Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Món ăn hàng ngày pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.9 KB, 9 trang )

Cải xanh muối củ hành
Chuẩn bị: 3 kg cải xanh, 10 gr củ hành tím, 50 gr muối bột, 100 gr đường cát.
Cách làm: Chọn cải tươi xanh, lặt sạch lá dập héo, chẻ dọc mỗi lá làm hai, cắt khúc
khoảng ba phân, rửa thật sạch, vẩy ráo nước. Củ hành tím lột vỏ và xắt mỏng. Trộn đều
cải với hành rồi cho vào lọ, nén nhẹ. Gài nan tre hoặc dùng vật nặng dằn lên. Sau đó, nấu
2 lít nước chung với 50 gr muối bọt và 100 gr đường cát cho đến khi sôi lên. Châm nước
muối đường còn nóng vào hũ dưa để đến khi dưa mềm, châm thêm nước muối cao hơn
mặt dưa khoảng 5 cm. Để khoảng 3 - 4 ngày là dùng được.
Chú ý: Mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhận dưa còn lại trong hũ chìm dưới mặt nước muối.
Dưa cải chua
Chuẩn bị: 1 kg cải xạ loại cọng to, dày, 100 gr muối
hột, 100 gr đường.
Cách làm: Cải rửa sạch, có thể để nguyên cây, tách ra
từng bẹ lá hoặc cắt khúc khoảng 4 cm tùy theo thích
của người làm. Phơi cải ngoài nắng khoảng nữa buổi
để cải héo, sau đó mang vào để cải mát hẳn mới chế
biến.
Xếp cải vào thố sành hoặc keo thủy tinh. Muối cho vào
nước đun sôi, vớt bọt, lọc sạch. Để nước muối thật
nguội mới đổ vào thố ngập mặt cải. Đậy nắp kín, để
chổ mát. Ngâm dưa cải khoảng 2 - 3 ngày, cho thêm
đường vào trộn đều. Sau đó ngâm tiếp một ngày nữa là
dùng được.
Chú ý: Dưa cải chua bắt đầu ăn được có thể giữ
trong một tuần. Tuy nhiên, nếu để quá lâu dưa cải sẽ nhũn và quá chua. Sau khi dưa cải
ăn được, để thêm khoảng 4 - 5 ngày. Sau đó vớt ra, cho vào tủ lạnh ăn dần dưa cải sẽ
ngon và không bị quá chua. Có thể chia dưa cải làm nhiều phần đựng riêng trong hộp,
phần nào ăn trước thì trộn thêm hành, ớt, tỏi để tăng thêm hương vị thơm ngon.
Tai heo ngâm giấm
Chuẩn bị: Khoảng 1 kg lỗ tai heo, ít phèn chua, ít muối, 1 lít giấm, 500 gr đường cát
trắng, ít bột ngọt và một trái dừa xiêm


Cách làm: Tai heo cạo rửa sạch. Khi luộc cho vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng súp
phèn chua. Chú ý chỉ luộc thịt vừa chín. Vớt thịt ra ngâm nước nóng. Rửa sạch lại bằng
nước sôi rồi để ráo. Giấm, đường, bột ngọt, muối nấu sôi để nguội và lược sạch.
Xếp lỗ tai heo vào keo, chế nước giấm đường muối bột ngọt và ngập mặt, dùng đũa tre
ém chặt, gài kín lại để khoảng 3 ngày là ăn được.
Chú ý: Lỗ tai không bị váng, giòn, chua chua ngọt ngọt là đạt.
Dưa món
Chuẩn bị: củ cải trắng, đu đủ xanh, su
hào mỗi thứ 0,5 kg. 300 gr cà rốt, 200 gr
củ kiệu đã sơ chế, 100 gr tỏi, 20 trái ớt
hiểm, 0,5 lít nước mắm ngon, 700 gr
đường, 15 gr bột ngọt, ½ muỗng cà phê
phèn chua và 100 gr muối.
Cách làm: Su hào, đu đủ, gọt vỏ cắt
miếng dày 2 mm, dài 5 cm. Cà rốt tỉa hoa
cắt dày 2 mm. Củ cải trắng cắt cọng dày
1 cm, dài 4 cm. Tất cả cho vào ngâm với
nước muối 1 ngày. Vớt ra, ngâm với
phèn chua khoảng 20 phút, xả sạch, vắt thật ráo. Phơi rau củ một nắng, khi phơi nhớ trở
đều. Tỏi, ớt, phơi cho héo.
Nước mắm, đường, bột ngọt nấu chung, vớt bọt thật kỷ. Để nước mắm thật nguội. Các
loại rau củ, tỏi, ớt, kiệu trộn đều cho vào keo thủy tinh. Chế nước mắm đường vào, đậy
kín. Dưa món để khoảng 1 tuần là ăn được.
Chú ý: Khi ngâm dưa món nên dùng nan tre gài lên mặt rau củ để dưa món luôn chìm
trong nước mắm. Và nên trừ hao chỉ cho rau củ chiếm tối đa 8/10 keo và lượng nước
mắm cũng hơi dư vì khi ngâm, rau củ sẽ hút nước mắm nở lớn, vì nước mắm vừa đủ ban
đầu sẽ hụt sau khi rau củ hút nước mắm.
Dưa kiệu
Chuẩn bị: 1 kg kiệu Huế, 1 chén tro bếp, 50 gr
muối, 600gr đường và khoảng 0,8 lít giấm trắng.

