KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930
I. NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG,VĂN HÓA, THẨM MĨ TRONG GIAI
ĐOẠN 1900 - 1930:
1- Lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930
1.1- Tình hình chính trị :
Ðầu thế kỉ XX Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định trên đất nước ta và chuyển sang
khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới. Ðây là thời điểm Pháp cảm thấy có thể yên tâm và phấn
khởi trước cảnh thái bình mà chúng hằng mong đợi. Nhưng đối với ta, đây là những ngày tháng đau
thương, bi đát nhất của lịch sử.
Kể từ sau cái chết của Phan Ðình Phùng (1896), xem như phong trào chống Pháp theo ngọn cờ Cần
Vương đã thất bại hoàn toàn . Thôn xóm, làng mạc Việt Nam tiêu điều xơ xác do kẻ thù tàn phá,
nhân dân phải xiêu tán lưu lạc khắp nơi. Những người tham gia khởi nghĩa trước kia bị giết, bị tù
đày hoặc phải trốn tránh không dám trở về. Trong khi đó, cột sống của chế độ phong kiến cũng bị
sụp đổ. Hàng ngũ giai cấp thống trị tan rã. Cả bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến từ triều
đình đến tỉnh , huyện , làng, xã đều trở thành tay sai cho bọn xâm lược. Mọi quyền hành đều nằm
trong tay Pháp . Tầng lớp trí thức thời phong kiến lúc bấy giờ cũng lâm vào tình trạng sống dở, chết
dở. Những người đã từng tham gia vào phong trào chống Pháp kẻ thì bị giết chết, người bị tù đày
hoặc trốn tránh, có khi phải chạy ra nước ngoài. Có người không chịu được thử thách cuối cùng
phải ra đầu thú, sống nơm nớp trong cảnh tù treo của thực dân. Có người không tham gia chống
Pháp nhưng còn chút liêm sĩ thì lui về sống ẩn dật, bất đắc chí. Họ thường phải cam chịu, bất lực và
đành phải an phận. Cá biệt có một số người ham cuộc sống giàu sang phú quý nên đã cởi bỏ lớp nho
phong , sĩ khí để ra phục vụ cho ông chủ mới
Thế là bộ máy cai trị của Pháp được tổ chức lại theo lối hiện đại hơn, chặt chẽ hơn, có quyền lực
hơn và phá dần cái thế tự triü làng xã ngày trước. Ðể che dấu bộ mặt thật cướp nước, để tuyên
truyền văn minh nước Pháp, bọn thực dân đã đưa ra Hội đồng tư vấn , bày trò dân chủ giả hiệu.
Chúng còn lập Viện Hàn lâm Bắc Kì để dựng lên cái gọi là bảo vệ và phát triển văn hoá .
Trong bối cảnh chính trị phức tạp và đen tối như thế , thanh niên Việt Nam cảm thấy bi quan tuyệt
vọng vô cùng. Họ cũng hết sức chán nản lối học cũ, bởi vì ai cũng nhận ra một điều rất rõ ràng :
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm ông phán
Sáng rượu sâm banh , tối sữa bò
( Chữ Nho - Trần Tế Xương )
Họ quyết định bỏ lối học từ chương, đi tìm đến những tri thức hiện đại mà họ biết được qua sách vở
và báo chí nước ngoài được bí mật đưa vào Việt nam lúc này. Trong số đó tiêu biểu là tân thư, tân
văn. Cũng từ sách vở nước ngoài, họ được tiếp xúc với các luồng tư tưởng tiến bộ, hiểu được tình
hình cách mạng trên thế giới từ đó chọn cho mình một con đường cứu nưóc khác trước. Năm 1900,
Phan Bội Châu đậu giải nguyên. Tên tuổi, danh tiếng, khí phách của ông đã được nhiều người biết
đến và hết lòng ái mộ, nhất là tầng lớp thanh niên. Họ cảm thấy rằng: Con người đó là hiện thân của
tinh thần bài Pháp, của phong trào ái quốc, phong trào vận động cách mạng lúc này.
Phong trào yêu nước lại được diễn ra sôi nổi trong những năm 1905 đến 1908, dưới sự lãnh đạo của
các nhà chí sĩ yêu nước đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Mặc dù chia làm hai phái,
kịch liệt và ôn hoà, nhưng những tổ chức yêu nước này đều nhằm mục đích chung là cứu nước, khôi
phục nền độc lập cho dân tộc. Hoạt động của các tổ chức Duy Tân ở Bắc, Trung và Minh Tân ở
Nam, cùng với nhóm Ðông Kinh Nghĩa Thục đã đưa phong trào cách mạng ở những năm này lên
đến đỉnh cao. Thực dân Pháp lo sợ và tìm cách đối phó. Một cuộc đàn áp dã man những người yêu
nước đã diễn ra. Nhiều chiến sĩ cách mạng bị giết, bị tù đày hoặc phải bỏ trốn ra nước ngoài. Lực
lượng cách mạng bị tan rã. Thực dân Pháp không chỉ khủng bố điên cuồng bằng biện pháp chính trị,
quân sự mà còn chủ trương áp dụng những chính sách văn hoá thực dân để tạo ảnh hưởng lâu dài và
sâu sắc.
