít O2/phút trước đó 10 phút).
Kỹ thuật dung tích sống kết hợp với hỗ trợ thở vào (BN làm 3 lần hít
vào tối đa → nín thở tối đa → thở ra tối đa). Sau đó bóp bóng hỗ trợ
thở vào. Rocuronium 0,6 mg/kg tiêm T/M (khi mất phản xạ mi mắt).
Đặt NKQ sau khi tiêm giãn cơ 2 phút và khi SE ≤40. Giảm lưu lượng
khí mới xuống 2 lít/phút, đặt FiO2 =
0.5
8
- Duy trì mê và thoát mê: điều chỉnh sevofluran (tăng giảm từng
mức 0,25 MAC) để giữ 40< SE <60 và huyết áp theo phác đồ của
Gurman. Trước khi kết thúc mổ 10 phút thì giảm sevofluran từng
mức 0,25 MAC để giữ SE quanh 60. Khi kết thúc mổ thì ngắt hoàn
toàn sevofuran và tăng lưu lượng khí mới lên 6 lít để thải thuốc mê.
Duy trì fentanyl 2µg/kg/giờ. Rocuronium 0,3 mg/kg tiêm nhắc lại
khi TOF>20%. Ngừng fentanyl và rocuronium 15 phút trước khi kết
thúc mổ.
- Rút NKQ khi đạt tiêu chuẩn: tỉnh làm theo lệnh, thở 12-25
lần/phút, SpO
2
>95% với FiO
2
≤ 40%, Vt>5ml/kg, EtCO
2
<45 mmHg,
có phản xạ ho nuốt và TOF≥ 90%.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu NC được xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng
máy vi tính, sử dụng phần mềm SPSS 11.5.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
Bao gồm 149 BN được bắt thăm chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm:
nhóm 1 gây mê bằng propofol, nhóm 2 gây mê bằng sevofluran.
Bảng 3.1. Phân bố BN theo tuổi, cân nặng và giới tính
Nhóm 1 ở độ tuổi (20 - 86), tuổi trung bình 50,48±12,45, cân
nặng trung bình 55,12±10,09 kg. Nhóm 2 ở độ tuổi (20 - 87), tuổi
trung bình 48,35±14,09, cân nặng trung bình 56,40±9,18 kg. Không
khác biệt giữa 2 nhóm về tuổi, cân nặng và giới tính với p >0,05.
Bảng 3.3. Thời gian gây mê, phẫu thuật và thuốc sử dụng
Nhóm 1 có thời gian phẫu thuật 98,75±37,48 phút, thời gian gây
mê 119,19±42,69 phút, sử dụng fentanyl là 295,50±71,50 µg,
rocuronium là 46,70±15,43 mg. Nhóm 2 có thời gian phẫu thuật
9
101,61±43,32 phút, thời gian gây mê 121,56±53,74 phút, sử dụng
fentanyl là 302,15±80,45 µg, rocuronium là 47,45±12,15 mg. Không
có sự khác biệt giữa 2 nhóm về thời gây mê, thời gian phẫu thuật, sử
dụng fentanyl và rocuronium với p >0,05.
Bảng 3.4, bảng 3.5 và bảng 3.6: giá trị trung bình EtCO
2,
T
0
, SpO
2
Các giá trị trung bình EtCO
2,
T
0
, SpO
2
ở các thời điểm tại 3 mức
mê A, B, C nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt
giữa 2 nhóm với p >0,05.
Hình 3.1. Tương quan RE với Ce
Tương quan giữa RE với Ce là tương quan tuyến tính, nghịch,
mạnh và rất chặt chẽ với r = - 0,88 với p <0,001.
Hình 3.2. Tương quan SE với Ce
Tương quan giữa SE với Ce là tương quan tuyến tính, nghịch,
mạnh và rất chặt chẽ với r = - 0,88 với p <0,001.
Hình 3.3. Thay đổi giá trị của Entropy theo Ce của propofol
- RE, SE có giá trị thấp nhất với Ce cao nhất tại T3 (đặt NKQ).
- 40 < (RE, SE) < 60 từ T3 đến T7 (đặt NKQ và duy trì mê).
- ∆ (RE - SE) lớn nhất từ T9 đến T11 và thấp nhất từ T3 đến T8.
