Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tìm hiểu về Niết-bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.69 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về:Niết-bàn
Từ nguyên
Niết-bàn (zh. nièpán 涅槃, sa. nirvā

a, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng
Phạn nirvā

a hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvā

a nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ
niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvā

a mang
nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvā

a cũng được dịch nghĩa là Diệt (zh. 滅),
Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh.
圓寂), và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvā

a cũng được dịch ý
là Giải thoát (zh. 解脫), Vô vi (zh. 無爲), An lạc (zh. 安樂).
Tóm lược lại thì thuật ngữ Niết-bàn có thể được hiểu là:
1. Tình trạng ngọn lửa phiền não đã bị dập tắt
2. Là động từ, có nghĩa là đã nhập niết-bàn và
3. Vô vi.
Quan điểm Phật giáo
Tổng quan về Niết-bàn
Niết-bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy,
Niết-bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi (zh, 輪回, sa., pi. sa

sāra) . Đó là sự tận diệt gốc rễ của


ba nghiệp bất thiện (zh. 不善, sa. akuśala, pi. akusala) là tham, sân và si. Đồng thời Niết-bàn có
nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp (zh. 業, sa. karma, pi. kamma), không còn chịu quy
luật nhân duyên (duyên khởi), Vô vi (zh. 無爲, sa. asa

k

ta), đặc tính của nó là thiếu vắng sự sinh,
thành, hoại, diệt. Trưởng lão tăng kệ (pi. theragāthā) ghi (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
Nguyên văn tiếng Pāli:
sabbo rāgo pahīno me, sabbo doso samūhato,
sabbo me vigato moho, sītibhūto `smi nibbuto. ||79||
Dịch nghĩa:
Ta đã buông xả tất cả những tham dục (pi. rāga), đã tiêu diệt tất cả sân hận (pi. dosa), ta đã
lìa xa tất cả si mê (pi. moha)—Ta đã đạt sự tĩnh lặng (pi. sītibhūta), chứng niết-bàn (pi.
nibbuta). ||79||
Với sự xuất hiện của Đại thừa (sa. mahāyāna), người ta có một quan điểm mở rộng của Niết-bàn
dựa trên khái niệm Bồ Tát (zh. 菩薩, sa. bodhisattva, pi. bodhisatta) và trên tính nhất thể của vạn
vật. Niết-bàn được xem là sự thống nhất với cái nhất thể tuyệt đối (sự bình đẳng của chúng sinh, zh.
眾生平等, sa. sattvasamatā) đó, sự thống nhất của luân hồi với “dạng chuyển hóa” của nó. Ở đây
Niết-bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với
tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi tham ái. Nhiều người hiểu
Niết-bàn chỉ là một cõi hư vô tịch diệt. Ngay Phật giáo nguyên thủy đã bác bỏ quan niệm đó. Trong
nhiều kinh sách, người ta miêu tả Niết-bàn như một “ngọn lửa đã tắt”. Đó là một tình trạng không
có một vị trí địa lí, mà là một dạng siêu việt, xuất thế (zh. 出世; sa. lokottara) và chỉ có những hành
giả đã đạt mới biết được. Vì vậy, trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn hầu như được hiểu xa cách
thế gian, giải thoát khỏi phiền não. Người nhập Niết-bàn vượt khỏi mọi định nghĩa, không ngôn ngữ
nào có thể miêu tả ông ta. Tập bộ kinh (pi. suttanipāta) miêu tả như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-
Việt):
Nguyên văn tiếng Pāli:
accī yathā vātavegena khitto, attha


paleti na upeti sankha

,
eva

munī nāmakāyā vimutto, attha

paleti na upeti sankha

. ||1074||
atthan gatassa na pamā

a

atthi, yena na

vajju ta

tassa n`atthi
sabbesu dhammesu samūhatesu, samūhatā vādapathā pi sabbe. ||1076||
Dịch nghĩa:
Như ngọn lửa (pi. accī) đã bị sức mạnh của cơn gió (pi. vātavega) dập tắt, đến nơi an nghỉ,
không thể được định nghĩa—cũng như vậy, một mâu-ni đã được giải thoát ra khỏi danh
xưng và thân xác (pi. nāmakāya) đi về chốn an nghỉ, vượt khỏi mọi định nghĩa.||1074||
Người đã đến chỗ an nghỉ thì người ta không thể dùng ước lượng (pi. pamā

a) để diễn tả
ông ta. Cái đó không thuộc về ông ta. Khi tất cả các pháp (ý tưởng) đã tiêu diệt thì tất cả
những phương tiện ngôn ngữ (pi. vādapatha) cũng tiêu diệt.||1076||