Thế nhưng, những người yêu nước vẫn không chịu khuất phục. Họ vẫn tiếp tục hoạt động và tìm cơ
hội để gây dựng lại phong trào. Việt Nam Quang Phục Hội ra đời năm 1912 và tìm cách bắt rễ về
trong nước. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, đặc biệt từ khoảng năm 1922 , cách mạng Việt Nam
lại chuyển biến mạnh mẽ. Xu hướng cách mạng tư sản cũ trước khi chấm dứt với cuộc khởi nghĩa
Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo thất bại, cũng đã có những cố gắng, vừa công khai, vừa bí
mật hoạt động. Cách mạng Việt Nam đã đến lúc phải bước vào phạm trù cách mạng dân chủ mới.
Ngày 03- 02- 1930 , Ðảng Cộng sản Ðông Dương chính thức được thành lập, mở ra một kỉ nguyên
mới, kỉ nguyên cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.
1.2- Tình hình kinh tế :
Ðầu thế kỉ XX , kinh tế nước ta vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Thực dân Pháp thực hiện chính
sách kinh tế thực dân ( bán hàng hoá, khai thác nguyên liệu, cho vay nặng lãi, công nghiệp chỉ phát
triển trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc, đóng khung trong phạm vi cung cấp cho
chính quốc những nguyên liệu hay những sản vật mà chúng thiếu, tăng cường bóc lột , sưu thuế ), từ
đó làm phá sản nông dân và thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt , phục vụ cho các công
trình khai thác của chúng. Kết quả của chính sách nói trên đã kéo nước ta vào quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành thị trường tiêu thụ cho Pháp.
Giao thông buôn bán mở mang, kinh tế hàng hoá phát triển đã tạo ra một thị trường thống nhất từ
Nam đến Bắc. Khách quan đã tạo cơ sở để củng cố sự thống nhất của dân tộc đã hình thành từ lâu
nhưng chưa thật vững. Sự phát triển của giao thông và buôn bán làm mọc lên nhiều thành thị, các
hải cảng được xây dựng, nhiều người từ nông thôn kéo ra thành thị. Nhưng thành thị chủ yếu là
trung tâm thương nghiệp và tiêu thụ, không có tác dụng tích cực đẩy mạnh kinh tế nước ta theo
hướng tư sản hoá.
1.3- Tình hình xã hội :
Xã hội nước ta trước khi Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến phương Ðông. Chính quyền
thuộc về một dòng họ, đứng đầu có vua, trong xã hội có tứ dân. Nông dân giữ vai trò quan trọng về
kinh tế nhưng bị khinh rẻ, bị áp bức bóc lột. Kẻ sĩ được xem như một đẳng cấp đặc biệt, tự nhận và
được xã hội thừa nhận như người cầm chính đạo truyền bá giáo hoá triều đình cho nông dân nhất là
giai đoạn đầu thế kỉ XX .
Khi có mặt thực dân Pháp trên đất nước ta thì mọi cái đã thay đổi. Kinh tế hàng hoá kích thích sự
phát triển của công thương nghiệp làm cho thành thị phát triển, làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới,
phát triển nhiều nghề mới, tầng lớp thị dân phát triển. Tầng lớp thị dân trong các thành phố nhượng
địa được xem là lớp người ngoài tứ dân . Họ có ít nhiều tự do trong đời sống thành thị tư sản. Ðối
với họ thì họ hàng, làng xã, đẳng cấp không còn nhiều ý nghĩa nữa. Giai cấp tư sản từ các tầng lớp
thị dân phát triển dần lên.
Giai cấp tư sản Việt Nam hình thành trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt nên có những đặc trưng riêng.
Ðiều đó cũng ảnh hưởng đến ý thức của giai cấp này. Giai cấp tư sản Việt Nam không sinh ra và
trưởng thành từ cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến Việt Nam mà lại do thực dân Pháp đẻ ra.
Pháp đẻ ra rồi cũng chính chúng chèn ép. Giai cấp tư sản Việt Nam nhiều tính chất mại bản, nặng
thương nghiệp hơn công nghiệp, không lìa bỏ được lối bóc lột phong kiến. Tầng lớp tư sản Việt
Nam thời bấy giờ cũng không có một tinh thần dân tộc vì họ không có một cơ sở kinh tế hùng hậu,
không có kinh nghiệm đấu tranh và không có ý thức giai cấp rõ rệt.
Sự phát triển các đô thị dẫn đến sự phá sản nông nghiệp, làm cho nông thôn tiêu điều xơ xác. Nông
dân kéo ra thành thị ngày càng đông. Một tầng lớp tiểu tư sản nghèo ngày càng phát triển , sống bấp
bênh ở thành thị.
