Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

ĐỀ ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI GIAI ĐOẠN 2010-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.44 KB, 49 trang )

Tp Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 6 năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON
CHO TRẺ EM NĂM TUỔI
GIAI ĐOẠN 2010-2015

PHẦN MỞ ĐẦU

Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm
thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm,
càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo.
Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua Chương trình GDMN sẽ là
nền tảng cho việc học tập sau này.
Những công trình nghiên cứu khoa học về sinh lý, tâm lý học xã hội
đều khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có
tính chất quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ
trong tương lai.
Đến 5 tuổi, trẻ em bắt đầu có nhu cầu khám phá, tìm hiểu tiếp thu kiến
thức phổ thông với hoạt động chủ đạo là học tập. Đó là hoạt động hoàn toàn
mới mẻ đối với trẻ, ít giống với hoạt động vui chơi. Điều đó đòi hỏi trẻ em
năm tuổi phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về tâm thế để thích nghi với
một giai đoạn mới.
Các nghiên cứu định lượng ở Mỹ và Liên minh Châu Âu cho rằng
việc đầu tư cho giáo dục mẫu giáo vừa có hiệu quả cao nhất (tỷ lệ thu hồi
cao nhất so với các cấp học khác), vừa giải quyết tốt hơn vấn đề công bằng
xã hội. Vì vậy, hiện nay ở phần lớn các nước Châu Âu, giai đoạn giáo dục
bắt buộc đã kéo dài thêm một năm, đó là năm mẫu giáo trước khi vào tiểu
học.
Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều nhấn
mạnh nhiệm vụ “chăm lo phát triển giáo dục mầm non”. Thủ tướng Chính


phủ đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người
2003 - 2015” với mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em đều hoàn thành một năm
giáo dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị đi học tiểu học.
Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015
nêu rõ: Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho GDMN; hỗ
trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá,
tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn
xã hội tham gia phát triển GDMN. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các vùng có
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; từng bước thực hiện đổi mới nội dung,
phương pháp GDMN, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt cho
trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc thực hiện các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng được mục tiêu mong đợi. Trẻ em năm tuổi chưa được chuẩn bị
đầy đủ về kỹ năng, thể lực, về tâm lý sẵn sàng đi học. Đó là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng yếu kém của các cấp học sau.
Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII về chủ trương,
định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ
năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, xác định: “Nhà nước tiếp
tục tăng đầu tư và cơ cấu lại chi ngân sách cho các mục tiêu của giáo dục và
đào tạo. Ưu tiên ngân sách cho phổ cập giáo dục tiểu học miễn học phí; phổ
cập trung học cơ sở và phổ cập GDMN 5 tuổi, trước mắt còn có thu học phí,
…”
Từ tình hình thực tiễn phát triển GDMN, thực hiện các chủ trương
chính sách của Đảng, Chính phủ, Quốc hội về phát triển GDMN, Bộ Giáo
dục và Đào tạo xây dựng đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai
đoạn 2010-2015 nhằm nâng cao chất lượng GDMN nói chung và trẻ em
năm tuổi nói riêng, chuẩn bị cho trẻ em ở mọi vùng miền, đặc biệt là trẻ em
vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có kỹ năng, thể chất và

trí tuệ sẵn sàng vào lớp 1

Phần I : KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GDMN
A. Những kết quả đạt được
1. Phát triển mạng lưới trường lớp và quy mô
1.1. Mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân
bố đến hầu hết các địa bàn dân cư, các vùng miền trong cả nước, đáp ứng
phần lớn nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non.
Năm học 2008-2009 cả nước đã có 12.336 trường mầm non, tăng 297
trường so với năm học trước. Trong đó có 6.866 trường công lập, chiếm tỷ lệ
55,5%; 5.500 trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ 44,5% (gồm 4.140 trường
bán công, 500 trường dân lập và 850 trường tư thục).
1.2. Quy mô GDMN ổn định và phát triển, số trẻ đến nhà trẻ ổn định,
trẻ mẫu giáo ra lớp tăng; đặc biệt trẻ em năm tuổi ra lớp tăng nhanh. Năm
học 2008-2009, tổng số trẻ đến trường, lớp là 3.628.114 cháu, tăng 201.534
trẻ so với năm học trước, trong đó số trẻ đến nhà trẻ và trường mầm non đạt
20%, trẻ mẫu giáo đạt 79%, riêng trẻ em năm tuổi đã từng ra lớp là
1.319.000 cháu, đạt 98,6% số trẻ em trong độ tuổi, bao gồm cả số cháu chỉ
học 36 buổi trong hè và lớp ghép dự thính với tiểu học, ước tính khoảng
6,9%.
Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, số trẻ đến các trường mầm non luôn ở
mức cao: trẻ độ tuổi nhà trẻ đến nhóm lớp đạt từ 40,9% - 64,6% , tỷ lệ trẻ
đến lớp mẫu giáo đạt từ 93-98%, trẻ em năm tuổi ra lớp xấp xỉ 100%. Các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long huy động 5,7% trẻ độ tuổi nhà trẻ, 59%
trẻ độ tuổi mẫu giáo và từ 93-95% trẻ em năm tuổi ra lớp. Các tỉnh vùng núi
và Trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vùng khác đều có nhiều nỗ lực đưa
trẻ đến trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu gửi trẻ của nhân dân.
2. Chất lượng chăm sóc GDMN
GDMN đã đẩy mạnh việc triển khai đổi mới hình thức tổ chức chăm
sóc, giáo dục trẻ và thực hiện các chuyên đề giáo dục lễ giáo, âm nhạc, tạo

