Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
1. Thời lượng: 45 tiết.
2. Mô tả môn học:
• Sự cần thiết của môn học: Hiến pháp nói riêng, luật Hiến pháp nói chung ra
đời sau các cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên của nhân loại. Ngày nay, luật Hiến
pháp ở mỗi quốc gia (nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam) đều
được xây dựng trên nền tảng tri thức luật Hiến pháp được thừa nhận chung trên
thế giới. Nghiên cứu môn học này chính là nhằm tiếp thu tinh hoa chính trị –
pháp lý của nhân loại, góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam.
• Nội dung tổng quát: môn học giới thiệu lịch sử lập hiến; những chế định cơ
bản của luật Hiến pháp như hình thức nhà nước, đảng chính trị, chế độ bầu cử,
Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện, Chính phủ, Tòa án trên thế giới.
• Phương pháp học tập: bài giảng là sự kết hợp giữa phần trình bày của giảng
viên với phần thảo luận tập thể. Sinh viên được khuyến khích làm việc theo
nhóm, phát triển kỹ năng đọc tài liệu, thu thập thông tin, trình bày miệng
3. Tài liệu học tập:
• Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Hiến pháp nước
ngoài, Công an nhân dân, Hà Nội;
• Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Hiến
pháp các nước tư bản, ĐHQG Hà Nội;
• Nguyễn Đăng Dung (2001), Luật Hiến pháp đối chiếu, Tổng hợp Tp.
HCM.
• Lưu Đức Quang (2009), Chương trình và tài liệu môn học Luật Hiến
pháp nước ngoài, Tài liệu lưu hành nội bộ, Tp. HCM;
• Vũ Hồng Anh (1997), Tổ chức và hoạt động của Chính phủ một số nước
trên thế giới, Chính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội;
• Vũ Hồng Anh (1997), Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới,
CTQG, Hà Nội;
• Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước
trên thế giới, CTQG, Hà Nội;
• Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính
của các cơ quan nhà nước, Tư pháp, Hà Nội;
1
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
• Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2004), Thể chế tư pháp trong Nhà nước
pháp quyền, Tư pháp, Hà Nội;
• Nguyễn Đăng Dung (2004), Hình thức của các Nhà nước đương đại,
Thế giới, Hà Nội;
• Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước, Tư
pháp, Hà Nội;
• Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2008), Hiến pháp trong Nhà nước pháp
quyền, Đà Nẵng;
• Michel Fromont (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Tư
pháp, Hà Nội;
• Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với
việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Tư pháp, Hà Nội;
• Khoa luật Hành chính – Trường Đại học Luật Tp. HCM (1999), Báo cáo
khoa học Đề tài cấp Bộ “Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước
các nước ASEAN”, Tp. HCM;
• Thang Văn Phúc – Nguyễn Đăng Thành (chủ biên) (2005), Một số lý
thuyết và kinh nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới, CTQG, Hà Nội;
• Rene David (2003), Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới
đương đại, Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh;
• Tô Huy Rứa (Chủ biên) (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị một số nước trên thế giới (Sách chuyên khảo), Chính trị
quốc gia, Hà Nội;
• Đào Trí Úc – Nguyễn Như Phát (chủ biên) (2007), Tài phán Hiến pháp
và vấn đề xây dựng mô hình tài phán Hiến pháp ở Việt Nam (Sách
chuyên khảo), Công an nhân dân, Hà Nội;
• Văn phòng Quốc hội – Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2005),
Thiết chế Nghị viện: Những khái niệm cơ bản, Hà Nội;
• Viện Khoa học Chính trị (2000), Tập bài giảng Chính trị học, CTQG,
Hà Nội.
4. Đề cương môn học:
BÀI 1: LÝ LUẬN VỀ HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
I. HIẾN PHÁP – ĐẠO LUẬT CƠ BẢN CỦA QUỐC GIA
1. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
2
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
a. Chủ nghĩa lập hiến và sự ra đời của Hiến pháp
• Chế độ phong kiến chuyên chế;
• Giai cấp tư sản lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chuyên chế;
• Chủ nghĩa lập hiến Hiến pháp – đạo luật nền tảng của quốc gia.
b. Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp
• Hiến pháp tư sản;
• Hiến pháp xã hội chủ nghĩa;
• Xu hướng của Hiến pháp hiện đại.