Ở đầu thế kỉ XX , giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành. Do quá trình bần cùng hoá và phá
sản của nông dân , thợ thủ công , giai cấp công nhân có điều kiện để hiểu được nông dân, liên minh
được chặt chẽ với nông dân. Và ngược lại, cũng trên điều kiện hiểu biết ấy , do vị trí lịch sử của giai
cấp vô sản mà nông dân đi theo nó làm cách mạng, bền bỉ và lâu dài.
Trong tình hình xã hội đầy phức tạp và có nhiều đổi mới như thế thì giai cấp phong kiến , vốïn đã
hình thành lâu đời trong xã hội Việt Nam cũng lung lay đến tận gốc. Ðể bảo vệ quyền lợi ích kỉ cho
giai cấp mình, giai cấp phong kiến đã quỳ gối đầu hàng giặc, làm tay sai cho giặc. Hơn thế nữa, họ
còn cấu kết với giặc để quay trở lại đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tuy nhiên ,
trong số họ cũng còn có những người yêu nước, tự tách mình ra khỏi hàng ngũ đó để đi làm cách
mạng theo xu hướng dân chủ tư sản.
Nhìn chung, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có nhiều biến động. Cơ cấu xã hội thay đổi hoàn toàn.
2- Vấn đề tư tưởng , văn hoá , thẩm mĩ
2.1- Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến chuyên chế tập quyền cao
độ. Nhà Nguyễn khi lên ngôi đã duy trì Nho giáo, xem Nho giáo như là quốc giáo, dùng tư tưởng
Nho giáo để thống trị xã hội. Nho giáo đã ràng buộc con người vào tư tưởng mệnh trời. Nho giáo
dùng luân thường đạo lí để giáo dục xã hội, lấy bổn phận tu thân , tề gia, trị quốc, bình thiên hạ làm
kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử. Mục đích của Nho giáo muốn biến con người
trở thành những phần tử đắc lực phụng sự cho nhà nước phong kiến. Ðến khi có sự hiện diện của
thực dân Pháp, tình hình chính trị xã hội đã có nhiều biến đổi nhưng mọi vấn đề nêu trên vẫn được
tồn tại. Kẻ thù muốn duy trì tư tưởng phong kiến lạc hậu để kìm hãm sự phát triển của ta, nhằm tạo
thuận lợi cho việc cai trị của chúng.
Ðến đầu thế kỉ XX , giai cấp phong kiến đã tỏ ra bạc nhược, ươn hèn, cúi đầu làm tay sai cho giặc.
Hàng ngũ giai cấp thống trị tan rã hoàn toàn. Ý thức phong kiến cũng ngày càng thể hiện tính chất
lạc hậu, cổ hủ. Với cách nhìn của các nhà nho tiến bộ thời này, nó là sức mạnh cản trở sự phát triển
của xã hội. Cho nên , các nhà chí sĩ Ðông Kinh Nghia Thục đã chủ trương chốïng lại tư tưởng phục
cổ, sùng bái cổ nhân, giáo điều, có tác hại kìm hãm sự phát triển của trí tuệ. Họ chủ trương làm cho
con người phải từ bỏ tư tưởng sống định mệnh, trở nên can đảm, làm chủ cuộc đời mình, có khả
năng hiểu biết vũ trụ, phất cao ngọn cờ khoa học .
Mặc dù ý thức phong kiến đã tỏ ra thoái hoá, nhưng trong thực tế , ở giai đoaün 1900 - 1930 , nó
vẫn còn cơ sở tồn tại. Ở nông thôn, gốc rễ của nó vẫn còn rất sâu. Ở thành thị thì nó bắt đầu va
chạm với ý thức tư sản vừa mới xuất hiện. Tuy nhiên, phạm vi còn rất nhỏ hẹp , chỉ giới hạn trong
quan hệ đạo đức gia đình và tình cảm cá nhân.
Vào đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản đã ra đời, tư tưởng tư sản cũng xuất hiện. Nó được đưa từ nước
ngoài vào, thông qua các sĩ phu tiến bộ. Ý thức tư sản còn giới hạn trong phạm vi các thành thị và
tỏ ra còn nhiều yếu ớt. Ý thức tư sản trong giai đoạn này còn chịu khuất phục ý thức phong kiến. Sự
xung đột cũng chỉ xảy ra trong phạm vi cá nhân, gia đình là chủ yếu. Vị trí lịch sử của nó không cho
phép nó xung đột với ý thức phong kiến trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị.Tuy nhiên, khi đề cập
đến vấn đề ảnh hưởng của ý thức hệ tư sản Việt Nam đối với sự phát triển của văn học, cũng cần
phải lưu ý rằng: Mặc dù giai cấp tư sản Việt Nam ở giai đoạn này, bản chất là ốm yếu, phát triển
què quặt nhưng đó là sự ốm yếu, què quặt về kinh tế, chính trị, văn hoá. Ðối với công cuộc hiện đại
hoá văn chương Việt Nam, ý thức hệ tư sản đã có một vai trò xúc tác tích cực. Và, theo quan điểm
của Mác : Ý thức hệ thống trị thời đại là ý thức hệ của giai cấp thống trị. Giai cấp nào thống trị xã
hội về mặt vật chất cũng thống trị xã hội về mặt tinh thần, nhưng trong khi chi phối xã hội thì đồng
thời nó cũng là của xã hội và chịu sự chi phối trở lại của xã hội. Qua đó, chúng ta càng thấy rõ vai
trò của ý thức hệ tư sản trong tiến trình hiện đại hoá văn chương ở giai đoaün đầu thế kỉ XX . Ở
đây, khi xem xét vấn đề , chúng ta cũng phải lưu ý một điều là không thể đồng nhất hoàn toàn chính
trị với văn học, nhất là bàn đến ý thức hệ tư sản của giai đoạn này. Giữa chúng có liên quan mật
thiết với nhau nhưng vẫn có quy luật riêng. Và, bằng chứng là khi cách mạng tư sản đã thất bại
hoàn toàn, với cuộc khởi ngĩa Yên Bái, sau năm 1930 văn học chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư sản
đã phát triển mạnh mẽ, mặc dù nó còn mang nhiều hạn chế.
