Kiều mà thời gian không thể xoá nhoà.
Chàng Kim như chết nặng đi trong cô đơn, trong thương nhớ, biết ngỏ tâm sự cùng ai. Một
câu hỏi đầy bồi hồi, ám ảnh, ngổn
ngang thương nhớ:
"Chung quanh lặng ngắt như tờ
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?"
3. Đoạn thơ "Kim Trọng trở lại vườn Thuý" cũng là một trong những đoạn thơ tả cảnh
ngụ tình tuyệt bút của thi hào
Nguyễn Du. Nét đặc sắc ở đoạn thơ ở chỗ: Kim Trọng nhìn cảnh vương Thuý tiêu điều
hoang vắng mà mang tâm sự ngổn
ngang trong lòng. Người yêu, người đẹp bây giờ đi đâu về đâu? Cảnh vật nào bao giờ cũng
mang theo bao kỷ niệm của
người yêu từng nặng tình thề nguyền Cảnh cũ vườn xưa từ "song trăng" đến "hoa đào", từ
cánh én đến cỏ lau, từ "tường
gấm" đến "lối này" như mang nặng tình người, đang đối diện và tâm sự cùng chàng Kim.
Thuý kiều chắc đang ở Lâm Truy,
nàng có nghe thấu "Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?"
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
2419- Nàng từ ân oán rạch ròi
Bể oan dường đã vơi vơi cạnh lòng.
Tạ ân lạy trước Từ công:
"Chút thân bồ liễu mà mong có rày!
Trộm nhờ sấm sét ra tay.
Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi!
Khắc xương ghi dạ xiết chi,
Dễ đem gan góc đền nghì trời mây."
Từ rằng: "Q uốc sĩ xưa nay,
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ mới là tri ân!
Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng".
Vội truyền sửa tiệc quan trung
Muôn binh nghìn tướng hội đồng tẩy oan.
Thừa cơ trúc chẻ ngói tan,
Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài.
Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà.
Đòi phen gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam.
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo, túi cơm sá gì!
Nghênh ngang một cõi biên thuỳ,
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương.
Trước cờ ai dám tranh cường?
2450- Năm năm hùng cứ một phương hải tần!
Xuất xứ
Đoạn thơ "Anh hùng tiếng đã gọi rằng", dài 32 câu, trích trong "Truyện kiều" từ câu
2419 đến câu 2450. Đoạn thơ này
tiếp sau cảnh Kiều báo ân báo oán.
Ý tưởng đoạn thơ
Đoạn thơ ca ngợi Từ Hải là một anh hùng đích thực giàu nghĩa khí qua đó nêu bật và
khẳng định cảm hứng nhân văn, nói
lên khát vọng tự do của con người thời đại.
Phân tích
1. Mười tám câu đầu là cuộc trò chuyện giữa Từ Hải với K iều. Kiều tạ ơn Từ Hải đã
giúp mình báo ân báo oán. Có nhờ
được "sấm sét ra tay" thì "bể oan" mới được vơi đi, "tấc riêng" mới được gột rửa, được xoá
bỏ, được "đổ đi", mới thanh thản
nhẹ nhàng. Ơn nghĩa ấy vô cùng to lớn (trời mây) khắc vào xương, ghi sâu vào dạ, chẳng
bao giờ quên:
"Khắc xương ghi dạ xiết chi
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây".
Kiều nói chân thành, nhỏ nhẹ, khiêm nhường (thân bồ liễu, tấc riêng, gan óc ) đầy tình
nghĩa. Từ Hải tự coi mình là "quốc
sĩ", xem Kiều là "tri kỉ". Từ hải giúp K iều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí
như các anh hùng hảo hán xưa nay
vẫn coi trọng: "Lộ kiến bất bình, bạt đạo tương trợ". Với Từ Hải, không thể dung tha mọi
"bất bằng" tội ác ở đời:
"Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha"
Câu nói của Từ vang lên đĩnh đạc hào hùng thể hiện một lý tưởng anh hùng tuyệt đẹp,
như một lời tuyên chiến với mọi cái
ác, cái bất công ở đời.
Từ Hải xem hành động ra oai "sấm sét" của mình giúp K iều báo ân báo oán là "việc
nhà", là chuyện gia đình cũng là để
Kiều sớm gặp lại gia đình, gặp lại song thân. Từ Hải là một con người chí tình chí nghĩa,
thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước
mong của Kiều:
"Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa.
Sao cho muông dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng"
2. Từ Hải là một anh hùng đích thực.
Tiến quân như vũ bão "trúc chẻ ngói tan". Binh uy chấn động "sấm ran trong ngoài". Từ Hải
dựng lên một triều đình đối địch
làm chủ "một góc trời", có tổ chức quy củ: "Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà". Từ Hải xuất
quân đánh đâu thắng đấy:
"Đòi phen gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam".
Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là "phường giá áo túi cơm" mà
thôi. Từ đã có một giang sơn riêng,
một cõi biên thuỳ riêng ngang nhiên thách thức:
"Trước cờ ai dám tranh cường
Năm năm hùng cứ một phương hải tần'.
