Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Những TP nên tránh khi mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.3 KB, 7 trang )

Những thực phẩm nên tránh khi mang thai
Thứ ba, 20/5/2008, 10:46 GMT+7
Khi mang thai người phụ nữ cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng và nên tránh những loại thực
phẩm không có lợi cho sức khỏe và thai nhi dưới đây.
Rượu
Rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khỏe con người. Việc uống rượu với phụ nữ mang thai sẽ gây nên những tổn hại
khôn lường đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nó sẽ gây nên những tác động xấu đến chức năng của bộ não, là
nguyên nhân gây nên hiện tượng sảy thai và sinh non.
Khi mang thai, phụ nữ không nên uống rượu vì nó sẽ gây nên những tổn hại khôn lường đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Các món gỏi, các món ăn chưa nấu chín kỹ
Các món gỏi hay những món ăn chưa được nấu thật kỹ đôi khi là "khoái khẩu" của nhiều người. Nhưng những món
ăn đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại đối với sức khỏe con người, nhất là phụ nữ mang thai.
Bạn không chỉ dễ bị đau bụng mà còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và sán. Cho nên phụ nữ mang thai chỉ nên ăn
những món ăn đã thực sự được nấu chín kỹ, ngay cả khi ăn trứng bạn cũng cần luộc kỹ. Bên cạnh đó, không nên ăn
những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Xúc xích và các loại đồ hộp
Bạn chỉ nên ăn xúc xích hay các loại đồ hộp sau khi đã đựợc hâm nóng hay nấu chín lại. Tuyệt đối không sử dụng
chúng như những đồ ăn nhanh, bởi như vậy bạn sẽ dễ bị một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene xâm nhập
vào cơ thể, gây nên hiện tượng sảy thai, sinh non
Các loại thực phẩm từ bơ, sữa chưa diệt khuẩn
Bơ sữa là những loại thực phẩm thường được các bà bầu rất ưa chuộng, do nó có chứa nhiều can -xi, phốt- pho và
vitaminD rất cần thiết cho sự phát triển bộ xương của bé.
Tuy nhiên sẽ thật sai lầm nếu sử dụng bơ sữa hay những loại sản phẩm chế biến từ bơ sữa mà chưa qua quá trình
diệt khuẩn. Bởi khi đó rất có thể trong nó vẫn tồn tại nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người.
Thực phẩm gây dị ứng
Bà bầu trong giai đoạn mang thai, nên tránh ăn những loại thực phẩm kể trên và đặc biệt nên loại trừ các món ăn
gây dị ứng cho cơ thể.
Không thể chỉ tên đích xác loại thực phẩm nào gây dị ứng cho bạn, bởi điều này phụ thuộc phần lớn vào yếu tố cá
nhân của từng người như do giene di truyền hay do thể trạng sức khỏe hiện tại của bạn
Theo
Chăm sóc sức khỏe cho thai phụ


Thứ tư, 12/3/2008, 14:40 GMT+7
Để bé chào đời khỏe mạnh, thông minh người mẹ cần biết cách đầu tư ngay từ khi mang thai. Dưới đây là những
thông tin mà các bà mẹ đã và đang chuẩn bị làm mẹ cần cập nhật.
1
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, bạn có thể dự đoán ngày khai hoa nở nhuỵ, nghe nhịp tim, quan sát
bé khi còn trong bụng mẹ
Việc chăm sóc sức khỏe cho thai phụ hiện nay rất thuận tiện bởi có sự hỗ trợ của thiết bị y tế hiện đại
Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà chỉ người mẹ mới làm được cho các thiên thần nhỏ. Đó là tạo nên hình hài
khỏe mạnh và nền tảng cơ bản cho mầm sống mới sau khi chào đời.
Một số lời khuyên sau giúp các thai phụ nuôi con khỏe mạnh từ khi còn trong bụng mẹ.