hình, phòng chống suy dinh dưỡng, làm quen với chữ cái, nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết, làm quen với toán, để nâng
cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Chương trình GDMN thí điểm được thực hiện từ năm 2006 tại 48
trường mầm non của 20 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trong cả
nước. Nhiều địa phương đã mở rộng diện thực hiện thí điểm cho nhiều
nhóm, lớp tại các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và các trường trọng
điểm cấp tỉnh, huyện, tạo chuyển biến tốt trong việc nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ. Cuối năm học 2008-2009 cả nước có 25.800 nhóm,
lớp thực hiện chương trình GDMN thí điểm, trong đó có hơn 10.000 lớp với
254.000 trẻ, chiếm 25% số lớp và 19,2% số trẻ mầm non năm tuổi. Năm học
2009-2010, Chương trình GDMN mới đã được triển khai đại trà trên cả nước
ở những nơi có điều kiện.
Ở những nơi chưa có điều kiện, bao gồm hầu hết vùng nông thôn và
các vùng khó khăn, tiếp tục thực hiện các loại chương trình chăm sóc, giáo
dục trẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng địa bàn. Năm học 2008-2009 có 21.300 lớp mẫu giáo 5 tuổi với
738.000 trẻ, chiếm 53% số lớp và 56% số trẻ thực hiện “Chương trình chăm
sóc, giáo dục mẫu giáo 3 đến 6 tuổi”.
Vùng miền núi và đồng bào dân tộc sử dụng “Chương trình 26 tuần
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi chưa qua lớp 3-4 tuổi” đối với 8001 lớp, với 280.000
trẻ, chiếm 19,8% số lớp và 21,2% số trẻ được học. Một số vùng khó khăn,
sử dụng “Chương trình 36 buổi” trong dịp hè cho trẻ mầm non năm tuổi
chưa qua bất cứ lớp mẫu giáo nào (có 771 lớp với 19.300 cháu, chiếm tỷ lệ
2% số lớp và 1,5% số trẻ ra lớp). Các lớp có trẻ em đồng bào dân tộc sử
dụng thêm tài liệu làm quen tiếng Việt, hiện có 6.722 lớp tăng cường tiếng
Việt cho 168.000 trẻ em vùng dân tộc thiểu số (16,8% số lớp).
Đến năm học 2008-2009 có 2.376.813 trẻ được tổ chức ăn bán trú tại
trường, chiếm 65.5%, tăng 21.310 trẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 7,5% ở nhà
trẻ và 6,9% ở mẫu giáo, giảm so với năm học trước 0,8% ở nhà trẻ và 1,2%

ở mẫu giáo.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
và quản lý của các trường mầm non được đẩy mạnh. Hiện tại, đã có 9.070
trường mầm non ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều phần mềm sáng
tạo vào công tác tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, 5.700 trường
được kết nối Internet, chiếm 46,5% tổng số trường tạo điều kiện cho giáo
viên, cán bộ quản lý cập nhật kiến thức mới qua mạng.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN không
ngừng được cải thiện. Tû lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non
toàn quốc bình quân hàng năm giảm xuống 2,1%. Phần lớn các cháu mẫu
giáo 5 tuổi học tại các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường trọng
điểm và những nơi có điều kiện đều được chuẩn bị các kỹ năng, trẻ tự tin,
hứng thú khám phá, nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập ở tiểu
học.
3. Phát triển đội ngũ giáo viên
Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ giáo viên
được đẩy mạnh, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
các tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tập trung nguồn lực mở rộng nhiều hình
thức đào tạo mới, liên kết với các trường sư phạm đào tạo theo địa chỉ để
chuẩn hoá, nâng chuẩn; tổ chức bồi dưỡng về đổi mới phương pháp, cập
nhật kiến thức cho giáo viên phù hợp với điều kiện của địa phương. Một số
tỉnh, thành phố có điều kiện đã hỗ trợ và tổ chức tham quan học tập trong và
ngoài nước cho cán bộ và giáo viên.
Đến nay đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn
trung cấp sư phạm mầm non trở lên, trong đó 28% trên chuẩn và có khoảng
60% đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định.
Hầu hết giáo viên mầm non có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm,
tận tụy, tâm huyết, yêu nghề, yêu trẻ, sáng tạo trong công tác quản lý và

chăm sóc, giáo dục trẻ, luôn có ý thức học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
Điều kiện học tập và làm việc, các chế độ chính sách về tiền lương,
bảo hiểm, khen thưởng và các quyền lợi khác cho đội ngũ giáo viên mầm
non ngoài công lập được các địa phương ngày càng quan tâm, từng bước cải
thiện thu nhập, ổn định đội ngũ.
4. Ngân sách và cơ sở vật chất trường học
Giai đoạn 2001-2008, ngân sách cho GDMN trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước
cho Giáo dục và Đào tạo đã được tăng lên. Chi ngân sách nhà nước cho GDMN từ 1.359
tỷ đồng (6,88%) năm 2001 lên 2.550 tỷ đồng (7,31%) năm 2004, 4.096 tỷ đồng (7,47%)
năm 2006 và đạt 6.920 tỷ (8,5%) vào năm 2008 (). Ngân sách nhà nước đảm bảo phần
chủ yếu, cùng các nguồn đóng góp của nhân dân để phát triển quy mô, củng cố và cải
thiện cơ sở vật chất trường học và từng bước nâng cao chất lượng GDMN.
Cơ sở vật chất trường, lớp học của GDMN được cải thiện đáng kể. Nhiều phòng
học được xây dựng mới, số phòng học kiên cố và bán kiên cố không ngừng tăng lên, từng
bước xóa dần các phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học tạm và phòng học mượn. Năm
học 2008-2009, cả nước đã có trên 130.000 phòng học, trong đó có 48.200 phòng học
kiên cố (chiếm tỷ lệ 37%), 54.000 phòng bán kiên cố (42%). Năm năm gần đây, nhiều
tỉnh, thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh
đạt tiêu chuẩn; cải tạo, củng cố và xây dựng 26.500 sân chơi ngoài trời, trang bị các thiết
bị đồ chơi bổ ích cho 16.000 sân chơi trong các trường mầm non. Từng bước xây dựng và
trang bị khu bếp đạt tiêu chuẩn quy định ở các trường, lớp bán trú; Cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin cho GDMN đã được quan tâm đầu tư, hiện có trên 9.000 trường đã trang
bị 25.000 máy vi tính và nối mạng cho gần 6.000 trường, tạo điều kiện cho trẻ em học tập
khám phá và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có điều kiện trao đổi, cập nhật kiến thức
GDMN qua mạng.
Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được các tỉnh,
thành phố quan tâm đầu tư, có bước phát triển nhanh. Trong 4 năm qua (từ
2006- 2009), bình quân hàng năm tăng 250 trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia. Năm học 2008-2009 toàn quốc có 1.644 trường chuẩn quốc gia, chiếm
hơn 13,2% cơ sở GDMN, tạo nên một diện mạo mới cho GDMN. So với cả

