Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 6...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.27 KB, 11 trang )

- Chuẩn bị: Tranh minh họa Truyện Kiều, chân dung Nguyễn Du.
- Ổn định: Sĩ số: ……… Vắng: ………………
- Kiểm bài cũ:
? Nêu đại ý, tác giả, thể loại của đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”.
? Phan tích hình ảnh nhân vật Nguyễn Huệ.
? Nêu ý tổng kết về nội dung & nghệ thuật của đoạn trích trên.
? Chấm vở bài tập về nhà.
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
+ Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc.
+ Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, có vị trí
quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà & trong đời sống
tâm hồn của dân tộc.
HĐ2: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du.
? Câu hỏi 1 (SGK/80).
+ Nguyễn Du sinh trưởng trong thời đại có nhiều biến động
dữ dội. XHPK bước vào khủng hoảng sâu sắc, các cuộc khởi
nghĩa của nông dân nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây
Sơn. Tây Sơn thất bại, chế độ PK triều Nguyễn thiết lập, điều
này tác động mạnh đến tình cảm & nhận thức của ông nên ông
đã hướng ngòi bút vào hiện thực: “Trải qua một cuộc
bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”
+ Nguyễn Du xuất thân từ gia đình đại quý tộc, nhiều đời
làm quan, có truyền thống văn học. Năm 09 tuổi ông mồ coi
cha & 12 tuổi thì mồ côi mẹ, hoàn cảnh gia đình cũng tác động
I. NGUYỄN DU (1765-1820):
1. Cuộc đời:
+ Xuất thân dòng dõi quý tộc.
+ Học giỏi nhưng nhiều lận đận,
bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều


vùng văn hóa  ảnh hưởng đến sáng
tác của nhà thơ.
+ Có trái tim giàu lòng yêu
thương.
TUẦN 6
TUẦN 6
KQCĐ
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời & sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của Truyện
Kiều.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: sử dụng bút pháp nghệ thuật
ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp & tính cách riêng của Chị em Thúy Kiều.
- Hiểu được một phương diện cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều: sự trân trọng
sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người.Thấy được tài miêu tả thiên nhiên của
Nguyễn Du: cảnh ngày xuân trong sáng, tươi đẹp qua bút pháp tả & gợi; từ ngữ,
hình ảnh giàu chất tạo hình; tả cảnh mà nói lên được tâm trạng.
- Nắm được khái niệm & những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ, từ đó nâng cao năng
lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
TIẾT 26
lớn đến cuộc đời ông.
+ Nguyễn Du có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú.
Trong biến động dữ dội của lịch sử, ông sống lưu lạc nhiều
năm, tiếp xúc nhiều cảnh đời, những con người & những số
phận khác nhau. Khi làm quan triều Nguyễn, ông đi sứ Trung
Quốc, được tiếp xúc nhiều, từng trải cuộc sống,…đã ảnh
hưởng lớn đến sáng tác của ông.
+ Nguyễn Du có trái tim giàu lòng yêu thương “Chữ tâm kia
mới bằng ba chữ tài”. Sự nghiệp văn học của ông thật to lớn.

Ông là thiên tài văn học ở cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Truyện
Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Các tác
phẩm của ông có: 03 tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập,
Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) tổng số 243 bài. Tác
phẩm chữ Nôm có: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn,
HĐ3: Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều (GV giới thiệu
thuyết trình về nguồn gốc tác phẩm):
Truyện Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học
Trung Quốc, nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn,
mang ý nghĩa quyết định sự thành công của tác phẩm.
Viết Truyện Kiều, tác giả đã dựa vào cốt truyện “Kim-Vân-
Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng ông có nhiều
sáng tạo nghệ thuật như: tự sự-kể chuyện bằng thơ, đến xây
dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên,…
? Câu hỏi 2 (SGK/80).
(HS tóm tắt ngắn gọn 03 phần của tác phẩm- theo SGK)
? Dựa vào cốt truyện em nhận xét Truyện Kiều có những
giá trị nào về nội dung & nghệ thuật.
+ Giá trị nội dung:
- Tính hiện thực: tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã
hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của bọn thống trị &
số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là
số phận của người phụ nữ.
- Tính nhân đạo: niềm thương cảm sâu sắc trước những
đau khổ của con người; sự lên án, tố cáo những thế lực
tàn bạo; sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình
thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng
chân chính.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Tiếng Việt trong Truyện Kiều đạt đỉnh cao của ngôn