Nhìn chung, đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ ý thức hệ
phong kiến sang ý thức hệ tư sản. Ở giai đoaün 30 năm đầu của thế kỉ, ý thức hệ tư sản chưa đủ sức
làm thay đổi nền văn hoá phong kiến Việt Nam nhưng trong một mức độ nhất định nó đã góp phần
tạo ra những nhân tố thúc đẩy cho sự đổi mới hoàn toàn ở giai đoạn sau, giai đoaün 1930 - 1945 .
Vào những thập niên 20, 30, ý thức vô sản đã bắt đầu xuất hiện. Nó có mặt do hai điều kiện: Aính
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc thông qua sách báo, đặc biệt là
vai trò của Nguyễn Aïi Quốc và một số trí thức tiến bộ đương thời; và sự ra đời của giai cấp vô sản
Việt Nam. Nhưng ảnh hưởng của ý thức hệ vô sản chủ yếu mới chỉ là trên đời sống tư tưởng chính
trị. Ðối với văn học, nhất là văn học giai đoạn này, dĩ nhiên nó có ảnh hưởng, hơn nữa còn tạo ra
những thành tựu đáng kể nhưng chưa có điều kiện để phát triển.
2.2- Trước thế kỉ XX, nền văn hoá nước ta là nền văn hoá phong kiến mang đậm bản sắc Ðông
Nam Á. Về đời sống vật chất, Việt Nam có nghề trồng lúa nước cho nên thức ăn là cơm, thức uống
thì có rượu cũng được chế tạo từ gạo. Khí hậu ở Việt Nam nóng cho nên cách ăn mặc của người
Việt thường giản dị, thoáng mát, làm từ chất liệu thực vật ( tơ tầm , bông vải , đay gai ) . Việc ở
cũng rất cẩn thận, người Việt có thói quen chọn hướng làm nhà, chú ý vai trò phong thủy. Ðất Việt
là vùng sông nước, cho nên phương tiện đi lại cần phải dùng thuyền. Trồng lúa nước thì có tính thời
vụ cao, vì thế người Việt cần phải sống có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành tính cộng đồng
và tính tự trị trong tổ chức xã hội. Lối tổ chức này tạo nên tính dân chủ và tính tôn ti, tinh thần
đoàìn kết và tính tập thể. Khi tiếp thu những luồng tư tưởng nước ngoài, người Việt Nam đã có sự
tiếp biến chứ không có tình trạng xung đột hoặc độc tôn .
Nhìn chung, nền văn hoá Việt Nam được thai nghén và trưởng thành trong cái nôi văn hoá Ðông
Nam Á. Tư tưởng phương Ðông đã ăn sâu vào phong tục, tập quán và tâm khảm của con người. Lối
sống theo làng xã, họ tộc đã tạo nên thế tự trị lâu đời cho người Việt Nam. Con người Việt Nam có
nếp sống chuẩn mực từ trong cách ăn mặc cho đến việc ứng xử. Thế mà đến đầu thế kỉ XX, sự du
nhập của văn hoá phương Tây vào Việt Nam đã làm thay đổi những giá trị cổ truyền của dân tộc.
Văn hoá Việt Nam chuyển dần sang nền văn hoá hiện đại chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
Trên bình diện văn hoá vật chất, ảnh hưởng đáng kể nhất là trong phát triển đô thị, công nghiệp và
giao thông- các lĩnh vực mà phương Tây vốn mạnh.
Về mặt văn hoá tinh thần: Trước kia ở Việt Nam tồn tại ba tôn giáo được du nhập từ nước ngoài.
Ðó là Phật giáo, Nho giáo và Ðạo giáo. Kitô giáo vốn đã xuất hiện ở Việt Nam từ các thế kỉ trước
(XVI ,XVII) , đến giai đoạn 1900- 1930 đã có nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người
Việt Nam. Ngoài ra, còn có những đổi mới trong việc giáo dục, trong lĩnh vực văn tự - ngôn ngữ,
báo chí, văn học nghệ thuật.
