Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 23,24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.99 KB, 11 trang )

- Chuẩn bị: Tư liệu về tác giả Vũ Khoan.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ: “Tiếng nói của văn nghệ” (Nguyễn Đình Thi)
? Phân tích & chứng minh: nghệ thuật là tuyên truyền, không tuyên truyền không có hiệu quả
& sâu sắc.
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Dựa vào chú thích trong SGK, nhấn mạnh ý nghĩa cấp thiết của
bài viết trong thời điểm mở đầu thế kỷ mới & ý nghĩa thiết thực
đối với HS lớp 9.
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản: tác giả, thể loại, hoàn
cảnh ra đời, giải nghĩa từ, phương thức biểu đạt,…
HĐ2:
Hướng dẫn đọc văn bản: giọng trầm tĩnh, khách quan, giản dị, rõ
ràng, nhấn giọng ở những ý nêu điểm mạnh & yếu của người Việt
Nam.
? Câu hỏi 1 (SGK/30):
+ Thời điểm viết văn bản này là đầu năm 2001 khi nước ta &
thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Thường khi bước
vào chặng đường mới ta thường kiểm điểm chặng đường đã qua
để chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng mới. Thời điểm ở đây đặc
biệt có ý nghĩa đó là sự chuyển giao giữa 2 thế kỷ, 2 thiên niên
kỷ. Riêng với dân tộc ta, thời điểm này càng có ý nghĩa quan
trọng: công cuộc đổi mới cuối thế kỷ XX đạt nhiều thành quả,
sang thế kỷ mới mục tiêu phấn đấu càng cao, đó là trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020. Vì thế, bài viết có ý nghĩa kịp thời
(ý nghĩa thời sự).
+ Đề tài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
+ Luận điểm chính: “Lớp trẻ Việt Nam … nền kinh tế mới.”
+ Ý nghĩa lâu dài: nhận rõ điểm mạnh & yếu để phát triển,
không tụt hậu đối với mỗi người & cả dân tộc. Nhất là dân tộc ta


đang xây dựng, phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế
có xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Tác giả: Vũ Khoan (SGK/29).
- Tác phẩm: viết đầu thế kỷ XXI
(2001), trong tập “Một góc nhìn của
tri thức”.
- Thể loại: nghị luận CT-XH
- Giải nghĩa từ: (SGK/29).
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Bố cục: 4 phần
- Nêu luận điểm.
- Giải thích luận điểm.
- Nêu điểm mạnh, điểm yếu.
- Kết luận.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Ra đời trong thời điểm chuyển
giao thiên niên kỷ mới (tính thời sự).
- Nhận rõ điểm mạnh, yếu để phát
triển trong xu thế hội nhập, toàn cầu
hóa hiện nay.
- Luận điểm chính: “Lớp trẻ Việt
Nam … nền kinh tế mới.”
1
TUẦN 23
TUẦN 23
MTCĐ:
- Thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam & yêu cầu phải nhanh
chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính & thói quen tốt khi đất nước đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỷ mới. Nắm được trình tự lập luận & nghệ thuật

nghị luận của tác giả.
- Nắm được đặc điểm & công dụng của các thành phần biệt lập gọi-đáp, phụ chú trong câu.
Biết đặt câu có thành phần gọi-đáp & thành phần phụ chú.
- Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
VĂN BẢN: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
- VŨ KHOAN -
TIẾT 103
? Câu hỏi 2 (SGK/30):
a) Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới quan trọng nhất là sự
chuẩn bị của bản thân con người: đây là luận cứ quan trọng,
nó có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra hướng lập luận toàn văn
bản. Các lý lẽ nêu lên để xác minh cho luận cứ này là:
+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát
triển của lịch sử.
+ Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai
trò con người càng nổi trội.
b) Bối cảnh của thế giới hiện nay & những mục tiêu, nhiệm vụ
nặng nề của đất nước: luận cứ này được triển khai trong 2 ý:
+ Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học-công nghệ
phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng
sâu rộng giữa các nền kinh tế.
+ Nước ta phải đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ:
- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế
nông nghiệp.
- Đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
c) Những điểm mạnh, yếu của người Việt nam cần nhận rõ khi
bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ mới: đây là luận cứ
trung tâm, quan trọng nhất của cả bài nên tác giả triển khai
cụ thể, phân tích thấu đáo.