ngữ nghệ thuật, ngoài chức năng biểu đạt, biểu cảm
còn có chức năng thẩm mỹ tiếng Việt hết sức giàu &
đẹp.
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc , ngôn
ngữ kể chuyện ở cả 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân
vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả
nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật).
- Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động (dáng
vẻ bên ngoài) & con người cảm nghĩ (đời sống nội
tâm).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh
những bức tranh chân thực sinh động là những bức
tranh tả cảnh ngụ tình.
2. Sự nghiệp:
+ Thơ chữ Hán: 243 bài.
+ Thơ chữ Nôm: Truyện Kiều,
Văn chiêu hồn,…
 Ông là một thiên tài về văn học.
II. TRUYỆN KIỀU:
1. Nguồn gốc: từ một tác phẩm
của Trung Quốc, Nguyễn Du đã thay
đổi hình thức & sáng tạo thêm cốt
truyện cho phù hợp với hiện thực
của Việt Nam.
2. Tóm tắt tác phẩm: (3 phần)
+ Gặp gỡ & đính ước.
+ Gia biến & lưu lạc.
+ Đoàn tụ.
3. Thể loại: truyện thơ, dài 3.245
câu thơ lục bát.

4. Giá trị tác phẩm:
a) Giá trị nội dung:
+ Tính hiện thực: phản ánh
XH đương thời với bọ mặt tàn bạo
của bọn thống trị & số phận bị áp
bức đau khổ của người dân nhất là
người phụ nữ.
+ Tính nhân đạo: cảm thương
sâu sắc nỗi đau khổ của con người,
tố cáo thế lực tàn bạo, đề cao con
người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm
chất đến khát vọng chân chính.
b) Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ tinh tế, chính xác,
biểu cảm. Ngôn ngữ kể chuyện đa
dạng: trực tiếp, nửa trực tiếp, gián
tiếp.
+ Miêu tả phong phú.
+ Cốt truyện nhiều tình tiết
nhưng dễ hiểu.
+ Nhân vật đa dạng: con người
hành động, con người biểu cảm.

HĐ4: Luyện tập
Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
- Dặn dò:
+ Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ & tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
+ Soạn bài: Chị em Thúy Kiều.
+ Chú ý nghệ thuật tả người.
+ Xem kỹ phần chú thích, nhất là các từ Hán Việt.

+ Học thuộc trước đoạn trích.
GHI NHỚ: SGK/80


- Chuẩn bị: tranh minh họa hình ảnh chị em Thúy Kiều.
- Ổn định: Sĩ số: ………… Vắng: …………
- Kiểm bài cũ:
? Nêu vài nét về tiểu sử tác giả Nguyễn Du.
? Nêu tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
? Nêu giá trị nội dung & nghệ thuật Truyện Kiều.
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
+ Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia
cảnh nhà Vương viên ngoại thuộc bậc trung lưu, con út là
Vương Quan (4 câu đầu), 24 câu tiếp theo nói về hai chị em
Thúy Kiều & Thúy Vân.
+ Kết cấu đoạn trích:
- 4 câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em
- 4 câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân.
- 12 câu kế: gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều.
- 4 câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị
em.
HĐ2:
+ GV hướng dẫn đọc & đọc mẫu.
+ HS đọc diễn cảm đoạn thơ: giọng trân trọng.
+ Tìm hiểu chú thích.
? Nêu nội dung chính: giới thiệu vẻ đẹp toàn diện của hai chị
em Thúy Kiều, thúy Vân.
? Câu hỏi 1 (SGK/83):
Kết cấu đoạn thơ có 4 phần, phần 1 giới thiệu khái quát hai