Bảng 3.10. Giá trị Ce, Entropy và hiệu số RE – SE tại 3 mức mê
Mức mê
Thông số
Mức A Mức B Mức C p
Ce (µg/ml) 0,21 ± 0,14 0,88 ± 0,38 3,37 ± 0,65
< 0,05
RE 94,74 ± 4,86 73,59 ± 10,23 44,86 ± 6,31
SE 87,55 ± 3,22 69,94 ± 8,95 44,21 ± 6,20
Δ (RE – SE) 7,45 ± 2,85 4,05 ± 2,14 0,83 ± 0,62
Nhận xét:- Ce tăng lên theo 3 mức từ tỉnh sang mê (p <0,05).
- RE và SE giảm dần khi mức mê tăng lên, mức C là mức phẫu
thuật với RE và SE thấp nhất (p <0,05).
10
- Khoảng chênh RE-SE tại mức A (tỉnh) là lớn nhất và mức C
(mê, phẫu thuật) là thấp nhất (p <0,05).
Bảng 3.11. Phân bố các giá trị của RE ở 3 mức mê A, B, C
Kết hợp với bảng 3.13 (các phép tính một chiều) tính được xác
suất tiên đoán của RE là Pk = 0,890±0,003.
Bảng 3.12. Phân bố các giá trị của SE ở 3 mức mê A, B, C
Kết hợp với bảng 3.14 (các phép tính một chiều) tính được xác
suất tiên đoán của SE là Pk = 0,885±0,003.
Bảng 3.15. Độ đặc hiệu, độ nhạy của Entropy với 3 mức mê
Điện não Đặc tính
Mức mê
Mức A Mức B Mức C
RE
Sp (%) 100 100 100
Se (%) 100 79,9 83,5
SE
Sp (%) 100 100 100
Se (%) 100 74,4 78,7
Nhận xét: độ đặc hiệu 100% trong cả 3 mức. Độ nhạy của RE
cao hơn SE trong mức B và C. Để tránh thức tỉnh và biết trong mổ
thì độ đặc hiệu quan trọng hơn độ nhạy.
Hình 3.4. Đường biểu diễn tính hiệu lực của RE với Ce
ROC gợi ý dự kiến có độ chính xác tốt vì đường lên rất dốc và
diện tích dưới đường cong gần bằng 1 (AUC = 0,994 ± 0,002)
Hình 3.5 Đường biểu diễn tính hiệu lực của SE với Ce
ROC gợi ý dự kiến có độ chính xác tốt vì đường lên rất dốc và
diện tích dưới đường cong gần bằng 1 (AUC = 0,991± 0,002)
Hình 3.6 Tương quan RE với MAC
Tương quan giữa RE với MAC tương quan tuyến tính, nghịch,
mạnh và rất chặt chẽ với r = - 0,86 với p <0,001.
11
Hình 3.7. Tương quan SE với MAC
Tương quan giữa SE với MAC là tương quan tuyến tính, nghịch,
mạnh và rất chặt chẽ với r = - 0,852 với p <0,001.
Hình 3.8. Thay đổi giá trị Entropy theo MAC của sevofluran
- RE, SE có giá trị thấp nhất với MAC cao nhất tại T3.
- 40 < (RE, SE) < 60 từ T3 đến T7 (đặt NKQ và duy trì mê).
- ∆ (RE - SE) lớn nhất từ T9 đến T11 và thấp nhất từ T3 đến T7.
Bảng 3.19. Giá trị MAC, Entropy và hiệu số RE – SE tại 3 mức mê
Mức mê
Thông số
Mức A Mức B Mức C p
MAC (%) 0,10±0,09 0,68±0,29 1,59±0,33
< 0,05
RE 95,48±3,95 71,57±10,15 43,77±7,21
SE 88,47±2,87 67,50±9,77 42,48±7,14
Δ (RE – SE) 7,31±2,83 4,11±2,56 0,86 ±0,41
Nhận xét:
- MAC tăng lên theo 3 mức từ tỉnh sang mê (p <0,05).
- Mức C là mức phẫu thuật với RE và SE thấp nhất (p <0,05).
- Khoảng chênh RE-SE tại mức A (tỉnh) là lớn nhất và mức C
(mê, phẫu thuật) là thấp nhất (p <0,05).