nước, các tỉnh Bắc bộ có tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cao
nhất, bình quân chiếm 28% tổng số cơ sở GDMN của vùng, một số tỉnh đạt
hoặc gần đạt tỷ lệ quy định tại Quyết định số 149/2006/TTg cho năm 2010
là Bắc Ninh 50% số cơ sở GDMN, Vĩnh Phúc 46,5%; tiếp theo là các tỉnh
Bắc Trung bộ có tỷ lệ bình quân toàn vùng là 20%, trong đó một số tỉnh đạt
tương đối cao là Hà Tĩnh 30,3%, Nghệ An 23,6%.
Công tác xã hội hóa hoạt động GDMN được đẩy mạnh. Nhiều tỉnh,
thành phố đã nghiên cứu chuyển đổi loại hình trường mầm non phù hợp với
điều kiện của địa phương: TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội đã chuyển
nhiều trường mầm non bán công trên địa bàn thành phố sang công lập, cho
phép các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển GDMN. Các
tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Lào Cai, , đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tư nhân đầu tư xây dựng các trường mầm non tư thục. Đến
cuối năm học 2008-2009 đã có 5.999 trường mầm non ngoài công lập, trong
tổng số 12.190 trường mầm non cả nước (chiếm 49,2%).
Nhân dân đóng góp xấp xỉ 50% chi phí hoạt động tại các trường mầm
non bán công, dân lập và xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Năm 2008 đã huy động đóng góp từ nguồn ngoài ngân sách hơn 600 tỷ cho
GDMN, chiếm gần 1/3 kinh phí xây dựng mới, cải tạo sửa chữa và trang bị
cho trường, lớp mầm non.
Phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phát triển sâu rộng trong các cơ sở
GDMN, lôi cuốn sự tham gia của nhân dân, các đoàn thể góp sức cùng đội ngũ giáo viên
đã bổ sung trang bị thiết bị, đồ chơi ngày càng phong phú phục vụ cho hoạt động dạy và
học.
B. Một số hạn chế, yếu kém
1. Mạng lưới trường lớp, quy mô trẻ đến trường
- Mạng lưới trường, lớp, mầm non chưa đủ để huy động trẻ ra lớp đồng
đều giữa các vùng, miền, cơ hội đến trường của trẻ em miền núi vùng sâu,
vùng xa còn bị hạn chế. Năm học 2008-2009, vẫn còn khoảng 15% số xã chỉ
mới có 1-2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lập

đặt ở trung tâm xã, vẫn còn nhiều thôn bản ở xa chưa có phòng học để mở
lớp mẫu giáo. Ở một số tỉnh, thành phố, việc xây dựng quy hoạch các khu
dân cư, khu đô thị chưa gắn với quy hoạch đất đai để xây dựng trường, lớp
mầm non đã dẫn đến tình trạng, một số trẻ em ở lứa tuổi mầm non ở đây
không được đến trường.
- Tỷ lệ huy động trẻ đến trường chưa đồng đều giữa các vùng, miền.
Việc huy động trẻ đến trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và đạt thấp. Theo thống kê chưa đầy đủ,
năm học 2008- 2009, vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ em trong độ tuổi
5 tuổi, nhưng chỉ có 141.330 trẻ em ra lớp, chiếm 63% (141.330/ 221.780),
còn 37% trẻ em dân tộc thiểu số độ tuổi 5 tuổi không được đến trường chủ
yếu là do thiếu trường, lớp học.
2. Chất lượng chăm sóc GDMN
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các vùng nông thôn và vùng khó
khăn còn thấp, phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số chưa đảm bảo được vốn
tiếng Việt cần thiết để lĩnh hội kiến thức ở bậc học phổ thông. Năm học
2008-2009 có 19,8% số lớp mẫu giáo (8.001/ 40.297) với 280.000 cháu
(21,2%) chỉ học 1 buổi/ ngày với Chương trình 26 tuần cho trẻ mẫu giáo 5
tuổi không được học mẫu giáo 3-4 tuổi; vùng khó khăn, vùng dân tộc có 770
lớp với gần 20.000 trẻ em (2,0%) chỉ học Chương trình 36 buổi dành cho trẻ
chưa qua bất cứ lớp mầm non, mẫu giáo nào. Cả nước có 22,8% số cháu
mẫu giáo 5 tuổi (trên 300.000 cháu) thuộc 29 tỉnh chỉ thực hiện Chương
trình 26 tuần và Chương trình 36 buổi, không có điều kiện thực hiện đầy đủ
Chương trình chăm sóc, giáo dục mẫu giáo 3-6 tuổi, làm cho chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi diện đại trà còn thấp. Do vậy, việc tách lớp
để thực hiện chương trình mầm non 5 tuổi riêng tại các vùng nông thôn,
vùng khó khăn, để trẻ được tham gia đủ một năm giáo dục mầm non là hết
sức cần thiết.
Khó khăn về trường, lớp, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đã tạo ra
sự phân cực lớn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa vùng dân tộc

thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn với thành thị và những nơi
thuận lợi về kinh tế - xã hội.
Chương trình chăm sóc GDMN mới đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
ký ban hành tại thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009,
nhằm đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp chăm sóc GDMN. Tuy
nhiên, các điều kiện để triển khai đại trà (như đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị
đồ chơi đồng bộ) đặc biệt đối với nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng
xa còn gặp rất nhiều khó khăn.
Chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em miền núi, vùng cao, vùng
dân tộc chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh để ban hành chính thức nhằm đáp
ứng yêu cầu tăng cường tiếng Việt của trẻ em tại vùng này.
3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN còn thiếu về số lượng,
yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
Năm học 2008-2009, cả nước có 183.433 giáo viên, trong đó có
15.461 giáo viên chưa đạt chuẩn () chiếm tỷ lệ gần 10%. Tuy tỷ lệ giáo viên
đạt chuẩn đào tạo khá cao, nhưng phần lớn giáo viên được đào tạo chắp vá,
qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo, nên năng lực thực tế chưa tương thích
với trình độ đào tạo. Giáo viên dạy ở các vùng dân tộc miền núi có 11.000
người nhưng đa số chưa biết tiếng dân tộc, trong khi số giáo viên người dân
tộc thiểu số chiếm tỷ lệ không đáng kể (5,1%).
Mặt khác, do đời sống khó khăn, nhiều giáo viên bỏ nghề, làm cho đội
ngũ giáo viên mầm non không ổn định và thường xuyên thiếu. Cuối năm học
2008-2009 còn thiếu là 24.960 giáo viên mầm non, trong đó chủ yếu là vùng
sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Đội ngũ giáo viên mầm non hiện tại, phần lớn thiếu cập nhật thông
tin, chậm đổi mới phương pháp, khả năng đáp ứng yêu cầu của chương trình
GDMN mới rất hạn chế.
Chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý GDMN còn
nhiều bất hợp lý, chưa tạo ra được động lực để giáo viên tự rèn luyện về