Chế độ ăn uống lành mạnh đúng nghĩa
Thai nhi được nuôi dưỡng và phụ thuộc hoàn toàn vào việc người mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng. Thông qua ăn uống,
thai phụ sẽ bổ sung năng lượng, dinh dưỡng để tăng cường cung cấp máu cho bào thai phát triển, nhất là giai đoạn
cuối thai kỳ.
Trong ba tháng đầu, cơ thể thai phụ có một số thay đổi và thường bị ợ nóng, nôn mửa
Ngoài ra, do dị ứng với một số thực phẩm, cơ thể không dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Trường hợp
này cần bổ sung thực phẩm thay thế có hàm lượng dinh dưỡng tương đương hoặc thay đổi cách chế biến.
Chẳng hạn, nếu không ăn cá, bạn có thể chọn thịt, chả cá, đậu hũ Ngoài ra, thai phụ cần đến gặp bác sĩ dinh
dưỡng để được tư vấn thực đơn phù hợp.
Một khẩu phần ăn lành mạnh phải hội tụ đủ các thành phần:
Protein: Mỗi ngày bạn cần khoảng 70g chất này. Cá thịt nạc, đậu nành, sữa và trứng chứa rất nhiều chất này. Axit
amino có trong protein rất cần cho việc xây dựng tế bào của cơ thể, đặc biệt là thai nhi tháng thứ tư trở đi.
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào thần kinh, cuống rốn, cơ và các enzyme. Chúng cũng quan trọng đối
với xương và răng của thai phụ. Cần hấp thụ khoảng 1.000 - 1.300mg canxi/mỗi ngày. Nếu không, thai phụ sẽ dễ bị
chuột rút, loãng xương vì thai nhi rút lượng khoáng chất này mỗi ngày.
Canxi có nhiều trong sữa, sữa chua, cá trích, đậu hũ
Hợp chất carbihydrate giúp bà bầu không mệt mỏi, ngừa táo bón. Ngũ cốc, mì sợi, các loại hạt, rau quả tươi chứa
nhiều hợp chất này.
Bổ sung axit folic: Trong ba tháng đầu, thai phụ nên uống viên bổ sung axit folic vì nó cần thiết cho quá trình hình
thành tế bào mới. Nếu thiếu axit này, thai nhi dễ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh trung ương, thai lưu

Sắt, khoáng chất và vitamin: Trong thai kỳ, nên ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, gan, hạt điều Cần
uống thêm viên bổ sung sắt để tránh thiếu máu. Vitamin C trong nước cam giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng hơn.
Điều tốt đẹp cho mẹ và cho bé
Nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn. Như thế, lượng máu, nhịp tim và các dây chuyền trong cơ thể sẽ hoạt động hài
hòa, tốt cho thai nhi
Tập luyện thường xuyên giúp cơ thể người mẹ dẻo dai hơn, giảm đau lưng, chân và có thể chịu đựng sức nặng của
bào thai ngày càng lớn.
Tránh xa những yếu tố tác động tiêu cực lên cả mẹ lẫn con: uống rượu, hút thuốc lá hoặc ở gần người hút thuốc.
Không dùng nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường vì có làm tăng trọng nhanh, dẫn đến tiểu đường.
2
7 nguyên tắc ăn uống khi mang thai
Thứ sáu, 7/3/2008, 08:39 GMT+7
Việc ăn uống khi mang thai rất quan trọng cho sự phát triển và hình thành của bé. Các bà bầu cần ghi nhớ
những điều sau.
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống - cho dù bạn vẫn ăn tốt
Hầu hết các bà bầu đều cần gia tăng hàm lượng protein, một số vitamin và khoáng chất như axit folic và sắt, canxi.
Hạn chế đồ ăn nhanh do nó không cung cấp nhiều calo. Ăn tốt hơn không hẳn là ăn nhiều hơn. Bạn chỉ cần nạp
khoảng 300 calo mỗi ngày.