Cách làm: Kiệu cắt ớt lá, để rễ, rửa sạch cát đất. Cho
kiệu vào thau, tro bếp đánh đều ra nước ngâm với nước
ngập mặt kiệu 1 ngày. Xả sạch kiệu cắt rễ, phơi 3 nắng
cho kiệu thật khô. Cắt sát rễ, lá, vỏ lụa. Ngâm kiệu với
nước muối ½ ngày, vớt ra để thật ráo. Nấu giấm với
đường và 1 muỗng cà phê muối. Hớt bọt thật kỹ. Đợi
giấm nguội hoàn toàn, xếp kiệu vào keo, chế nước
giấm đường vào. Dùng cọng tre gài cho kiệu chìm
trong nước giấm đường. Kiệu để khoảng 3 tuần lễ là
dùng được.
Thịt đông
Chuẩn bị: khoảng 1,5 kg chân giò, 300 gr da heo, một ít muối, tiêu.
Cách làm: Cạo, làm sạch chân giò, hơ lửa cho hơi rám da rồi rửa lại và chẻ đôi. Lóc thịt
và da cắt thành miếng nhỏ trộn chung với da heo cũng xắt nhỏ. Ướp muối, tiêu để khoảng
30 - 40 phút.
Cho phần thịt đã ướp vào nồi rồi châm nước sôi ngập thịt khoảng ¼ đốt lóng tay. Sau khi
nấu sôi hạ bớt lửa để nồi thịt chỉ sôi nhẹ và vớt liên tục cho hết bọt. Nếu nước cạn, châm
thêm nước để giữ mức xâm xâm mặt thịt và nấu cho đến khi thật rục. Rắc vào bát đựng
một ít tiêu rồi múc thịt đổ vào. Thịt sẽ đông khi nguội.
Chú ý: Bảo quản bằng cách cho vào tủ lạnh. Nếu muốn thịt đông mềm thì dùng ít da hơn,
còn muốn cứng thì tăng lượng da lên.
Cơm rượu
Chuẩn bị: 1 kg nếp ngon, 2 viên men cơm rượu (lượng
men nhiều hay ít tùy nơi bán ), một ít lá chuối, 1
muỗng cà phê muối, 1 muỗng vôi ăn trầu.
Cách làm: Vôi ăn trầu bọc lá chuối nướng khô, rồi
ngâm vào nước, để lắng qua đêm. Nếp vo sạch, cho
vào thau ngâm với nước có muối và nước vôi trong
khoảng 4 - 5 giờ. Chắt bỏ nước ngâm, cho nước mới
xâm xấp mặt nếp nấu chín. Trải cơm nếp ra mâm, rắc

