Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Ôn tập văn học 10 part 7 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.75 KB, 31 trang )

2. Bốn câu tiếp theo trong phần "thực" và "luận" đối nhau từng cặp một. Nhà thơ tạo nên
4 hình ảnh so sánh ẩn dụ để
miêu tả Dục Thuý Sơn là non tiên: N hư đoá sen nổi trên mặt nước. Như cảnh tiên rơi xuống
cõi trần.
Bóng tháp như chiếc trâm bằng ngọc xanh. Ánh sáng trên sông nước như chiếc gương soi
mái tóc xanh biếc. Trên núi có
chùa, có tháp nên mới tả, mới so sánh với trâm ngọc, với gương soi mái tóc xanh biếc. Trâm
và gương ấy là của tiên nữ nơi
non tiên. Cảnh đẹp thơ mộng, thần tiên. Bút tháp tài hoa lãng mạn. Thơ hàm súc, giàu hình
tượng:
"Liên hoan phù thủy thượng
Tiên cảnh trụy trần gian
Tháp ảnh trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn".
Câu 8 có "phù" (nổi) câu 4 đối lại "trụy" (rơi xuống); câu 5 là "trâm thanh ngọc", câu 6
lại có "kính thuý hoàn" thật là tương
ứng, hoà hợp. Yếu tố tưởng tượng tạo nên chất thơ tuyệt đẹp.
3. Hai câu kết thể hiện một tấm lòng đầy tình nghĩa. "Hữu hoài" là nhớ mãi. Chỉ nhắc lại
họ "Trương", tước hiệu "Thái bảo"
- một cách nói đầy kính trọng với Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần, người đã đổi tên
núi từ Băng Sơn thành Dục Thuý
Sơn, đã làm bài "Dục Thuý Sơn khắc thạch" và "Dục Thuý Sơn Linh Tế tháp kí". Nhìn bia
đá phủ rêu, Nguyễn Trãi nhớ đến
công đức tiền nhân. Hai câu thơ 10 từ chứa chan cảm xúc và tình nghĩa:
"Hữu hoài Trương Thiếu bảo,
Bi khắc tiển hoa ban"
III. Tổng kết
"Dục Thuý Sơn" là một trong những bài thơ chữ Hán tuyệt bút của Ức Trai, thuộc đề tài
vịnh phong cảnh núi sông cẩm tú.
Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, nhớ công đức người xưa là cảm hứng chủ đạo của Ức Trai.
Bốn câu trong phần thực và luận


là đẹp nhất, hay nhất, thể hiện cốt cách tài hoa của thi sĩ - chất tiên phong đạo cốt của Ức
Trai.
Ngụ hứng ở quán Trung Tân
(Trung tân ngụ hứng)
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sông ngòi vòng tây bắc
Làng xóm bọc tây nam
Giữa có nửa mẫu vườn
Vườn ở bên Vân Am
Xe ngựa bụi không đến
Hoa, trúc tay tự giồng:
Gậy, dép bén mùi hoa,
Chén, cốc ánh sắc hồng.
Rửa nghiên, cá nuốt mực,
Pha trà, chim lánh khói.
Ngâm thơ thừa tiêu dao.
Uống rượu thêm khoan khoái.
Người xảo thì ta vụng,
Ấy vụng thế mà hay!
Ta vụng người thì xảo
Ấy xảo thế mà gay!
Tính suy lẽ trời đất,
N ghiền ngẫm việc xưa nay:
Đường đời rất gập ghềnh,
Chông gai cần phải cắt.
Lòng người rất hiểm nghèo,
Buông ra nhiều quái quắc.
Quân tử biết răn mình,
C hí thiện làm mẫu mực.

Ngô Lập Chi dịch
I. Tác giả
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải
Phòng. Học giỏi, đỗ trạng nguyên.
Ông có câu thơ: "Văn thơ tam thượng tiếu tài sơ", nghĩa là ba lần đỗ đầu vẫn cười mình tài
tầm thường. Làm quan dưới triều
Mạc một thời gian rồi treo ấn từ quan, về quê dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư
sĩ, lập quán Trung Tân, xây
Nghinh Phong kiều, mở trường dạy học có nhiều người nổi tiếng như: Phùng Khắc Khoan,
(Trạng Bùng), Nguyễn Dữ Ông
đức trọng, tài cao, được người đời kính ái gọi là Tuyết Giang phu tử. Lúc ông mất, vua nhà
Mạc truy phong là Trình Quốc
Công.
Nguyễn Bỉnh K hiêm là nhà triết học vĩ đại để lại nhiều sấm kí linh diệu, là nhà thơ lỗi lạc
của dân tộc trong thế kỷ 16. Thơ ông
hàm súc, hàm chứa chất triết lí, giáo huấn, thương dân, lo đời, ghét chiến tranh. Những câu
thơ viết về thiên nhiên rất tươi tắn,
thú vị. Hiện còn gần 200 bài thơ Nôm trong "Bạch Vân quốc ngữ thi tập" và trên 1.000 bài
thơ chữ Hán trong "Bạch Vân
Am tập”.
II. Lời bình
Năm Nhâm Dần (1548), Nguyễn Bỉnh Khiêm thoái quan về sống giữa xóm làng quê
hương. Mùa thu năm ấy, ông cùng
các bô lão dựng quán Trung Tân làm chỗ ngồi chơi hóng gió và để khách qua đường nghỉ
chân. Trong "Bài bia ở quán Trung
Tân", Nguyễn Bỉnh K hiêm nói rõ:
"Có người hỏi rằng: "Q uán ấy đặt tên "Trung Tân" có nghĩa là gì?". Ta trả lời rằng:
"Trung nghĩa là đứng giữa không
chênh lệch, giữ vẹn được điều thiện là trung, không giữ vẹn được điều thiện thời không phải
là trung vậy; tân có nghĩa là cái