Bảng 3.20. Phân bố các giá trị của RE ở 3 mức mê A, B, C
Kết hợp với bảng 3.22 (các phép tính một chiều) tính được xác
suất tiên đoán của RE là Pk = 0,893 ± 0,003.
Bảng 3.21. Phân bố các giá trị của SE ở 3 mức mê A, B, C
Kết hợp với bảng 3.23 (các phép tính một chiều) tính được xác
suất tiên đoán của SE là Pk = 0,88 ± 0,003.
Bảng 3.15. Độ đặc hiệu, độ nhạy của Entropy với 3 mức mê
12
Điện
não
Đặc
tính
Mức A Mức B Mức C
RE Sp (%) 100 100 100
Se (%) 100 83 82,2
SE Sp (%) 100 100 100
Se (%) 100 65,3 77,5
Nhận xét: độ đặc hiệu 100% trong cả 3 mức, độ nhạy của RE cao
hơn SE trong mức B và C. Để tránh thức tỉnh và biết trong mổ thì độ
đặc hiệu quan trọng hơn độ nhạy.
Hình 3.9. Đường biểu diễn tính hiệu lực của RE với MAC
ROC gợi ý dự kiến có độ chính xác tốt vì đường lên rất dốc và
diện tích dưới đường cong gần bằng 1 (AUC = 0,997 ± 0,001)
Hình 3.10. Đường biểu diễn tính hiệu lực của SE với MAC
ROC gợi ý dự kiến có độ chính xác tốt vì đường lên rất dốc và
diện tích dưới đường cong gần bằng 1 (AUC = 0,994± 0,002)
Bảng 3.25. so sánh chỉ số Entropy tai 3 mức mê
So sánh
Mức mê
Nhóm 1
(n = 77)
Nhóm 2
(n = 72)
P*
A
RE 94,74 ± 4,86 95,48 ± 3,95 > 0,05
SE 87,55 ± 3,22 88,47 ± 2,78 > 0,05
B
RE 73,59 ± 10,23 71,57 ± 10,15 > 0,05
SE 69,94 ± 8,95 67,50 ± 9,77 > 0,05
C
RE 44,86 ± 6,31 43,77 ± 7,21 > 0,05
SE 44,21 ± 6,20 42,48 ± 7,14 > 0,05
P** < 0,05 < 0,05
Nhận xét: - Sự khác biệt chỉ số RE trong cùng một mức mê giữa
hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p* >0,05.
13
- Sự khác biệt chỉ số SE trong cùng một mức mê giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê với p* >0,05.
- RE và SE giảm khi mê sâu, có ý nghĩa với p**<0,05.
Bảng 3.26. So sánh hiệu số RE – SE tại 3 mức mê
Hiệu số (RE-SE) càng giảm khi mức mê càng sâu, có ý nghĩa
thống kê (p** <0,05). Sự khác biệt hiệu số (RE - SE) trong cùng một
mức mê giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p* >0,05.
Bảng 3.27. so sánh thời gian khởi mê, thoát mê và rút NKQ
Thời gian
(
X
± SD)
Nhóm 1
(n = 77)
Nhóm 2
(n = 72)
p
Khởi mê (giây)
(Min – Max)
95,87 ± 23,94
52 – 140
127,27 ± 38,42
75 - 182
< 0,001
Thoát mê (phút)
(Min – Max)
12,65 ± 7,39
4 – 37
9,79 ± 6,08
4 – 35
< 0,05
Rút NKQ (phút)
(Min – Max)
16,88 ± 8,52
5 – 45
14,01 ± 6,92
7 – 40
< 0,05
Nhận xét: thời gian khởi mê nhóm 1 ngắn hơn nhóm 2, khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Thời gian thoát mê nhóm 1 dài hơn
nhóm 2, thời gian rút NKQ nhóm 1 dài hơn nhóm 2, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
14
p*
> 0,05
p**
> 0,05
Hình 3.11. Thay đổi TST và HAĐMTB giữa 2 nhóm
Nhận xét: TST và HAĐMTB ở 2 nhóm có giá trị thấp nhất tại T3
và cao nhất tại T11. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về TST với
p** >0,05 và HAĐMTB với p* >0,05.