phẩm chất, nâng cao năng lực chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở GDMN. Đặc
biệt, đối với 56% giáo viên ngoài biên chế (102.730/183.443 giáo viên).
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
chậm được đổi mới, chất lượng thấp. Các trường sư phạm đào tạo giáo viên
mầm non đang phải đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng đào tạo với năng lực còn rất hạn chế. Việc mở các khoa
đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng, đại học ở một số trường sư
phạm khi chưa đủ những điều kiện cần thiết trong những năm qua đã và
đang bộc lộ nhiều bất cập. Không ít giảng viên có chuyên môn không phù
hợp với GDMN nhưng phải tham gia đào tạo giáo viên mầm non trong nhiều
trường trung cấp, cao đẳng sư phạm, công tác bồi dưỡng giảng viên chưa
đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình GDMN và đòi hỏi nâng cao chất
lượng của thời kỳ hội nhập, do đó chất lượng đào tạo giáo viên mầm non
chưa được cải thiện.
Nội dung chương trình đào tạo của các trường sư phạm đào tạo giáo
viên mầm non chậm đổi mới, ít gắn với thực tiễn chỉ đạo của các cơ quan
quản lý GDMN, các trường sư phạm chưa có chương trình dạy tiếng dân tộc
cho giáo viên công tác tại vùng dân tộc. Một bộ phận sinh viên ra trường
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đang đổi mới của GDMN hiện nay.
4. Ngân sách và cơ sở vật chất GDMN
Ngân sách nhà nước chi cho GDMN còn thấp, chưa đạt tỷ lệ theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 05/2003/ TTLT- BGD&ĐT-BNV-BTC (ngân
sách chi cho GDMN ít nhất là 10% ngân sách giáo dục thường xuyên). Trên
toàn quốc, cơ cấu ngân sách nhà nước theo cấp học cho mầm non chỉ đạt
7,31% vào năm 2004, 7,47% năm 2006 và 8,5% vào năm 2008. Chưa có dự
án, chương trình mục tiêu quốc gia dành để giải quyết nhiệm vụ riêng của
GDMN.
So sánh tỷ lệ chi của nhà nước và người dân cho GDMN ở một số
nước, cho thấy tỷ lệ chi cho GDMN Việt Nam là: nhà nước 38,6%, gia đình
chi trả là 61,4%. Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho GDMN Việt Nam thấp

hơn so với mức bình quân các nước phát triển - OECD (nhà nước chi trả
80%, gia đình trả 20%) và nhóm các nước mới phát triển (nhà nước trả
65,8%, gia đình chi trả 34,2%) ().
Tỷ lệ phòng học kiên cố của GDMN còn thấp (chỉ đạt 37%). Trong số
28.500 phòng học của lớp mầm non 5 tuổi hiện tại chỉ có 13.960 phòng học
được xây kiên cố. Số còn lại có 2.632 phòng học tạm, 789 phòng tranh tre
nứa lá, 5.761 phòng học nhờ nhà dân và đình chùa. Việc phát triển giáo dục
mầm non 5 tuổi trong những năm tới, trên cơ sở số phòng học đã có, cần tiếp
tục bổ sung xây dựng các phòng mới cho nhu cầu tăng thêm, đồng thời xây
dựng các phòng học kiên cố thay thế phòng tranh tre, nứa, lá, phòng học tạm
và phòng học mượn hiện nay, mới có thể đáp ứng nhu cầu đưa trẻ em mầm
non 5 tuổi đến trường trong các năm 2012 - 2015.
Sau 7 năm thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg và 3 năm thực
hiện Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vẫn có tới
40 tỉnh, thành phố, tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia dưới 10%.
Phần lớn các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc, tỷ lệ trường mầm non
đạt chuẩn rất thấp, có 7 tỉnh dưới 2% hoặc xấp xỉ 2% trong tổng số trường
mầm non hiện có ().
C. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
1. Nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền các cấp, của các bậc cha
mẹ, của xã hội về vai trò, vị trí của GDMN, đặc biệt là mầm non năm tuổi,
chưa thấy hết ý nghĩa của việc liên thông, đồng bộ phát huy hiệu quả và
công bằng của GDMN với Giáo dục phổ thông trong giáo dục suốt đời nói
chung, dẫn đến chưa quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích của trẻ em. Chưa
có chính sách ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển GDMN nói chung
và GDMN cho trẻ em năm tuổi nói riêng.
2. Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển GDMN nói chung và phát triển
GDMN cho trẻ em năm tuổi nói riêng trong nhiều năm qua chưa đổi mới và
chưa theo kịp yêu cầu.
3. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về năng lực

chuyên môn nghiệp vụ; chậm đổi mới phương pháp, thiếu cập nhật kiến
thức.
4. Tuy quan điểm phát triển GDMN đã được xác định rõ trong nhiều
văn kiện của Đảng và Nhà nước, nhưng Nhà nước chưa bố trí được nguồn
vốn riêng để thực hiện, dẫn đến thiếu cơ sở vật chất là nguyên nhân trực tiếp
làm cho chất lượng giáo dục GDMN nhìn chung còn yếu kém. Nhiều nơi do
khó khăn về trường, lớp và cơ sở vật chất, nên nhiều trẻ em năm tuổi không
được đến lớp, hoặc đến nhưng chỉ học 1 buổi và với chương trình rút gọn,
chương trình 36 buổi, trẻ không được chăm sóc, nuôi dạy một cách chu đáo.

Phần II: QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU PHỔ CẬP GDMN CHO
TRẺ EM NĂM TUỔI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

1. Quan điểm chỉ đạo
- Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm
non, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đầu
tư các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập
kiên cố, đạt chuẩn.
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên
hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1
đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.
- Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non
là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy
mạnh xã hội hoá với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia
đình để phát triển giáo dục mầm non.
- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non
theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáo
dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung
Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để
thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị
tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi
học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp đảm bảo đến năm 2015, có
95% số trẻ em năm tuổi được học 2 buổi/ngày; 70% số trẻ 3-4 tuổi đến lớp
mẫu giáo và 25% số trẻ đến nhà trẻ.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non
năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100%
trẻ tại các cơ sở GDMN được học Chương trình GDMN mới, chuẩn bị tốt
tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non, bảo đảm 100% giáo viên dạy trẻ em năm tuổi đạt chuẩn trình độ đào
tạo vào năm 2010, phấn đấu đến 2015 có 50% giáo viên đạt trình độ từ cao
đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức
độ khá.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho
các lớp mầm non năm tuổi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện nghèo, làm mô hình mẫu và là
nơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ GDMN.
- Đưa số tỉnh đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi từ 55%
năm 2010 lên 85% năm 2012 và 100% năm 2015.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi
3.1. Điều kiện phổ cập
- Có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn;
- Trường, lớp có bộ thiết bị tối thiểu để thực hiện Chương trình
GDMN mới; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi
ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với vi tính để học tập;