bến, không biết chỗ đáng đậu là bến mê vậy ".
Trạng Trình có chùm thơ 3 bài lấy nhan đề "Trung Tân ngụ hứng"; Bài thơ thứ nhất này
gồm 24 câu thơ theo thể ngũ ngôn
trường thiên, lấy vần trắc (bắc - trắc - thực - sắc, ) làm âm vận chủ đạo. Bài thơ dịch của
Ngô Lập Chi rất hay, vừa giữ
được nguyên điệu thanh thoát, vừa sát nguyên tác, nhất là phép đối.
Hai câu đầu nói lên vị trí quán Trung Tân:
"Sông ngòi vòng tây bắc
Làng xóm bọc tây nam".
Quán ở giữa xóm làng đông vui, có sông ngòi uốn quanh, rất hữu tình. Trong "Bài bia ở
quán Trung Tân" tác giả cho biết
rất cụ thể Bến Trung Tân, trông sang phía Đông nhìn Đông Hải, ngoảnh sang phía Tây
nhìn Tây Kinh; bên nam trông sang
Ngư Khê, thì thấy Trung Am, Bích Động, cái kia cái nọ quanh tựa vào nhau; bên bắc cúi
nhìn sông Tuyết Giang, thì thấy chợ
Hàn, bến Nguyệt bao bọc tả hữu; một con đường cái quan chạy dọc ở giữa, biết bao bánh
xe, chân ngựa, từ hàng ngàn dặm
xa tấp lập đi qua chốn này"
Ba câu tiếp theo, nói về am Bạch Vân nơi đọc sách và dưỡng nhàn của ông Trạng sau khi
đã thoát vòng danh lợi. Am ở
bên nửa mẫu vườn, một nơi thanh tĩnh mà chủ nhân là một con người thanh bạch. Câu thơ
"Xe ngựa bụi không đến" mang tính
hàm nghĩa sâu sắc.
Tiếp theo, nhà thơ nói đến hoa, trúc, cá, chim, chuyện uống rượu, pha trà. Vừa tả cảnh
vừa tả tình. Cảnh vật được
nhân hoá. Cá, chim như bầu bạn tri kỷ. Một tâm hồn thanh cao, ung dung tự tại, chan hoà
giữa thiên nhiên. Uống trá, uống
rượu, ngâm thơ lòng càng thêm "tiêu hao, khoan khoái".
Từng cặp câu song hành, đăng đối, ngôn ngữ hài hoà, giọng thơ khoan thai, đủng đỉnh.
Trong nguyên tác, trong bản dịch đều thế:

"Hoa, trúc tự tay giồng
Gậy, dép bén mùi hoa,
Chén, cốc ánh sắc hồng.
Rửa nghiên, cá nuốt mực,
Pha trà, chim lánh khói
Ngâm thơ vừa tiêu dao,
Uống rượu thêm khoan khoái'.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có không ít vần thơ dung dị nói lên niềm vui dào dạt của kẻ sĩ thanh
cao sống giữa thiên nhiên. Một
cuộc đời thanh bạch mà sang trọng không phải ở cõi đời này ai cũng dễ có?
- "Ruộng hiềm đất áy, cày chưa chín,
Sách được câu thần dạ những ngong"
(Bài 111)
- "Trà sen, sáng đãi người đưa khát,
Rượu thánh (ngon), hôm mời khách uống say".
(Bài 140)
- "Vườn rau, sáng dạo, sương đầy dép,
Bến cá đêm trăng, bóng lọt thuyền".
("Ngụ ý"- thơ dịch)
Giọng thơ biến đổi, pha chút hóm hỉnh tự giễu mình khi ông nói về "vụng" và "xảo". Cấu
trúc vần thơ liên hoàn. Thơ mang
nội dung đạo lí với cách nói thâm trầm, thấm thía. K huyên mình hay nhắc khẽ ai?
“Người xảo thì ta vụng
Ấy vụng thế mà hay
Ta vụng thì người xảo
Ấy xảo thế mà gay!”
Vụng là vụng về, chất phác, chân thật. Xảo là xảo quyệt, tham lam, dối trá. Vụng và xảo
là nói về hai loại người trong xã
hội xưa nay. Có bài thơ, ông nói về khôn, dại trong thiên hạ:
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn người đến chốn lao xao "
Nơi vắng vẻ là sống với ruộng vườn, thoát vòng danh lợi. Chốn lao xao là chốn bon chen,
giành giật. Cũng là hai cách sống
đối lập của hai loại người trong xã hội.
Tám câu còn lại nói về một nguyên lý đạo đức, một tiêu trí về triết lý nhân sinh. Ông
sống giữa thời loạn lạc, vì thế điều ông
nói là cả một sự chiêm nghiệm lịch sử và xã hội. Là bài học về đạo lý và nhân sinh. "Đường
đời rất gập ghềnh, Lòng người
rất hiểm nghèo". Ý tưởng không có gì mới lạ, trước đó mấy nghìn năm, mấy trăm năm đã có
người nói. Cái hay là ở hai câu
cuối bài thơ:
"Quân tử biết răn mình,
C hí thiện làm mẫu mực".
"Chí thiện" là tiêu chuẩn tuyệt đối về các sự lý ở đời. Biết sống đẹp và hướng thiện cũng
là chí thiện. Là quân tử, là kẻ sĩ
phải là người chân chính. N guyễn Bỉnh Khiêm đã sống và ứng xử như vậy. Vì thế ông mới
được ngợi ca là Ông thầy của cả
một thời đại.
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay còn có bức đại tự sơn son thiếp vàng với 4 chữ:
"Như nhật trung thiên" - như mặt
trời giữa bầu trời. Hồ Chủ Tịch dạy cán bộ, đảng viên: "N gười cách mạng phải có đạo đức
cách mạng", phải "cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư". Đó cũng là chí thiện vậy.
Trông bốn bề
1. Trông bến nam bãi tre măt nước,
Cỏ biếc um dâu, mướt màu xanh,
Nhà thôn mấy xóm chông chênh,
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm,
2. Trông đường bắc đôi chòm quan khách,
Rườm rà cây xanh, ngất núi non,