Trong một số kinh sách khác, Niết-bàn được hiểu là sự “an lạc” nhưng phần lớn được hiểu là sự giải
thoát khỏi cái Khổ (sa. du

kha, pi. dukkha). Vì không có ngôn ngữ để diễn tả Niết-bàn, đó là phạm
vi nằm ngoài ngôn ngữ và lí luận, nên có nhiều người hiểu Niết-bàn theo quan niệm hư vô. Cách
thức dễ tiếp cận nhất về Niết-bàn là hiểu sự tồn tại là một tình trạng đầy dẫy khổ đau và Niết-bàn là
dạng tồn tại thiếu vắng sự khổ đau đó. Đối với hành giả Phật giáo thì định nghĩa liệu Niết-bàn là
một dạng tồn tại thật sự hay chỉ là cõi tịch diệt không hề quan trọng. Cũng một phần vì lí do này mà
Phật Thích-ca từ chối mọi miêu tả về Niết-bàn.
Niết-bàn theo quan điểm Tiểu thừa
Trong Tiểu thừa (sa. hīnayāna), người ta phân biệt hai loại Niết-bàn:
1. Hữu dư niết-bàn (有餘涅槃; sa. sopadhiśe

a-nirvā

a, pi. savupadisesa-nibbāna): Niết-bàn
còn tàn dư, Niết-bàn trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái của các bậc thánh nhân đã
dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn Ngũ
uẩn, còn có nhân trạng nên gọi “hữu dư”. Trong Hữu dư niết-bàn hành giả còn khổ vì còn
chịu nghiệp cũ. Có lúc hành giả thoát được cái khổ đó một cách tạm thời trong một số tình
trạng thiền định nhất định. Từ quan điểm Hữu dư Niết-bàn này của Tiểu thừa mà phát sinh
khái niệm Niết-bàn vô trụ (sa. aprati
ṣṭ
hita-nirvā

a) của Đại thừa.
2. Vô dư niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. nirupadhiśe

a-nirvā


a, pi. anupadisesa-nibbāna): là
Niết-bàn không còn ngũ uẩn (sa. pañca-skandha), mười hai xứ (sa., pi. āyatana), mười tám
giới (sa., pi. dhātu) và các Căn (sa., pi. indriya). Niết-bàn vô dư đến với một vị A-la-hán sau
khi chết, không còn tái sinh. Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn (般涅槃, sa.
parinirvā

a), là Niết-bàn toàn phần.
Ngay trong Tiểu thừa thì quan điểm của mỗi phái cũng khác nhau. Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說
一切有部, sa. sarvāstivāda) luận về Niết-bàn với khái niệm khả quan, cho rằng Niết-bàn là thể
không sinh thành hoại diệt, có thể dần dần đạt đến bằng cách loại trừ khổ. Cứ diệt một loại khổ thì
đạt được một cảnh giới của Niết-bàn. Vì thế mà có nhiều loại Niết-bàn và hầu như Niết-bàn là một
cảnh giới cụ thể. Đối với Kinh lượng bộ (zh. 經量部, sa. sautrāntika) thì Niết-bàn chỉ là dạng chấm
dứt khổ, nhưng không phải là một cảnh giới vĩnh hằng. Độc Tử bộ (zh. 犢子部, sa. vātsīputrīya)
cho rằng có một cá nhân (sa. pudgala, dịch âm là Bổ-đặc-già-la 補特伽羅) thường còn, hiểu Niết-
bàn là cõi mà cá nhân đó tiếp tục tồn tại. Đối với Đại chúng bộ (zh. 大眾部, sa. mahāsā

ghika)—
được xem là tiền thân của phái Đại thừa—thì khái niệm Niết-bàn vô dư không còn quan trọng nữa.
Từ đây các bộ phái sau bắt đầu phát triển và sử dụng danh từ Vô trụ xứ niết-bàn (sa. aprati
ṣṭ
hita-
nirvā