- Đủ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trung cấp sư phạm mầm
non trở lên; giáo viên được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang
bảng lương giáo viên mầm non;
- Trẻ em trong các cơ sở GDMN được hưởng các chế độ, chính sách
theo quy định hiện hành, được chăm sóc giáo dục theo Chương trình GDMN
mới, trẻ em dân tộc được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
3.2. Tiêu chuẩn phổ cập
- Đối với xã, phường, thị trấn: Đảm bảo các điều kiện về giáo viên, cơ
sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi trong các trường, lớp mầm non năm
tuổi;
+ Huy động 95% trở lên số trẻ em tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85%
số trẻ trong độ tuổi được học 2 buổi/ ngày trong một năm học (9 tháng) theo
chương trình GDMN mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư
số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009; ở vùng đặc biệt khó
khăn và vùng dân tộc ít người, trẻ được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1;
+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: Đạt từ 90% trở lên;
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 10%;
- Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Bảo đảm
90% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm
tuổi;
- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bảo đảm 100% số
huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em
năm tuổi.
Phần III: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương phổ cập GDMN cho trẻ
em năm tuổi trong các cấp, các ngành, trong toàn xã hội và các bậc cha mẹ,
làm cho mọi người nhận thức rõ phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi có
chất lượng là thể hiện tính ưu việt của của chế độ ta trong giáo dục và chăm

sóc trẻ em, là quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng, để nhận được sự hưởng
ứng, giúp đỡ từ phụ huynh, nhân dân và các ngành, các cấp, các tổ chức kinh
tế- xã hội.
Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác
nhau như: xuất bản phẩm, băng hình, thông qua báo, đài Trung ương và địa
phương, các hội nghị, hội thảo để phổ biến các nội dung của đề án Phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tạo điều kiện cho các tổ chức, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
2. Tăng cường huy động trẻ em năm tuổi đến lớp
Hàng năm, huy động hầu hết trẻ em năm tuổi đến lớp mẫu giáo để
thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ ngày, duy trì và giữ vững số trẻ dưới
năm tuổi đến các cơ sở GDMN dưới nhiều hình thức. Đến năm 2015, quy
mô trẻ mầm non năm tuổi đến lớp của cả nước là 1.378.707. Trong đó, công
lập là 1.097.766 chiếm tỷ lệ 79,6%; ngoài công lập là 280.941 chiếm 20,4%
(Phụ lục- Biểu 1). Bảo đảm 70% số trẻ 3 đến 4 tuổi đến lớp mẫu giáo và
25% số trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ;
- Đưa chỉ tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hàng năm,
để chỉ đạo thực hiện. Hàng năm đưa kết quả việc thực hiện phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các tổ chức
cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, bình xét gia đình văn hóa và đơn vị văn
hóa. Cấp uỷ, chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho các tổ chức,
đoàn thể trên địa bàn phối hợp vận động các gia đình đưa trẻ em năm tuổi
đến trường, lớp học 2 buổi/ ngày.
- Hỗ trợ trẻ năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường
trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị
tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo
quy định của nhà nước 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng) để duy

trì bữa ăn trưa tại trường; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường
mầm non tư thục được nhà nước hỗ trợ một phần học phí, nhằm tăng tỷ lệ
huy động trẻ đên trường.
- Phát huy các sáng kiến của nhân dân, cộng đồng, động viên các bậc
phụ huynh đăng ký đưa trẻ đến trường, lớp để thực hiện phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi.
- Tổ chức các loại hình trường lớp phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ em năm
tuổi được đến trường: Các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, hải đảo các
tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, 100% số trẻ
em năm tuổi được học tại các trường công lập từ năm 2010. Vùng nông thôn
đồng bằng, phần lớn trẻ em được học tại các trường công lập có thu học phí.
Duy trì, giữ vững số trẻ dưới 5 tuổi ra lớp công lập không thấp hơn mức hiện
có, phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
- Các thành phố, thị xã, thị trấn huy động 100% trẻ em năm tuổi đến
lớp; trong đó đa số trẻ được học tại các trường công lập có thu học phí; một
bộ phận trẻ (khoảng 40% số trẻ) học tại các trường ngoài công lập. Giữ
vững số trẻ dưới năm tuổi công lập ra lớp không thấp hơn mức hiện có.
Khuyến khích các tỉnh, thành phố có điều kiện và khả năng thực hiện
phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trước năm 2012, tập trung nâng cao
chất lượng, đồng thời từng bước phát triển mầm non dưới năm tuổi nhằm
đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của của nhân dân.
3. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDMN
- Triển khai thực hiện đại trà Chương trình GDMN mới đối với
39.400 lớp mầm non năm tuổi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ. Chấm dứt việc dạy Chương trình 36 buổi hoặc dạy trước Chương
trình lớp 1 cho trẻ mầm non năm tuổi.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục
mầm non, phấn đấu đến 2015 có ít nhất 30% số trường mầm non được tiếp
cận với tin học, ngoại ngữ.
- Xây dựng chương trình, tài liệu chuẩn bị tiếng Việt cho các lớp mầm

non 5 tuổi người dân tộc thiểu số (Phụ lục- biểu 3, năm 2015).
- Ban hành và hướng dẫn sử dụng bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi.
4. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý GDMN
4.1 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng
cao chất lượng đáp ứng yêu cầu Phổ cập và thực tiễn đổi mới GDMN
Đến năm 2015, đảm bảo đủ giáo viên dạy lớp mầm non năm tuổi theo
định mức quy định là 2 giáo viên/lớp (bình quân 1 lớp 35 trẻ) với tổng số
giáo viên là 78.780 người, trong đó giáo viên ngoài công lập là 16.050
chiếm khoảng 20%; đội ngũ cán bộ quản lý là 9.450 người, trong đó công
lập 7.530 người chiếm 83%. (PL- Biểu 2-Dự báo giáo viên và CBQL giai
đoạn 2009-2015 toàn quốc).
- Từ 2010-2015 đào tạo nâng chuẩn và đào tạo mới 22.400 giáo viên,
trong đó đào tạo để đạt chuẩn và trên chuẩn cho 11.300 giáo viên, đào tạo để
tuyển mới 11.100 giáo viên để bổ sung dạy lớp mầm non năm tuổi.
Tăng tỷ lệ giáo viên người dân tộc, cử tuyển khoảng 2.000 giáo viên
cho các vùng khó khăn với nguồn tuyển tại các trường phổ thông dân tộc nội
trú, học sinh đã tốt nghiệp THPT tại các thôn, bản.
- Xây dựng và mở rộng mô hình dạy tiếng dân tộc cho giáo viên công
tác tại các vùng có đồng bào dân tộc, có học phần dạy tiếng dân tộc cho giáo
sinh cử tuyển trong các trường sư phạm.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán
bộ quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện chương
trình GDMN mới. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên
người dân tộc.
4.2. Xây dựng chính sách hợp lý và bảo đảm nguồn lực thực hiện
chính sách cho đội ngũ giáo viên và bộ quản lý
- Nhà nước hỗ trợ ngân sách để thực hiện trả lương cho giáo viên và
cán bộ quản lý ở các các cơ sở GDMN dân lập theo thang bảng lương và