Lúa thành thoi thóp bên cồn,
Nghe thôi ngọc địch véo von trên lầu
3. Non đông thấy lá hầu chất đống,
Trĩ xập xoè, mai cũng bẻ bai
K hói mù nghi ngút ngàn khơi,
Con chim bạt gió, lạc loài kêu sương.
4. Lũng Tây thấy nước dường uốn khúc,
Nhạn liệng không, sóng giục thuyền câu,
Ngàn thông chen chúc khóm lau,
Cánh ghềnh thấp thoáng người đâu đi về,
(Trích bản dịch "Chinh phụ ngâm")
I. Tác giả, dịch giả
1. Tác giả
Đặng Trần Côn sống vào nửa đầu thế kỷ 18 người Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, là một
danh sĩ hiếu học tài ba.
2. Dịch giả
Hiện có bốn bản dịch Chinh phụ ngâm. Bản dịch lưu truyền rộng rãi lâu nay, được đánh
giá là hay nhất - nhiều ý kiến vẫn
cho là của Đoàn Thị Điểm (?) - Bà sinh năm 1705, mất năm 1748, quê ở Giai Phạm, Hưng
Yên, là một người phụ nữ có
nhan sắc, có học vấn và có tài thơ. Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, bà còn để lại tập
truyện chữ Hán "Truyền kì tân phả"
và nhiều thơ phú khác.
II. Tác phẩm
- Đặng trần Côn viết Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán theo điệu cổ Nhạc phủ có câu dài 5
từ, 7 từ, lại có câu 8, 9, 10 từ.
- Bản dịch thơ theo điệu ngâm song thất lục bát, dài 40 câu.
Nội dung tác phẩm:
Thế kỷ 18, nội chiến, loạn lạc kéo dài. Chinh phụ ngâm nói lên nỗi niềm nhớ thương, lo
lắng, mong mỏi và khao khát

hạnh phúc của người thiếu phụ trẻ có chồng đi chinh chiến miền xa, và miêu tả cảnh sống cô
đơn, vất vả của nàng ở quê
hương, cảnh gian khổ hiểm nguy của chồng trên chiến địa.
- Chủ đề:
Chán ghét chiến tranh, niềm khao khát hạnh phúc, sum họp lứa đôi, được sống yên vui
trong cảnh thanh bình là chủ đề của
"Chinh phụ ngâm".
III. Trích đoạn "Trông bốn bể"
1. Đoạn thơ dài 16 câu nói lên nỗi đợi chờ trông ngóng đến mòn mỏi của nàng chinh phụ
trong những năm dài
chồng đi chinh chiến miền xa. Cứ 4 câu là một cảnh cũng là một nét của nỗi lòng trông
ngóng đợi chờ. Mỗi cảnh là
một phương hướng, trong một mùa. Có nam, bắc, đông, tây. Có xuân, hạ, thu, đông. Bút
pháp miêu tả ước lệ tượng trưng,
cấu trúc cân xứng, qui phạm theo "tứ bình".
a. Mùa xuân đến, người vợ trẻ "trông bến nam", chỉ thấy một màu xanh của "cỏ biếc
um", của "dâu mướt" mà thôi. Thấy
nhà thôn "chông chênh" xa gần mấy xóm, thấy "đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm". Sắc
của cỏ, dâu thì mơn mởn. Cảnh đàn
cò kết bầy kết đôi. Ngoại cảnh ấy gợị lên trong lòng nàng chinh phụ còn trẻ nhiều khao
khát, mong đợi. Tủi cho thân phận cô
đơn.
b. Mùa hè đến nàng "trông đường bắc" nhìn xa chỉ thấy "rườm rà cây ngất núi non", mịt
mù: trông gần chỉ thấy "đôi chòm
quan khách" cũng gợi tả nỗi buồn lẻ loi đơn chiếc. Câu thơ "Lúa thành thoi thóp bên cồn"
cũng mượn ngoại cảnh ngọn lúa
bay rập rờn trước gió bên bờ thành để đặc tả nỗi ám ảnh buồn thương tiêu điều của nàng
chinh phụ. Nàng chợt nghe thấy
tiếng sáo ngọc ngân lên véo von, dồn dập. Cũng là âm thanh gợi nhớ, gợi thương, não nùng
thê thiết!