d) Kết luận:
- Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam, nhất là thế hệ
trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu,
rèn thói quen tốt để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào
CNH-HĐH.
- Hệ thống luận cứ chặt chẽ & định hướng rõ: bắt đầu từ
việc nêu thời điểm chuyển giao thế kỷ & yêu cầu chuẩn bị
hành trang vào thế kỷ mới  khẳng định chuẩn bị hành
trang quan trọng nhất là bản thân con người & đặt vào bối
cảnh thế giới, đối chiếu mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của
đất nước  nhận rõ điểm mạnh, yếu của con người Việt
Nam trước yêu cầu của thời kỳ mới  kết thúc với yêu
cầu thế hệ trẻ “Bước vào thế kỷ mới … nhỏ nhất.”
? Câu hỏi 4 (SGK/30):
Điểm mạnh, yếu đi liền nhau, trong cái mạnh có cái yếu  cách
nhìn thấu đáo, hợp lý. Điểm mạnh & yếu luôn được đối chiếu với
yêu cầu xây dựng & phát triển đất nước hiện nay:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức
cơ bản, kém kỹ năng thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi
trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với
cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong đấu tranh
chống ngoại xâm nhưng thường đố kỵ trong làm ăn &
trong cuộc sống hàng ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế
trong thói quen & nếp nghĩ: kỳ thị kinh doanh, quen bao
cấp, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, khôn vặt, ít giữ
chữ “tín”.
? Câu hỏi 5 (SGK/30):

3. Các luận cứ:
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ
mới là sự chuẩn bị bản thân con
người.
- Bối cảnh thế giới hiện nay &
những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề
của đất nước.
- Những điểm mạnh, điểm yếu của
con người Việt Nam.
- Kết luận: thế hệ trẻ cần phát huy
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, rèn
thói quen tốt để đáp ứng nhiệm vụ
đưa đất nước đi vào CNH-HĐH.
2
Lâu nay, khi nói đến tính cách dân tộc & phẩm chất con người
Việt Nam nhiều người thường khẳng định cái hay, cái tốt, cái
mạnh mà bỏ qua những hạn chế nên đã không hiểu đúng về dân
tộc mình dẫn đến ngộ nhận & đề cao quá mức tạo nên tâm lý tự
thỏa mãn, không học người khác, điều đó sẽ cản trở sự phát triển
của đất nước.
Lòng yêu nước, tính dân tộc đòi hỏi mọi người phải nhìn rõ
điểm mạnh & yếu để vươn lên vứt bỏ yếu kém, vượt qua hạn chế
để sánh vai với các nước văn minh tiến bộ.
 Thái độ tác giả tôn trọng sự thật khách quan, toàn diện không
thiên lệch. Trân trọng các phẩm chất tốt đẹp & thẳng thắn chỉ ra
điểm yếu kém, không đề cao quá mức hay tự ti , miệt thị dân tộc.
? Câu hỏi 6 (SGK/30):
Đề cập vấn đề quan trọng nhưng tác giả không dùng cách nói
trang trọng, không sử dụng nhiều tri thức uyên bác sách vở 
ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, cách nói giản dị, trực tiếp dễ

hiểu, Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ làm lời văn sinh động, cụ
thể, vừa ý vị sâu sắc mà ngắn gọn.
HĐ3: Tổng kết (dựa vào ghi nhớ).
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
 Tác giả phân tích chính xác, đưa
ví dụ tiêu biểu, bày tỏ thái độ phê
phán nghiêm túc để chỉ ra những hạn
chế trong đặc điểm cụ thể của đất
nước.
4. Nghệ thuật lập luận:
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
 Có tính thuyết phục cao.