Bảng 3.29. so sánh TST và HAĐMTB tại 3 mức mê
Các
mức mê
Giá trị
(
X
± SD)
Nhóm 1
(n = 77)
Nhóm 2
(n = 72)
p
A
HAĐMTB (mmHg)
94,81 ± 6,63 93,29 ± 7,05
> 0,05
TST(chukỳ/phút)
74,70 ± 8,86 74,32 ± 8,70
> 0,05
B
HAĐMTB (mmHg)
91,08 ± 7,64 90,39 ± 6,63
> 0,05
TST(chukỳ/phút)
72,00 ± 8,01 72,05 ± 8,41
> 0,05
C
HAĐMTB (mmHg)
89,35 ± 6,70 88,12 ± 7,08
> 0,05
TST(chukỳ/phút)
71,01 ± 7,94 70,36 ± 7,87
> 0,05
Nhận xét: không sự khác biệt về TST và HAĐMTB giữa 2 nhóm
tại cùng mức mê, có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, cân nặng và giới tính: 149 BN gây mê
NKQ, được lựa chọn ngẫu nhiên chia thành 2 nhóm. Tuổi trung bình
của nhóm 1 là 50,48±12,45 của nhóm 2 là 48,35±14,09. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p >0,05 (bảng 3.1).
Cân nặng trung bình của nhóm 1 là 55,12±10,09 kg; nhóm 2 là
56,40±9,18 kg. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05
(bảng 3.1). Kết quả này tương đương với kết quả NC của Hemanshu
và cộng sự (56,90±7,60 kg) khi NC đánh giá chỉ số Entropy trong
thời gian gây mê bằng isofluran và sevofluran.
15
4.1.2. Phân bố theo phẫu thuật: phân bố phẫu thuật thuộc hai nhóm
NC (bảng 3.2). Nhóm BN phẫu thuật lấy sỏi thận, tiết niệu chiếm
nhiều nhất, nhóm có thời gian phẫu thuật dài (cắt khối tá tụy) chiếm
thấp nhất. Tuy nhiên, đây là những loại phẫu thuật có mức độ đau
tương đương nhau.
4.1.3. Thời gian phẫu thuật, gây mê và các thuốc trong gây mê
Thời gian phẫu thuật được tính từ khi rạch da cho đến khi khâu
xong da. Thời gian phẫu thuật trong NC này là 98,75±37,48 phút với
nhóm 1 và 101,61±43,32 phút với nhóm 2 (bảng 3.3), sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Kết quả này thấp hơn thời
gian phẫu thuật của Heavner và phù hợp với kết quả NC của Gilles
(thời gian phẫu thuật trong NC của Gilles là 95±19 phút với nhóm
gây mê bằng sevofluran và 89 ± 22 phút với nhóm TCI-propofol).
Thời gian gây mê được tính từ khi tiêm thuốc mê đến khi kết
thúc phẫu thuật, phục hồi phản xạ mi mắt và mở mắt theo lệnh. Thời
gian gây mê trong NC này là 119,19±42,69 phút với nhóm propofol
và 121,56±53,74 phút với nhóm sevofluran (bảng 3.3), sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
4.2. EtCO
2
, T
0
, SpO
2
ở các thời điểm NC tại 3 mức mê A, B, C
Bảng 3.4, bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy các giá trị EtCO
2
, T
0
,
SpO
2
được lấy từ thời điểm úp mask (T1) cho đến khi rút NKQ
(T12) tương đối ổn định trong cả hai nhóm và nằm trong dải giá trị
bình thường. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p>0,05.
4.3. Mối liên quan Entropy với Ce ở các giai đoạn gây mê.
4.3.1. Tương quan RE, SE với Ce
Bảng 3.10 cho thấy mức A là mức BN tỉnh, Ce =0,21±0,14
µg/ml và tương ứng với RE = 94,74±4,86 và SE = 87,55±3,22. Tại
mức B là mức chuyển tiếp giữa tỉnh và mê, Ce = 0,88±0,38 µg/ml
16
tương ứng RE = 73,59±10,23 và SE = 69,94 ±8,95. Tại mức C (gây
mê phẫu thuật) có nồng độ propofol cao nhất (Ce=3,37±0,65µg/ml)
tương ứng với RE=44,86±6,31 và SE=44,21±6,20 ở mức giá trị thấp
nhất. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy có một mối tương quan
giữa nồng độ thuốc mê propofol với các giá trị điện não. Nồng độ
thuốc mê từ thấp tăng cao (theo 3 mức mê của Martorano) tương ứng
với các giá trị RE và SE giảm dần.