2. Nội dung của Hiến pháp
a. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện,
Chính phủ, Tòa án.
b. Địa vị pháp lý của công dân: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
c. Chế độ nhà nước: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ, quốc
phòng - an ninh, đối ngoại.
d. Biểu tượng nhà nước: quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh.
3. Phân loại Hiến pháp
a. Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, thông qua Hiến pháp: HP cương tính và nhu tính.
b. Căn cứ vào bản chất của Hiến pháp: HP tư sản và xã hội chủ nghĩa.
c. Căn cứ vào hình thức cấu trúc nhà nước: HP nhà nước đơn nhất và liên bang.
d. Căn cứ vào hình thức thể hiện: HP thành văn và không thành văn.
4. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp (bảo hiến)
a. Phạm vi hoạt động bảo hiến: xem xét và phán quyết về tính hợp hiến của văn bản
pháp luật; hành vi của cán bộ, cơ quan nhà nước, đảng chính trị; tranh chấp thẩm
quyền giữa các cơ quan quyền lực cũng như các hoạt động nhà nước khác (bầu cử,
trưng cầu ý dân, giải thích Hiến pháp, tình trạng khẩn cấp…).
b. Mô hình cơ quan bảo hiến: cơ quan bảo hiến chuyên trách (mô hình Hoa Kỳ, mô
hình châu Âu lục địa) hoặc do cơ quan lập pháp thực hiện.
II. LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
1. Ngành luật Hiến pháp: đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
2. Nguồn của luật Hiến pháp: văn bản quy phạm pháp luật, án lệ, tập quán
pháp, điều ước quốc tế, học thuyết chính trị – pháp lý…
3. Khoa học luật Hiến pháp nước ngoài: đối tượng và lịch sử nghiên cứu luật Hiến
pháp nước ngoài trên thế giới và ở Việt Nam.
4. Môn học luật Hiến pháp nước ngoài: nội dung và yêu cầu của môn học.
3
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
Lưu ý: vai trò của Hiến pháp trong tổ chức nhà nước, đời sống xã hội và cơ chế
bảo hiến.
BÀI 2: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
I. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
1. Khái niệm: sự thành lập và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước then chốt ở
trung ương như Nghị viện - Nguyên thủ quốc gia - Chính phủ.
2. Các hình thức chính thể đương đại
a. Nhà nước Quân chủ đại nghị: sự tồn tại của Nhà vua và Nghị viện (Anh, Đan
Mạch, Thái Lan, Malaixia, Campuchia, Nhật Bản…).
b. Nhà nước Cộng hòa đại nghị: vai trò nổi bật của Nghị viện (Đức, Italia, Áo, Ấn
Độ, Xinhgapo…).
c. Nhà nước Cộng hòa Tổng thống: sự độc lập giữa Nghị viện và Chính phủ (Mỹ,
Braxin, Philippin, Inđônêxia…).
d. Nhà nước Cộng hòa hỗn hợp: sự kết hợp đặc điểm của hai hình thức trên (Nga,
Ukraina, Pháp, Phần Lan, Hàn Quốc…).
II. HÌNH THỨC CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm: vấn đề chủ quyền quốc gia và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước
ở trung ương - địa phương.
2. Các hình thức cấu trúc nhà nước đương đại
a. Nhà nước đơn nhất: một hệ thống pháp luật, công dân mang một quốc tịch, một hệ
thống cơ quan nhà nước thống nhất.
b. Nhà nước liên bang: hai hệ thống pháp luật, công dân mang hai quốc tịch, hai hệ
thống cơ quan nhà nước.
Lưu ý: mô hình tổ chức nhà nước dựa trên mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực
lập pháp – hành pháp – tư pháp (phân chia quyền lực).