GHI NHỚ: SGK / 30.
1. (SGK/31) Kết hợp trong quá trình tìm hiểu văn bản.
2. (SGK/31) Gợi ý trong phần tổng kết bài (HS tự suy nghĩ, đánh giá & nêu phương hướng
hành động – có thể kết hợp với môn GDCD).
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
+ Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ.
+ Làm bài tập 2.
+ Soạn bài: HDĐT Con cò (Chế Lan Viên).
+ Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập (tiếp).
3
- Chuẩn bị: Bảng phụ.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ:
? Thế nào là thành phần biệt lập trong câu. Ví dụ minh họa.
? Nêu đặc điểm của thành phần tình thái & thành phần cảm thán. Ví dụ minh họa.
- Bài mới:

HĐ1: Hình thành khái niệm thành phần gọi-đáp
HS đọc ví dụ (a), (b) / I / SGK.
? Câu hỏi 1 (SGK/31):
- Này: dùng để gọi.
- Thưa ông: dùng để đáp.
? Câu hỏi 2 (SGK/31):
Những từ ngữ in đậm không nằm trong sự việc được diễn đạt.
? Câu hỏi 3 (SGK/31):
- Này: thiết lập quan hệ giao tiếp.
- Thưa ông: duy trì sự giao tiếp.
 Thành phần gọi-đáp là những phương tiện để tạo lập hay duy trì
quan hệ giao tiếp.
HĐ2: Hình thành khái niệm thành phần phụ chú.
HS đọc ví dụ (a), (b) / II / SGK.
? Câu hỏi 1 (SGK/32):
Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu nêu trên vẫn là những câu
nguyên vẹn  là thành phần phụ chú, không thuộc cấu trúc cú
pháp của câu, nó là thành phần biệt lập.
? Câu hỏi 2 (SGK/32):
Những từ in đậm trong (a) chú thích cho “đứa con gái đầu lòng”.
? Câu hỏi 3 (SGK/32):
Trong 3 cụm C-V ở (b), cụm C-V “Tôi nghĩ vậy”: chỉ việc diễn
ra trong trí của riêng tác giả. 2 cụm C-V còn lại diễn đạt việc tác
giả kể.
HĐ3: Ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thành phần gọi-đáp:
- Này: để gọi, mở đầu cuộc thoại.
- Thưa ông: để đáp, duy trì cuộc

thoại.
 không tham gia diễn đạt sự việc
trong câu.
- Kết luận: đây là phương tiện để
tạo lập & duy trì quan hệ giao tiếp.
2. Thành phần phụ chú:
- Phần in đậm: chú thích thêm cho
“đứa con gái đầu lòng”
- “Tôi nghĩ vậy”: chú thích cho
cụm C-V (1), là lý do cho cụm C-V
(3)  nêu việc diễn ra trong trí của
riêng tác giả.
- Kết luận: phần phụ thêm bổ sung
ý nghĩa, nêu thái độ người nói, xuất
xứ lời nói.
GHI NHỚ : SGK / 32.
II. LUYỆN TẬP:
1. Tìm thành phần gọi-đáp & quan hệ giao tiếp:
- Này : để gọi.
o Thưa ông : để đáp
 quan hệ giữa người gọi & người đáp là trên-dưới.
2. Tìm thành phần gọi-đáp & hướng đến ai:
o Bầu ơi : gọi-đáp.
o Hướng tới nhiều người (ca dao).
3. Tìm thành phần phụ chú & chúng bổ sung điều gì:
a) Kể cả anh  giải thích thêm cho cụm danh từ “mọi người”.
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ  bổ sung cho chủ ngữ
“Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này.”
c) Những người chủ thực sự của đất nước  giải thích cho cụm danh từ “Lớp trẻ”.
d) Có ai ngờ; Thương thương quá đi thôi  nêu thái độ của người nói trước sự việc, sự vật.

4. Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 có liên quan với các từ ngữ trước nó là:
4
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
TIẾT 104
a) Chúng tôi, mọi người.
b) Những người giữ chìa khóa.
c) Lớp trẻ.
d) Cô bé nhà bên.
5. Viết đoạn văn ngắn, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú. (về nhà làm).
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
+ Học thuộc bài.
+ Làm bài tập 5.
+ Chuẩn bị: Liên kết câu & liên kết đoạn văn trong văn bản.
+ Tiết tiếp theo: Bài viết số 5: văn nghị luận xã hội.
- Chuẩn bị: Đề bài.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Bài mới:
HĐ1: Ghi đề
HS chọn 1 trong 2 đề sau:
- Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi
bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống … Em hãy đặt một nhan đề để
gọi ra hiện tượng ấy & viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
- Đề 2: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
HĐ2: HS làm bài.
HĐ3: Thu bài.
HĐ4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
+ Xem lại các đề bài văn nghị luận đã học & đã làm.
+ Chuẩn bị: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
+ Xem trước phần tìm hiểu bài & luyện tập.