Nguyễn Du miêu tả Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hung thần thoại, một dũng sĩ
trong sử thi, hiện lên trong hào
quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công. Những động từ mạnh, những hình ảnh kì vĩ
được vận dụng sáng tạo, đoạn thơ
vang lên hào hùng mang âm điệu anh hùng ca:
"Gió quét mưa sa", "đạp đổ năm toà cõi nam", " sấm ran trong ngoài" Các từ Hán Việt
góp phần miêu tả cốt
cách phi thường của Từ Hải: quân trung, hội đồng tẩy oan, binh uy, triều đình, văn võ, sơn
hà, phong trần, biên thuỳ,
cô quả, bá vương, hùng cứ, hải tần
Đoạn thơ góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải : một con người chí tình chí
nghĩa, sống và chiến đấu vì lý
tưởngvà khát vọng tự do, lẽ công bằng. "Đoạn thơ thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân văn
trong "Truyện Kiều". Màu sắc
sử thi, hình tượng kì vĩ, âm điệu anh hùng ca là nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ này.
Nhân vật Từ Hải là một khám phá
đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong "Kim Vân Kiều truyện" trở thành một
anh hùng đích thực trong
"Truyện Kiều".
Độc Tiểu Thanh kí
Nguyễn Du
Tây hồ hoa uyển tân thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư,
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Đọc tập tiểu thanh ký
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt cờn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Vũ Tam Tập dịch
Xuất xứ
1. "Độc tiểu thanh kí" - bài thơ rút trong "Bắc hành tạp lục", tập thơ đi sứ của Nguyễn Du
(năm 1813 - 1814).
2. Tiểu Thanh là một tên cô gài tài sắc ở đầu thời Minh, Trung Quốc. Nàng họ Phùng lấy
làm lẽ một người cũng tên là
Phùng. Vợ cả ghen hành hạ, nàng đau khổ chết năm 18 tuổi. Nàng có một tập thơ "Độc tiểu
thanh kí" bị vợ cả đốt đi còn sót
lại vài bài. Nay ở Cô Sơn (Chiết Giang), cạnh Tây Hồ còn mộ Tiểu Thanh. Nguyễn Du đã
đọc phần dư cảo của "Tiểu Thanh
kí" khi ông đi sứ mà viết bài thơ này.
Chủ đề
Bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" nói lên lòng xót thương đối với những người phụ nữ tài sắc
bị dập vùi đau khổ, chết
trong oan ức, đồng thời tác giả tự cảm thương cho thân phận mình.
Phân tích
1. Đề
Cảnh vật tang thương. Vườn hoa ở Tây Hồ đã thành gò hoang hết cả. Thương một đời
dâu bể, nhà thơ thương người đàn
bà bạc mệnh. Nhà thơ đọc "mảnh giấy tàn" (nhất chỉ thư) đứng lặng trước cửa sổ điếu nàng
Tiểu Thanh.
"Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bến song mảnh giấy tàn"
2. Thực
Nhan sắc (son phấn) và tài năng (văn chương) đều bị vùi dập. Son phấn có thần, sau khi
chết người ta còn xót thương tiếc
nuối. Văn chương còn có số mệnh gì mà người ta còn bận lòng về những bài thơ sót lại sau
khi bị đốt? Nhà thơ thương xót
cho nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh bị hãm hại, chôn vùi:
"Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư".
Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật nhan sắc và tài năng bị vùi dập, thể hiện tình thương
của nhà thơ. Đúng là "Câu thơ còn
đọng nỗi đau nhân tình" (Tố Hữu).
3. Luận
Nhà thơ suy ngẫm về "hận sự" và "kì oan" trong xã hội. Mối hận xưa nay hỏi trời mà vẫn
khó. Cái oan lạ vì nết phong nhã,
tự mình ta lại buộc lấy mình. Ta như kẻ cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ vì nết
phong nhã ấy. Nỗi đau thương và
bế tắc dày vò nhà thơ và đó cũng là nỗi đau và bế tắc của đời người:
"Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang"
Phải hỏi trời vì hỏi người mãi mà chẳng được. Hỏi trời lại càng rất khó, thế thì "hận sự"
không thể nào kể xiết. Bế tắc là vô
hạn! Phong lưu, phong nhã là vẻ đẹp, là cốt cách sang trọng sao lại là kì oan? Nguyễn Du đã
từng trải qua "10 năm gió bụi"
trong cảnh tha phương, ốm đau không có thuốc, trôi giạt lênh đênh, tóc sớm bạc có lúc ông
tự nhận mình thời trai trẻ cũng là
kẻ có tài (tráng niên ngã diệc vi tài giả). Vì thế ông mới tự xếp mình vào "cùng hội cùng
thuyền", là khách phong lưu như Tiểu
Thanh nên mới mang cái oan lạ như nàng. Thật là chua chát!
4. Kết
Hai câu kết ẩn chứa bao tâm sự. Tố Như hỏi hậu thế:
"Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
Sau 300 năm nàng Tiểu Thanh chết, đến điếu và khóc nàng. Liệu sau khi ta mất hơn300
năm, người đời ai khóc tố Như?
Đó là lời tự thương đầy lệ. Nhà thơ tự thấy mình cô đơn bơ vơ, sầu tủi
"Độc Tiểu Thanh kí" bài thơ mang cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du đã khóc một
Đạm Tiên, một Thuý Kiều
Ông đã dành cho nàng Tiểu Thanh bao niềm thương xót. Đến Tây Hồ trên đường đi sứ, cái
tâm của ông lại hướng về nỗi đau
khổ oan trái của một giai nhân bị dập vùi với bao "những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
Hai câu kết bài thơ phản ánh "nỗi
đoạn trường" của nhà thơ để dân tộc ta "Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du” như Tố Hữu đã
nói.