BÀI 3: ĐẢNG CHÍNH TRỊ
I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ
• Đấu tranh giai cấp - đấu tranh chính trị;
• Quyền lực chính trị quyền lực nhà nước;
• Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của một giai cấp hoặc tầng lớp
nào đó, tập hợp những người giác ngộ nhất về lợi ích giai cấp, kiên quyết nhất
trong đấu tranh để bảo vệ lợi ích của giai cấp nhằm mục đích giành chính quyền
hoặc tạo ảnh hưởng nhất định trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
II. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
4
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
1. Chức năng của đảng chính trị
• Động viên và lãnh đạo các tầng lớp xã hội đấu tranh công khai để bảo vệ quyền
lợi của họ mà mục tiêu cao nhất là giành và giữ chính quyền;
• Tham gia hoạt động bầu cử – cơ chế hợp pháp, trực tiếp cho việc chiếm giữ
những vị trí quan trọng của bộ máy nhà nước;
• Hoạch định chính sách nhà nước: chính sách của đảng cầm quyền là “linh hồn”
của pháp luật.
2. Vai trò của Đảng cầm quyền: là đảng nắm chính quyền, chi phối được chính
quyền hành pháp và do đó chi phối được cả bộ máy nhà nước. Hình thức thể hiện:
• Đảng đa số trong Nghị viện (Nhà nước đại nghị);
• Đảng thắng cử trong cuộc bầu cử người đứng đầu chính quyền hành pháp
(Cộng hòa Tổng thống);
• Đảng hậu thuẫn cho người đứng đầu nhánh quyền hành pháp.
3. Vai trò của Đảng đối lập: cơ chế “đối lập có trách nhiệm” - các chính đảng chỉ
khác nhau trong cách giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh cụ thể chứ không tồn
tại sự đối lập về ý thức hệ tư tưởng.
4. Sự biến dạng các hình thức chính thể qua hoạt động của đảng chính trị
a. Chính thể đại nghị: sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp sự phân quyền
giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập có trách nhiệm.
b. Chính thể Cộng hòa Tổng thống: sự phân quyền cứng rắn chế độ “đại nghị
hành lang”.
c. Chính thể Cộng hoà hỗn hợp: tính đại nghị hoặc Tổng thống.
III. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HIẾN PHÁP ĐỐI VỚI ĐẢNG CHÍNH TRỊ
• Điều kiện và thủ tục thành lập đảng chính trị;
• Quy chế tài chính của đảng chính trị;
• Quyền tranh cử trong các cuộc bầu cử Quốc hội, Tổng thống, cơ quan tự quản
địa phương;
• Tính trung lập, không đảng phái của Nguyên thủ quốc gia.
IV. PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG CHÍNH ĐẢNG
1. Hệ thống một đảng: một đảng mạnh nhất liên tục cầm quyền.
2. Hệ thống hai đảng: có hai đảng chính thay nhau cầm quyền.
3. Hệ thống đa đảng: lực lượng cầm quyền thường là liên minh các đảng phái.
Lưu ý: vai trò của chính đảng đối với tổ chức nhà nước sự biến dạng của các
hình thức chính thể.
5
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
BÀI 4: CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
I. KHÁI NIỆM VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
1. Bầu cử – một hình thức dân chủ trực tiếp
• Chủ quyền nhân dân;
• Các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước: dân chủ trực tiếp và dân
chủ đại diện;
• Dân chủ trực tiếp: bầu cử, trưng cầu ý dân, dân chủ ở cơ sở
2. Chức năng xã hội của bầu cử
• Là phương thức hợp pháp hóa quyền lực nhà nước;
• Là “phong vũ biểu” của đời sống chính trị ở mỗi quốc gia.
3. Quyền bầu cử
• Quyền bầu cử chủ động: quyền tham gia bỏ phiếu bầu;
• Quyền bầu cử bị động: quyền tham gia tranh cử.
4. Trưng cầu ý dân: là việc người dân thể hiện ý chí của mình đối với những vấn đề
quan trọng của đất nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
II. CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ
1. Nguyên tắc phổ thông: điều kiện chung để xác lập tư cách cử tri.
2. Nguyên tắc bình đẳng: bình đẳng giới, dân tộc, tôn giáo, giai cấp…
3. Nguyên tắc bầu cử tự do và bầu cử bắt buộc: bầu cử là quyền hay nghĩa vụ của
công dân?
4. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp và bầu cử gián tiếp: sự tham gia của Tuyển cử đoàn
trong bầu cử.
5. Nguyên tắc bỏ phiếu kín và bỏ phiếu qua các phương tiện thông tin: Internet/
E-voting (Estonia – bầu cử Hội đồng địa phương năm 2005, bầu cử Quốc hội năm
2007, bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2009).
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BẦU CỬ
1. Chế độ bầu cử đa số
a. Đa số tương đối: ứng cử viên thắng cử là người thu được nhiều phiếu bầu nhất –
hay còn gọi là người đầu tiên trúng cử (“first past - the post”) chế độ hai đảng.
b. Đa số tuyệt đối: ứng cử viên thắng cử phải thu được quá bán phiếu bầu. Nếu không
xác định được người trúng cử từ vòng đầu, người ta áp dụng các cách sau:
• Bầu cử hai vòng: một số ứng cử viên giành được nhiều phiếu bầu nhất qua
vòng một tham gia tranh cử tại vòng hai;
6
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
• Biểu quyết lựa chọn: cử tri xác định thứ tự ưu tiên trúng cử cho các ứng cử
viên ngay từ lần bỏ phiếu đầu tiên.
c. Đa số tăng cường: ứng cử viên thắng cử phải đạt được một đa số “mạnh mẽ”, lớn
hơn đa số tuyệt đối là 2/3 hoặc ¾ tổng số phiếu bầu.
2. Chế độ bầu cử tỷ lệ: việc phân chia ghế đại biểu dựa vào tỷ lệ phiếu bầu dành cho
mỗi chính đảng và chỉ áp dụng cho hệ thống bầu cử mà một đơn vị bầu cử bầu nhiều
đại biểu chế độ đa đảng.
a. Phương pháp của nhà bác học Anh THOMAS HARE
Chia tổng số phiếu bầu cho số ghế đại biểu:
Z = x : y
trong đó: Z là định mức bầu cử;
x là tổng số phiếu bầu hợp lệ của đơn vị bầu cử;
y là số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu.
Để chia hết số ghế, người ta hạ thấp định mức bầu cử bằng cách tăng hệ số y
một cách hợp lý.
b. Phương pháp của nhà bác học Bỉ VICTOR D’HONT
Lấy số phiếu bầu mà mỗi chính đảng nhận được chia cho các số tự nhiên. Số
ghế đại biểu của mỗi đảng được ấn định dựa vào thương số theo thứ tự giảm dần.
3. Chế độ bầu cử hỗn hợp: sự kết hợp giữa chế độ bầu cử đa số với chế độ bầu cử tỷ
lệ.
Lưu ý: vai trò của hoạt động bầu cử đối với tổ chức nhà nước, đời sống xã hội và
mối quan hệ giữa chế độ bầu cử với các chế độ chính đảng.
BÀI 5: NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
1. Khái niệm: Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nhà
nước về đối nội và đối ngoại.
2. Vị trí pháp lý của Nguyên thủ quốc gia: độc lập hay thuộc về một nhánh quyền
lực nhất định?
3. Vai trò của Nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể
a. Nhà nước đại nghị: quyền lực mang tính tượng trưng, là biểu tượng của quốc gia.
b. Cộng hòa Tổng thống: vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người nắm toàn
quyền hành pháp.
c. Cộng hòa hỗn hợp: chia sẻ quyền hành pháp với Thủ tướng.
II. THẨM QUYỀN CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
1. Thẩm quyền trong lĩnh vực hành pháp
7
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
a. Về đối nội
* Tổ chức và lãnh đạo hoạt động của chính quyền hành pháp:
• Đại nghị: quyền hạn mang tính hình thức, phụ thuộc vào Nghị viện và Chính
phủ; chế định “chữ ký phó thự”;
• CH Tổng thống: “hành pháp một đầu” – Chính phủ trên danh nghĩa chỉ là bộ
máy giúp việc cho Tổng thống;
• CH hỗn hợp: “hành pháp lưỡng đầu” – Chính phủ có Thủ tướng.