+ Tiết tiếp theo: HDĐT Con cò.
5
BÀI VIẾT SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
TIẾT 105-106
- Chuẩn bị: Chân dung nhà thơ Chế Lan Viên.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” (Vũ Khoan)
? Bản thân em sẽ chuẩn bị hành trang như thế nào để bước vào thế kỷ mới trong xu hướng toàn
cầu hóa hiện nay.
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
Có thể đọc bài ca dao, lời hát ru có hình ảnh con cò để giới
thiệu bài.
Dựa vào chú thích về tác giả (SGK/47) để giới thiệu bài.
HĐ2:
Hướng dẫn đọc VB: giọng sâu lắng, nhẹ nhàng, chú ý nhịp
điệu gần với điệu hát ru.
? Câu hỏi 1 (SGK/48):
+ Hình tượng con cò bao trùm bài thơ được khai thác từ ca
dao. Trong ca dao, con cò là hình ảnh rất phổ biến & dùng với
nhiều ý nghĩa: là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ vất vả,
nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp & niềm vui sống.
+ Trong thơ, tác giả khai thác & xây dựng ý nghĩa hình tượng
con cò là tấm lòng người mẹ & những lời hát ru.
? Câu hỏi 2 (SGK/48):
+ Bài thơ có 3 đoạn
- [I] Hình tượng con cò qua những lời ru bắt đầu đến với
tuổi ấu thơ.
- [II] Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở
nên gần gũi & sẽ theo cùng con người trên mọi chặng

đường đời.
- [III] Suy ngẫm, triết lý về ý nghĩa của lời ru & lòng mẹ
đối với cuộc đời mỗi người.
+ Hình tượng con cò trong các đoạn & ý nghĩa biểu tượng vừa
thống nhất vừa phát triển qua các đoạn thơ ấy.
- [I] Hình ảnh con cò gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao
dùng làm lời hát ru: gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả,
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Tác giả: Chế Lan Viên
(1920-1989)
- Tác phẩm: viết 1962.
- Thể loại: thơ tự do.
- Giải nghĩa từ: (SGK/47).
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Bố cục: 3 phần
a) Hình ảnh con cò qua lời ru với tuổi
thơ.
b) Hình ảnh con cò gần gũi cùng con
suốt chặng đường đời.
c) Hình ảnh con cò gợi suy ngẫm về ý
nghĩa lời ru 7 lòng mẹ đối với cuộc
đời mỗi người.
2. Hình tượng con cò & ý nghĩa
biểu trưng:
- Con cò trong ca dao & lời hát ru:
người phụ nữ nhọc nhằn lam lũ.
- Con cò trong thơ: tình yêu & sự che
chở của mẹ.
 Sự khởi đầu của con đường cảm
nhận điệu hồn dân tộc.

6
TUẦN 24
TUẦN 24
MTCĐ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp & ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa qua
cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ & lời ru. Thấy được sự vận dụng
sáng tạo ca dao & những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Nâng cao nhận thức & kỹ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu & liên kết đoạn văn.
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu & liên kết đoạn; nhận ra & chữa được một số lỗi về liên
kết.
VĂN BẢN: CON CÒ (CHẾ LAN VIÊN)
- Hướng dẫn đọc thêm-
TIẾT 107
bình yên của cuộc sống ít biến động thuở xưa  con cò
tượng trưng cho con người, cụ thể là người mẹ nhọc
nhằn vất vả kiếm sống. Qua lời ru, hình ảnh con cò đến
với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức, là sự khởi đầu
của con đường đi vào thế giới tâm hồn. Tuổi ấu thơ chưa
thể hiểu ý nghĩa lời ru mà chỉ cần được vỗ về trong
những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng để đón nhận bằng
trực giác tình yêu & sự che chở của mẹ. Đoạn thơ khép
lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “Ngủ yên!
Ngủ yên! … chẳng phân vân.”
- [II] Cánh cò từ lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên
gần gũi thân thiết & sẽ theo cùng con người đến suốt
cuộc đời. Trong thơ, hình ảnh con cò tiếp tục sống trong
tâm thức con người, nó được xây dựng bằng sự liên
tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả, như được bay
ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn mỗi người,