mem giã nhuyễn đều lên mặt. Đợi cơm nếp nguội hẳn,
dùng tay nhún qua nước muối vo cơm nếp thành viên.
Dùng lá chuối bọc từng viên cơm rượu xếp chồng lên
nhau vào thố sành. Đậy kín thố sành để 3 ngày, cơm
rượu sẽ lên men ra nhiều nước. Cơm rượu có thể ăn
kèm với xôi vò.
Chú ý: Nếu làm nhiều cơm rượu để đỡ tốn thời gian có
thể dùng khuôn chữ nhật cao ép cơm nếp vào, rồi dùng dao nhún vào nước muối pha
loãng cắt thành khối vuông. Nhưng cũng phải bọc từng viên cơm rượu bằng lá chuối thì
mùi cơm rượu mới ngon. Khi làm nhiều nên dùng xửng hấp để ủ cơm rượu. Những viên
cơm rượu được xếp ngăn trên, khi nước cơm rượu ra sẽ rơi xuống ngăn dưới, khi ăn chan
nước cơm rượu vào, cơm rượu sẽ không bị bả hoặc đục nước. Ủ cơm rượu nên để trong
gian bếp, gần chổ nóng, để cơm rượu có điều kiện lên men tốt.
Chuyên mục
• Kiến thức phổ thông
• Hỏi đáp về dinh dưỡng
• Dinh dưỡng cho trẻ em
• Thực đơn dành cho bé
• Dinh dưỡng cho người cao tuổi
• Dinh dưỡng chữa bệnh
• Tư vấn ẩm thực
• Mẹo vặt gia đình
• Thực đơn mỗi ngày
• Món ngon quê nhà
Mẹo vặt
Bí quyết nấu ăn ngày Tết
Mẹo nấu thịt đông ngon
Cách chọn dưa hấu ngày tết
Bí quyết dã rượu
Mẹo hay không ngờ với củ hành tây

Cách chọn và bảo quản các loại rau mùa đông
Mẹo hấp cá thơm ngon
Mẹo khử mùi tỏi
Những món quen thuộc trong bữa cơm
ngày tết
Khởi tạo bởi : suckhoe | Đăng bởi : suckhoe | Cập nhật: 13/02/2010 23:31
E-mail | Bản in | Lưu xem sau
Những món này được quan tâm nhiều trong những ngày tết, bởi lẽ tết nhất bà nội
trợ càng phải trổ tài nhiều hơn để bữa cơm trong những ngày đặc biệt này ngon
hơn ngày thường. Các chuyên gia ẩm thực sẽ hướng dẫn cách chế biến một số món
giúp bà nội trợ trổ tài đảm đang trong những ngày xuân.
Bò nướng kiệu (2 phần ăn)
Chuẩn bị: Thịt bò: 200g, củ kiệu: 100g, gừng
ngâm chua: 50g, đầu hành: 50g, 1/2 trái ớt
sừng, một muỗng xúp tương ớt, một muỗng xúp
dầu ăn, một muỗng xúp nước tương, một muỗng
cà phê đường, 1/4 muỗng càphê tiêu.
Thực hiện: Thịt bò cắt cỡ 3 ngón tay. Ớt, gừng
cắt chỉ. Ướp thịt bò cùng tương ớt, nước tương,
dầu ăn, muối, tiêu. Cho củ kiệu, gừng, ớt vào giữa cuộn lại đem nướng. Chấm thịt bò
nướng kiệu bằng tương ớt hoặc tương xí muội.
Chú ý: Ngày tết, hầu như gia đình nào cũng có sẵn củ kiệu. Mua thêm một ít thịt bò, cắt
thành từng phần khoảng 100g trữ trong ngăn đông. Khi cần lấy hẳn một phần ra cắt mỏng
cuốn với củ kiệu và gia vị làm món ăn vừa ngon vừa nhanh gọn.
Gỏi bưởi (4 phần ăn)
Chuẩn bị: 1 trái bưởi long, tôm sú: 200g, tôm khô: 50g,
một ít rau răm, 1 trái ớt sừng, 3 trái ớt hiểm, nước mắm
ngon: 1 muỗng xúp, đường: 2 muỗng xúp, tiêu: 1/2
muỗng càphê.
Thực hiện: Bưởi long cắt mặt, lấy phần ruột để nguyên