Hình 3.1 thể hiện mối tương quan tuyến tính nghịch giữa nồng
độ propofol tại não với RE, tương quan chặt chẽ với r = - 0,882. Có ý
nghĩa thống kê với p <0,001. Nồng độ thuốc mê được phân thành 2
vùng rõ rệt: vùng phẫu thuật có nồng độ thuốc mê nằm trong khoảng
từ 2 - 4 µg/ml tương ứng với RE <60 và vùng có nồng độ thuốc mê
thấp hơn nằm trong khoảng <2 µg/ml tương ứng với RE >60 thể hiện
giai đoạn tỉnh và chuyển tiếp từ tỉnh sang mê. Hình 3.2 thể hiện mối
tương quan tuyến tính nghịch giữa nồng độ propofol tại não với SE,
tương quan chặt chẽ với r = - 0,88. Có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Phân vùng nồng độ propofol với SE tương tự như với RE.
4.3.2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của Entropy với propofol
Đường biểu diễn hiệu lực (ROC) của Entropy (RE, SE) với
propofol được thể hiện trên hình 3.4 và hình 3.5. ROC có điểm lên
cao nhất khá gần với góc cao nhất bên trái, nơi mà độ nhạy và độ đặc
hiệu bằng 1. Đường lên rất dốc và diện tích vùng dưới đường cong
của RE là AUC=0,994±0,002 (hình 3.4) và SE là AUC=0,991±0,002
(hình 3.5) là rất lớn cho phép gợi ý có độ tiên đoán chính xác.
Độ đặc hiệu của RE và SE là 100% (bảng 3.15) với tất cả các
mức mê (mức tỉnh, chuyển tiếp và phẫu thuật). Điều này có nghĩa là
trong khi gây mê nếu RE, SE tăng lên thì có nghĩa là BN có xu
hướng tỉnh và ngược lại giá trị RE, SE giảm xuống là BN mê sâu
17
hơn nên có thể dựa vào RE và SE để điều chỉnh nồng độ thuốc mê
phù hợp với mức kích thích trong phẫu thuật.
4.3.3. Xác suất tiên đoán của Entropy với Ce - propofol
Bảng 3.13 và bảng 3.14 cho thấy xác suất tiên đoán độ mê của
RE và SE với nồng độ đích propofol theo phân loại của Martorano là
rất cao. Xác suất tiên đoán của RE là Pk =0,890±0,003. Xác suất tiên
đoán của SE là Pk =0,885±0,003. Có nghĩa là trong 100 BN có độ
mê phù hợp với 3 mức mê của Martorano thì mức độ tiên đoán chính
xác của RE là 89 BN và SE là 88,5 BN.
4.4. Mối liên quan Entropy với MAC ở các giai đoạn gây mê.
4.4.1. Tương quan RE, SE với MAC
Nồng độ thuốc mê tiếp tục tăng lên và các giá trị điện não tiếp
tục giảm thấp hơn được thể hiện trong bảng 3.18. MAC lớn nhất
trong giai đoạn phẫu thuật là lúc đặt NKQ (1,87±0,34%) tương ứng
với RE =37,67±8,68 và SE=36,40±8,58. Bảng 3.19 cho thấy với mức
A có giá trị trung bình của thuốc mê là thấp nhất (MAC=0,10±0,09
%) và tương ứng với giá trị điện não cao nhất trong giai đoạn tỉnh
(RE=95,48±3,95 và SE=88,47±2,87). Nồng độ thuốc mê tiếp tục
tăng lên (MAC=0.68±0,29 %) ở giai đoạn chuyển tiếp giữa tỉnh và
mê tương ứng với giá trị điện não tiếp tục giảm xuống thấp hơn (RE
=71,57±10,15 và SE=67,50±9,77). Mức C là giai đoạn phẫu thuật có
nồng độ sevofluran cao nhất (MAC=1,59±0,33%) tương ứng với các
giá trị điện não thấp nhất (RE=43,77±7,21 và SE=42,48±7,14). Như
vậy, nồng độ thuốc mê tăng dần lên, tình trạng mê sâu hơn thể hiện
bằng giảm dần các giá trị điện não (RE, SE) theo các thời điểm
nghiên cứu cho thấy có mối tương quan tuyến tính. Hình 3.6 thể hiện
mối tương quan tuyến tính nghịch và chặt chẽ của RE với MAC với r
= - 0,861 có ý nghĩa thống kê với p<0,001. MAC tập trung thành 2
18
vùng rõ rệt với MAC<1% tương ứng với RE>60 và MAC nằm trong
khoảng 1 - 2 % tương ứng với RE<60. Tương tự, hình 3.7 thể hiện
mối tương quan tuyến tính nghịch và chặt chẽ của SE với MAC với r
= - 0,852 có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Phân vùng thuốc mê của
SE tương tự như RE, giai đoạn phẫu thuật với kích thích đau mạnh
(SE < 60) có nồng độ thuốc mê cao và giá trị của MAC>1 %.