Thăng Long thành hoài cổ
Bà Huyện Thanh Quan
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Xuất xứ
Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, cạnh Hồ Tây. Bà là vợ của ông Lưu
N ghi, làm tri huyện Thanh Quan,
tỉnh Thái Bình, nên được người đời ái kính gọi là Bà huyện Thanh Quan. Bà từng được vua
Minh Mệnh vời vào Phú Xuân
nhận nữ chức quan "Cung trung giáo tập"
Bà còn để lại 6 bài thơ Nôm, đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật: "Qua đèo
ngang", "Chiều hôm nhớ nhà",
"Thăng Long thành hoài cổ", "Chùa Trấn Bắc", "Chơi đài Khán Xuân Trấn Võ", "Tức cảnh
chiều thu".
Ngôn ngữ thơ trang nhã, điêu luyện, âm điệu du dương réo rắt, giọng thơ buồn mác, hoài
cổ là nét đặc sắc trong thơ Bà
Huyện Thanh Quan.
Chủ đề
Bài thơ nói lên nỗi nhớ xưa thành Thăng Long và nỗi đau buồn về cuộc đời tang
thương.Phân tích
1. Đề
Như một lời than, nhẹ trách tạo hoá. Hí trường: sân khấu. Tinh sương: Tinh là sao, sương
là sương giá. Mấy tinh sương là
mấy năm. Ông trời gây chi thế, làm cho cuộc đời luôn biến đổi chẳng khác gì các lớp kịch,
lớp này tiếp sang lớp khác trên sân
khấu. Cho đến nay, đã mấy năm thấm thoắt trôi nhanh qua. Ý thơ sâu nắng buồn man mác
về dòng chảy thời gian:
"Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương".
2. Thực
Kinh thành xưa - thuở vàng son nay còn đâu nữa! Chỉ còn lại vẻ hoang tàn:
"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương".
Đường bàn cờ dọc ngang, xưa kia xe ngựa của ông hoàng bà chúa đi lại rầm rập nay
chỉ còn lại "hồn thu thảo" - hồn cỏ
thu tàn tạ. Lâu đài xưa đã đổ nát, đã hoang tàn chỉ còn lại cái "nền cũ", vẻ tang thương hiện
lên dưới "bóng tịch dương" - bóng
mặt trời chiều tối. Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật cái hoang phế, tàn tạ, thương tâm. "Lối
xưa" với "nền cũ", "xe ngựa" với
"lâu đài", "hồn thu thảo" với "bóng tịch dương" đăng đối, hoà hợp; nỗi đau buồn tang
thương từ cảnh vật đã và đang thấm sâu
vào lòng người. Đó là nỗi buồn hoài cổ về kinh thành xưa.
3. Luận
Nỗi đau về cuộc đời tang thương biến đổi như chất chứa dồn nén cảnh vật:
"Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương".
Đá và nước đã được nhân hoá, như hai chứng nhân lịch sử, như thách thức (trơ gan) cùng
năm tháng (tuế nguyệt). Như
đau đớn giận hờn (cau mặt) với sự đổi thay, với dâu bể (tang thương). Nghệ thuật chọn từ,
phối thanh (bằng trắc), phép đối -
được nữ sĩ vận dụng rất điêu luyện. Các triều đại đã nối tiếp hưng phế. K inh thành xưa, đế
đô nghìn năm xưa nay xuống cấp
trở thành một tỉnh dưới triều Nguyễn. Với nữ sĩ, ông cha đã mấy đời ăn lộc triều Lê, Thăng
Long lại còn chốn cũ quê nhà thì
nỗi đau buồn không thể nào kể xiết. Đá và nước được nói đến trong phần luận chính là nỗi
lòng nhà thơ.
4. Kết
Hai câu kết nói về dòng chảy thời gian và nỗi đoạn trường của Bà Huyện Thanh quan -
nỗi buồn hoài cổ:
"Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường."
Gương cũ nghĩa bóng là lịch sử, là trang đời. Kim cổ là hiện tại và quá khứ. Chuyện lịch
sử qua hàng năm như soi vào quá
khứ và hiện tại. Nhìn "Cảnh đấy" - cảnh Thăng Long tang thương, cảnh "sóng lớp phế
hưng" mà "người đây" (nữ sĩ) đau đớn
tưởng đứt ruột (luống đoạn trường). Đó là nỗi đau của một con người, cũng là nỗi buồn của
một lớp người khi nhớ về kinh
thành xưa một thời vang son, hoa lệ.
Tổng kết
"Thăng Long thành hoài cổ" được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ tả
cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang
thương. Tình thì hoài cổ với nỗi đau đoạn trường. Có hồn thu thảo, bóng tịch dương, đá và
nước như chứng nhân lịch sử,
chia xẻ nỗi đoạn trường với thi nhân.
Thi liệu và từ ngữ chọn lọc tinh tế. Một gam màu nhạt của bóng tịch dương phủ mờ bài
thơ. Âm điệu du dương, réo rắt
như một tiếng than mà ta cảm nhận được. Các từ Hán Việt (chữ in nghiêng) tạo nên cốt cách
trang trọng, cổ kim. Điêu luyện
nhất là phép đối, nghệ thuật phối thanh và nhân hoá. Bài thơ mang vẻ đẹp trang nhã và một
nỗi buồn hoài cổ thấm thía.