theo cùng & nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ.
Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người từ tuổi
ấu thơ trong nôi đến tuổi tới trường & lúc trưởng thành.
- [III] Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu
tượng cho lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc
đời (dẫn chứng). Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, tác
giả khái quát một quy luật của tình cảm, có ý nghĩa bền
vững, rộng lớn & sâu sắc: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
- Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”. Từ đó, mở ra
những suy tưởng, khái quát thành những triết lý. Cuối bài
thơ trở lại âm hưởng lời ru & đúc kết ý nghĩa phong phú
của hình tượng con cò trong những lời ru ấy:
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.”
? Câu hỏi 5 (SGK/48):
+ Thể thơ tự do, có nhiều câu mang dáng dấp thơ 8 chữ: khả
năng thể hiện tình điệu, cảm xúc linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các
đoạn thường bắt đầu bằng câu thơ ngắn , cấu trúc giống nhau,
nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru.
+ Giọng thơ suy ngẫm, triết lý: không cuốn hẳn người ta vào
điệu ru êm ái, đều đặn mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy
ngẫm, phát hiện.
+ Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: thiên về ý nghĩa biểu tượng
nhưng gần gũi, quen thuộc, có khả năng hàm chứa những ý
nghĩa mới & có giá trị biểu cảm.
HĐ3: Tổng kết.
HĐ4: Luyện tập.
3. Hình ảnh con cò gần gũi với

tuổi thơ & từng chặng đường đời:
- Khi con còn trong nôi.
- Khi con đi học.
- Khi con khôn lớn.
4. Hình ảnh con cò gợi suy ngẫm
& triết lý của tình mẹ và lời ru:
- Cò là hình tượng người mẹ ở bên
con suốt đời.
- Tác giả thấu hiểu tấm lòng người
mẹ.
 Khái quát một quy luật tình cảm có
ý nghĩa bền vững, rộng lớn & sâu sắc:
lòng mẹ luôn bên con, làm chỗ dựa
vững chắc suốt đời con.
5. Đặc điểm nghệ thuật:
- Thể thơ tự do: cảm xúc biểu hiện
linh hoạt.
- Nhịp điệu gợi âm hưởng lời ru êm ái
nhẹ nhàng.
- Giọng điệu suy ngẫm, triết lý.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, thiên về biểu
tượng nhưng gần gũi, có tính biểu
cảm cao.
GHI NHỚ : SGK / 48.
1. Chỉ ra cách vận dụng lời ru trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa
Điềm) & “Con cò” (Chế Lan Viên):
- Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm: tác giả vừa trò chuyện với đối tượng vừa có giọng điệu gần như
lời ru, có những lời ru trực tiếp từ người mẹ  biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình
yêu cách mạng, yêu nước & ý chí chiến đấu.
- Bài thơ của Chế Lan Viên: gợi lại điệu hát ru  nói về ý nghĩa của lời ru & ngợi ca tình mẹ đối

với đời sống mỗi người.
7
2. Viết một đoạn bình những câu thơ: “Dù ở gần con,
……………
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
(Về nhà làm theo nhóm).
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ, thuộc bài thơ.
- Tập hát ru (một trong những lời ru mà em biết).
- Suy nghĩ về mẹ của em.
- Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải & Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Tìm hiểu chung về tác phẩm, soạn phần đọc-hiểu VB.
- Chuẩn bị: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Chuẩn bị: Bảng phụ.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ:
? Thế nào là bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống.
? Chấm bài tập về nhà: làm dàn ý đề 4 (Nêu nhận xét & suy nghĩ của em về con người & thái độ
học tập của nhân vật Nguyễn Hiền.) (SGK/22)
- Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu bài văn
HS đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” (SGK/34,35)
? Câu hỏi a/SGK/35 :
Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học & người tri thức.
? Câu hỏi b/SGK/36 :
Văn bản có thể chia làm 3 phần:
- Mở bài : [I] nêu vấn đề.
- Thân bài: [II] & [III] chứng minh tri thức là sức mạnh.
+ [II] : tri thức có thể cứu một cái máy thoát khỏi số phận
đống phế liệu.