4.4.2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của Entropy với sevofluran
Đường biểu diễn hiệu lực (ROC) của Entropy (RE, SE) với
sevofluran được thể hiện trên hình 3.9 và hình 3.10. ROC có điểm
lên cao nhất khá gần với góc cao nhất bên trái, nơi mà độ nhạy và độ
đặc hiệu bằng 1. Đường lên rất dốc và diện tích vùng dưới đường
cong của RE là AUC=0,997±0,001 và SE là AUC=0,994±0,002 là
rất lớn cho phép gợi ý có độ tiên đoán chính xác.
Từ các giá trị của Entropy phân bố theo 3 mức mê A, B, C của
Martorano trên bảng 3.20 với ( RE) và bảng 3.21 với (SE) cho ra kết
quả độ đặc hiệu và độ nhạy của Entropy (bảng 3.24).
Độ đặc hiệu của RE và SE là 100% (bảng 3.24) với tất cả các
mức mê (mức tỉnh, chuyển tiếp và phẫu thuật). Điều này có nghĩa là
trong khi gây mê nếu RE, SE tăng lên thì có nghĩa là BN có xu
hướng tỉnh và ngược lại giá trị RE, SE giảm xuống là BN mê sâu
hơn nên có thể dựa vào RE và SE để điều chỉnh nồng độ thuốc mê
phù hợp với mức kích thích trong phẫu thuật.
4.3.3. Xác suất tiên đoán của Entropy với MAC-sevofluran
Bảng 3.22 và bảng 3.23 cho thấy xác suất tiên đoán độ mê của
RE và SE với MAC-sevofluran theo phân loại của Martorano là rất
cao. Xác suất tiên đoán của RE là Pk =0,893±0,003. Xác suất tiên
đoán của SE là Pk=0,88±0,003. Có nghĩa là trong 100 BN có độ mê
19
phù hợp với 3 mức mê của Martorano thì mức độ tiên đoán chính
xác của RE là 89,3 BN và SE là 88,0 BN.
4.5. So sánh thời gian khởi mê, thoát mê, rút NKQ, thay đỏi TST
và HAĐMTB của nhóm 1 và nhóm 2.
4.5.1. So sánh giữa 2 nhóm về (RE, SE) và (RE – SE) tại 3 mức
mê
Bảng 3.25 cho thấy giá trị RE, SE tại 3 mức mê giữa 2 nhóm
không có sự khác biệt với p*>0,05. Giá trị của RE, SE tăng tương
ứng với tăng của nồng độ thuốc mê, khác biệt RE, SE giữa các mức
mê trong cùng nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p**<0,05.
Giá trị RE, SE trong cùng một mức mê giữa 2 nhóm không có sự
khác biệt với p*>0,05. Điều này cho thấy độ mê trong cùng một mức
giữa 2 nhóm là tương đương.
Bảng 3.26 cho thấy hiệu số RE - SE lớn nhất ở mức A, nhóm 1
là 7,45±2,85 và nhóm 2 là 7,21±2,83. Hiệu số RE - SE thấp nhất ở
mức C với nhóm 1 là 0,83±0,62 và với nhóm 2 là 0,86±0,41. Hiệu số
RE - SE ở mức B là mức trung gian. Khác biệt của hiệu số RE - SE
giữa các mức trong cùng một nhóm có ý nghĩa thống kê với
p**<0,05, hiệu số RE - SE càng giảm chứng tỏ mê càng sâu. Sự khác
biệt hiệu số RE - SE trong cùng một mức mê giữa 2 nhóm không có
ý nghĩa thống kê với p*>0,05; điều này cho thấy độ mê mà giảm đau
trong cùng một mức giữa 2 nhóm là tương đương nhau.