2. Không ăn gỏi, hàu sống và pho mát mềm
Bạn sẽ cần phải tránh xa đồ hải sản sống, sữa chưa qua tiệt trùng hoặc pho mát mềm, đồ ăn chưa nấu chín. Tất cả
đều là nguồn vi khuẩn có thể gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn.
Một số loài cá chứa nhiều thủy ngân gây hại cho não của bào thai. Hạn chế ăn cá ngừ, cá thu, cá biển.
Bà bầu cần chú ý trong việc ăn uống
Bạn cũng không nên uống cocktail. Sử dụng chất cồn trong quá trình mang thai sẽ gây các biến chứng thể chất, làm
giảm khả năng học hỏi và gây trục trặc về tâm lý cho trẻ. Nên từ bỏ rượu hoàn toàn khi mang thai.
Cũng không nên dùng đồ uống có caffeine. Uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể dẫn tới sảy thai, con nhẹ cân và
cả thai chết lưu. Caffeine có thể nằm trong trà, cola, ca cao, các đồ uống có gas và cả chocolate.
Nên dùng đồ uống như sữa không béo, nước quả tươi hoặc nước lọc thêm lát chanh.
3. Không ăn kiêng khi mang thai
Việc ăn kiêng lúc có bầu sẽ vô cùng có hại cho bạn và đứa con đang hình thành. Nhiều chế độ giảm cân sẽ khiến bạn

thiếu sắt, axit folic và các khoáng chất, vitamin quan trọng khác. Nhớ rằng việc tăng cân là một dấu hiệu tốt của một
bà bầu khỏe mạnh. Những ai ăn tốt và tăng cân thích hợp sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
4. Bắt đầu bổ sung vitamin, khoáng chất
3
Khi mang thai các bà bầu cần bổ sung vitamin, canxi và các khoáng chất
Các viên vitamin bổ sung sẽ đảm bảo bạn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đảm bảo vitamin chứa 600-800
microgram axit folic. Thiếu loại vitamin B này sẽ dẫn tới dị tật thai nhi. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, bạn còn cần bổ
sung sắt và canxi. Tuy nhiên, tránh dùng quá liều vitamin và khoáng chất, nó có thể gây hại cho con bạn.
5. Tăng cân vừa phải
Nhìn chung, bạn nên tăng từ 11 kg đến 15 kg nếu bạn bắt đầu thai kỳ bằng số cân chuẩn. Còn nếu bạn bị thiếu cân
trước khi mang bầu, bạn nên tăng khoảng 12-18 kg. Những ai đã bị thừa cân khi mới bắt đầu thì chỉ cần tăng khoảng
6-11 kg.
Thời điểm bạn tăng cân cũng quan trọng như số cân tăng. Bạn nên tăng ít cân nhất trong quý đầu, khoảng 1-2 kg,
tiếp đến tăng từ từ, và số cân tăng lên nhiều nhất (khoảng 0,5 kg mỗi tuần) trong quý 3, khi đó trẻ phát triển nhanh
nhất.
6. Ăn bữa nhỏ cứ sau 4 tiếng
Cho dù bạn không đói thì con bạn có thể đói, vì vậy cứ ăn mỗi lần cách nhau khoảng 4 tiếng. Nếu bị nôn mửa, chán
ăn, ợ nóng hay khó tiêu, bạn có thể ăn 5-6 nữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn thông thường. Nhưng không bao giờ bỏ bữa.
Dù bạn không đói thì con bạn vẫn cần bổ sung chất thường xuyên.
7. Thỉnh thoảng bổ sung đồ ngọt
Thức ăn chế biến sẵn, snack, bánh ngọt không nên nằm chủ đạo trong thực đơn, nhưng bạn không cần phải từ bỏ
hoàn toàn. Bạn có thể thử một số món ngon mà không gây hại, như bánh chuối, kem trái cây, bánh quy trộn sữa
chua. Thỉnh thoảng ăn bánh kẹo ngọt cũng không gây hại cho bé.
