Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị đau cơ ở cổ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.12 KB, 6 trang )

Điều trị đau cơ ở cổ



Đau cơ ở cổ là một căn bệnh khá phổ biến mà mọi người thường mắc phải, nó
gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Trên thực tế, các cơn đau ở cổ
thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: tư thế ngủ không phù hợp,
xoay cổ không đúng khi luyện tập thể dục thể thao… có người chỉ bị đau một
bên có những người đau cả hai bên cổ, cơn đau có thể tại vùng cổ, ở vai và
cũng có thể lan xuống tận cánh tay.
Nguyên nhân của đau cơ cổ
Ngày nay, mặc dù với những kỹ thuật y khoa tiên tiến thì việc xác định chính xác
nguyên nhân của các cơn đau này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong hầu hết
các trường hợp, đau cơ ở cổ có thể là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân dưới
đây:
- Hoạt động quá năng động, vượt quá mức cần thiết hoặc làm sai phương pháp như
các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần hay nâng vật nặng quá mức.
- Bị chấn thương, tổn thương hoặc gãy xương.
- Tình trạng thoái hóa cột sống, thường gây ra do sự căng thẳng ở các cơ và dây
chằng có chức năng nâng đỡ xương sống, hoặc do ảnh hưởng của sự lão hóa.
- Viêm nhiễm các cơ vùng cổ.
- Những phát triển bất thường như khối u hoặc có cảm giác đau nhức trong xương.
- Các cơ không rắn chắc.
- Căng hoặc co thắt ở cơ.
- Tư thế ngủ không phù hợp.
- Sử dụng bàn phím máy tính trong thời gian quá dài cũng có thể gây ra những tổn
thương cho cổ.
Những biểu hiện chính của cơn đau cơ ở cổ là gì?
Thông thường, những cơn đau sẽ xảy ra ở khu vực xung quanh cổ và ảnh hưởng
đến vùng cơ của cổ, cơn đau có thể khu trú tại chỗ hay lan tỏa đến vai hoặc vùng
xương dẹt giữa hai vai. Chúng còn có thể phát triển rộng xuống cánh tay, chân


hoặc lan lên vùng đầu, gây đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên. Phần cơ ở cổ sẽ bị
căng, đau, sờ vào thấy cứng, các cơn đau buốt có thể gia tăng bất thường nếu thay
đổi tư thế cổ trong trường hợp quay đầu về một bên, tình trạng này vẫn thường
được dân gian gọi là chứng “vẹo cổ”. Cơn đau này có thể xuất phát ở phần đáy sọ,
có thể kèm theo cảm giác đau và yếu ở hai vai, tay. Trong cơn đau, người bệnh có
cảm giác đau rát như bị kim châm hoặc ngứa ran ở tay và các ngón tay.
Điều trị như thế nào?
Trong phần lớn các trường hợp, các cơn đau cổ đều có thể điều trị tại nhà bằng
cách sử dụng thuốc Tây, chườm nóng, chườm lạnh và nghỉ ngơi. Một số bí quyết
sau đây sẽ rất hữu ích, giúp nhanh chóng điều trị cơn đau:
- Chườm nóng và lạnh luân phiên cứ mỗi 2 giờ lại chườm một lần, mỗi lần trong
khoảng 15 phút, chườm ở những vùng mô mềm. Biện pháp này giúp giảm sưng và
tránh bị chuột rút ở các cơ.
- Nhẹ nhàng đảo đầu về một bên, bắt đầu từ bên phải rồi thay đổi từ từ sang trái.
Cố gắng chạm cằm vào ngực nhằm kéo phần cổ xuống thấp, duy trì tư thế trong
khoảng 10 giây rồi mới đổi bên.
- Khi ngồi nhìn thẳng về phía trước, cần ngồi ở tư thế thẳng, giữ cho đầu và cổ
nằm ở vị trí chính giữa.
- Mát-xa nhẹ nhàng vùng cổ.
- Uống thuốc kháng viêm, thuốc giảm phù nề và giảm đau.
- Cố gắng duy trì những hoạt động bình thường để giúp các cơ ở cổ luôn hoạt
động.
Làm sao để phòng ngừa?
- Thả lỏng hai vai, hạ cằm và giữ thẳng đầu để giúp cổ luôn chắc chắn, thẳng và
được thoải mái.
- Khi ngủ cần nằm gối thấp, tránh nằm sấp khi ngủ.
- Cần tránh sự căng thẳng trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Khi làm việc, tránh cúi đầu quá thấp hoặc nghiêng đầu sang một bên quá lâu.
- Luôn thay đổi vị trí và thả lỏng các cơ, căng duỗi cơ thể thường xuyên.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, giúp các khớp xương và phần cơ ở cổ được dẻo

dai và khỏe mạnh.
Chữa đau cơ ở cổ bằng thuốc nam
Nguyên tắc chữa trị: khu phong tán hàn, ôn kinh chỉ thống, bồi bổ can thận. Có thể
tiến hành châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang. Tuy
nhiên theo kinh nghiệm dân gian, việc dùng thuốc thang là hiệu quả nhất, tiện lợi
nhất.
Bài 1: Phòng phong 10g, kinh giới 16g, nam tục đoạn 16g, đơn hoa 12g, cỏ xước
16g, ngải diệp 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, táo nhân 12g, đỗ trọng 10g, cẩu
tích 12g, hương phụ 10g, trần bì 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo
10g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài phòng phong, kinh giới, ngải diệp để khu phong trừ thấp; quế, thiên
niên kiện để ôn kinh tán hàn; đỗ trọng, cẩu tích, bạch thược, đương quy tư bổ can
thận; hương phụ, trần bì thông khí, hành khí; đại táo, trần bì bổ tỳ. Các vị hợp lại
có tác dụng: khu phong tán hàn, ôn kinh thông dương khí, tư bổ can thận, làm cho
lưu thông huyết mạch, ôn kinh chỉ thống, bồi bổ và nâng đỡ can thận.
Bài 2: Rễ bưởi bung 16g, rễ xấu hổ 16g, rễ cúc tần 12g, cà gai leo 12g, thổ linh
20g, tục đoạn 12g, tần giao 10g, ngải diệp 16g, kinh giới 16g, quế 10g, thiên niên
kiện 10g, huyết đằng 12g, đậu đen (sao) 30g, thục địa (sao khô) 12g, tất bát 12g,
trần bì 10g, sinh khương 6g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Mỗi lần uống
thuốc pha thêm 20ml rượu trắng. Công dụng: khu phong tán hàn, lưu thông huyết
mạch, ôn kinh chỉ thống, thông dương khí.
BS. HỒ VĂN CƯNG

×