* Quyền hạn vương giả – Quyền hạn đặc biệt: về việc tổ chức nhân sự cao cấp của
nhà nước, khen thưởng cấp nhà nước, phối hợp hoạt động của các nhánh quyền lực, về
tình trạng đặc biệt của đất nước…
b.Về đối ngoại
• Đại diện nhà nước trong các hoạt động mang tính nghi lễ;
• Hoạch định chính sách đối ngoại;
• Bổ nhiệm nhân sự ngành ngoại giao;
• Tham gia ký kết Hiệp ước quốc tế;
• Quyền tuyên bố chiến tranh và hòa bình, triển khai quân đội ở nước ngoài…
2. Thẩm quyền trong lĩnh vực lập pháp
a. Đối với việc tổ chức Nghị viện
• NTQG ở các nước CH Tổng thống không có vai trò trong lĩnh vực này;
• Thành lập Nghị viện: tổ chức bầu cử Nghị viện, bổ nhiệm Nghị sỹ;
• Giải tán Nghị viện: ý nghiã của quyền giải tán Nghị viện trong chế độ đa đảng –
“vũ khí” của Chính phủ, của Đảng cầm quyền, cuộc trưng cầu ý dân.
b. Đối với hoạt động của Nghị viện
• Quyền triệu tập kỳ họp Nghị viện;
• Quyền sáng kiến lập pháp;
• Chuẩn y, công bố luật;
• 4 loại quyền phủ quyết: tuyệt đối, tương đối, lựa chọn, “bỏ túi”.
3. Thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp
• Quyền bổ nhiệm thẩm phán;
• Quyền ân xá.
III. CÁCH THỨC THÀNH LẬP VÀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGUYÊN
THỦ QUỐC GIA
1. Quân chủ đại nghị
• Các hình thức truyền ngôi;
• Nhà vua “vô trách nhiệm”.
8
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
2. Cộng hòa đại nghị: Nghị viện trực tiếp bầu ra hoặc có sự tham gia của Nghị viện
trong bầu cử Tổng thống.
3. Cộng hòa Tổng thống và Cộng hòa hỗn hợp
• Bầu cử Tổng thống: Tuyển cử đoàn rộng rãi hơn;
• Phế truất Tổng thống: thủ tục “đàn hạch”.
Lưu ý: vai trò đại diện nhà nước và tính thực quyền của Nguyên thủ quốc gia.
BÀI 6: NGHỊ VIỆN
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỊ VIỆN
1. Sự ra đời của Nghị viện
• Cách mạng Tư sản và sự ra đời của Hiến pháp;
• Chế độ đại nghị: vai trò nổi bật của Nghị viện và chế độ đặc quyền của nghị sỹ;
• Nước Anh - thế kỷ XIII.
2. Các giai đoạn phát triển của Nghị viện: 4 giai đoạn tương ứng với các giai đoạn
phát triển của CNTB:
• Thời kỳ cuối của chế độ phong kiến chuyên chế (XIII-XIV);
• Thời kỳ đầu của CNTB – CNTB tự do cạnh tranh (XVIII);
• Thời kỳ CNTB lũng đoạn nhà nước thành Chủ nghĩa đế quốc;
• Hiện nay, các nhà nước đang nỗ lực đặt Nghị viện vào một vị trí phù hợp với
tính chất là cơ quan đại diện tiêu biểu nhất cho mọi tầng lớp nhân dân. Nghị
viện – biểu tượng dân chủ của các Nhà nước hiện đại.
II. VAI TRÒ CỦA NGHỊ VIỆN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Tính chất đại diện của Nghị viện: xuất phát từ tư tưởng “đại diện nhân dân”.
a. Quan điểm của các học giả tư sản
• J. Locke - S.L. Montesquieu (XVIII – XIX);
• Ủy quyền tự do – nghị sỹ là người đại diện cho nhân dân cả nước (dân tộc) chứ
không chỉ đại diện cho những người đã bầu ra mình. Vì vậy, họ không lệ thuộc
vào cử tri, không thể bị cử tri bãi miễn. Nghị viện hoạt động chỉ tuân thủ Hiến
pháp và luật mà không phải chịu sự giám sát của nhân dân.
b. Quan điểm của các nhà kinh điển Mác – Lênin: các đại biểu trước hết đại diện cho
cử tri đã bầu ra mình và cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu khi họ không còn xứng
đáng với sự tín nhiệm của cử tri.