"Thăng Long thành hoài cổ"- bài thơ để ta yêu, để ta nhớ mãi
Một vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại
- Văn học Hi Lạp cổ đại là "mảnh đất nuôi dưỡng" nghệ thuật. Hi Lạp sau này. Nó hình
thành và phát triển trong bảy tám
thế kỷ từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên.
- Nó gồm có Thần thoại Hi Lạp, sử thi Hi Lạp, bi kịch và hài kịch Hi Lạp.
Là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn, văn học Hi Lạp cổ đại đã ca ngợi tự do, công lí dân
chủ, tình yêu, đạo lí, nhân đạo,
đề cao lí tưởng anh hùng, chiến thắng số mệnh Nó đã xây dựng nên những hình tượng kì
vĩ tráng lệ, huyền diệu và chữ tình
đằm thắm, vô cùng cao cả và đẹp đẽ. Nó mãi mãi là dấu ấn chói ngời của nền văn minh Tây
Âu thuở bình minh nhân loại.
Tác giả Hômerơ
Theo truyền thuyết Hômerơ là nhà thơ mù ở Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên
đi lang thang khắp các thành
bang kể truyện thơ của mình. Ông được coi là tác giả 2 cuốn sử thi Iliat và Ô đixê.
Tác phẩm "Ôđixê"
1. Nguồn gốc đề tài
Iliat là bài ca về thành Iliông (còn gọi là Tơroa) gồm 15.683 câu thơ nói về cuộc chiến
tranh 10 năm ở thành Tơroa.
"Ôđixê" là sự nối tiếp sử thi Iliat gồm 12.110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ôđixê kể lại
cuộc hành trình về quê hương của
Uylitxơ sau chiến thắng chiếm đánh thành Tơroa; một hành trình kéo dài 10 năm.
2. Tóm tắt "Ôđixê"
Sau khi chiến thắng ở Tơroa, quân Hi Lạp lần lượt kéo về xứ sở. Uylitxơ cùng đoàn dũng
sĩ của mình vượt qua chặng
đường dài dằng dặc vô cùng nguy hiểm trên biển cả mênh mông. Đoàn chiến thuyền của
Uylitxơ gặp bão dạt từ đảo này sang
đảo khác, trôi đến bờ biển châu Phi, xứ sở của những người trồng "quả lú", rồi lại trôi đến
phía tây Địa Trung Hải. Chàng
cùng các chiến hữu lọt vào đảo những tên khổng lồ "một mắt" Pôliphem, lần sang mảnh đất
của bọn khổng lồ "to như trái núi",
vào nhà mụ phù thuỷ Xiếc-xê, xuống "thế giới những linh hồn", lách qua eo biển của hai
con quái vật Caripđơ và Xkila trấn
giữ, bước lên đảo thần Mặt trời Hêliôt Quá đói khát, các bạn đồng hành của Uylitxơ ăn
mất mấy con bò trong đàn bò của
thần nên đã bị thần Dớt gây ra một trận bão lớn để trừng phạt. Sau bao nhiêu tai hoạ dồn
dập, bạn bè của Uylitxơ dần dần
chết hết. Uylitxơ trôi giạt đến đảo của nàng tiên Calipxô xinh đẹp. Nàng tiên mê đắm
Uylitxơ, dâng thần đơn linh dược cho
chàng trở thành bất tử để cùng chàng kết bạn trăm năm. Sau 7 năm trời bị Calipxô lưu giữ,
Uylitxơ mới được thần linh giải
thoát, chàng tiếp tục vượt biển đến ngày thứ 18, thì bạn bè Uylitxơ bị thần Pôêdiđông gây
bão tố đánh chìm để trả thù cho
con trai là gã khổng lồ Pôliphem đã bị chàng chọc mù mắt. Uylitxơ trôi giạt vào vương quốc
Phêaxi, được công chúa Nôdica
cứu giúp, và nhà vua Anxinôôx tiếp đãi ân cần cấp cho thuyền nhẹ bay như cánh chim để
chàng về quê hương. Trong bữa
tiệc tiễn đưa, nghe nghệ nhân hát ca ngợi về chiến công con ngựa gỗ thành Tơroa, Uylitxơ
xúc động rơi lệ. Nhà vua gạn hỏi
mới biết tên tuổi thật của chàng. Nhà vua ngỏ ý muốn chàng thuật lại hành trình từ khi rời
khỏi Tơroa. Nghe chàng kể những
gian truân, nguy hiểm đã qua, nhà vua và triều thần vô cùng cảm động.
Uylitxơ đến Itacơ quê hương sau 20 năm trời chinh chiến. Chàng giả dạng người hành
khất đến gặp người chăn lợn cũ
Ơmê, sau đó chàng bí mật gặp lại con trai Têlêmac. Hai cha con bàn mưu giết bọn cầu hôn.
Sau 10 năm trì hoãn, cuồi cùng
Pênêlốp, vợ chàng phải ra điều kiện, ai bắn trúng một phát xuyên qua 12 vòng trong của 12
cái rìu thì nàng sẽ lấy người đó.
Uylitxơ vào cung điện của vợ mình trong vai hành khất. Nhũ mẫu Ơriclê theo phong tục đã
rửa chân cho chàng, phát hiện ra
Uylitxơ qua vết sẹo bị lợn lòi húc ở chân. Chàng đã ra hiệu cho Ơriclê giữ bí mật. Cuộc tỉ
thí bắt đầu.108 vị cầu hôn đều thất
bại, chỉ có người hành khất đã bắn xuyên 12 chiếc rìu. Hai cha con Uylitxơ đã trừng trị bọn
cầu hôn và lũ người nhà phản bội.