a). Đó là trạng thái Niết-bàn của các vị Phật đã thoát khỏi ràng buộc của thế gian nhưng chưa
muốn hoàn toàn tịch diệt.
[Niết-bàn theo quan điểm Đại thừa
Trong Đại thừa, người ta nhấn mạnh đến tính chất Bồ Tát nhiều hơn và vì thế khái niệm Niết-bàn
không được đề cao nhưng vẫn là mục đích cao nhất trên đường giải thoát. Không có tông phái Đại
thừa nào xem Bồ Tát là mức cuối cùng của Phật đạo; đối với Bồ Tát, việc “nhập Niết-bàn” chỉ được
“hoãn lại” sau khi toàn thể chúng sinh đều được giải thoát. Ở đây, người ta phân biệt hai loại Niết-

bàn: Vô trụ xứ niết-bàn (zh. 無住處涅槃, sa. aprati
ṣṭ
hitanirvā

a) và Trụ xứ niết-bàn (zh. 住處涅
槃, sa. prati
ṣṭ
hita-nirvā

a) với ý nghĩa cố định, bất động).
Trung quán tông
Trung quán tông (sa. mādhyamika) cho rằng, Niết-bàn nằm trong tính Không (không tính, zh. 空性,
sa. śūnyatā), đó là sự “chấm dứt cái thiên hình vạn trạng”, cái chấm dứt đó là sự vắng bóng của mọi
ràng buộc thế gian. Niết-bàn là sự thống nhất với Chân như (zh. 真如, sa. tathatā) không diễn tả
được, là cái luôn luôn hiện hữu, nhưng không ai nhận biết. Niết-bàn và sinh tử không hề khác nhau,
đứng trên phương diện lí tính tuyệt đối mà nói. Chính cái thức vô minh của chúng ta ngăn cản
không cho nhận ra cái lí tính tuyệt đối đó. Long Thụ, được xem là Khai tổ của tông Trung quán, ghi
lại như sau trong tác phẩm Trung luận (sa. madhyamakaśāstra) nổi danh, phẩm thứ 25, Quán Niết-
bàn (sa. nirvā

aparīk

ā, Chân Nguyên dịch Phạn-Việt):
Nguyên văn tiếng Phạn:
aprahī

am asa

prāptam anucchinnam aśāśvatam |
aniruddham anutpannam etan nirvā


am ucyate ||25.03||
bhāvaś ca yadi nirvā

a

nirvā

a

sa

sk

ta

bhavet |
nāsa

sk

to hi vidyate bhāva

kva cana kaś cana ||25.05||
ya ājava

javībhāva upādāya pratītya vā |
so `pratītyānupādāya nirvā

am upadiśyate ||25.09||

na sa

sārasya nirvā

āt ki

cid asti viśe

a

am |
na nirvā

asya sa

sārāt ki

cid asti viśe

a

am ||25.19||
nirvā

asya ca yā ko

i

ko


i

sa

sara

asya ca |
na tayor antara

ki

cit susūk

mam api vidyate ||25.20||
sarvopalambhopaśama

prapañcopaśama

śiva

|
na kva cit kasyacit kaścid dharmo buddhena deśita

||25.24||
Dịch nghĩa:
Cái không được buông xả, không được chứng đắc, không đứt đoạn, không trường tồn,
không hoại diệt, không sinh thành—cái đó được gọi là Niết-bàn. ||25.03||
Nếu Niết-bàn là sự tồn tại thì nó đã là hữu vi (sa. sa