chị em, phần 2 giới thiệu Thúy Vân, phần 3 giới thiệu Thúy
Kiều, phần 4 nhận xét chung về hai chị em. Kết cấu có liên
quan đến trình tự miêu tả nhân vật, tác giả cố ý đưa Thúy
Vân lên tả trước Thúy Kiều để tạo nền làm tôn vẻ đẹp sắc
sảo của Thúy Kiều.
? Câu hỏi 2 (SGK/83):
Câu mở đầu giới thiệu khái quát đặc điểm nhân vật Thúy
Vân “Vân xem trang trọng khác vời”, hia chữ “trang trọng”
nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái. Vẻ đẹp trang trọng, đoan
trang của người thiếu nữ được so sánh với thiên nhiên, với
những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
Với bút pháp ước lệ, tác giả tả Vân rất cụ thể trong phép
liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, da, nụ cười, giọng nói.
Sử dụng từ ngữ cụ thể làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Vân: đầy
đặn, nở nang, đoan trang. Phép so sánh, ẩn dụ thể hiện vẻ
đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái: khuôn mặt tròn trịa,
đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài,
I. ĐỌC-CHÚ THÍCH:
+ Xuất xứ: trích phần mở đầu Truyện
Kiều để giới thiệu nhân vật.
+ Đại ý: giới thiệu vẻ đẹp chung của hai
chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
+ Giải từ: (SGK)
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Kết cấu đoạn trích:
Kết cấu có 4 phần liên quan đến trình tự
miêu tả nhân vật  tả T.Vân trước T.Kiều
để tạo nền làm tôn vẻ đẹp sắc sảo của Kiều.
2. Vẻ đẹp của Thúy Vân:
+ Cao sang, quý phái.

+ Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc,
làn da, nụ cười, giọng nói,… được so sánh
với mây, hoa, tuyết, ngọc (ẩn dụ, ước lệ
tượng trưng) vẻ đẹp trung thực, phúc hậu.
+ Vẻ đẹp tạo sự hài hòa với xung quanh
 cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
VĂN BẢN : CHỊ EM THÚY KIỀU
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU)
TIẾT 27
miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra
từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da
trắng mịn màng hơn tuyết.,…
Chân dung Thúy Vân mang tính cách, số phận,vẻ đẹp tạo
sự hòa hợp êm đềm với xung quanh, tạo hóa cũng chấp nhận
nên nàng có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
? Câu hỏi 3,4 (SGK/83):
Câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc
sảo mặn mà”. Nàng sắc sảo về trí tuệ & mặn mà về tâm hồn.
Tác giả dùng phép ước lệ : thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu để
tả Kiều. Tác giả gợi tả tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một
giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp
của đôi mắt vì nó thể hiện phần tinh anh của tâm hồn & trí
tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ & mặn mà của tâm hồn liên quan
đến đôi mắt.
Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy”- làn nước mùa thu dợn sóng
đã gợi lên vẻ sống động của đôi mắt trong sáng, long lanh,
linh hoạt thật đẹp; “nét xuân sơn”- nét núi mùa xuân gợi lên
đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
Khi tả Kiều, tác giả một phần sắc & hai phần tài năng. Tài
của Kiều đạt mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ của PK