2. Vai trò của Nghị viện qua các hình thức chính thể
a. Nghị viện trong chính thể đại nghị: trách nhiệm chính trị của Chính phủ trước
Nghị viện và ngược lại là chế định giải tán Nghị viện.
9
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
b. Nghị viện trong chính thể Cộng hòa Tổng thống: thiếu những công cụ pháp lý
(hiến định) để giải quyết những xung đột chính trị chế độ “đại nghị hành lang”.
c. Nghị viện trong chính thể Cộng hoà hỗn hợp: trách nhiệm tập thể của Chính phủ
trước Nghị viện và Tổng thống tự mình quyết định giải tán Nghị viện.
d. Nghị viện các nước xã hội chủ nghĩa (áp dụng học thuyết tập quyền XHCN) là cơ
quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGHỊ VIỆN
1. Nghị viện một viện: biểu trưng cho chế độ chủ trương đa số quyết định - được
thành lập bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp phản ánh ý chí của số đông nhân dân
và không thể bị cản trở bởi một cơ quan nào khác.
2. Nghị viện hai viện
• Giải quyết mâu thuẫn về quan hệ giữa các cấp chính quyền trong nhà nước liên
bang;
• Quy trình làm luật “hai bước”;
• Lịch sử, văn hóa của mỗi quốc gia.
3. Các ủy ban của Nghị viện
• Ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời;
• Vai trò quan trọng của các Uỷ ban – “Nghị viện làm việc”.
IV. THẨM QUYỀN CỦA NGHỊ VIỆN
1. Phạm vi thẩm quyền của Nghị viện:
a. Nghị viện có thẩm quyền không hạn chế: nhiều nhà nước đại nghị như Anh, Nhật
Bản… tuyên bố về tính tối cao của Nghị viện và trao cho nó quyền được thông qua
luật lệ nhằm điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội.
b. Nghị viện có thẩm quyền bị hạn chế tuyệt đối: Hiến pháp xác định “thẩm quyền
cứng” theo lối liệt kê chi tiết, phần còn lại thuộc thẩm quyền các cơ quan khác - Pháp
và một số nước cựu thuộc địa ở châu Phi
c. Nghị viện có thẩm quyền bị hạn chế tương đối: thẩm quyền của cơ quan lập pháp
trung ương bị giới hạn bởi quyền hạn của cơ quan lập pháp của các chủ thể liên bang
hoặc các lãnh thổ hành chính khác như vùng tự trị – Hoa Kỳ, Italia
2. Thẩm quyền của Nghị viện trong từng lĩnh vực
a. Trong lĩnh vực lập pháp: quyền lập pháp của Nghị viện bị giới hạn bởi:
• Quyền bảo hiến đối với các đạo luật của Tòa án;
• Quyền lập pháp ủy quyền của Chính phủ;
• Quyền phủ quyết dự luật của Nguyên thủ quốc gia.
10
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
b. Trong lĩnh vực tài chính: dự toán và quyết toán ngân sách quốc gia, chính sách
thuế và tài chính.
c. Trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh - quốc phòng: tham gia điều ước quốc tế; vấn đề
chiến tranh, hòa bình, tình trạng khẩn cấp.
d. Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước: thành lập Chính phủ – Nguyên thủ quốc
gia – cơ quan tư pháp.
e. Trong lĩnh vực giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước
• Chính phủ báo cáo hoạt động trước Nghị viện;
• Quyền chất vấn và đặt vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ;
• Điều tra - Thanh tra Quốc hội (Ombudsman - Thụy Điển – 1809)
g. Trong lĩnh vực tư pháp: quyền xét xử các quan chức cao cấp của nhà nước.
V. QUY TRÌNH LẬP PHÁP CỦA NGHỊ VIỆN
1. Sáng kiến lập pháp
• Chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp: nghị sỹ, Nguyên thủ quốc gia, Chính phủ,
tập thể cử tri;
• Thủ tục trình dự luật trước Nghị viện.