Nhưng Pênêlốp vẫn không chịu nhận chàng. Chỉ đến lúc Uylitxơ chỉ ra cái dấu riêng của
chiếc chân giường là một cái gốc
cây, Pênêlốp mới chịu nhận ra chồng nàng. Cuộc dàn xếp với thân nhân bọn cầu hôn bị giết
diễn ra những ngày sau đó.
3. Giá trị của tác phẩm
a. Sử thi Ôđixê ca ngợi chí tuệ, dũng khí và nghị lực của con người với khát vọng chinh
phục thế giới chung quanh và niềm
mơ ước về một cuộc sống hoà bình, yên vui, hạnh phúc. Nó còn ca ngợi tình yêu quê hương,
tình vợ chồng, cha con, tình bạn
cao cả, thuỷ chung.
b. Sử thi Ôđixê có cốt truỵên chặt chẽ, hấp dẫn và li kì. Ngôn ngữ tráng lệ. Nhân vật
Uylitxơ là một anh hùng mà trí tuệ,
mưu trí "sánh ngang với thần linh". C hất bi kịch, màu sắc thơ mộng huyền ảo như muôn
ngàn sợi chỉ màu óng ánh dệt nên sử
thi này, thể hiện một vẻ đẹp riêng không thể nào bắt chước nổi.
Xuất xứ
Sau 20 năm trời chinh chiến, Uylitxơ mới về đến quê hương. Hai cha con đã lập mưu giết
chết 108 vị cầu hôn. Pênêlốp vẫn
không tin chồng mình trở về. Đoạn này trích khúc 23 - "Ôđixê", nói lên quá trình Pênêlốp
nhận ra Uylitxơ chồng nàng. Hai
người vô cùng cảm động.
Phân tích
1. Pênêlốp
Là một người vợ thuỷ chung, kiên trinh đợi chờ chồng suốt 20 năm trời khi chồng đi
chinh chiến. Nàng đã tìm đủ mọi cách
để trì hoãn (chuyện dệt bức thảm, chuyện nêu điều kiện bắn xuyên 12 vòng tròn trên 12 lưỡi
rìu) để khước từ bọn cầu hôn.
- Gặp lại Uylitxơ tại cung điện của mình sau sự kiện "người hành khất" đã bắn xuyên 12
lưỡi rìu và giết chết 108 vị cầu hôn.
Nói với nhũ mẫu, nàng thận trọng cho rằng người vừa bắn xuyên 12 lỗ rìu là "một vị thần"
còn "Uylitxơ đã chết rồi". N hũ mẫu
nói về "cái sẹo" do lợn lòi húc ở chân Uylitxơ thì nàng vẫn thận trọng cho đó là "ý định
huyền bí của thần linh bất tử".
Sau khi xuống lầu, Pênêlốp băn khoăn "không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện " hay
nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay
người mà hôn, khi thì nàng lại "đăm đăm nhìn chồng", khi lại không nhận ra chồng dưới bộ
quần áo rách mướt.
- Khi bị con trai trách mẹ là "tàn nhẫn", "độc ác quá chừng", "lòng dạ mẹ rắn hơn cả đá"
thì Pênêlốp "kinh ngạc quá chừng"
và tin rằng, nàng và Uylitxơ sẽ nhận ra nhau qua "những dấu hiệu riêng" chỉ có hai người
biết còn người ngoài không ai biết
hết. Thật là thận trọng, thông minh và giàu niềm tin.
- Uylitxơ trách "nàng thật là người kì lạ", các thần đã ban cho nàng "một trái tim sắt
đá" Lúc bấy giờ Uylitxơ vừa tắm và
thay quần áo xong "đẹp như một vị thần". Nàng ra lệnh cho nhũ mẫu "K hiêng giường ra
khỏi gian phòng vách tường kiên cố
"để thử chồng" K hi nghe Uylitxơ nói lên chân giường là một gốc cây cảm lảm không thể
nào di chuyển được thì Pênêlốp
"bủn rủn cả chân tay", "chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán
chồng". Hai mươi năm ấy biết bao
nhiêu tình! Pênêlốp nhìn chàng không chán mắt và hai tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy
cổ chồng không lỡ buông rời".
Tóm lại, Pênêlốp là một người vợ thuỷ chung rất thận trọng như nàng nói "vì đời chẳng
thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm
điều tai ác". Pênêlốp rất thông minh, kín đáo và bình tĩnh làm chủ cảnh ngộ. Nàng là một
phụ nữ, một người vợ rất giàu tình
cảm khi nhận ra Uylitxơ đích thực là chồng mình.
2. Uylitxơ
- Với kì mưu "con người gỗ thành Tơroa" chàng là một người trần mà mưu trí "sánh
ngang thần linh". M ười năm trời lênh
đênh biển cả, trải qua bao gian nguy, Uylitxơ là hiện thân của lòng dũng cảm, mưu trí và có
nghị lực phi thường.
- Là một con người giàu lòng yêu quê hương, gia đình, vợ con.
- Lập mưu giết bọn cầu hôn chứng tỏ "cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan, không một
kẻ phàm trần nào sánh kịp" như
Têlêmác đã nói.
