Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thiếu lịch sự trong giao tiếp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.29 KB, 4 trang )

Thiếu lịch sự trong giao tiếp
Đang còn du học ở Trung Quốc, nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi
tin tức để biết được tình hình ở nhà. Nước ta với Trung Quốc chỉ cách
nhau một dải sông hẹp, nhưng có nhiều điều đáng để so sánh và suy
ngẫm.
Riêng nói về phong cách phục vụ, tôi đã từng đi nhiều nơi ở Hà Nội, Hải
Phòng, TPHCm, Đà Nẵng nhưng phải công nhận một điều là phong
cách phục vụ và thái độ phục vụ đối với khách hàng trong Nam lịch sự
hơn nhiều so với ngoài Bắc. Tôi là một người Hà Nội chính hiệu, nhưng
nhiều khi rất bức xúc với thái độ của một số quán ăn tại HN cũng như
HP. Nhiều khi bước vào quán, tôi cảm giác như mình là một người xa lạ,
một kẻ “xin ăn” chứ không phải là một khách hàng. Ngồi vào ghế, nhân
viên phục thậm chí không hề tiến tới chào hỏi xem dùng gì, nếu có cũng
cầm cái thực đơn đặt phát “bẹt” trước mặt tôi, khi tôi bảo đang chờ bạn
và tạm thời xin một cốc nước lọc, cô nhân viên không nói không rằng
lườm mắt quay đi và khi trở lại là kèm theo một cốc nước đặt đến “cốp”
trước mặt. Không thể hiểu được, VN ta ngày càng phát triển, đời sống
dân càng ngày được nâng cao mà không hiểu tại sao thái độ cũng như ý
thức của các phục vụ viên ngày càng đi xuống.
Nếu bạn ở TQ, bạn có thể vào bất cứ quán ăn nào, khi đến cửa nếu
không có nhân viên phục vụ mở cửa giúp bạn và bạn cứ ngồi vào bàn,
nhân viên sẽ rất niềm nở đến chào hỏi bạn và cảm thấy mình giống như
một quý ngài, bởi ở TQ các nhân viên phục vụ đều gọi khách hàng là:
Ông, Ngài. Bất kỳ quán lớn nhỏ, dù bạn chỉ gọi 1 bát cơm 1 đĩa rau hay
thậm chí là 1 cốc cafe, bạn có thể ngồi thoải mái mà không bị bất kỳ 1
ánh mắt nào nhòm ngó soi mói. Có một lần tôi đến một quán ăn trưa, rất
bất ngờ khi đang ăn, nhân viên quản lý phục vụ đến hỏi, thức ăn có được
không, có hợp khẩu vị không, anh bạn tôi bảo "Đĩa rau xào nhiều dầu
quá liệu có thay được không?", người quản lý tươi cười bèn gọi nhân
viên phục vụ bê đĩa rau kia đi và bảo chúng tôi đợi 1 lúc để đổi đĩa rau
xào khác. Anh bạn tôi bèn bảo: “VN nếu mà được như thế này nhỉ ?”


Các bạn biết bữa ăn đó của chúng tôi mất bao nhiêu tiền không? Ba
người chúng tôi ăn hết 60 Nhân dân tệ, tính ra tầm 150 nghìn VND. Một
quán ăn cũng tương tối khá, ở khu ăn uống thành phố Thiên tân.

Một nhân viên khi mới vào nghề, không phải học làm thế nào để đối xử
với khách, mà họ được học đầu tiên là làm thế nào để kính trọng khách
hàng một cách lịch sự nhất. Dân ta cứ bảo, sao đi du lịch TQ bị dụ dỗ
mua nhiều đồ thế, không phải là bị dụ dỗ mà thái độ phục vụ của các
nhân viên nước bạn khiến bạn hài lòng, và dĩ nhiên khi tư tưởng mình
thoải mái, bạn có thể mua bất cứ thứ gì mặc dù bạn không thích và tại
VN những thứ đó đều không thiếu.

Khi vào những cửa hàng bán quần áo của khu đi bộ, bạn có thể thoái mái
thử bất cứ những gì bạn thích, nếu bạn không mua, nhân viên phục vụ
vẫn có thái độ niềm nở với bạn, nhưng khi bạn ra khỏi cửa hàng, thái độ
của người ta đối với mình thế nào thì đó lại là chuyện khác, bởi vì một lẽ
trước mặt mình nhân viên vẫn làm hết khả năng của mình để tôn trọng
khách hàng. Tôi nhớ có 1 lần ở VN, thử đến chiếc áo sơ mi thứ 3 của
một cửa hàng quần áo tại 1 toà trung tâm mua bán giải trí ngay giữa HN,
thái độ của nhân viên đã thay đổi, khi tôi chỉ chọn 1 chiếc ca vạt, trả tiền
xong tôi đi ra, thậm chí không có 1 câu “Cảm ơn quý khách” hay đại
loại như thế. Nếu ở TQ bạn có thể nhận được lại 1 câu như: “Mong quý
khách quay lại” dù bạn có mua hay không mua đi chăng nữa.
Tôi không muốn so sánh và đánh giá thấp về VN nhưng điều này chắc
không ít bạn gặp phải.

Tôi có một người bạn Nhật, khi còn học chung ở TQ với nhau, anh ta
bảo có một lần cùng gia đình sang VN du lịch để đến Hội An, khi bay
đến cửa khẩu kiểm tra Hải quan, điều hắn ấn tượng nhất chính là khuôn
mặt nghiêm chỉnh đến lạnh lùng của các nhân viên Hải quan. Thử hỏi,

khi người nước ngoài đầu tiên đến VN, những ai là người tiếp xúc đầu
tiên với họ? Hắn bảo tôi ở VN, nhân viên Hải quan có nét mặt "nghiêm
lạnh đến phát sợ", tôi bèn chữa ngượng bằng cách bảo rằng, chắc bạn chỉ
gặp một người nào đó đang buồn bực chuyện gì đó thôi, chứ thật ra
không dám bảo chính tôi cũng rất nhiều lần gặp tình huống vậy.

Việt Nam ta ngày càng phát triển, các khu du lịch và khu vui chơi giải trí
mở ra ngày càng nhiều, các hình thức thu hút khách cũng như quảng bá
sẽ trở nên vô tác dụng khi mà những nhân viên phục vụ, những người
gây ấn tượng đầu tiên với khách nước ngoài vào VN vẫn giữ nguyên thái
độ "nghiêm nghị, bảo thủ" đến phát sợ như vậy. Dù có quảng cáo đến
thế nào, cũng không thể bằng để cho chính họ tự tìm hiểu, tự khám phá
về VN và khi về nước họ lại quảng cáo cho bạn bè đồng nghiệp cũng
như người thân xung quanh họ. Chắc hẳn, các cơ quan quản lý, các nhân
viên phục vụ vẫn chưa hiểu được câu nói: "Một đồn mười, mười đồn
trăm" mà ông bà ta vẫn nhắc.



×