"Lúa thành thoi thóp bên cồn
Nghe thôi ngọc địch véo von trên lầu".
c. Mùa thu đến nhìn về phương đông, nàng thấy lá rụng "chất đống" tàn tạ buồn thương.
Trĩ từng đôi "xập xoè", khóm mai
"bẻ bai" uốn lượn. Câu thơ "Trĩ xập xoè, mai cũng bẻ bai" là một nét vẽ tương phản đầy ấn
tượng. Cỏ hoa, chim chóc được
sánh đôi múa lượn còn nàng thì gối chiếc chăn đơn. Nàng càng thêm sầu tủi, cô đơn lẻ loi
hơn bao giờ hết khi nghe tiếng nhạc
lạc bầy kêu lên trong màn sương khói mịt mù:
"K hói mù nghi ngút ngàn khơi,
Con chim bạt gió lạc loài kêu sương".
Ngọn gió thu lạnh thổi bạc cánh nhạc lạc bầy. Và đó cũng là bão táp chiến tranh làm cho
những lứa đôi trở nên lẻ loi, đơn
chiếc, lạnh lùng. N àng chinh phụ còn thổn thức thương mình bao nhiêu lại thương chồng
nơi ải xa trong dãi dầu sương tuyết
bấy nhiêu.
d. Mùa đông đến, nàng lại nhìn về phương tây, nhìn về Lũng Tây bãi chiến trường núi
xương, sông máu Nàng chỉ nhìn
thấy sông nước mịt mù, ngàn thông, rừng lau trùng điệp. Cánh nhạn và bóng người thấp
thoáng là hai nét vẽ đầy ấn tượng.
Nhìn cánh nhạn, cô phụ ngỡ là cánh nhạn đưa thư. N hìn về phía bên ghềnh, thấy thấp
thoáng "người đâu đi về", chinh phụ
tưởng là người chồng thân yêu từ chiến trường xa trở về Nhớ quá, thương nhiều, đợi chờ,
mòn mỏi, nên chinh phụ mới cảm
nhận hư ảo ấy. Hy vọng lắm nên càng thất vọng nhiều. Càng thất vọng lại càng sầu tủi!
"Ngàn thông chen chúc khóm lau,
Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về".
2. Nét đặc sắc nghệ thuật
a. Màu sắc cổ diển: Cảnh vật mang tính ước lệ tựơng trưng (ngọc địch, mai, trĩ, nhạn,
thuyền câu, thông, lau, Lũng Tây,

bóng người ), cấu trúc cân xứng: Xuân, hạ, thu, đông; nam, bắc, đông, tây. Lối diễn đạt
cũng hài hoà cân xứng:
Trông bến nam
Trông đường bắc
Non đông thấy
Lũng tây thấy
b. Tả cảnh ngụ tình đặc sắc, điêu luyện. Thi sĩ mượn ngoại cảnh 4 phương trời, 4 mùa
xuân, hạ, thu, đông; lấy cỏ, dâu,
lúa, thông, lau, bãi, núi, sông, ghềnh; lấy khói mù, sương gió, lấy đàn cò, chim trĩ, chim
nhạn, v.v bấy nhiêu nét vẽ ngoại
cảnh đều góp phần đặc tả tâm cảnh, khắc hoạ nhữmg biến thái, những rung động trong tâm
hồn, những nhớ mong thương
nhớ, đợi chờ, cô đơn, hy vọmg để rồi thất vọng thêm sầu tủi
c. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng và biểu cảm. Các từ chỉ màu sắc (cỏ biếc um dâu mướt
màu xanh Khói mù nghi
ngút ngàn khơi ), các từ láy tượng thanh tượng hình (chông chênh, rườm rà, thoi thót, véo
von, xập xoè, bẻ bai, nghi
ngút, chen chúc, thấp thoáng) được thi sĩ vận dụng rất thần tình, cho thấy bút pháp điêu
luyện, sự giàu có về từ ngữ sự phong
phú về trí tưởng tượng tuyệt vời. Đến bản dịch "Chinh phụ ngâm", ngôn ngữ dân tộc trở nên
trong sáng, mềm mại, giàu có và
đẹp đẽ vô cùng.
d. Vần điệu, âm điệu, nhạc điệu
Thơ song thất lục bát còn gọi là song thất, một điệu ngâm, một thể thơ dân tộc giàu có về
vần điệu, âm điệu, nhạc điệu.
Trong 4 câu thơ "song thất lục bát" có đến 7 tiếng, để gieo vần, vừa có vần chân, vừa có vần
lưng, vừa có vần bằng, vừa
có vần trắc, tạo nên điệu ngâm du dương, réo rắt, trầm bổng, đọc lên nghe rất thú vị (xem
các từ in nghiêng, đọc đúng trọng
âm các từ gieo vần). Sự phối hợp giữa nhịp lẻ và nhịp chẵn ở câu 7 và câu lục bát làm cho