- Bình tĩnh, rất giàu tình cảm. Sự thật vốn không ưa trang trí, hãy kiên nhẫn đợi chờ để sự
thật nói lên sự thật! Uylitxơ để
cho "cái chân giường nói lên sự thật". Và khi Pênêlốp nhận ra chàng đích thực là chồng
nàng thì Uylitxơ "ôm lấy vợ xiết bao
thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề".
Uylitxơ là hình ảnh lý tưởng về người anh hùng, về một người chồng, một người cha
dũng cảm, mưu trí, độ lượng, thuỷ
chung.
3. Nét đặc sắc nghệ thuật
- Tạo ra nhiều tình huống hấp dẫn, cảm động.
- Cử chỉ, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật được miêu tả sâu sắc làm nổi bật những tính cách với
bao cá tính đầy ấn tượng.
Một vài nét về sử thi Ấn Độ
- Thần thoại Vêđa tiếp theo là sử thi tạo nên nền tảng vĩ đại của nền văn học cổ đại Ấn
Độ hình thành hơn 1.000 năm
trước công nguyên.
- Nền văn minh sông Hằng và cuộc chiến tranh giữa các vương quốc trên nước Ấn Độ cổ
đại là điều kiện cho các bộ sử
thi ra đời.
- Sử thi Ấn Độ là bức tranh hiện thực rộng lớn của xã hội Ấn Độ xa xưa, là bài ca vĩ đại
ca ngợi chiến công và khí phách
của những anh hùng thần thoại, mẫu người lí tưởng cao cả và thiêng liêng.
- Sử thi Ấn Độ vô cùng tráng lệ, hùng kiện, là bầu vú sữa luôn nuôi dưỡng nghệ thuật
(múa, kiến trúc ) Ấn Độ phát triển
độc đáo, rực rỡ.
Ramayana Mahabharata, Krixna-Rađa là những bộ sử thi vô cùng đồ sộ của Ấn Độ
làm thế giới kinh ngạc.
Sử thi Ramayana
1. Nguồn gốc và ảnh hưởng
- Ramayana bắt nguồn từ truyền thuyết về hoàng tử Rama, được lưu truyền trong dân
gian mấy ngàn năm về trước.
- Vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Vanmiki- một đạo sĩ Bà Lamôn đã ghi lại
bằng văn vần.
Sử thi Ramayana có độ dài 24.000 câu đôi chia ra thành 7 khúc ca. Nó có ảnh hưởng sâu
sắc nhất tới ca múa (vũ điệu
Xita) kiến trúc, hội hoạ trong việc khơi ngợi đề tài và nguồn cảm hứng.
2. Tóm tắt
- Khúc ca I: dòng dõi và tuổi trẻ của hoàng tử Rama.
- Khúc ca II: 13 năm lưu đầy trong rừng sâu.
- Khúc ca III: nàng Xita bị quỷ vương Ravana bắt mất đưa về đảo Lanka.
- Khúc ca IV: Rama tiêu điều vua khỉ Valin giành lại ngôi báu cho vua khỉ Xugriva.
Cuộc liên minh thần thánh.
- Khúc ca V: tướng khỉ Hanuman do thám đến đảo Lanka.
- Khúc ca VI: Cuộc chiến đấu dữ dội, ác liệt giữa Rama và Ravana. Ravana bị tiêu diệt.
Nàng Xita được cứu thoát.
- Khúc ca VII: Rama nổi cơn ghen.Xita nhảy vào dàn lửa. Thần Anhi soi sáng lòng kiên
trinh thuỷ chung cho nàng. Rama
cùng vợ là Xita trở về quốc vương Kôsala lên ngôi vua.
3. Giá trị tác phẩm
a. Về mặt nội dung, sử thi Ramayana:
- Là bức tranh rộng lớn về xã hội Ấn Độ cổ đại.
- Ca ngợi chiến công và đạo đức của người anh hùng.
- Biểu dương tấm lòng thuỷ chung, kiên trinh son sắt của người phụ nữ.
b. Về mặt nghệ thuật Ramayana:
- Bút pháp miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật tài tình tạo nên màu sắc trần thế và
thần linh hoà quỵên.
- Kể chuyện bi hùng, đậm đà màu sắc thần thoại kì diệu.
- Rama và Xita là 2 hình tượng điển hình chói sáng nhất, hấp dẫn nhất.
- Quy mô kì vĩ, hoành tráng mang tầm vóc vũ trụ.
Xuất xứ và ý nghĩa
Đoạn kể "Rama buộc tội" trích trong ca khúc thứ 6, chương 79 sử thi Ramayana.
- 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Rama, hơn 13 năm đi đày và cuộc chiến
đánh thắng quỷ vương Ravana
để cứu nàng Xita xinh đẹp. Lúc giải phóng đảo Lanka, Rama cùng đoàn quân ca khúc khải
hoàn thì hạn đi đày 14 năm gần
kết thúc. Bỗng Rama nổi cơn ghen tuông dữ dội. Chương 79, Rama dùng những lời nặng
nề, gay gắt buộc tội Xita, nghi ngờ
nàng về sự trong trắng thuỷ chung. Xita bước vào giàn lửa thần Anhi đã minh chứng cho
nàng Rama hồi hận, cảm động, tự
hào đón lấy nàng. Hạn đi đày 14 năm cũng kết thúc. Rama chia tay các chiến hữu, chàng
cùng em trai và vợ dùng chiếc thiên
xa bay về kinh đô Kôsala
- Chương 79 khắc hoạ thêm một nét đẹp về con người Thiện của đẳng cấp Kơxatrya
(vương công, quý tộc, võ sĩ) và đức
tính trung hậu, đoan trang của người phụ nữ cao quý.