Về giáo dục : Ði đôi với những đổi thay về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục ở giai đoạn này cũng
xuất hiện nhiều yếu tố mới. Thực hiện chính sách cai trị thuộc địa, Pháp đã tỏ ra rất khôn khéo trong
vấn đề này. Khi đã bình định xong toàn cõi Việt Nam, chúng chưa bỏ ngay việc học và thi cử bằng
chữ Hán mà tiến hành theo từng bước. Ðầu tiên là bổ sung những bài thi mới vào những kì thi vốn
có từ trước. Cho nên Tú Xương đã mỉa mai :
Bốn kì trọn vẹn thêm kì nữa
Á , ớ , u , Âu ngọn bút chì
( Ði thi )
Mãi đến năm 1919, nhà Nguyễn còn cho tổ chức kì thi Hội cuối cùng. Nhưng các ông nghè, ông cử,
ông cống thời đó chỉ có danh hiệu mà thôi, chứ không được bổ dụng vào các ngạch quan lại như
trước nữa. Dần dần, các trường dạy chữ Nho bị đóng cửa. Các giáo chức đều bị bãi bỏ. Thay thế
vào đó Pháp đã ban bố học chính tổng quy ( 1918 ). Bắt đầu từ lúc đó, chính quyền thực dân kiểm
soát tất cả công việc về giáo dục. Tiếng Pháp được dạy trong nhà trường ngày càng phổ biến rộng
hơn. Từ năm thứ hai, thứ ba học sinh phải học tiếng Pháp.
Mục đích của Pháp là hướng tới việc đào tạo lớp người làm tay sai cho chúng. Pháp không hề đặt ra
nhiệm vụ phát triển trình độ dân trí. Và, những đổi thay về giáo dục ấy đã dẫn đến kết quả là tỉ lệ
người đi học so với dân số còn rất ít. Hầu hết học sinh là con em của tầng lớp giàu có hoặc con em
của người dân thành thị có điều kiện thuận lợi trong việc học tập.
Chữ quốc ngữ : Chữ quốc ngữ ra đời từ thế kỉ XVII, là thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ Bồ Ðào
Nha, Ý, Pháp trong đó công lao lớn nhất thuộc về linh mục Alexandre de Rhodes. Cuối thế kỉ
XIX, chữ quốc ngữ đã được người Pháp mang ra phổ biến nhưng bị sự phản ứng quyết liệt của các
nhà nho, cũng như những người yêu nước Việt Nam. Nó bị xem là thứ chữ của quân xâm lược.
Sang đầu thế kỉ XX, những sĩ phu yêu nước trong phong trào Duy Tân nhận thấy những ưu điểm
của chữ quốc ngữ đã cổ động sử dụng chữ quốc ngữ. Tác giả Văn minh tân đọc sách viết : Phàm
người trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên, để cho trong thời gian vài
ba tháng đàn bà, trẻ con đều biết chữ Ðó thực là là bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn vậy
[ 43/ 76]. Nhưng đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi Hán học mất địa vị chính thống và
trong xã hội đã hình thành những yêu cầu mới, những thành phần công chúng mới thì chữ quốc ngữ
mới được xem là thứ chữ của dân tộc. Việc đổi mới chữ viết đã mang nhiều ý nghĩa lớn, nó không
chỉ tạo điều kiện dễ dàng trong việc học, viết , đọc mà còn cung cấp phương tiện hiện đại cho nền
văn học mới.
Về văn học : Việc phổ biến sử dụng chữ quốc ngữ cũng góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát
triển nền văn xuôi Việt Nam Nền văn học trung đại Việt Nam chưa chú ý phát triển văn xuôi. Ở
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đã có xuất hiện những sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của
Trương Vĩnh Kí và Huỳnh Tịnh Của . Nhưng đây chỉ là những mò mẫm ban đầu, những thí nghiệm
lẻ loi chưa có tính chất phổ biến. Sang đầu thế kỉ XX , văn xuôi Việt Nam mới thể hiện những tiến
bộ rõ rệt. Bên cạnh đó, do có sự tiếp xúc với văn học phương Tây mà nền văn học Việt Nam giai
đoạn này đã xuất hiện thể loại mới: Thể loại tiểu thuyết hiện đại, vốn là đặc thù của văn hoá phương
Tây. Khởi đầu là quyển tiểu thuyết in bằng chữ quốc ngữ, xuất hiện ở Nam kì năm 1887 với tựa đề
Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Nhưng đến giai đoạn 1900-1930 thì thể loại
tiểu thuyết hiện đại mới phát triển trong phạm vi cả nước. Những tên tuổi tiêu biểu là Hồ Biểu
Chánh, Trần Thiên Trung, Trương Duy Toản, Hoàng Ngọc Phách, Trọng Khiêm, Nguyễn Trọng
Thuật Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng đến cả lĩnh vực sáng tác lâu
đời trong văn học Việt Nam, đó là thơ. Thơ Tản Ðà, thơ Trần Tuấn Khải trong giai đoạn này đã
mang những giai điệu mới.