sk


ta), vì không nơi nào ta có thể tìm
thấy một sự tồn tại vô vi (sa. asa

sk

ta) cả. ||25.05||
Cái gì có bản tính là đến và đi, cái ấy xuất hiện tùy thuộc hoặc xuất hiện trên cơ sở nhân
duyên. Niết-bàn được dạy là không tùy thuộc, không duyên khởi. ||25.09||
Không có sự khác biệt của luân hồi so với Niết-bàn, không có sự khác biệt của Niết-bàn so
với luân hồi. ||25.19||
Điểm tối cao của Niết-bàn cũng là điểm tối cao của luân hồi. Không có một mảy may khác
biệt giữa hai trạng thái này. ||25.20||
Sự an tĩnh của tất cả những nhận thức, sự an tĩnh của thiên hình vạn trạng, thiện hảo (—đó
chính là Niết-bàn). Chẳng nơi nào mà Phật đã thuyết một pháp nào cho một ai. ||25.24||
Duy thức tông
Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. vijñānavādin) cũng cho rằng Niết-bàn và luân hồi không khác, mọi
hiện tượng đều không tồn tại, không thật có. Đối với tông này thì Niết-bàn xuất hiện khi mọi phân
biệt chấm dứt. Duy thức tông cho rằng có hai dạng Niết-bàn: Niết-bàn của A-la-hán, đó là người khi
chết chỉ còn Chân như tuyệt đối là tồn tại. Đó là người “đã yên nghỉ”. Dạng Niết-bàn đó tuy nhiên
không ưu việt bằng Niết-bàn của Phật, là dạng chủ động “dập tắt ngọn lửa đời sống” nhưng cũng
chủ động ban phát lòng từ bi. Đây là dạng thống nhất của Chân như với mọi chúng sinh, trong đó
mỗi cá nhân vẫn còn tồn tại trong nghĩa quy ước. Kinh Lăng-già (sa. la

kāvatārasūtra) ghi lại như
sau (bản dịch Đức ngữ của H.W. Schumann, Chân Nguyên dịch Đức-Việt):
Phải nhận biết luân hồi và Niết-bàn không khác biệt nhau. (Laṅ kāv 2, p.61)
Định nghĩa của bất nhị (zh. 不二, sa. advaya) là gì? Nó có nghĩa là, hình ảnh, dài ngắn,
trắng đen xuất phát từ nhị nguyên và không tách rời nhau.
Như trường hợp luân hồi và Niết-bàn, tất cả những sự việc này đều bất nhị. Không có Niết-

bàn, (trừ trường hợp) có luân hồi, và không có luân hồi, (trừ trường hợp) có Niết-bàn, bởi vì
nguyên nhân hiện hữu của chúng nằm ở chỗ: (Nếu quán sát riêng biệt) Chúng không có định
nghĩa. (Laṅkāv 2, p.76)
Tất cả những hiện hữu đều không có tự tính, chỉ là ngôn từ của những người (vô minh).
Chúng chỉ là sự tưởng tượng (s. kalpanā) và không tồn tại thật sự. Niết-bàn (cũng chỉ) là
cơn mộng. Không thể nhận thức được bất cứ cái gì trong luân hồi và không có một cái gì có
thể nhập niết-bàn bao giờ. (Laṅkāv 2,146, p.88)
Thiền tông
Trong Thiền tông, Niết-bàn cũng không hề tách rời với thế giới này mà chính là sự trực ngộ được
thể tính của Tâm, là thể tính của con người, thể tính của Phật. Thực hiện Niết-bàn phải thông qua trí
huệ và vì vậy, có khi Niết-bàn được xem là đồng nghĩa với trí huệ bát-nhã. Niết-bàn và trí huệ chỉ là
hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn là trạng thái của một người đã đạt trí huệ bát-nhã, đã đạt tri
kiến về Tâm và ngược lại Bát-nhã là trí huệ của một người đã chứng đắc Niết-bàn.
Quan điểm Ấn Độ giáo
Theo Ấn Độ giáo, Niết-bàn là sự hủy diệt các vướng mắc và tham ái thế tục như cơ sở của sự hợp
nhất với cái tuyệt đối, với Thượng đế. Theo S.K. Belvalkar thì khái niệm Niết-bàn này xuất hiện
trước khi Phật giáo được thành lập. Theo trường sử thi Mahābhārata thì Niết-bàn được xem là sự
tịch tĩnh (sa. śānti) và sự thỏa mãn (sa. susukkti). Trong tác phẩm Anugītā, Niết-bàn được xem như
"một ngọn lửa không có chất đốt". Chí Tôn ca như chủ ý nhấn mạnh tính đối nghịch với khái niệm
Niết-bàn trong Phật giáo vì bài này miêu tả Niết-bàn như sự chứng đắc Phạm thiên (sa. brahman,
2,71). Du-già sư (sa. yogin) ở đây không được xem như một ngọn đèn đã tắt (như trong Phật giáo),
mà là một ngọn đèn không đứng giữa cơn gió, không bị lay chuyển (6,19). Chứng đạt Niết-bàn
được gọi là giải thoát (sa. mok

a).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×