Phân tích
1. Rama ghen tuông - nổi giận
- Khi Xita đã khiêm nhường đứng trước Rama, chàng nói với nàng một cách mỉa mai:
"Hỡi phu nhân cao quý". Quan hệ
vợ chồng hầu như không còn nữa.
- Cuộc giao tranh đã kết thúc, theo Rama đó là nghĩa vụ và tài năng đã hoàn thành: "ta đã
gỡ cho nàng khỏi điều vu
khống nghĩa là nàng đã bị Ravana bắt cóc chứ không phải đi theo hắn; "cơn giận ta đã hả, ta
đã trả thù kẻ năng nhục ta".
Rama đã sống vì một nguyên lí đạo đức của đẳng cấp Kơxatrya của mình: "K ẻ nào bị quân
thù lăng nhục mà không đem tài
nghệ của riêng mình ra để trả thù, kẻ đó là một gã tầm thường". Rama cũng dành những lời
nói tốt đẹp nhất để ca ngợi
Hanuman và Viphisana - hai chiến hữu tài ba, cao cả của mình.
Trước nhan sắc của Xita: "khuôn mặt bông sen", "những cuộn tóc cuộn sóng" và những
giọt lệ của nàng, lòng Rama "đau
như dao cắt", nghĩa là chàng vẫn say đắm Xita. Nhưng danh dự là trên hết, là tất cả, bởi lẽ
người anh hùng "sợ tai tiếng".
Phải kết thúc chiến tranh là vì nhân phẩm, là để "xoá bỏ vết ô nhục vì uy tín và danh dự của
dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của
mình".
Rama không thể "nhận nàng về", "không ưng có nàng nữa" vì "nàng đã lưu lại tại nhà một
kẻ xa lạ", vì Ravana với "đôi mắt tội
lỗi hau háu nhìn khắp người nàng", nghĩa là nàng đã thất thân với hắn, cho nên Rama phải
nghĩ tới "gia đình cao quý" đã
sinh ra mình.
Tóm lại, Rama vẫn còn yêu Xita xinh đẹp, nhưng vì danh dự, nhân phẩm của người anh
hùng, của dòng họ cao quý mà
chẳng phải buộc tội Xita, chấm dứt quan hệ vợ chồng với nàng: "Vậy ta nói cho nàng hay,
nàng muốn đi đâu tuỳ nàng, ta
không ưng có nàng nữa" Rama cảm thấy xấu hổ bị xúc phạm khi trông thấy Xita thì
"không chịu nổi", "chẳng khác ánh sáng
đối với người bị đau mắt". Rama ghen tuông, buộc tội không phải vì mù quáng mà trái lại,
ghen tuông và buộc tội vì nhân
phẩm, danh dự, một nét tính cách của con người Thiện của đẳng cấp Kơxatrya cao quý.
2. Nàng Xita
Xita được miêu tả trong chiều sâu của bi kịch về tình yêu và danh dự.
Nàng đau khổ vì bị oan, bị xúc phạm. Nàng "đau đớn đến nghẹn thở". Nàng "xấu hổ cho
số kiếp của nàng", nàng muốn
chết ngay "muốn tự chôn vùi cả cái hình hài của mình". Nàng vô cùng đau đớn trước những
lời buộc tội của Rama, nàng cảm
thấy như muôn nghìn mũi tên "xuyên vào trái tim nàng". Nàng khóc "nước mắt nàng đổ ra
như suối"- buộc tội Rama. Nàng
khẳng định: "trái tim thiếp đây thuộc về chàng". Chàng chưa hiểu được thiếp qua tình yêu
và tâm hồn thiếp. Tại sao khi
Hanuman trinh sát tới đảo Lanka, chàng không nhắn nhủ lời "tử bỏ thiếp để thiếp sớm tự kết
liễu đời mình". N ếu chàng tự hào
dòng dõi cao quý thì thiếp có kém gì: "Đất là mẹ của thiếp". Nếu Rama mỉa mai, gọi Xita là
"Hỡi phu nhân cao quý" thì Xita
cũng đàng hoàng đáp lại "Hỡi đức vua" (và trách) "cớ sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới
thiếp?".
- Xita nhảy vào giàn hoả thiêu là một cảnh vô cùng bi tráng. Ai đã từng mục kích điệu
múa "Nàng Xita"? Rama "khủng
khiếp như Thần Chết". Các thánh thần thì tự hào nhìn Xita nhảy vào lửa "chẳng khác nào
một đồ cúng trong lễ tế
sinh". Đông đảo phụ nữ thì "kêu khóc thảm thương". Loài ma quỷ như Vanara, Raksaxa
cũng "kêu khóc váng trời".
- Hình ảnh Xita đàng hoàng tự tin. N àng "lượn quanh" Rama như để chào vĩnh biệt.
Nàng lạy chư thần cao quý thiêng
liêng. Nàng cất lời nguyền với Thần Anhi: khẳng định mình bị oan, một phụ nữ trinh tiết bị
coi như một kẻ gian dối; tự hào về
lòng trong trắng thuỷ chung trong tình yêu cúi xin thần "bảo vệ con", "phù hộ cho con".
Ta hãy nghe lời cấu nguyện của nàng Xita:
"Nếu con trước sau một lòng một dạ với Rama thì cúi xin Thần hãy tìm hết cách bảo vệ
con. Rama đã coi một người phụ
nữ trinh tiết như một kẻ gian dối: nhưng nếu con trong trắng, xin Thần Anhi phù hộ cho
con."