Nghệ thuật sân khấu thời này cũng xuất hiện các hình thức mới: Kịch, cải lương. Kịch nói ra đời do
có sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Lúc đầu xuất hiện những vở kịch dịch từ tiếng Pháp, dần
dần về sau các nhà viết kịch đã tự sáng tác và hình thành nên một phong trào sáng tác kịch. Thời
này có nhiểu vở kịch đã tạo nên tiếng vang trong xã hội: Chén thuốc độc ( Vũ Ðình Long ) ; Ông
Tây An Nam (Nam Xương ) , Hoàng Mộng Ðiệp ( Vi Huyền Ðắc ) ,
Cải lương là một hình thức văn nghệ dân gian ở Nam kì. Nó là sự kết hợp giữa loại hình kịch nói
với các hình thức ca hát tài tử của dân gian. Ðây là thể loại mới xuất hiện từ khi có sự giao lưu với
văn hoá phương Tây .
Ðầu thế kỉ XX , công tác dịch thuật, biên khảo, nghiên cứu phê bình văn học bắt đầu phát triển
mạnh theo một chiều hướng tiến bộ, đã để lại nhiều công trình đáng trân trọng làm cho văn học Việt
Nam tiếp xúc rộng rãi với văn học thế giới, giới thiệu với công chúng Việt Nam nhiều thể loại mới,
làm phong phú vốn từ ngữ và trau dồi câu văn Việt Nam.
Ở giai đoạn này đã có diễn ra một cuộc tranh luận về văn học rất sôi nổi, tiêu biểu là cuộc tranh luận
về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh với Ngô Ðức Kế và Huỳnh Thúc Kháng. Nội dung tư tưởng của
văn học giai đoạn này (trừ văn học nô dịch) nổi bật ba xu hướng: Xu hướng yêu nước, xu hướng
lãng mạn, xu hướng hiện thực . Xu hướng văn học yêu nước có sự thăng trầm theo diễn biến của
các phong trào Cách mạng. Khi phong trào cách mạng dân chủ tư sản lên cao, văn thơ yêu nước
thuộc các tổ chức này là những lời tố cáo tội ác kẻ thù rất đanh thép. Nó là bức tranh phản ánh thời
sự của xã hội đương thời; là những lời động viên kêu gọi toàn dân chống giặc cứu nước. Ðến lúc
phong trào cách mạng theo xu hướng tư sản bắt đầu thất bại thì tiếng nói yêu nước lại bộc lộ bằng
những hình thức khác nhau: Lối nói bóng gió, lối gởi gắm kín đáo, lối dùng hình ảnh tượng trưng
hoặc mượn lời nhân vật lịch sử để thổ lộ tâm tình rất phổ biến.
Xu hướng hiện thực mới được manh nha trong giai đoạn này qua một số tác phẩm của Phạm Duy
Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Vũ Ðình Long, Các tác giả đã phanh phui những xấu xa
của xã hội thực dân nửa phong kiến, phơi bày cảnh khổ của nhân dân.
Xu hướng lãng mạn được khơi nguồn từ các tác phẩm của Ðông Hồ, Tương Phố, Tản Ðà, Hoàng
Ngọc Phách. Ðấy là những sáng tác đã gợi lên tiếng lòng sâu kín, những nỗi buồn đau và những mơ
ước hảo huyền của lớp người đang bi quan, chán nản trước cuộc sống. Sự xung đột giữa lễ giáo
phong kiến cũ và chủ nghĩa cá nhân bắt đầu xuất hiện.
Văn chương hiện thực và lãng mạn giai đoạn này như khúc nhạc dạo đầu chuẩn bị cho buổi hoà tấu
sẽ được diễn ra vào giai đoạn 1930 - 1945. Vào thập niên thứ ba của thế kỉ đã xuất hiện các sáng tác
của Nguyễn Aïi Quốc được gởi từ nước ngoài về như: Con rồng tre, Nhật kí chìm tàu, Bản án chế
độ thực dân Pháp, Ðường Cách mạng Nguyễn Aïi Quốc đã khai sinh cho dòng văn học của giai
cấp vô sản của nước ta.
So với văn học và sân khấu thì các ngành nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc biến đổi chậm
hơn. Lực lượng chuyên nghiệp về mĩ thuật lúc này chủ yếu vẫn là những nghệ sĩ dân gian. Bên cạnh
đó cũng có sự xuất hiện những thế loại vay mượn từ phương Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu
với bút pháp tả thực. Nói chung về nội dung, hình thức tính chất dân tộc và đại chúng vẫn còn được
duy trì mạnh ở lĩnh vực này.