gồm: cầm, kỳ, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của Kiều đã trở
thành sở trường, năng khiếu vượt lên mọi người. Cực tả tài
Kiều là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “Bạc
mệnh” nàng tự sáng tác là tiếng lòng của trái tim đa sầu , đa
cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc-tài-tình. Chân
dung Kiều mang tính cách số phận, một vẻ đẹp làm cho tạo
hóa ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kỵ nên số phận nàng
sẽ éo le, đau khổ.
Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy: chân dung Thúy
Vân miêu tả trước để làm nền nổi bật chân dung Thúy Kiều.
vẻ đẹp của vân chủ yếu là ngoại hình (4 câu thơ), vẻ đẹp của
Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn (12 câu).
? Câu hỏi 5 (SGK/83):
Sắc đẹp của Vân được tác giả miêu tả cụ thể, lấy ý từ sách
tướng số của người xưa: “Diện như mãn nguyệt, mi nhược
ngọa tằm” là tướng phúc hậu, cuộc sống sẽ hạnh phúc, nên
được tạo hóa đồng tình, chịu nhường.
Sắc đẹp của Kiều quá sắc sảo nên thường gây tai họa cho
mình & người khác “Trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen”. Tài năng tột đỉnh nên “Chữ tài liền với chữ tai một
vần” đã báo trước số phận đau khổ.
 Sắc đẹp dự báo số phận của hai người là đúng (theo
quan niệm của người xưa & của tác giả).
? Câu hỏi 6 (SGK/83):
Trong hai bức chân dung của chị em Kiều đều tuyệt mỹ,
nhưng nổi bật hơn là Thúy Kiều. Đây là nghệ thuật dùng đòn
bẩy của Nguyễn Du.
HĐ3: Luyện tập (HS học thuộc đoạn thơ)
3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều:
+ Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn

(ước lệ)  tạo ấn tượng về vẻ đẹp tuyệt vời.
+ “Làn thu thủy”- đặc tả đôi mắt long
lanh gợn buồn.
+ “Nét xuân sơn”- gợi tả đôi lông mày
thanh tú.
 Vẻ đẹp sắc nét, trẻ trung, sống động.
+ Đa tài (cầm, kỳ, thi, họa)  đa sầu,
đa cảm. Đây là vẻ đẹp kết hợp của sắc-tài-
tình. Vẻ đẹp đến “nghiêng nước nghiêng
thành” khiến tạo hóa phải ghen hờn  Dự
báo số phận éo le, đau khổ.

GHI NHỚ : SGK / 83
- Dặn dò:
+ Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ.
+ Thuộc lòng đoạn thơ.
+ Soạn bài: Cảnh ngày xuân
? Phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên trong thơ của tác giả.
? Làm trước phần luyện tập & học thuộc trước đoạn thơ.


- Chuẩn bị: tranh minh họa hình ảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
- Ổn định: Sĩ số: ………… Vắng: …………
- Kiểm bài cũ:
? Đọc thuộc đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều”, nêu ý chính.
? Nhân vật Thúy Kiều được miêu tả thế nào, phân tích nghệ thuật miêu tả của tác giả.
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
+ Vị trí đoạn trích: sau phần giới thiệu gia cảnh & hai chị em
Thúy Kiều, đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh

Minh, chị em Kiều đi chơi xuân.
+ Kết cấu đoạn trích: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân
- 04 câu đầu: khung cảnh ngày xuân.
- 08 câu tiếp theo: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh Minh.
- 06 câu cuối: cảnh chị em Kiều ra về.
HĐ2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
+ GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, thoải mái, phần cuối đọc
trầm giọng thể hiện tâm trạng luyến tiếc của nhân vật.
+ GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
? Câu hỏi 1 (SGK/86):
+ Hai câu đầu vừa giới thiệu thời gian vừa gợi không gian,
ngày xuân trôi mau, tiết trời bước sang tháng ba, cánh én vẫn rộn
ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
+ Hai câu kế là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non
trải rộng tận chân trời là gam màu làm nền cho bức tranh xuân,
trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông lê trắng, màu sắc hài
hòa đến mức tuyệt diệu. Tất cả gợi vẻ đẹp riêng của mùa xuân:
mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo
(xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài
bông hoa). Chữ “điểm” làm cảnh vật sinh động, có hồn.
? Câu hỏi 2 (SGK/86):
+ Trong ngày Thanh Minh có 2 hoạt động diễn ra cùng lúc: lễ
Tảo Mộ, hội Đạp Thanh (Tảo mộ: viếng mộ, quét dọn, sửa sang
phần mộ. Đạp thanh: đi chơi xuân ở chấn đồng quê).
+ Một loạt từ 2 âm tiết: gần xa, nô nức, yến anh, chị em, tài tử,
giai nhân, sắm sửa, dập dìu,… gợi không khí lễ hội rộn ràng,
trong đó các danh từu gợi sự đông vui, các động từ gợi sự rộn
ràng, náo nhiệt, các tính từ làm rõ hơn tâm trạng người đi hội.
Cách nói ẩn dụ: “nô nức yến anh” gợi hình ảnh từng đoàn người
nhộn nhịp chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít, nhộn