nâng lương theo định kỳ. Các cơ sở GDMN tư thục bảo đảm chế độ lương
cho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở GDMN công lập, dân lập và thực
hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định hiện hành.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên đến công tác tại các
vùng khó khăn nhằm đảm bảo chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm
tuổi tại các vùng này.
- Khuyến khích các địa phương thực hiện cơ chế học phí mới, tăng
nguồn thu hợp pháp ở những nơi thuận lợi, cha mẹ trẻ có khả năng chi trả để
thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non dạy trẻ dưới năm tuổi.
5. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, bảo đảm ngân sách cho
các lớp mầm non năm tuổi
5.1. Xây dựng đủ phòng học cho mầm non năm tuổi
Xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi ở các xã vùng
khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, bao gồm các xã thực
hiện chương trình giảm nghèo của chính phủ từ ngân sách nhà nước. Đảm
bảo tất cả các xã khó khăn và vùng dân tộc đều có trường với quy mô ít nhất
3 lớp ở trung tâm và các điểm lớp lẻ có phòng học được xây kiên cố theo
hướng chuẩn hóa.
Thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học; xây dựng nhà công vụ cho
giáo viên vùng khó khăn và các công trình phụ trợ bảo đảm điều kiện chăm
sóc giáo dục trẻ trong các trường, lớp mầm non năm tuổi. Từ 2009 đến 2012
kiên cố hóa 11.000 phòng học, (xây mới và nâng cấp từ nguồn kiên cố hóa);
xây dựng bổ sung mới 11600 phòng học và khoảng 1.570.000 m
2
khối
phòng chức năng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều lệ trường mầm
non, bảo đảm có khoảng 39.400 phòng học vào năm 2015 cho lớp mầm non
năm tuổi.
Xây dựng tại 62 huyện khó khăn trong danh mục tại Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ

giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và 24 huyện miền
núi của 6 tỉnh giáp Tây Nguyên: Mỗi huyện có 1 trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia theo mức độ I, làm mô hình và là nơi tập huấn, trao đổi kinh
nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho GDMN miền núi khó khăn.
5.2. Đảm bảo đủ thiết bị và đồ chơi để thực hiện Chương trình
GDMN mới, nâng cao chất lượng GDMN cho trẻ em năm tuổi
Xây dựng và cung cấp 1 lần khoảng 39.400 bộ thiết bị tối thiểu cho
các lớp mầm non năm tuổi để thực hiện Chương trình GDMN mới và bộ nội
thất dùng chung cho các lớp học, cung cấp đủ số thiết bị cho các nhóm/ lớp
dưới năm tuổi có đủ điều kiện thực hiện Chương trình GDMN mới.
Cung cấp khoảng 8.800 bộ thiết bị phần mềm trò chơi làm quen với
tin học cho các trường, lớp có điều kiện (khoảng 1/3 số trường, lớp có điều
kiện ở thành phố, 1/5 số trường ở nông thôn và 1/8 số trường ở miền núi đủ
điều kiện tiếp nhận nhưng chưa được trang bị).
Hàng năm bổ sung, thay thế đồ chơi rẻ tiền mau hỏng trong các bộ
thiết bị đã cấp bằng ngân sách thường xuyên.
Trang bị 6.600 bộ đồ chơi ngoài trời để đảm bảo đến năm 2015 có
khoảng 70% số trường có bộ đồ chơi ngoài trời.
5.3. Bảo đảm ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động chăm
sóc, GDMN năm tuổi
- Nhà nước từng bước nâng định mức chi thường xuyên cho trẻ mẫu
giáo hàng năm từ 2,2 triệu đồng /trẻ/ năm từ năm 2007 lên 7,3 triệu đồng/
trẻ/ năm vào năm 2015, bảo đảm khoảng 20% ngân sách GDMN được chi
cho hoạt động chuyên môn.
- Vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa bao gồm trên 800
xã, thị trấn thuộc 62 huyện khó khăn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo của Chính phủ, nhà nước tổ chức các trường, lớp mầm non công lập
và đảm bảo 100% kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên, bố trí đủ giáo
viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ở hầu hết các vùng nông thôn, Nhà nước tổ chức các trường, lớp

mầm non công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động và bảo đảm 75-80%
kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên. Phần còn lại được huy động sự
đóng góp của cha mẹ trẻ.
- Đối với khu vực thành phố, thị xã, vùng kinh tế phát triển, Nhà nước
hỗ trợ ngân sách cho chi thường xuyên cho trường công lập tự chủ một phần
với mức độ khác nhau (từ 50-60%), phần còn lại được huy động từ đóng góp
của cha mẹ trẻ; đối với các cơ sở ngoài công lập nhà nước có chính sách hỗ
trợ.
6. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm
tuổi
- Lồng ghép các chương trình, dự án khác nhau trên cùng một địa bàn
và nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5
tuổi. Địa phương chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất theo nhu cầu
thực tế, tổ chức hỗ trợ bữa ăn học đường cho trẻ ở nông thôn và các vùng
khó khăn; Kinh phí Trung ương bảo đảm đào tạo và trả lương giáo viên, hỗ
trợ xây dựng phòng lớp học, phòng chức năng, nhà công vụ giáo viên, hỗ trợ
trẻ em nghèo. Cha mẹ trẻ trách nhiệm phối hợp với nhà trường để nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Khuyến khích, huy động và ban hành cơ chế để các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghịêp đầu tư phát triển trường,
lớp mầm non ngoài công lập phù hợp với Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg
và Nghị định số 69/2008/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá.
- Tại các vùng khó khăn có giải pháp thích hợp, huy động sự đóng góp
công sức lao động của nhân dân cùng với ngân sách Nhà nước để xây dựng
trường, lớp; kết hợp chính sách của địa phương với chính sách hỗ trợ của
Nhà nước để tổ chức ăn bán trú hoặc thực hiện chương trình bữa ăn học
đường tại lớp cho tất cả trẻ em năm tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dạy
tiếng Việt cho trẻ.

- Thực hiện việc chuyển đổi các cơ sở GDMN bán công sang loại hình
theo quy định, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm đủ
trường, lớp để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế xây dựng
một dự án ODA cho GDMN năm tuổi nhằm:
- Hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính xây dựng chương trình, tài liệu chuẩn bị
tiếng Việt cho trẻ em, đào tạo bồi dưỡng giáo viên vùng dân tộc.
- Hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại
vùng khó khăn và xây dựng trường, lớp, cung cấp trang thiết bị phù hợp cho
các lớp mầm non.