Vì sao nên uống sữa khi mang thai?
Thứ ba, 30/10/2007, 09:47 GMT+7
Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada cho thấy phụ nữ mang thai uống đều đặn hơn một ly sữa mỗi ngày sẽ sinh
ra những đứa con khỏe mạnh hơn các thai phụ không uống sữa.
4
Đó là vì mỗi ly sữa bổ sung sẽ tăng thêm 41gr cân nặng cho thai nhi khi được sinh ra. Ngoài ra, nếu không uống sữa
trong thời gian này, cơ thể người mẹ sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như ảnh hưởng xấu đến sự

phát triển của bào thai.
Uống ít hơn một ly sữa mỗi ngày (nghĩa là thiếu hụt vitamin D) trong thời kì mang thai sẽ làm chậm sự phát triển của
thai nhi, làm thai nhi bị còi cọc khi được sinh ra.
Theo Hướng Dẫn Thực Phẩm để Ăn Uống Lành Mạnh (Canada) - Cannada Food Guide for Healthy Eating - thì một ly
sữa chứa khoảng 2,5 microgram vitamin D, mới chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu hằng ngày vitamin D là 5 microgram
mỗi ngày.
Hầu hết các chất dinh dưỡng có trong sữa đều có thể bổ sung bằng chế độ ăn uống, song riêng với vitamin D thì các
nhà khoa học cho biết sữa là nguồn bổ sung dồi dào nhất.
Và mặc dù, ánh nắng mặt trời cũng là một nguồn bổ sung vitamin D hữu hiệu song nguồn bổ sung này cũng không ổn
định, nhất là vào những ngày, mùa mà có ít ánh nắng mặt trời.
Mang thai - ăn hải sản thế nào cho hợp lý?
Thứ tư, 15/3/2006, 18:33 GMT+7
Các loại hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, không
phải tất cả đều có lợi. Ăn những loại nào, ăn bao nhiêu thì tốt là điều cần quan tâm.
Hải sản là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao, chất béo thấp, acid omega-3 cao cùng nhiều chất dinh dưỡng
khác. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ, những người chuẩn bị có thai, đang có thai hoặc khi đang nuôi
con nhỏ.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra 5 lời khuyên sau trong việc đưa hản sản vào thực đơn của người phụ nữ mang
thai:
1. Không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu đại dương, cá cờ bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
5
2. Ăn khoảng từ 300-400g/2-3 bữa/tuần. 5 loại hải sản có thể ăn thường là: tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá po-lắc
và cá trê biển.
3. Ăn chung, thay đổi các loại hải sản trên.
4. Không ăn cùng một loại quá nhiều trong một tuần.
5. Có thể dùng chung với cá nước ngọt
Phòng chống suy dinh dưỡng bào thai
Written by BS. Nguyễn Thụ
Apr 25, 2008 at 07:47 PM
Người ta cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau

này của đứa trẻ, mà chỉ cần có lời khuyên cho người mẹ cũng có thể đem lại kết quả đáng kích lệ. Đó là:
Tuổi tác của người mẹ
Cơ thể của con người được phát triển và lớn lên trong một quá trình rất dài cho đến 25 tuổi mới thực sự
ngừng lớn và phát triển hoàn toàn, với người phụ nữ cũng vậy. Tuy nhiên với cơ thể của phụ nữ thì tuổi
30 trở đi đã bắt đầu có hiện tượng thoái hóa, già cỗi dần.