Báo chí: Một sự kiện rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng trong đời sống xã hội mà còn tác động
đến sự phát triển của văn học giai đoạn này là sự ra đời và phát triển của báo chí. Báo chí đã xuất
hiện ở Nam kì từ cuối thế kỉ XIX với tờ Gia Ðịnh báo (1865 ). Nhưng đến đầu thế kỉ XX, báo chí
mới phát triển trong phạm vi toàn quốc và có những đóng góp đáng kể cho văn học. Báo chí giai
đoạn này không chỉ là công cụ để thông báo tin tức, tuyên truyền mệnh lệnh mà còn là nơi để công
bố những tác phẩm văn chương mới, nơi để nhà văn thử nghiệm ngòi bút của mình. Báo chí cũng là
một phương tiện đặc biệt cho công chúng học tập chữ quốc ngữ. Những bài viết đăng trên báo cũng
là những bài tập đọc cho những người theo học chữ quốc ngữ thời này. Năm 1913, Ðông Dương tạp
chí ra đời. Năm 1917, Nam Phong tạp chí được thành lập. Ðây là hai tờ báo đã có những đóng góp
cho văn học giai đoạn này. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, một số báo chí cách mạng, báo chí
tiến bộ hoặc có xu hướng tiến bộ lần lượt xuất hiện như : Hữu Thanh , Tiếng Dân, Ðông Pháp thời
báo, Phụ nữ tân văn, kể cả các tờ báo bí mật của Thanh niên Tân Việt và báo tiếng Pháp như :
Chuông Rạng, An Nam ở Sài Gòn, Người cùng khổ ở Pháp cũng được phát hành trong giai đoạn
này.
2.3- Vấn đề thẩm mĩ :
Cũng như mọi dân tộc khác, người Việt Nam ta có ý thức thẩm mĩ riêng của mình. Ý thức thẩm mĩ
của người Việt Nam cũng vận động và phát triển qua các chặng đường lịch sử từ thời dựng nước
đến nay. Ý thức ấy nói chung là phát sinh từ cuộc sống. Nó luôn luôn nằm trong sự biến đổi, gạn
lọc để đi lên nhưng nó lại có chất bền vững để chịu đựng với thử thách của thời gian và không gian.
Những nhân tố nào đã tạo nên môi trường thẩm mĩ để cho con người nảy sinh ý thức thẩm mĩ ? Ðó
chính là thiên nhiên là vị trí địa lí , vị trí văn hoá, là cộng đồng làng xã, là vận mệnh đất nước, vận
mệnh nhân dân [63 /107 ]. Ở giai đoạn 1900 - 1930, tình hình chính trị xã hội có nhiều biến động
lớn lao như đã trình bày, cho nên môi trường thẩm mĩ không còn như trước nữa. Lối sống tư sản đã
tấn công quyết liệt vào xã hội phong kiến Việt Nam, cùng với nó là sự du nhập ồ ạt của nền văn hoá
phương Tây. Tất cả đã làm thay đổi hẳn bộ mặt trang nghiêm của xã hội phong kiến vốn tồn tại
vững chắc hơn 10 thế kỉ qua. Kẻ thù mang vào đất nước chúng ta nhiều cái mới. Sự phát triển của
đô thị tư sản đã phá dần thế tự trị làng xã ngày trước. Lối sống sôi động, gấp rút theo cường độ của
xã hội hiện đại đánh mất những sinh hoạt gia đình, họ tộc, làng xã, vốn là một phương diện tạo nên
các mối quan hệ tốt đẹp của con người được hình thành rất lâu. Ðứng trước những đổi thay của con
người và xã hội; đối diện với những cái xấu xa, hợm hĩnh do thực dân Pháp đưa đến, con người
Việt Nam đã phản ứng quyết liệt trong buổi đầu. Họ tỏ ra bực tức, căm giận, không thể chấp nhận
nổi, lắm lúc phải hét to lên trong sự bất lực :
Muốn mù , trời chẳng cho mù nhỉ ,
Giương mắt trông chi buổi bạc tình
( Trần Tế Xương )
Nhưng dù căm tức, dù bực bội đến đâu họ vẫn phải sống với nó, phải thích nghi với nó; dần dần lại
bình thường hoá trước cái xấu, cái lố lăng của phương Tây, của xã hội tư sản. Cuối cùng , chính
những người nệ cổ nhất, những nhà nho bảo thủ nhất cũng phải chạy theo cuộc sống mới, phải học
lối sống mới. Trạng thái tâm lí của con người đã thay đổi trước những biến động trong xã hội, cho
nên ý thức thẩm mĩ của con người tất yếu cũng đổi thay. Quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của
con người khác trước. Và cũng chính vì thế quan niệm về cái đẹp trong nghệ thuật không giống như
xưa nữa. Thử nhìn lại trong lĩnh vực sinh hoạt đời sống thường ngày như ăn, ở, mặc và trong lĩnh
vực nghệ thuật, ý thức ấy có những biểu hiện mới nào?