Phần IV: KINH PHÍ
1. Nhu cầu kinh phí
1.1 Kinh phí xây dựng phòng học, phòng chức năng và trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia: 9.537 tỷ đồng, bao gồm:
- Đầu tư xây dựng 11.600 phòng học để đạt tỷ lệ 1 lớp/ 1 phòng học
với tỷ lệ kiên cố 100% từ năm 2013, mức chi phí đầu tư xây dựng bình quân
một phòng diện tích 110 m
2
(đối với thành phố thị xã là 3,3 triệu đồng/m
2
;
nông thôn là 3,5 triệu đồng/m
2
; miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo là 3,8
triệu đồng/m
2
), tổng cộng từ 2010-2015 tổng kinh phí xây dựng là 4.466 tỷ
đồng.

- Đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ khối phòng chức năng
khoảng 1.570.000m
2
, từ 2010 – 2015 tổng kinh phí là 4.710 tỷ đồng.
- Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho 86 huyện khó
khăn (62 huyện khó khăn trong danh mục của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
và 24 huyện khó khăn của các tỉnh liền kề Tây Nguyên), mỗi huyện một
trường với quy mô 7 nhóm, lớp, bình quân 4,2 tỷ /trường; tổng cộng là 361
tỷ đồng, dự kiến chi từ Chương trình mục tiêu (CTMT) giai đoạn 2011-
2015, bắt đầu bố trí ngân sách từ năm 2011 trở đi. (Biểu 4)
Biểu 4 : Nhu cầu kinh phí xây dựng phòng học, phòng chức năng và trường mầm
non đạt chuẩn
Năm
Xây dựng thêm phòng
học mới (*)
Xây dựng khối phòng chức
năng
Xây dựng trường đạt
chuẩn
Tổng kinh
phí(tỷ đồng)
Số lượng
(phòng)
Kinh
phí
( tỷ đồng)
Số lượng (m2)
Kinh
phí
( tỷ đồng)

Số lượng
(trường)
Kinh
phí
( tỷ đồng)
2010 1,250 481 60,000 180 - 661
2011 3,300 1,271 170,000 510 13 55 1,835
2012 2,800 1,078 280,000 840 13 55 1,973
2013 2,790 1,074 365,000 1,095 20 84 2,253
2014 720 277 350,000 1,050 20 84 1,411
2015 740 285 345,000 1,035 20 84 1,404
Cộng 11,600 4,466 1,570,000 4,710 86 361 9,537
(*) Không kể số phòng học nguồn kiên cố hoá 11.000 phòng
1.2. Kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ chơi: 2.170 tỷ đồng, bao
gồm:
- Chi mua sắm trang thiết bị: 39.400 bộ thiết bị, đồ chơi tối thiểu cho
các lớp mầm non 5 tuổi, bình quân 14,75 triệu đồng/bộ; tổng số tiền là: 591 tỷ đồng.
- Mua thiết bị nội thất dùng chung là 1.064 tỷ đồng, (39.400 bộ, đơn
giá 26,4 triệu/ bộ).
- Mua 6.600 bộ đồ chơi ngoài trời cho các trường mầm non là 330 tỷ
đồng, (49,150 triệu/ bộ).
- Mua 8.835 bộ thiết bị cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ, tin học:
186 tỷ đồng cho 1/3 số phòng học cho địa bàn thành phố, 1/5 số phòng học
cho đồng bằng và 1/8 số phòng cho miền núi. Bình quân mỗi bộ là 21 triệu đồng.
(Biểu 5)

Biểu 5 : Nhu cầu mua sắm trang thiết bị, đồ chơi
Năm
Thiết bị cho 1 lớp học
Thiết bị nội thất dùng

chung cho 1 lớp
Đồ chơi ngoài trời
cho 01 trường mầm
non
Thiết bị cho trẻ em
làm quen với ngoại
ngữ-tin học
Tổng kinh
phí (tỷ
đồng)
Số lượng
(bộ)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Số lượng
(bộ)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Số lượng
(bộ)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Số lượng
(bộ)
Kinh phí
(tỷ đồng)
2010 2,220 33 2,220 60 550 28 510 11 131
2011 20,580 309 20,580 556 950 48 2,200 46 958
2012 14,450 217 14,450 390 1,050 53 2,565 54 713
2013 720 11 720 19 1,100 55 1,180 25 110

2014 720 11 720 19 1,450 73 1,180 25 128
2015 710 11 710 19 1,500 75 1,200 25 130
Cộng 39,400 591 39,400 1,064 6,600 330.0 8,835 186 2,170
1.3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ trẻ em đến
lớp là 2.950 tỷ đồng, bao gồm:
- Chi bồi dưỡng giáo viên từ sơ cấp lên trung cấp, thời gian đào tạo là
15 tháng cho 11.300 giáo viên với kinh phí đào tạo từ năm 2010 2015 là 130
tỷ đồng (chi phí đào tạo 2010 là 7,0 triệu đồng/năm/sinh viên (10 tháng);
năm 2014 với chi phí đào tạo là 12,8 triệu đồng/năm).
- Chi đào tạo mới giáo viên trình độ cao đẳng thời gian đào tạo là 30
tháng cho 11.100 giáo viên với kinh phí đào tạo từ năm 2010 - 2015 là 230
tỷ đồng (chi phí đào tạo năm 2010: 7,0 triệu đồng/năm (10 tháng) năm 2015
là 14,8 triệu/năm). Tổng số chi đào tạo, bồi dưỡng từ 2010 - 2015 là 360 tỷ
đồng. (Biểu 6)
Biểu 6 : Chi đào tạo bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2010-2015
Năm
Bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên Đào tạo mới giáo viên
Tổng kinh phí (tỷ
đồng)
Số lượng
(giáo viên)
Kinh phí
( tỷ đồng)
Số lượng (giáo
viên)
Kinh
phí ( tỷ
đồng)
2010 3,675 34 2,365 49 82
2011 2,993 32 2,380 58 90

2012 2,288 28 1,672 65 93
2013 1,554 22 1,799 19 41
2014 790 14 1,439 19 33
2015 - 1,445 20 20
Cộng 11,300 130 11,100 230 360
- Chi trợ cấp cho trẻ em mầm non 5 tuổi có cha mẹ thường trú tại các
xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa hoặc bị tàn tật,
khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện nghèo theo quy định
của nhà nước. Mức trợ cấp 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng),
bình quân khoảng 392.000 trẻ em /năm được hưởng. Tổng số tiền trợ cấp từ
năm 2010 - 2015 là 2.590 tỷ đồng. (Biểu 7)
Biểu 7 : Chi hỗ trợ cho trẻ 5 tuổi
Năm
Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ
em 5 tuổi khu vực
thành thị
Hỗ trợ ăn trưa cho
trẻ em 5 tuổi khu
vực đồng bằng
Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em
5 tuổi khu vực miền núi
Tổng số trẻ em
đươc hỗ trợ ăn
trưa
Tổng kinh
phí (tỷ
đồng)
Số lượng
(trẻ em)