+ [III] : tri thức là sức mạnh của cách mạng, Bác Hồ đã thu
hút nhiều nhà trí thức lớn theo người tham gia kháng
chiến.
- Kết bài: [IV] phê phán một số người không biết quý trọng
tri thức, sử dụng tri thức không đúng chỗ.
? Câu hỏi c/SGK/36 :
Luận điểm chính: 4 câu của [I]; câu 1 & 2 câu cuối của [II]; câu
1 của [III]; câu 1 & câu cuối của [IV].
? Câu hỏi d/SGK/36 :
Phép lập luận chủ yếu là chứng minh, dùng sự thật thực tế để
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc văn bản: “Tri thức là sức
mạnh” (SGK/34,35)
2. Nhận xét:
a) Văn bản bàn về sức mạnh của tri
thức.
b) Bài văn chia 3 phần:
- Khẳng định sức mạnh của tri
thức.
- Giải thích & chứng minh sức
mạnh của tri thức.
- Phê phán thái độ xem thường tri
thức & sử dụng tri thức không
đúng chỗ.
c) Luận điểm chính:
- Đó là … sâu sắc.
- Tri thức đúng là sức mạnh.
- Tri thức … cách mạng.
- Tri thức có … quý trọng tri thức.
d) Phép lặp luận chủ yếu là chứng

8
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
TIẾT 108
nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết coi trọng
tri thức, dùng sai mục đích  có sức thuyết phục.
? Câu hỏi e/SGK/36 :
- Nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống: từ sự việc,
hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
- Nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lý: dùng giải thích,
chứng minh… để làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lý quan trọng
đối với đời sống con người.
 Ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập củng cố.
minh.
e) Bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý:
có vấn đề lớn hơn & khái quát hơn
bài nghị luận một sự việc, hiện tượng
xã hội  định hướng lẽ sống, quan
điểm.
GHI NHỚ : SGK / 36.
II. LUYỆN TẬP:
1. Đọc văn bản “Thời gian là vàng” (SGK/36,37).
2. Trả lời câu hỏi:
a) Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
b) Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính của từng đoạn là:
- Thời gian là sự sống.
- Thời gian là thắng lợi.
- Thời gian là tiền.
- Thời gian là tri thức.
Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng để chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian.

c) Phép lập luận chủ yếu là phân tích chứng minh.
Các luận điểm triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng.
Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Cách làm bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Xem trước phần luyện tập & làm theo nhóm.
- Tiết tiếp theo: Liên kết câu & liên kết đoạn văn.
9
LIÊN KẾT CÂU & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
TIẾT 109
- Chuẩn bị: Bảng phụ.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ:
? Nêu các thành phần biệt lập của câu đã học.
? Nêu ý kiến của em về thái độ vô kỷ luật của một số bạn trong lớp, trong đó có sử dụng một trong
những thành phần biệt lập đã học.
- Bài mới:
HĐ1: HS đọc ví dụ I/SGK/42.
? Câu hỏi 1/SGK/43 :
Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đay là
một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: Tiếng nói của văn
nghệ.
? Câu hỏi 2/SGK/43 :
Nội dung chính của các câu:
(1) Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
(2) Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều
mới mẻ.
(3) Cái mới mẻ ấy là lời gởi của người nghệ sĩ.
 Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn, trình tự các ý