Đọc "sử thi Ramayana" như ta biết, ngọn lửa sáng rực như mặt trời, nàng Xita lộng lẫy
kiều diễm trong ngọn lửa. Thần lửa
Anhi đã chứng minh và cứu sống nàng. Rama dang đôi tay đón Xita, nước mắt chan hoà
sung sướng vừa ân hận, vừa tự hào.
3. Một cài nhìn khái quát về sử thi đã học
- Đan Săn, Uylitxơ và Rama mang dòng máu cao quý thần linh. Đan Săn gọi Trời bằng
cậu, lên gặp Trời được bước qua
một cái thang bằng vàng. Uylitxơ thuộc dòng dõi thần linh, có mưu trí "sánh ngang thần
linh". Rama là một hoàng tử mang sức
mạnh thiên thần.
- Chiến công của 3 anh hùng đều mang tầm vóc vũ trụ, có thần linh che chở và trợ giúp
để chiến thắng. Tình yêu, tình bạn,
tình cộng đồng đẹp đẽ thuỷ chung
- Qui mô có khác, "Đam Săn" là chuyện hát nhiều đem. "Ôđixê" là chuyện kể nhiều
tháng, còn "Ramayana" là một cuốn
sách "triết lí trường cửu" đọc và kể trong nhiều năm ròng
Thành tựu và nguyên nhân phát triển
1. Thành tựu
Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thi ca của nền văn học Trung Quốc,
là một trong những thành tựu chói
lọi của nền văn minh nhân loại. Thơ Đường hiện còn khoảng 48000 bài trên 2300 thi sĩ,
trong đó có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch
Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ.
2. Nguyên nhân phát triển
- Triều đại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618-907), tuy có luc thăng trầm, nhưng xã
hội Trung Quốc và chế độ phong
kiến Trung Hoa phát triển mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần thay đổi lớn lao.
- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng hải, thương nghiệp mở mang, phát triển.
Nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ,
âm nhạc đạt đến trình độ cao, chói sáng.
Chế độ thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đề cao, việc học thịnh đạt. Các tao nhân
mặc khách được trọng vọng.
- Đó là những nguyên nhân tạo nên bước phát triển kỳ diệu của thơ Đường.
Một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Đường
1. Nội dung
- Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: ca ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, miêu tả vẻ đẹp bốn
mùa, với hoa lá cây cỏ, trăng,
tuyết gió mây thể hiện tình yêu thiên nhiên tạo vật, yêu quê hương đất nước (Lư Sơn bộc
bố, Tuyệt cú )
- Cảm hứng nhân đạo: nói lên nỗi khổ của nhân dân vì cơ hàn, vì chiến tranh loạn lạc,
lòng khao khát hạnh phúc, hoà
bình, ca ngợi tình vợ chồng, tình bạn (Thạch Hào lại, Nguyệt dạ, Hoàng Hạc lâu Tống
Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng )
- Có những vần thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn dật ở chốn điền viên, lâm tuyền. Có
những vần thơ nói về sinh hoạt
thôn dã, đồng nội; thú vui cầm, kỳ, thi tửu của mặc khách tao nhân. Tài tử giai nhân là một
đề tài có nhiều tuyệt bút. Nội
dung thơ Đường rất phong phú và đa dạng, là một bức tranh rộng lớn xã hội Trung Quốc
thời Đường trong 300 năm.
2. Nghệ thuật
a. Thể thơ: từ, cổ phong, Đường luật.
b. Luật thơ:
- Vần thơ (vần chân và vần cách, vần trắc và vần bằng).
- Bằng, trắc.
- Niêm (dính).
- Đối.
- Cấu trúc bài thơ rất chặt chẽ, nhất là Đường luật.
+ Thơ tứ tuyệt: khai, thừa, chuyển, hợp.
+ Thơ bát cú: đề, thực, luận, kết.
c. Ngôn ngữ thơ: tinh luyện, hàm xúc, Thi trung hữu hoạ. Thi trung hữu cầm. Coi trọng
lời thơ: thanh, nhã (trong sáng,
trang nhã ) ước lệ tượng trưng
d. Tứ thơ: phong phú, đa dạng, biến hoá, khơi gợi
Tóm lại, làm thơ Đường phải giỏi, phải có tay nghề cao và giàu tâm hồn thi sĩ . Học và
cảm thụ thơ Đường phải hiểu đặc
điểm nội dung và nghệ thuật thơ Đường.
Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng
Lý Bạch
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
Ngô Tất Tố dịch
Tác giả và chủ đề
Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường. Ông được người đời ca
ngợi là "Thi tiên", để lại hơn một
nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách - thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du
sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo.
Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự
do chứa chan trong những vần
thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng
An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với
thanh gươm túi thơ lại lên đường "Vọng Lư Sơn bộc bố", "Hành lộ nan", "Tĩnh dạ tư",
"Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng", "Tảo phát Bạch Đế thành" là những bài thơ nổi tiếng của "Thi
tiên" cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
Chủ đề
Bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" ghi lại một kỷ niệm sâu
sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch
tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn.
hân tích
1. Cách đưa tiễn
Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh
thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc.
Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc
vàng bay về đây. Bạn là Mạnh Hạo
Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch; một kẻ sĩ hào hiệp hào
hoa, phóng khoáng, ưa ngao du,