nhịp nhất là những tài tử, giai nhân.
+ Qua cuộc du xuân của chị em Kiều, tác giả đã khắc họa một
truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.
I. ĐỌC-CHÚ THÍCH:
+ Vị trí đoạn trích: sau đoạn tả chị
em Thúy Kiều.
+ Ý chính: tả cảnh chị em Thúy Kiều
đi chơi xuân trong tiết Thanh Minh.
+ Bố cục: 3 phần.
+ Giải từ: (SGK).
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh mùa xuân:
+ Chim én đưa thoi, thiều quang
(ánh sáng).
+ Cỏ non xanh tận chân trời.
 Gợi tả không gian khoáng đạt,
trong trẻo, tinh khôi giàu sức sống.
+ Màu cỏ non làm nền điểm vài
bông hoa trắng  vẻ đẹp hài hòa,
thanh khiết, sinh động.
2. Cảnh lễ hội:
+ Lễ Tảo Mộ, hội Đạp Thanh
+ Từ ghép (tính từ): gợi tâm trạng
náo nức của người đi hội.
+ Từ ghép (danh từ): gợi sự đông
vui, náo nhiệt.
+ Từ ghép (động từ): gợi sự náo
nhiệt.
 Không khí tấp nập, vui vẻ.
3. Cảnh trở về:

VĂN BẢN : CẢNH NGÀY XUÂN
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU)
TIẾT 28
? Câu hỏi 3 (SGK/86):
Cảnh vẫn mang cái thanh, diệu của mùa xuân: nắng nhạt, khe
nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ bắc ngang, Mọi chuyển động đều nhẹ
nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về Tây, bước chân thơ thẩn,
giòng suối uốn quanh. Không khí nhộn nhịp của lễ hội không
còn nữa, tất cả nhạt dần, lặng dần.
Cảnh mùa xuân thay đổi về không gian & thời gian
(sáng/chiều, vào hội/tan hội)  cảnh được cảm nhận qua tâm
trạng. Từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” biểu đạt sắc thái cảnh
vật & tâm trạng con người. Từ “nao nao” bộc lộ tâm trạng bâng
khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã tàn & cả linh cảm
một điều sắp xảy ra đã xuất hiện: Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên,
gặp Kim Trọng.
? Câu hỏi 4 (SGK/87):
Đoạn thơ có kết cấu hợp lý về thời gian, khôgn gian (sáng 
chiều, bắt đầu vào lễ hội  trên đường về). Cách sử dụng từ
ghép, từ láy điêu luyện làm nổi bật hình ảnh mùa xuân & tâm
trạng con người. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể & chấm phá
đã tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng.
HĐ3: Luyện tập
1. So sánh cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ cổ & 2 câu thơ
Kiều:
+ Sự tiếp thu thi liệu cổ điển: cỏ, chân trời, cành lê.
+ Sự sáng tạo: xanh tận chân trời  không gian bao la, rộng.
Cành lê trắng điểm  đặc tả, điểm nhãn, gợi sự thanh tao,
tinh khiết.
2. Học thuộc lòng đoạn thơ (về nhà).