hợp lô gích.
? Câu hỏi 3/SGK/43 :
Mối quan hệ nội dung của các câu trong đoạn thể hiện ở cách:
- Lặp lại các từ: tác phẩm.
- Dùng từ cùng trường liên tưởng với từ “tác phẩm”: nghệ
sĩ.
- Thay thế từ “nghệ sĩ”: anh.
- Dùng quan hệ từ: nhưng.
- Dùng cụm từ đồng nghĩa: “cái đã có rồi” = “những vật liệu
mượn ở thực tại”.
HĐ2: Ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đoạn văn bàn về việc sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ.
2. Nội dung các câu:
(1) Tác phẩm nghệ thuật phản ánh
thực tại.
(2) Người nghệ sĩ phải sáng tạo.
(3) Họ gởi tâm hồn vào tác phẩm.
 nội dung đều hướng vào chủ đề
của đoạn, trình tự hợp lý.
3. Biện pháp liên kết:
- Phép lặp.
- Trường liên tưởng.
- Phép thế.
- Quan hệ từ.
- Cụm từ đồng nghĩa,…
GHI NHỚ ; SGK / 43.
II. LUYỆN TẬP:

1. Chủ đề của đoạn: Cái mạnh & cái yếu của người Việt Nam. Nội dung các câu theo trình tự hợp lý
& phục vụ chủ đề của đoạn.
2. Các câu liên kết bằng:
- Phép dùng cụm từ đồng nghĩa: “Bản chất trời phú ấy” = “Thông minh, nhạy bén”.
- Phép nối: nhưng, ấy là.
- Phép lặp từ ngữ: lỗ hổng, thông minh.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Nắm vững các phép liên kết dùng để liên kết câu & liên kết đoạn văn.
- Chuẩn bị: Luyện tập liên kết câu & liên kết đoạn.
- Xem kỹ & vận dụng lý thuyết đã học để làm các bài luyện tập trong SGK/49,50,51.
10
LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT CÂU & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
TIẾT 110
- Chuẩn bị: Bảng phụ.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ:
? Thế nào là liên kết câu & liên kết đoạn văn.
? Nêu suy nghĩ của em về bổn phận của con cái đối với cha mẹ, trong đó có sử dựng liên kết câu
& liên kết đoạn văn. Chỉ ra cách liên kết đó.
- Bài mới:
1. Chỉ ra phép liên kết câu & liên kết đoạn:
a) - Phép lặp (câu) : trường học.
- Phép thế (đoạn) : như thế.
b) - Phép lặp (câu) : văn nghệ.
- Phép lặp (đoạn) : sự sống, văn nghệ.
c) Phép lặp (câu) : thời gian, con người.
d) Dùng từ trái nghĩa (câu) : yếu đuối / mạnh ; hiền lành / ác.
2. Tìm cặp từ ngữ trái nghĩa:
Thời gian vật lý Thời gian tâm lý

Vô hình Hữu hình
Giá lạnh Nóng bỏng
Thẳng tắp Hình tròn
Đều đặn Lúc nhanh, lúc chậm
3. Chỉ ra lỗi liên kết nội dung trong đoạn văn & sửa chữa:
a) - Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn.
- Sửa: “Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng
sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu
hoạch lạc đã vào chặng cuối.”
 Thêm một số từ ngữ & câu.
b) - Trật tự các sự việc trong các câu không hợp lý.
- Sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian và câu 2.
 “Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật …”
4. Chỉ ra & sửa lỗi liên kết về hình thức:
a) - Dùng từ ở câu 2 & câu 3 không thống nhất.
- Sửa: thay đại từ “nó” = “chúng”.
b) - Từ “văn phòng” & “hội trường”: không cùng nghĩa trong trường hợp này.
- Sửa: thay từ “hội trường” ở (2) bằng từ “văn phòng”.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Xem lại các bài tập, chú ý các lỗi liên kết hay mắc phải để tránh.
- Chuẩn bị: Nghã tường minh & hàm ý.
- Tìm hiểu nghĩa từ tường minh, hàm ý để hiểu rõ nội dung bài học.
- Xem & làm trước theo nhóm phần luyện tập (SGK/75,76).
- Chuẩn bị: văn bản Mùa xuân nho hhỏ & Viếng lăng Bác.
- Sưu tầm bài hát được phổ nhạc từ hai bài thơ trên.
- Thuộc thơ & nắm vững nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ trên.
- Sưu tầm các bài viết phân tích 2 bài thơ này.
11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×