vỏ làm đồ đựng gỏi. Tách múi bưởi tơi ra. Tôm sú
luộc, lột vỏ. Tôm khô ngâm nước nóng khoảng 15
phút, vớt để ráo, giã nhỏ, cháy trên chảo cho vàng. Rau
răm cắt nhỏ, ớt sừng cắt sợi. Trộn bưởi và các nguyên
liệu trên cho đều. Đánh nước mắm và đường cho tan
đều, cho tiêu vào.
Rưới nước mắm
đường, tiêu vào gỏi.
Cho gỏi vào vỏ bưởi đã chuẩn bị sẵn, trang trí ít lá rau
răm và ớt hiểm trên mặt.
Chú ý: Bưởi là trái cây luôn có mặt trong dịp lễ, tết ở
mọi gia đình. Chọn trái bưởi ngon làm gỏi nhằm tạo
sự phong phú thêm cho thực đơn ngày tết vừa ít tốn
công, vừa thay đổi khầu vị vốn đã có nhiều món ăn
thừa thịt, mỡ gây ngán ngậy ba ngày tết.
Thịt heo thưng (2 phần ăn)
Chuẩn bị: Thịt đùi hoặc ba chỉ: 250g, 1 muỗng càphê tỏi băm, 1/2 muỗng càphê ngũ vị
hương, muối: 1/2 muỗng càphê, đường: 1 muỗng xúp, nước tương: 1 muỗng xúp
Thực hiện: Thịt rửa sạch để nguyên khối ướp với các gia vị để cho thấm 1-2 giờ. Cho 2
muỗng xúp dầu vàp chảo phi với chút tỏi. Cho thịt heo vào chiên đến lúc vàng đều hai
mặt. Sau đó cho nước vào ngập thịt nấu với ngọn lửa nhỏ cho đến khi mềm thịt, nước cạn
còn khoảng 1/3 là được. Thịt heo thưng cắt mỏng cuốn với bánh tráng rau sống, chấm
nước mắm pha chua ngọt.
Chú ý: Thịt thưng là món ăn truyền thống của người miền Trung trong những ngày tết.
Sau khi nấu chín thịt nên lưu trữ thịt sao cho nước thịt ngập đều miếng thịt. Nếu nước thịt
ít, nên trở thịt thường xuyên, như vậy thịt sẽ luôn mềm mại, không bị khô ở phần không
được ngâm trong nước.
Chân giò ninh măng: (6 phần ăn)
Chuẩn bị: Chân giò heo: 1 cái (1kg), măng tre tươi: 100g, 3 tép hành lá, muối: 1 muỗng
càphê, tiêu: 1/2 muỗng càphê, nước mắm: 2 muỗng càphê.

Thực hiện: Giò heo cạo sạch, chặt miếng vừa ăn. Măng khô ngâm nước cho nở, sau đó
luộc nước sôi 15 phút, rửa sạch, để ráo. Nấu 1,5 lít nước sôi cho giò vào ninh, vớt bọt, giò
bắt đầu mềm cho măng vào nấu chung. Nêm gia vị vừa ăn. Múc ra tô trang trí hành lá, rắc
tiêu lên mặt.
Chú ý: Măng khô để lâu ngày khi ăn phải ngâm. Để tiện trong những ngày tết nên ngâm
sẵn một số măng khô. Ngâm măng cho nở rồi cho vào nồi nước luộc sôi khoảng 30 phút.
Hạ lửa nhỏ nấu tiếp 15 phút. Vớt ra ngâm vào nước nguội. Cắt bỏ chỗ già, xơ, rửa lại thật
sạch. Sau cùng ngâm măng vào nước chín, cất vào tủ mát để ăn dần. Mỗi ngày phải thay
nước một lần như vậy sẽ bảo quản măng được lâu.
Gỏi cuốn (8 cuốn - 4 phần ăn)
Chuẩn bị: Tôm sú: 8 con, thịt bắp đùi heo: 100 gr, hẹ: 8
cọng, một ít rau thơm và cải sà lách, bún: 150g, bánh
tráng: 10 cái, tương hột: 100g, cháo nếp: 1/2 chén, tỏi
băm: 1 muỗng, ớt băm: 1 muỗng, đường: 2 muỗng, đồ
chua: 1/2 chén, đậu phộng rang giã nhỏ: 1/2 chén.
Thực hiện: Tôm luộc lột vỏ, chẻ đôi. Thịt luộc thái
mỏng. Trải bánh tráng, lót cải xà lách, rau thơm, cho
bún và thịt luộc lên, xếp cọng hẹ đuôi dài ra ngoài cuốn
gỏi, cuốn lại. Xếp tôm vào lớp bánh tráng gần cuối để
ửng con tôm ra ngoài.
Tương chấm gỏi cuốn: tương hột băm nhuyễn, xào với tỏi, nấu với cháo nếp, nêm lại cho
vừa ăn. Múc tương ra chén, cho đồ chua, ớt băm và đậu phộng rang lên mặt.
Chú ý: Chỉ nên cuốn đủ số gỏi cuốn dự kiến cho bữa ăn và sau khi cuốn nên ăn ngay, nếu
để lâu sẽ làm những cuốn gỏi cuốn bị khô, mất
ngon. Gỏi cuốn bị khô là do lớp bánh tráng
cuốn gỏi bị mất nước trở nên khô làm cuốn gỏi
dai xảm, khó ăn. Để giữ những cuốn gỏi lâu
khô, có thể dùng lá chuối bọc cuốn gỏi lại; hoặc
lót lá chuối bên dưới rồi dùng lớp màng film
bọc lại, các cuốn gỏi sẽ giữ nước lâu khô.