+ Thời gian, không gian thay đổi
(bóng ngã về Tây)
+ Từ láy tả cảnh thiên nhiên & tâm
trạng bâng khuâng xao xuyến về ngày
vui xuân đã hết, linh cảm điều gì sắp
xảy ra.
4. Nghệ thuật:
+ Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng
bút pháp gợi & tả.
+ Sử dụng từ láy, từ ghép giàu
hình ảnh.
 Tạo bức tranh thiên nhiên & lễ hội
mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.


- Dặn dò:
+ Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ, thuộc lòng đoạn thơ.
+ Soạn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều.
? Tìm hiểu phần chú thích.
? Đặc điểm tính cách nhân vật Mã Giám Sinh & hiểu thêm gì về Thúy Kiều qua đoạn trích.
? Nhận xét, đánh giá chế độ PK lúc bấy giờ qua việc mua bán Kiều.
+ Chuẩn bị: Thuật ngữ (khái niệm, đặc điểm, làm trước các bài luyện tập).
GHI NHỚ: SGK/87
Ngày dạy: …………

- Chuẩn bị: bảng phụ.
- Ổn định: Sĩ số: ………… Vắng: …………
- Kiểm bài cũ:
? Nêu các cách phát triển của từ vựng.
? Nêu ví dụ minh họa các cách phát triển của từ vựng.

- Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm
HS đọc 2 VD: có 2 cách giải thích (muối, nước).
? Cách giải thích nào mà người không có kiến thức chuyên môn
về hóa học thì không thể hiểu.
(Cách thứ hai)
HS đọc VD2: Các câu định nghĩa
? Những định nghĩa đó có ở những bộ môn nào.
(Địa lý, Hóa học, Ngữ văn, Toán)
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong loại văn
bản nào.
(Văn bản khoa học)
? Vậy thế nào là thuật ngữ.
( Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật,
công nghệ.)
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ
? Cách thuật ngữ được định nghĩa trên có nghĩa khác không.
(không)
? Câu hỏi 2 (mục II)
a) Muối: một thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm, nêu chính
xác đặc điểm của muối.
b) Trong câu ca dao có sắc thái biểu cảm  những đắng cay, vất
vả trong cuộc sống.
? Đặc điểm của thuật ngữ là gì.
(Mỗi thuật ngữ biểu đạt một khái niệm & ngược lại, thuật ngữ
không có tính biểu cảm.)
HĐ3: Luyện tập

I THUẬT NGỮ LÀ GÌ?
- Ví dụ 1:

a) Cách giải nghĩa dựa vào đặc
tính bên ngoài của sự vật
 cảm tính.
b) Cách giải nghĩa dựa vào đặc
tính bên trong  khoa học.
- Ví dụ 2:
+ Thạch nhũ: địa lý.
+ Ba-dơ: hóa học.
+ Ẩn dụ: ngữ văn.
+ Phân số thập phân: toán học.


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT
NGỮ:

1. Điền từ thích hợp:
- Lực (vật lý) - Xâm thực (địa lý)
- Hiện tượng hóa học (hóa học) - Trường từ vựng (ngữ văn)
- Di chỉ (lịch sử) - Thụ phấn (sinh học)
- Lưu lượng (địa lý) - Trọng lực (vật lý)
- Khí áp (địa lý) - Đơn chất (hóa học)
- Thị tộc phụ hệ (lịch sử) - Đường trung trực (toán học).
2. “Điểm tựa” là thuật ngữ vật lý, là điểm cố định của một đòn bẩy, qua đó lực tác động được
truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích không dùng như một thuật ngữ mà có nghĩa là nơi
làm chỗ dựa chính.
THUẬT NGỮ
TIẾT 29
GHI NHỚ: SGK/88
GHI NHỚ: SGK/89
3. - Trong (a): từ “hỗn hợp” dùng như thuật ngữ.