4.5.2. So sánh thời gian khởi mê, thoát mê và rút NKQ
Thời gian khởi mê được tính từ khi tiêm thuốc mê hoặc hít khí
mê cho đến khi mất đáp ứng với lời nói và mất phản xạ mi mắt. Thời
gian khởi mê ở nhóm 1 là: 95,87±23,94 giây với kỹ thuật TCI và ở
nhóm 2 là 127,3±38,4 giây với kỹ thuật khởi mê nhanh dung tích
20
sống 8% sevofluran. Nhóm 1 khởi mê nhanh hơn nhóm 2 có ý nghĩa
thống kê với p<0,001 (bảng 3.27).
Thời gian thoát mê được tính từ khi ngừng thuốc mê đến khi
phục hồi phản xạ mi mắt và mở mắt theo lệnh. Thời gian thoát mê ở
nhóm 1 là 12,65±7,39 phút, nhóm 2 là 9,79±6,08 phút. Nhóm 1 dài
hơn nhóm 2, có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.27).
Thời gian rút NKQ là khoảng thời gian được tính từ khi
ngừng thuốc mê đến khi BN tỉnh hoàn toàn, vận động theo lệnh,
nâng đầu giữ được >5 giây và TOF>90. Thời gian rút NKQ ở nhóm
1 là 16,88±8,52 phút; nhóm 2 là 14,01±6,92 phút. Nhóm 1 chậm hơn
nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.27). Kết quả này đã
được loại trừ yếu tố giãn cơ tồn dư vì BN được theo dõi liên tục và
đánh giá chỉ số TOF, chỉ giải giãn cơ khi có ≥2 đáp ứng với kích
thích điện và khi TOF phục hồi 25% ở T1.
4.5.3. So sánh giữa 2 nhóm về TST và HAĐMTB
Biểu đồ về thay đổi TST và HAĐMTB trên hình 3.11 cho thấy:
giai đoạn khởi mê, nồng độ thuốc mê tăng dần lên và đạt cao nhất tại
thời điểm trước đặt NKQ (T3), vì chưa có kích thích đau do đặt
NKQ nên TST và HAĐMTB có xu hướng giảm xuống và có giá trị
thấp nhất trong cả quá trình gây mê. Sau khi đặt NKQ (kích thích
đau mạnh), TST và HAĐMTB có xu hướng tăng lên (T4) và có giá
trị tương đối ổn định trong giai đoạn duy trì mê đến thời điểm T9.
Tại thời điểm T10, lúc này BN đã phục hồi phản xạ mi mắt, tự nâng
được đầu trong 5 giây nhưng còn tác dụng an thần của thuốc mê nên
chưa phản ứng mạnh với kích thích đau gây ra do NKQ do vậy TST
và HAĐMTB chưa tăng rõ rệt. Tại thời điểm T11, BN tỉnh lại hoàn
toàn do nồng độ của thuốc mê và thuốc giảm đau đã chuyển hóa và
thải trừ đáng kể, nên cơ thể đã phản ứng mạnh với kích thích của
21
NKQ thể hiện bằng tăng TST và HAĐMTB rõ rệt so với giá trị nền.
Sau khi rút NKQ TST và HAĐMTB trở về giá trị nền. Không có sự
khác biệt về TST và HAĐMTB giữa 2 nhóm với p >0,05.
TST và HAĐMTB tại 3 mức mê A, B, C của Martorano (bảng
3.29 và hình 3.12) cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm 1 và
nhóm 2, có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
KẾT LUẬN
1. Tương quan giữa điện não (Entropy) với nồng độ đích tại não
(Ce) của propofol là mối tương quan tuyến tính nghịch:
- RE với Ce tương quan tuyến tính nghịch, mạnh và rất chặt chẽ
với r = -0,882 và p <0,001.
- SE với Ce tương quan tuyến tính nghịch, mạnh và rất chặt chẽ
với r = -0,880 và p <0,001.