Kinh
phí (tỷ
đg)
Số lượng
(trẻ em)
Kinh
phí ( tỷ
đg)
Số lượng (trẻ
em)
Kinh
phí ( tỷ
đg)
2010 3,800 4 10,900 12 371,200 408 385,900 424
2011 3,900 4 11,000 12 373,600 411 388,500 427
2012 4,100 5 11,100 12 375,900 413 391,100 430
2013 4,200 5 11,200 12 378,300 416 393,700 433
2014 4,300 5 11,250 12 380,700 419 396,250 436
2015 4,500 5 11,300 12 383,100 421 398,900 439
Cộng 24,800 27 66,750 73 2,262,800 2,489 2,354,350 2,590
2. Cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho
trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015
Tổng kinh phí thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi
là 14.661 tỷ đồng trong đó:
2.1. Ngân sách Nhà nước hàng năm : năm 2010 là 927 tỷ đồng, năm
2015 là 865 tỷ đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 7.591 tỷ, chiếm khoảng
51,7% trong tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án (bình quân 1.265 tỷ đồng/
năm) bao gồm:
- Nguồn vốn chi đầu tư : năm 2010 là 461 tỷ đồng, năm 2015 là 500 tỷ
đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 4.741 tỷ đồng.

- Nguồn vốn chi thường xuyên: năm 2010 là 466 tỷ đồng, năm 2015 là
365 tỷ đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 2.850 tỷ đồng.
2.2. Nguồn ngân sách khác : 2.731 tỷ đồng bao gồm:
- Học phí ở các trường công lập năm 2010 là 68 tỷ đồng, năm 2015 là
205 tỷ đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 780 tỷ chiếm khoảng 5,3% trong
tổng nguồn kinh phí chi cho thực hiện Đề án.
- Người dân chi học phí tại các trường ngoài công lập năm 2010 là
110 tỷ đồng, năm 2015 là 220 tỷ đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 1.042 tỷ
chiếm khoảng 7,1% trong tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án.
- Tài trợ của cộng đồng năm 2010 là 106 tỷ đồng, năm 2015 là 199 tỷ
đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 909 tỷ chiếm khoảng 6,2% trong tổng
nguồn kinh phí chi cho thực hiện Đề án.
2.3. Ngân sách đề nghị nhà nước bổ sung để thực hiện Đề án
Tổng kinh phí đề nghị bổ sung từ năm 2010 - 2015 là 4.647 tỷ đồng,
chiếm khoảng 32 % tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án, bình quân 774
tỷ đồng/ năm.
Trong đó:
- Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục là 2.340 tỷ
đồng, chiếm khoảng 16% trong tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án.
- Nguồn vốn ODA bổ sung cho Đề án là 2.307 tỷ đồng chiếm khoảng
15,0% trong tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho
trẻ em năm tuổi (Biểu 8).

Biểu 8 : Cân đối nguồn tài chính thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em
năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung 2010-2015 2010 2011 2012 2013 2014 2015
I - Nhu cầu kinh phí (1+2+3) 14,661 1,300 3,312 3,210 2,838 2,008 1,993
1. Đầu tư xây dựng CSVC 9,538 661 1,836 1,973 2,253 1,411 1,404

- Xây dựng phòng học 4,466 481 1,271 1,078 1,074 277 285
- Xây dựng khối phòng chức
năng
4,710 180 510 840 1,095 1,050 1,035
- Xây dựng 86 trường chuẩn 362 55 55 84 84 84
Nguồn vốn thực hiện 9,538 661 1,836 1,973 2,253 1,411 1,404
- Vốn đầu tư XDCB hàng năm từ
NSNN
4,741 461 890 1,100 1,200 590 500
- Ngân sách khác dành cho
XDCB
1,913 200 263 310 338 366 437
- Ngân sách NN bổ sung cho
XDCB
2,884 - 683 563 715 455 467
+ Vốn ODA 2,307 546 451 572 364 374
+ Vốn CTMTQG 2011 - 2015 577 137 113 143 91 93
2. Mua sắm thiết bị, đồ chơi 2,173 132 959 714 110 128 130
- Đồ chơi cho 1 lớp học 592 33 309 217 11 11 11
- Thiết bị nội thất dùng chung 1,063 60 556 390 19 19 19
- Đồ chơi ngoài trời 332 28 48 53 55 73 75
- Thiết bị làm quen NN- Tin học 186 11 46 54 25 25 25
Nguồn vốn thực hiện 2,173 132 959 714 110 128 130
- Ngân sách khác dành cho mua
sắm
410 43 56 66 72 78 94
- NSNN bổ sung Vốn CTMTQG 1,763 89 903 648 38 50 36
3. Đào tạo bồi dưỡng giáo viên
và trợ cấp cho trẻ em 5 tuổi
2,950 507 517 523 475 469 459

- Bồi dưỡng cho giáo viên đạt
chuẩn, trên chuẩn
130 34 32 28 22 14
- Đào tạo mới giáo viên 230 49 58 65 19 19 20
- Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi 2,590 424 427 430 434 436 439
Nguồn vốn thực hiện 2,950 507 517 523 475 469 459
- Ngân sách chi thường xuyên
hàng năm
2,542 466 461 457 403 391 365
- Ngân sách khác dành cho chi
thường xuyên
408 41 56 66 72 78 94
II- Nguồn kinh phí thực hiện
(1+2+3)
14,661 1,300 3,312 3,210 2,838 2,008 1,993
1. Ngân sách nhà nước hàng
năm
7,591 927 1,351 1,557 1,603 981 865
- NS chi đầu tư 4,741 461 890 1,100 1,200 590 500
- NS chi thường xuyên 2,850 466 461 457 403 391 365
2. Nguồn ngân sách khác 2,731 284 376 442 483 522 624
- Học phí công lập 780 68 84 120 140 163 205
- Học phí trường ngoài CL 1,042 110 166 174 183 189 220
- Tài trợ cộng đồng 909 106 126 148 160 170 199
3. Ngân sách NN bổ sung 4,647 89 1,585 1,211 752 505 504
- CTMTQG 2011 - 2015 2,340 89 1039 760 180 141 130
- Dự án ODA 2,307 0 546 451 572 364 374





×