âm điệu thơ, giai điệu thơ biến hoá
đa thành, phức điệu.
3. Kết luận
Đoạn thơ "Trông bốn bề" giúp ta cảm nhận vẻ đẹp văn chương qua bút pháp tả cảnh ngụ
tình và sử dụng ngôn ngữ dân
tộc. Bút pháp điêu luyện, thơ giàu cảm xúc, giàu hình tượng. Lấy thời gian 4 mùa, lấy
không gian 4 phương trời để tả tâm
trạng nhân vật trữ tình, dịch giả đã làm nổi bật nỗi mong nhớ đợi chờ chồng, nỗi buồn cô
đơn của nàng chinh phụ ngâm
trong một thời loạn lạc. Giá trị nhân bản của đoạn thơ lay động mọi tâm hồn người xưa nay.
Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ
(Trích bản dịch "Chinh phụ ngâm")
1 Lòng này gửi gió đông có tiện,
N ghìn vàng xin gửi tới non yên,
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.
2. Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong,
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.
3. Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.
4. Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên,
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
5. Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu
Đoàn Thị Điểm dịch (?)
I. Phân tích
Đoạn thơ dài 20 câu. Nhan đề đoạn thơ "Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ"
do người soạn sách giáo khoa
Văn 10 đặt ra, đó là ý tưởng chính của 20 câu thơ này.
1. Cũng như Lũng Tây, Bến Phì, non Yên là cõi chiến trường, phía Tây Bắc Trung
Quốc xa xôi, nơi "xương phơi trắng
đất", nơi "hồn tử sĩ gió ù ù thổi" rùng rợn thê lương Trong "Chinh phụ ngâm", các đại
danh ấy chỉ là tượng trưng ước lệ hiện
lên trong tâm tưởng người chinh phụ.
Hai câu đầu, nàng chinh phụ muốn nhờ gió đông (mùa xuân) gửi tới chàng đang chinh
chiến tại non Yên, dù mất "nghìn
vàng", nàng vẫn xin gửi đến bao nỗi nhớ thương tràn ngập trong lòng. Một cách nói thiết tha
cảm động:
"Lòng này gửi gió đông có tiện
N ghìn vàng xin gửi đến non Yên "
2. Nỗi nhớ chàng triền miên dằng dặc,dài lê thê, day dứt bồn chồn lo lắng.
Vừa cụ thể vừa trừu tượng, đầy ắp trong lòng suốt đêm ngày. Lúc thì "Nhớ chàng đằng
đẵng đường lên bằng trời". Có lúc
lại là "N ỗi nhớ chàng đau đáu nào xong". Sau vần thơ, sau cái tiếng "đằng đằng", "đau đáu"
là những giọt lệ ứa ra, những tiếng
than thầm, tiếng thở dài ngao ngán cho cảnh ngộ cô đơn, buồn nhớ mà người chinh phụ
đang nếm trải. Cốc nước đắng uống
mãi vẫn đầy ắp!
3. Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cảnh buông lạnh lẽo. Sương tuyết đầy trời. Cái lạnh tê tái lòng người, cái lạnh làm héo
hon, tàn tạ cảnh vật. Liễu và ngô
đồng là hai hình ảnh ẩn dụ nói về nỗi buồn tê tái của người chinh phụ:

"Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô".
Đây là hai câu thơ tả cảnh sương, tuyết cực hay, hiếm có trong thơ ca dan tộc.
Chinh phụ thao thức suốt đêm. Tiếng trùng rả rích "phun mưa", tiếng "chim sâu tường
kêu vẳng, chuông chùa nện khơi", âm
thanh xa gần, thương nhớ bồn chồn. tiếng dế râm ran, tiếng gió nàng trằn trọc lắng nghe để
rồi thương nhớ bồi hồi. Tả nỗi
nhớ trong niềm thao thức cũng thật sâu sắc, não nùng:
"Giọt sương phủ bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi "
Từng canh dài trôi qua. Chinh phụ lắng tai nghe rồi nhìn thấy, hàng tiêu, thấy lá màn gió
thổi bay lên, thấy "Bóng hoa theo
bóng nguyệt lên trước rèm". Đây là bức tranh nói về trăng, hoa mang vẻ cổ điển:
"Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng.
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu "
"Hoa nguyệt nguyệt hoa" "Nguyệt lồng hoa" "Hoa giãi nguyệt" "Trước hoa dưới
nguyệt"- quấn quýt, tựa vào nhau,
lồng vào nhau mà khoe "thắm" trùng trùng lớp lớp. Sử dụng điệp ngữ và phép liên hoàn,
nhân hoá "nguyệt hoa" để diễn tả vẻ
đẹp của trăng hoa đồng thời gợi tả nỗi lòng rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi của những
chinh phụ còn son trẻ
trong những đêm trăng đẹp lạnh lẽo.
II. Tổng kết
Đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. Có hình ảnh âm thanh, có hình ảnh màu sắc, có hình
ảnh tâm trạng - có cảnh lạnh lẽo,
có cảnh não nùng, lại có cảnh trăng, hoa giao hoà, quấn quýt khêu gợi. Tất cả đều hướng về
sự thể hiện nỗi nhớ nhung, sầu
muộn, nỗi buồn thao thức cô đơn, nỗi rạo rực khao khát yêu thương hạnh phúc lứa đôi một

thời son trẻ. Đó là chất nhân văn
đằm thắm.
Các câu thơ tả "nỗi nhớ chàng", tả sương tuyết, tả nguyệt hoa là hay nhất. Người đọc có
thể tìm thấy dấu ấn của nó trong
bài thơ "Hoàng hôn" (Nhật kí trong tù), trong bài "Cảnh khuya" của nhà thơ Hồ Chí Minh
sau này.
Mời trầu
Hồ Xuân Hương
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
I. Tác giả
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Gốc gác gia đình ở Nghệ An
sống nhiều năm ở phường Khán
Xuân, gần Hồ Tây, thành Thăng Long. Bà có tài thơ Nôm, giàu cá tính, một cuộc đời "bảy
nổi ba chìm"!
Tác phẩm hiện còn trên dưới 50 bài thơ Nôm Đường luật và tập "Lưu Hương kí" bằng
chữ Hán.
Hồn thơ dân tộc và phong vị đồng quê là bản sắc thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ của nữ
sĩ có tình yêu thương, quí mến
người phụ nữ, có tâm hồn nồng nhiệt với cuộc sống và thiên nhiên, có thái độ phủ định đối
với lễ giáo phong kiến và các thế
lực thồng trị Một tiếng cười, một tiếng nói trào phúng hóm hỉnh, sâu cay, có lúc trữ tình,
đằm thắm mà chua xót. Thơ lưỡng
ngôn, đa nghĩa rất hàm súc và độc đáo.
II. Lời bình
Không phải là cau vàng, trầu quế mà chỉ là "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi". Một cách
nói khiêm nhường, tình tứ. Câu
thứ hai "Này của Xuân Hương mới quệt rồi", cũng chỉ là cách xưng hô thân mật. Chữ "này"

biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn
vã, chân thành đối với khách. "Mới quệt rồi" - vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu
lộ một tấm lòng chân thành, hiếu
khách. Việc chủ nhân xưng tên "Này của Xuân Hương mới quệt rồi" cho thấy đối tượng
được mời là một văn nhân tài tử từng
có "tình ý" với nữ sĩ . Điều đó cũng cho biết Hồ Xuân Hương viết bài thơ này thời con gái,
vừa duyên dáng, vồn vã trong mời
đón khách đến chơi nhà, vừa biểu lộ một cá tính Xuân Hương, sắc sảo trong ứng xử "có góc
có cạnh".
"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi".
Câu thơ - lời mời trầu - rất hóm hỉnh đã gợi ra trong đối tượng được mời trầu bao liên
tưởng thú vị. Thú vị của mối tình thôn
nữ với chàng thư sinh thuở nào: "Quả cau nho nhỏ - Cái vỏ vân vân - Nay anh học gần -
Mai anh học xa - Lấy anh từ thuở
mười ba - Đến năm mười tám thiếp đã năm con - Ra đường thiếp hãy con son - Về nhà thiếp
đã năm con cùng chàng" - Thú
vị ở sự dao duyên, đưa duyên, ngỏ tình qua miếng trầu chén rượu:
"Có trầu cho miếng đỏ môi,
Có rượu xin chén đẹp môi má hồng".
Thú vị ở sự chân tình "mới quệt rồi" mà lá trầu, quả cau đều là cây nhà lá vườn đậm đà
chân quê:
"Vào vườn hái quả cau xanh,
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu".
Nói rằng thơ Hồ Xuân Hương mang phong vị hồn quê là như vậy.
Hai câu tiếp theo là một lời nói "ướm thử", một cách thăm dò đối tượng - chàng trai mà
cô gái đang mời trầu:
"Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi".
Xin cho được là miếng trầu ngon: miệng thơm, môi cắn chỉ quết trầu, cau, trầu, vôi

"thắm lại" trong cái duyên trầu cau.
Mong miếng trầu này, miếng trầu "chàng" - anh sẽ ăn không nhợt nhạt, vôi đi đằng vôi, lá đi
đằng lá, xin đừng "xanh như lá
bạc như vôi". Câu thơ mang một hàm ý: cô gái mời trầu đã bày tỏ niềm mơ ước thiết tha về
một tình duyên đằm thắm, mặn
nồng, son sắt thuỷ chung. Vừa cầu mong, mơ ước "Có phải duyên nhau thì thắm lại", vừa
như thầm nhắc khẽ "Đừng xanh như
lá, bạc như vôi". Có người cho rằng, qua câu thơ này, cô Xuân Hương đã ngầm răn đe người
khách đang mời trầu - Âu đó
cũng là một cách cảm nhận. Có điều câu thơ đầy ám ảnh như một "dự báo về con đường
tình duyên của nữ chủ nhân mời trầu
này. Câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi" cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ
xẩy ra, chẳng bao giờ "thắm lại"
được!
Miếng trầu là đầu câu chuyện. Duyên trầu cau cũng là duyên đôi lứa Qua mời trầu, Hồ
Xuân Hương nói lên một khát
khao, mơ ước về một tình duyên đẹp, thuỷ chung. Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ
bình dị, mượn miếng trầu để đưa
duyên. Bài thơ mang vị đời và thắm tình người - người con gái làng quê hai trăm năm về
trước.
Tự tình
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm,
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông chùa chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tư văn nhận ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Hồ Xuân Hương