Chính vì vậy thời gian thực hiện thiên chức sinh sản, sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ
25 đến 30 tuổi. Nếu đẻ sớm hơn, đẻ trước 25 tuổi sẽ làm cho cơ thể người mẹ ngừng lớn,
ngừng phát triển, vì phải chia sẻ phần mình cho cái thai. Chính vì vậy, ở các nước nghèo, chậm phát triển, đặc biệt là
các nước phương đông, châu Á, do tục lệ gả chồng sớm cho con gái, đã làm cho phụ nữ thấp bé, còi cọc, đứa trẻ đẻ
ra cũng dễ bị còi cọc cho dù người chồng có cao to. Điều này có nghĩa là tầm vóc, chiều cao của người mẹ sẽ quyết
định tầm vóc, chiều cao của các con. Tầm vóc phụ thuộc vào tuổi của người mẹ lúc mang thai. Tuổi của người mẹ
không những ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, mà còn có thể vì tuổi quá lớn vẫn sinh con sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ
không bình thường, bị dị tật bẩm sinh, điển hình là hội chứng Down, tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, nên sau 35
tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn.
Sức khỏe của bà mẹ
Cần chăm sóc thai nhi ngay từ đầu để có những đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ sau này.
Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Trong
thời gian có thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật
bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mạn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi
mới mang thai. Có những bệnh của người mẹ có khả năng lây truyền cho con như giang mai, HIV/AIDS, vì vậy cần
khám sức khỏe, nếu thực sự an toàn khỏe mạnh hãy sinh con.
Có một số bệnh di truyền, mẹ mang các gen bệnh trong người nhưng vì thể ẩn nên không biểu hiện thành bệnh (như
một số các bệnh nột tiết và di truyền, chuyển hóa). Trong trường hợp này bà mẹ cần đến gặp các thầy thuốc nhi khoa
về di truyền học, nội tiết học để có lời khuyên và những biện pháp chẩn đoán sớm, cái thai nào là lành mạnh nên để
sinh, cái thai nào mang mầm bệnh cần chấm dứt sớm để không đẻ ra những đứa con mang bệnh.
Dinh dưỡng của người mẹ
Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng của mẹ, sẽ
theo máu, qua rau thai đến cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con.
Thành phần dinh dưỡng lúc này không phải chỉ cần có số lượng, ăn nhiều và đủ mà mẹ phải ăn có chất mới bảo đảm
sự phát triển của bào thai. Ví dụ, mẹ chỉ ăn đủ no, nhưng bữa ăn toàn chất bột, cơm ngô khoai sắn. Đứa con cũng sẽ

to, nhưng chiều cao sẽ ngắn, lớn lên sẽ thấp lùn. Vì để cấu tạo nên bộ khung xương, cơ thể của trẻ cần có chất đạm,
đó là thịt, trứng, đậu, tôm, cá. Những chất này sẽ xây dựng các tổ chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não thần kinh
trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu,
Mẹ cần phải ăn đủ rau xanh, hoa quả vì trong đó sẽ cho nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng
như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển
6
trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A, v.v
Ở những nước phát triển, không chờ đến khi có thai mới đặt vấn đề chăm sóc bà mẹ mà việc chăm sóc này được làm
sớm hơn nhiều, ngay từ khi còn là một bé gái (bảo đảm ăn uống đủ chất để cơ thể phát triển cân đối, tầm vóc cao
khỏe), có thế mới có được một thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn.
Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai và cho con bú
Bình thường, khi chúng ta lao động đã phải tiêu hao năng lượng, lao động càng nặng thì tiêu hao năng lượng càng
nhiều. Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho
phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Cuối thai kỳ (tức sau 9 tháng 10 ngày), bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ
hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối, và máu hết 7,5kg,
5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.
Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kỳ mang thai như chị em phụ nữ ta hiện nay thì sau sinh con, mẹ không còn gì
để sinh sữa. điều này đã giải thích vì sao ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bà mẹ bị ít sữa, mất sữa sớm, không có
sữa để nuôi con.
Tóm lại, 4 yếu tố trên đây rất có ý nghĩa quyết định đến phát triển bào thai, sức khỏe đứa trẻ lúc ra đời, sức khỏe thể
chất và trí tuệ lâu dài sau này.
Khi nào thì nên siêu âm?
Written by Swu taamf
Sep 24, 2007 at 06:45 AM
7

×