Thịt luộc mắm tép (4 phần ăn)
Chuẩn bị: Mắm tép: 200g, thịt đùi heo: 500g,
chuối chát và khế: 1 trái, rau sống và cải xà lách, bún, bánh tráng, nước mắm pha chua
ngọt.
Thực hiện: Thịt đùi heo chọn có cả lớp da và mỡ. Để nguyên khối rửa sạch, cho vào nồi
luộc, dùng đũa xăm vào thịt thấy đũa khô là thịt đã chín. Vớt thịt cho vào tô nước lạnh
sạch ngâm để thịt không bị khô. Bày rau sống, cải xà lách; khế, chuối chát gọt vỏ, thái
mỏng ra dĩa. Thịt đùi cắt dày 2mm, bày ra dĩa cùng mắm tép. Dùng bánh tráng cuốn bún,
thịt, mắm tép và rau, ăn với nước mắm pha chua ngọt.
Chú ý: Luộc từ nước lạnh là làm nóng dần nước lên 100 độ C giúp thực phẩm sau khi
luộc chín đạt được yêu cầu nhất định về trạng thái như mềm, giòn…, về màu sắc như
trắng, hồng, giữ được mùi vị thơm ngon. Tùy độ dày, lớn của thực phẩm canh thời gian
luộc cho chín hoàn toàn từ ngoài vào trong.
Với cách luộc từ nước lạnh lên, thịt heo, thịt bò, thịt gà, vịt dễ trắng mọng. Sau khi luộc
chín nên vớt thực phẩm ra và ngâm ngay vào nước chín để nguội. Như vậy thực phẩm
không bị khô xảm, thâm, rách da. Ngoài ra nước luộc còn được dùng để làm nước dùng
hoặc nấu canh, không lãng phí chất dinh dưỡng.
Thịt kho hột vịt
Chuẩn bị: 1kg thịt đùi cắt miếng vuông, chục quả trứng vịt luộc chín, bóc vỏ, đầu hành lá,
tỏi, ớt sừng, nước dừa xiêm, dầu ăn, muối, đường, nước mắm, bột ngọt…
Thực hiện: Ướp thịt với đường, khi đường tan ra cho lên bếp để lửa vừa và đảo đều, khi
nước cạn có màu nâu thì cho hột vịt vào. Đổ nước dừa lên xâm xấp mặt thịt, nấu đến khi
sôi cho nước mắm vào rồi để lửa nhỏ. Khi thịt mềm và chín, thêm hành, tỏi băm vào và
nêm nếm vừa ăn.
Chú ý: Nếu nư ớc dừa ít, có thể thêm nước dùng hoặc nước lã vào, nấu sôi, vớt bọt.
Cá chép kho riềng
Chuẩn bị: Cá chép (nên chọn cá lớn), củ riềng, gừng, lá chè tươi, nước mắm, đường, bột
nêm.
Thực hiện: Cá rửa sạch, cắt khúc. Riềng và gừng cắt lát mỏng. Xếp một lớp chè, một lớp
riềng, một lớp gừng rồi xếp cá lên trên rồi cho một lớp riềng và gừng trên mặt. Dùng

đường thắng nước màu rồi cho vào nồi cá cùng với nước mắm có pha đường. Nấu chừng
5 phút và chú ý nghiêng nồi để nước mắm thấm đều vào cá. Dùng nước chè đã
hãm cho vào xăm xắp mặt cá rồi đun với lửa liu riu cho đến khi cạn nước.
Chè kho
Chuẩn bị: 200g đậu xanh đã sạch vỏ, một ít mè, 150g đường cát, 1 ống vani.
Thực hiện: Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng một tiếng rồi nấu chín, tán nhuyễn.
Trộn đậu xanh với đường cát, đặt lên bếp sên lại cho tan đường. Mè rang vàng, rắc vào
chén đựng chè. Cho đậu xanh vào chén lúc đậu còn nóng, dùng thìa ém chặt và bảo quản
trong tủ lạnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×