I. Xuất xứ, chủ đề
1. Hồ Xuân Hương có chùm thơ 3 bài với nhan đề "Tự tình". Đây là bài thơ thứ hai trong
chùm thơ ấy. Giọng thơ cay đắng,
buồn tủi điều đó cho thấy nữ sĩ viết bài thơ này trong tâm trạng của người phụ nữ quá lứa
lỡ thì
2. Bài thơ thể hiện tâm trạng cuả tác giả tủi hận về tình duyên mà vẫn thách thức với
duyên số.
II. Phân tích
1. Đề
Thao thức cả đêm dài. Lòng bồn chồn nghe tiềng gà gáy văng vẳng trên bom, từ một con
thuyền trên mặt hồ, trên dòng
sông đưa tới. Nữ sĩ ngồi dậy "trông ra khắp mọi chòm", mọi thôn xóm, chỉ thấy mịt mùng
mà lòng thêm "oán hận" - oàn hận
về con đường tình duyên.
2. Thực
Hai câu 3, 4 đăng đối, phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mõ thảm", tiếng "om" của
"chuông sầu". "Mõ thảm" và
"chuông sầu" là hai hình ảnh ẩn dụ cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của người đàn bà lỡ thì quá
lứa, trắc trở trong tình duyên. Thao
thức trong đêm dài, đau nỗi đau của đời mình như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng
cốc"; tủi nỗi tủi của lòng mình như
"chuông sầu", chẳng đánh "cớ sao om"?. Nỗi đau buồn, sầu tủi như thấm sâu vào đáy lòng,
toả rộng trong không gian, kéo
dài theo thời gian như những đêm dài. Đây là hai câu thơ hay nhất tả nỗi "thảm, sầu" trong
sự trắc trở tình duyên.
"Mõ thảm không khua, mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh, cớ sao om?"
3. Luận
Hai câu 5, 6 đăng đối cũng là để tả tâm trạng "rầu rĩ", tủi giận về con đường tình duyên:
"Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm".
"Trước nghe những tiếng", là những tiếng gì? - Tiếng gà gáy trên bom? Tiếng "chuông
sầu", "mõ thảm" dội lên từ lòng mình.
Càng nghe càng thêm rầu rĩ, buồn tủi. Càng nghe càng "giận", hờn về tình duyên. Tình
duyên được ví với trái cây, không còn
"non xanh má phấn" nữa mà đã chín "mõm mòm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi. Cũng có
nghĩa là đã quá lứa, đã lỡ thì! Trong
câu thơ có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, than thân, trách phận, buồn tủi về con đường tình
duyên. Hồ Xuân Hương thương
mình, thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ.
4. Hai câu kết
Như một sự thách đố với số phận, với duyên số:
"Tài tử văn nhân ai đó ta?
Thân này đâu đã chịu già tom?"
Vừa nghi vấn, vừa cảm thảm, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn tin vào tài năng
của mình có thể xoay đổi được
duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6, nữ sĩ
viết: "Sau giận vì duyên để mõm
mòm", câu 8, bà lại nói:"thân này đâu đã chịu già tom!". "Già tom" nghĩa là rất già, già hẳn.
Một cách "nói cứng", thể hiện
một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ "Tự tình" cũng như tìm hiểu
cuộc đời của nữ sĩ, về
mặt tình duyên ta thấy hạnh phúc lứa đôi chưa một lần mỉm cười với bà. Người đọc mãi mãi
cảm thông với những
sầu tủi, cay đắng, oán hận của nữ sĩ, của những người phụ nữ duyên ôi phận hẩm, quá lứa
lỡ thì.
Bài thơ gieo vần "om”, 5 vần thơ, vần nào cũng tài tình: "bom - chòm - om - mòm -
tom". Vần nào cũng hóc hiểm, tạo nên
âm điệu như thắt, như nén lại cái "oán", cái "hận", cái "ngang bướng" của một tâm trạng,
một cá tính rất Xuân Hương. Duyên

số và hạnh phúc - đó là vấn đề ám ảnh chúng ta khi đọc thơ "Tự tình" này của Hồ Xuân
Hương.
Cảnh chùa chiền
(Trích "Sơ kính tân trang")
Phạm Thái
I. Tác giả
Phạm Thái (1777 - 1813) hiệu là Chiêu Lì, quê ở Hà Bắc. Công danh lận đận, tình yêu dở
dang. Cuôc đời Phạm Thái đầy
bi kịch. Ông để lại "Sơ kính tân trang", "Văn tế Trương Quỳnh Như", bài "Chiến tụng Tây
Hồ phú" và một số thơ nôm khác.
"Sơ kính tân trang" cho thấy Phạm Thái là nhà thơ của tình yêu lãng mạn, của sự bộc lộ "cái
tôi" trong thơ ca rất mới mẻ, báo
hiệu thời kỳ cận đại.
II. Tóm tắt
"Sơ kính tân trang" nói về một chuyện tình như sau:
Trương Công quê ở Kiến Xương, Sơn Nam. Phạm Công quê ở Từ Sơn, Kinh Bắc. Một
người là võ quan, một người là
quan văn kết bạn tâm giao. Họ ước hẹn, nếu sau này, một người sinh được con gái, một
người sinh được con trai thì sẽ kết
thành thông gia. Họ Trương trao cho họ Phạm một chiếc gương vàng và được tặng lại một
chiếc lược ngọc, để đính ước. Sau
đó, Phạm Công sinh con trai đặt tên là Phạm Kim, Trương Công sinh con gái, đặt tên là
Trương Quỳnh Thư.
Xảy ra quốc biến, Phạm Công chết, cơ nghiệp tan nát. Phạm K im lớn lên định nối chí
cha, nhưng mọi sự bất thành, chàng
đi du ngoạn thăm thú các danh lam thắng cảnh. Chàng tới miền Thú Hoa Dương, thấy cảnh
đẹp nên thơ, bèn lưu lại. Chính tại
đây chàng hạnh ngộ Trương Quỳnh Thư đang sống cùng cha mẹ nàng ở kề bên. Và được
Hồng Nương hết lòng giúp đỡ,
Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư trao đổi thư từ, thơ phú cho nhau. Mến vì sắc, trọng vì tài