Trước hết chúng ta bàn đến lĩnh vực sinh hoạt. Biểu hiện rõ nhất qua cái mặc . Người Việt Nam vốn
chuộng sự đoan trang và kín đáo trong cách mặc. Áo dài của người phụ nữ Việt Nam với nét đẹp
truyền thống thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, thướt tha, êm dịu, không khoe khoang mà lộng lẫy
nay phải ở vào thế bị cạnh tranh với chiếc váy đầm, với quần Âu. Lẽ dĩ nhiên, cái mới vẫn còn ở
trong thế bị xem là hợm hĩnh nên không ít người lúc bấy giờ đã mỉa mai:
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè
( Trần Tế Xương )
Bộ đồ Âu phục , đôi giày Tây cũng làm cho người đàn ông phải đắn đo cân nhắc với Áo hàng Tàu,
khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh .
Trong cách ở của người Việt Nam thời này cũng có những thay đổi. Chen lẫn với kết cấu nhà theo
kiểu truyền thống là những hình thức trang trí mới được học tập từ phương Tây. Cạnh những câu
đối, hoành phi, những hương án bàn thờ, trong gian nhà khách lại xuất hiện thêm những bộ xa lông,
những tủ chè không chạm tùng, hạc, mai, lộc, bát tiên, tứ quý nữa mà chạm cành nho, con sóc. Cái
đồng hồ quả lắc được chiếm một phần ở vách nhà trên Cái đẹp lúc bấy giờ không chỉ là sự trang
nghiêm cổ kính mà phải có phần lộng lẫy, mới lạ và có chút gì đó xa hoa. Cuộc sống sôi động, chen
chúc phức tạp đòi hỏi người ta phải nhanh chóng , gọn ghẽ, luôn luôn động [33/ 17 ]. Cái đẹp cũng
phải thích ứng với cuộc sống như thế. Cuộc sống trong xã hội phong kiến vốïn mang tính ổn định,
trầm lặng. Con người trong xã hội thời đó thường hướng nội. Cái đẹp cũng được hình thành từ tính
cách và đặc điểm đó của con người và xã hội. Trước kia, người ta chuộng hàm răng đen rưng rức,
người ta quý cái môi trầu cắn chỉ và thấy tất cả sự duyên dáng ở chiếc nón quai thao. Nhưng bây
giờ, để thích nghi với cuộc sống mới, cái đẹp lại được thể hiện với hàm răng trắng như ngà. Người
ta không còn ca ngợi mái tóc dài mà lại thích rẽ tóc lệch Nói chung, quan niệm cái đẹp được quy
định lại theo những đổi thay của cuộc sống và trạng thái tâm lí con người.
Trong lĩnh vực nghệ thuật chúng ta càng thấy rõ điều này hơn. Ví dụ như lĩnh vực hội hoạ. Ngày
trước, con người phát hiện ra nét đẹp từ những bức tranh dân gian sinh động như tranh làng Hồ qua
nét vẽ gợi cảm, gợi ý, tập trung vào đề tài cuộc sống và con người lao động Xem tranh đó ta
không bao giờ thấy buồn, thấy chán ngán. Vẻ đẹp của nó chính là sự kết hợp giữa tình cảm chân
thật với phong thái của dân tộc. Giờ đây, người ta lại hướng đến những bức tranh sơn dầu theo kiểu
phương Tây.
Ðối với sáng tác văn chương, ngày trước người ta quan niệm cái đẹp toát lên từ sự hài hoà cân đối
của một bài thơ Ðường luật, từ sự hoàn chỉnh của phép đối, của cách gieo vần Giờ đây, những yếu
tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất phóng khoáng , tự do vừa tìm thấy được từ văn học phương
Tây.
Theo quan niệm ngày xưa, ý thức thẩm mĩ được biểu hiện qua lĩnh vực đời sống vật chất và tinh
thần của con người, đồng thời cách ứng xử của người Việt cũng thể hiện ý thức thẩm mĩ.Tạo được
sự hài hoà trong cuộc sống về đạo lí ở lĩnh vực gia đình, họ tộc, cộng đồng làng xã cũng là một góc
thẩm mĩ không nhỏ. Ðến giai đọan này những quan niệm ấy vẫn được duy trì. Hơn nữa, vào những
năm này, đối với con người, thiên nhiên vẫn còn là một nét thẩm mĩ lớn. Sự sống không thể thiếu
thiên nhiên, sự sống dựa vào thiên nhiên , thiên nhiên làm đẹp sự sống. Thiên nhiên vẫn còn tạo nên
nguồn cảm hứng sáng tác của văn thi sĩ. Nói chung, nó vẫn còn gắn bó với con người như trước.
Nhìn chung , ý thức thẩm mĩ của người Việt Nam ở giai đoạn 1900 - 1930 có những thay đổi. Sự
thay đổi đó do hoàn cảnh chính trị, xã hội chi phối. Chúng ta phải thấy một điều : Nó cũng đang
đứng trước sự gạn lọc, biến đổi. Và, chính cái chất vững bền đã giúp nó vượt qua mọi thử thách để
giữ lấy những gì thuộc về truyền thống của dân tộc Việt Nam , không bị mất gốc , lai căng bởi ảnh
hưởng tư tưởng văn hoá nước ngoài.