- Hiệu số RE-SE < 3 ở mức C (mức mê, phẫu thuật) cho biết Ce-
propofol phù hợp với kích thích của phẫu thuật.
- Mức phẫu thuật có Ce cao nhất (3,37±0,65 µg/ml) tương ứng
với điện não thấp nhất (RE = 44,86±6,31 và SE = 44,21±6,20).
- Mức tỉnh táo có Ce thấp nhất (0,21±0,14 µg/ml) tương ứng với
điện não cao nhất (RE = 94,74±4,86 và SE = 87,55±3,22).
- Tại thời điểm đặt NKQ có Ce cao nhất (3,73±0,64 µg/ml)
tương ứng với RE = 38,18±6,19 và SE = 37,54±5,15.
2. Tương quan giữa điện não (Entropy) với nồng độ phế nang tối
thiểu (MAC) của sevofluran là mối tương quan tuyến tính nghịch:
- RE với MAC tương quan tuyến tính nghịch, mạnh và rất chặt
chẽ với r = -0,861 và p <0,001.
- SE với MAC tương quan tuyến tính nghịch, mạnh và rất chặt
chẽ với r = -0,852 và p <0,001.
22
- Hiệu số RE-SE < 3 ở mức C (mức mê, phẫu thuật) cho biết
MAC phù hợp với kích thích của phẫu thuật.
- Mức phẫu thuật có MAC cao nhất (1,59±0,33%) tương ứng với
điện não thấp nhất (RE = 43,77±7,21 và SE = 42,48±7,14).
- Mức tỉnh có MAC thấp nhất (0,10±0,09%) tương ứng với điện
não cao nhất (RE = 95,48±3,95 và SE = 88,47±2,87).
- Tại thời điểm đặt NKQ có MAC cao nhất (1,87±0,34%) tương
ứng với RE = 37,67±8,68 và SE = 36,40±8,54.
3. So sánh thời gian khởi mê, thoát mê, rút NKQ và ảnh hưởng TST
và HAĐMTB giữa 2 nhóm gây mê bằng propofol với bằng
sevofluran
- Thời gian khởi mê của nhóm propofol nhanh hơn nhóm
sevofluran (95,87±23,94 giây so với 127,27±38,42 giây) với p <0,05.
- Thời gian thoát mê của nhóm propofol chậm hơn nhóm
sevofluran (12,65±7,39 phút so với 9,79±6,08 phút) với p <0,05.
- Thời gian rút NKQ của nhóm propofol chậm hơn nhóm
sevofluran (16,88 ± 8,52 phút so với 14,01 ± 6,92 phút) với p<0,05.
- Không có sự khác biệt về TST và HAĐMTB giữa hai nhóm ở
các thời điểm tại ba mức mê A, B, C.
KIẾN NGHỊ
1. Điện não số hóa để đánh giá độ mê nên được coi là một trong
những thông số chuẩn mực khi gây mê.
2. Vì có tương quan rất mạnh và chặt chẽ với Entropy, theo dõi
nồng độ đích (Ce) của propofol hoặc nồng độ phế nang tối thiểu
(MAC) của sevofluran là biện pháp thay thế tin cậy cần được thực
hiện khi gây mê.
23
CHỮ VIẾT TẮT
AUC (Area Under The ROC Curve): diện tích dưới đường
biểu diễn hiệu lực
BIS (Bispectral Index): chỉ số lưỡng phổ
BN Bệnh nhân
Ce (Effect Site Concentration): nồng độ đích tại não
CO
2
Khí các-bo-níc
EtCO
2
CO
2
cuối thì thở ra
HAĐMTB Huyết áp động mạch trung bình
NC Nghiên cứu
TST TST
MAC (Minimum Alveolar Concentration): nồng độ phế
nang tối thiểu của thuốc mê
NKQ Nội khí quản
p (Probability): xác suất
RE Respond Entropy
ROC (Receiver-operating characteristis): đường biểu diễn
hiệu lực
SE State Entropy
Se (Sensitivity) : độ nhạy
Sp (Specificity) : độ đặc hiệu
SpO
2
Độ bão hòa Oxy mạch nảy
TCI (Target Controlled Infusion): truyền kiển soát nồng
độ đích
T
o
Nhiệt độ
TOF (Train of Four): chuỗi bốn đáp ứng
X
Giá trị trung bình
24
25