nên hai người yêu nhau. Phạm
Kim có việc, phải trở lại quê nhà, trong khi đó lại có viên đô đốc ở Kinh kì đến hỏi Trương
Quỳnh Thư làm vợ. Nàng vội gửi
thư báo tin cho Phạm Kim biết. Chàng vội đến Thú Hoa Dương gặp người yêu. Cả hai
người đều bế tắc. Họ chia tay trong
nước mắt và hẹn ước sang kiếp sau nên vợ nên chồng - Sau đó Trương Quỳnh Thư tự tử.
Phạm Kim cũng vô cùng đau
buồn, ốm nặng, chán đời, chàng bỏ đi tu.
Trương Công từ quan về quê, lấy vợ lẽ, sinh được một người con gái, đặt tên con là Thụy
Châu. Lớn lên Thụy Châu càng
xinh đẹp và vô cùng phóng khoáng, cải dạng làm trai, tu luyện như một đạo sĩ và hành
hương ngao du khắp mọi miền, thăm
thú cảnh đẹp. Một lần, Thụy Châu đến Kim Sơn thì tình cờ gặp Phạm Kim. Hai người đàm
đạo, xướng hoạ thơ phú. Lúc chia
tay, Phạm Kim cứ đinh ninh Thụy Châu là một cô gái, chàng ngẩn ngơ bỏ cả tu hành. Phạm
Kim trở lại Thú Hoa Dương viếng
mộ Trương Quỳnh Thư, một đêm trăng đẹp nghe tiếng đàn mà chàng nhận ra Thụy Châu.
Hai người tâm sự, cùng đem gương
vàng lược ngọc ra đối chiếu Trương Công vui lòng cho hai người lấy nhau và khuyên
Phạm Kim nên gắng sức học hành.
Vui duyên mới, nhưng Phạm Kim vẫn buồn thương Trương Quỳnh Thư. Chàng nói với
Thụy Châu về mối tình cũ. Thụy Châu
liền giơ bàn tay có dấu hai chữ "Quỳnh Thư". Phạm Kim ứa lệ mới biết Thụy Châu là hậu
thân của Trương Quỳnh Thư
III. Chủ đề
"Sơ kính tân trang" ca ngợi mối lương duyên của tài tử giai nhân và niềm khát vọng trong
tình yêu son sắc chung thuỷ.
IV. Phân tích đoạn "Cảnh chùa chiền"
1. Đoạn thơ "Cảnh chùa chiền" tả lại những cảnh đẹp và những con người mà Phạm Kim
đã thăm thú đã gặp trên con

đường mưu đồ đại sự, sau khi Phạm Công - cha chàng đã mất.
2. Đoạn thơ có hai cảnh đầy ấn tượng
a. Cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình
- Cảnh đền Hùng:
"Lên Hùng Vương rất non cao,
Mấy dương ngóc ngách, mấy cầu chông chênh"
- Cảnh Yên Tử:
"Vào Yên Tử rất non cùng,
Đàn xô nước suối, phách giong cây rừng".
- Cảnh Kính Chủ (Đông Triều, Quảng N inh):
"Đá sực sực, nước cồn cồn,
Chênh vênh cửa động, chon von mái chùa".
Phạm Thái có một cách viết rất mới lạ, có thể nói, ông tạo ra những câu thơ đảo ngữ, siêu
cú pháp: "Lên Hùng Vương rất
non cao", hoặc "Vào Yên Tử rất non cùng". Cảnh suối rừng núi non hùng vĩ hiện ra vô cùng
kì thú. Các từ láy tạo nên những
vần thơ đầy hình tượng và giàu âm điệu: "ngóc ngách", "chông chênh", "sực sực", "cồn
cồn", "chênh vênh", "chon von",
b. Nhà tu hành dưới mái chùa xưa
Phạm Thái miêu tả những nhà tu hành dưới mái chùa xưa vừa bằng nụ cười châm biếm
vừa bằng cái nhìn lãng mạn. Tình
yêu có một mãnh lực, một ma lực ghê gớm có thể làm cho các nhà tu hành phải cởi áo cà sa
để trở về cõi tục, về sống giữa
"vườn trần" đông vui với bao lạc thú:
"Sài Sơn tựa áng phồn hoa,
Sư huynh chải chuốt, vãi già đong đưa.
Ra vào tiểu gái lẳng lơ,
Long lanh mắt liếc say sưa miệng cười "
Giữa cảnh phồn hoa, từ sư huynh, vãi già đến tiểu gái đã "lột xác" hoàn toàn, họ trở thành
những con người trần tục hoàn

toàn: ham sống và ham yêu.
Có lúc nhà thơ ngẩn ngơ, tiếc nuối cho những giai nhân "lạc lối" vào con đường tu hành.
Đó cũng là cái nhìn lãng mạn:
"Người cung nữ tuổi xuân xanh,
Đem thân bồ liễu, đổi cành đàn na
Tu hành đấy có sư cô,
Dễ đem nghìn nén mà mua tiếng cười?".
Tóm lại, Phạm Thái là nhà thơ của tình yêu. Mối tình của Phạm Kim với Quỳnh Thư -
Thụy Châu là một thiên diễm tình.
"Sơ kính tân trang" chỉ dài có 1482 câu thơ lục bát, có xen một vài bài thơ xướng hoạ nhưng
đã đóng góp cho nền thơ ca dân
tộc nhiều đoạn thơ tả cảnh, tả tình tràn đầy màu sắc lãng mạn. Phạm Thái không chỉ phản
ánh cảnh ăn chơi sa đọa của tầng
lớp nhà chùa trong thế kỷ 18, 19 ở nước ta mà còn khẳng định một sự thật ở đời: tình yêu
lứa đôi là chuyện đẹp nhất ở vườn
trần và có một sức mạnh ghê gớm. Đó là cái nhìn lãng mạn, là bút pháp lãng mạn của Phạm
Thái.
Nguyễn Du và Truyện Kiều
I. Tác giả
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiện, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất
thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn N
ghiễm, đỗ tiến sĩ làm tể tướng. Anh là
Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa.
Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt "mười năm gió
bụi" rồi về sống ở Hà Tĩnh quê
nhà, sống ẩn giật, tự xưng là "Nam Hải điếu đổ", "Hồng Sơn liệp hộ".
Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới. Năm 1802, Gia Long triệu ông ra àm quan
cho nhà Nguyễn. Năm 1813,
Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, có lúc giữ chức Tham tri bộ Lễ, Cần

chánh điện đại học sĩ.
II. Tác phẩm
1. - Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh).
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)

×