- Trong (b): từ “hỗn hợp” dùng như một từ thông thường.
- Đặt câu: Muốn chăn nuôi gia súc đạt hiệu quả nên dùng thức ăn hỗn hợp.
4. - Định nghĩa từ “cá” của sinh học: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng
mang.
- Cách hiểu thông thường của người Việt: cá không nhất thiết phải thở bằng mang (cá voi, cá
heo, cá sấu)
5. Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ “thị trường” (kinh tế học) & “thị trường” (quang học) 
không vi phạm nguyên tắc: một thuật ngữ, một khái niệm. Vì 2 thuật ngữ này được dùng trong
hai lĩnh vực khoa học riêng.
- Dặn dò:
+ Học thuộc ghi nhớ.
+ Chuẩn bị: Trau dồi vốn từ
+ Làm trước các bài tập trong SGK.
+ xem lại một số vốn từ mượn từ tiếng Hán & tiếng nước
khác, các từ mới hình thành trong thời gian gần đây.


- Chuẩn bị: Bài viết của HS, bảng chũa lỗi chung.
- Ổn định: Sĩ số: ………… Vắng: …………
- Bài mới:
HĐ1:
- Đề bài: Cây chuối trong đời sống người Việt Nam.
- Yêu cầu: viết bài thuyết minh có kết hợp yếu tố miêu tả.
- Dàn ý khái quát:
+ Mởi bài: Giới thiệu khái quát cây chuối trogn đời sống người Việt.
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về cây chuối có kết hợp miêu tả
a) Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây chuối đối với con người.
b) Đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản, hình dáng, gốc, thân, lá (cành), hoa, quả,…
c) Giá trị & lợi ích: giá trị kinh tế, môi trường, thẩm mỹ, dinh dưỡng,…
+ Kết bài: Cảm nghĩ của người viết về cây chuối.

HĐ2: Nhận xét chung về bài viết của HS.
- Ưu điểm:
+ Nắm được đặc trưng về phương pháp bài thuyết minh.
+ Bố cục 3 phần rõ ràng.
+ Nêu được các đặc điểm cụ thể của cây chuối.
+ Diễn đạt có cảm xúc, có tính nghệ thuật.
+ Sắp xếp các ý thuyết minh khoa học.
- Hạn chế:
+ Diễn đạt còn vụng ở một số HS.
+ Còn HS diễn đạt sơ sài, chưa nêu ý nghĩa của cây chuối trong đời sống người Việt, cách vận
dụng các bộ phận cây chuối của người Việt  hiểu biết phổ thông còn hạn chế.
+ Còn hiện tượng viết câu chưa chuẩn về ngữ pháp, sai nhiều lỗi dùng từ, sai chính tả,…
+ Còn HS viết chữ rất kém, khó đọc, không rõ nét, trình bày cẩu thả, thiếu hệ thống.
HĐ3: Chữa lỗi cụ thể.
(GV thống kê lỗi cụ thể của HS được ghi nhận khi chấm bài.)
- Chuối là loại cây thực vật  Chuối là loại cây ăn trái / Chuối là loại thực vật.
- Chuối là loại cây kinh tế  Chuối là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Không phải những nông dân là không biết cây chuối  Người nông dân nào cũng biết cây chuối.
- Người phụ nữ có liên hệ với cây chuối vì chăn nuôi, trồng trọt  Người phụ nữ biết chăn nuôi, trồng
trọt thường gắn bó với cây chuối.
- Chuối dừa cuôi  chuối già cui.
HĐ4:
- Đọc bài khá nhất trong lớp.
- Đọc bài kém nhất trong lớp.
- Ghi điểm & thống kê.
- Dặn dò:
+ Nắm vững kiến thức về văn thuyết minh.
+ Chuẩn bị: Miêu tả trong văn bản tự sự (ôn lại văn tự sự).
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
TIẾT 30

DUYỆT CỦA BGH:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×