2. Thảo luận dự án luật: Nghị viện tổ chức việc thẩm tra, thảo luận và hoàn chỉnh dự
luật.
3. Thông qua dự án luật: Nghị viện thông qua từng phần và toàn bộ dự luật.
4. Phê chuẩn và công bố luật: Nguyên thủ quốc gia có quyền phủ quyết hoặc phê
chuẩn dự luật và công bố luật.
Lưu ý: vai trò lập pháp của Nghị viện và mối quan hệ giữa Nghị viện các cơ quan
nhà nước khác.
BÀI 7: CHÍNH PHỦ
I. KHÁI NIỆM – VỊ TRÍ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm: Chính phủ là cơ quan tập thể có thẩm quyền chung thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành trong toàn quốc.
2. Vị trí của Chính phủ qua các hình thức chính thể
a. Chính phủ trong chính thể đại nghị: là cơ quan lãnh đạo tập thể.
• Chính phủ đa số – Chính phủ liên hiệp - Chính phủ thiểu số;
• Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện;
• Chính phủ có quyền yêu cầu Nguyên thủ quốc gia giải tán Nghị viện;
• Mối quan hệ giữa Nguyên thủ quốc gia với Chính phủ qua chế định chữ ký phó
thự.
11
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
b. Chính phủ trong chính thể Cộng hòa Tổng thống: Chính phủ không phải là cơ
quan tối cao của quyền hành pháp mà chỉ là nhóm giúp việc cho Tổng thống (không
phải là cơ quan Hiến định) và không chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
c. Chính phủ trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp
• Tính Đại nghị: Chính phủ do Nghị viện thành lập và phải chịu trách nhiệm
trước Nghị viện;
• Tính Tổng thống: Tổng thống lãnh đạo tuyệt đối Chính phủ.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ
1. Người đứng đầu Chính phủ
• Bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ;
• Lãnh đạo hoạt động của Chính phủ;
• Trách nhiệm liên đới giữa người đứng đầu với tập thể Chính phủ;
2. Bộ máy giúp việc cho người đứng đầu Chính phủ: là bộ phận đầu não của nhiều
quyết sách chính trị quan trọng xu thế tập trung quyền lực vào tay người đứng đầu
Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh chóng và bí mật trong quá trình ra quyết định
quản lý nhà nước trong xã hội hiện đại.
3. Bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ: là các cơ quan có thẩm quyền riêng;
thực hiện việc quản lý theo ngành, lĩnh vực nhất định.
III. TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ
• Chính phủ và các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị
viện hoặc Nguyên thủ quốc gia;
• Cơ sở để quy kết trách nhiệm là hoạt động chính trị của họ.
1. Trách nhiệm chính trị của Chính phủ trước Nghị viện
• Chính thể đại nghị và Cộng hoà hỗn hợp;
• Hai hình thức quy kết trách nhiệm: Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm và bỏ
phiếu tín nhiệm Chính phủ.
2. Trách nhiệm chính trị của Chính phủ trước Nguyên thủ quốc gia: Cộng hoà
Tổng thống và Cộng hoà hỗn hợp.
IV. THẨM QUYỀN CỦA CHÍNH PHỦ
1. Hoạch định và thực hiện chính sách đối nội - đối ngoại: Chính phủ thực hiện
hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Lập quy – lập pháp: Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm dưới luật và tham
gia vào quy trình lập pháp do Nghị viện chủ trì.
3. Trong lĩnh vực tư pháp: Chính phủ tham gia thành lập, quản lý Tòa án và thực
hiện các hoạt động tư pháp như điều tra, truy tố, công tố, thi hành án
12
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
4. Trong các lĩnh vực khác: ban bố và thi hành tình trạng khẩn cấp…
Lưu ý: vai trò điều hành hoạt động nhà nước của Chính phủ và mối quan hệ giữa
Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác.
BÀI 8: TOÀ ÁN
I. VỊ TRÍ CỦA TÒA ÁN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Chức năng xét xử của Tòa án
• Giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực thi pháp luật;
• Phán quyết đối với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước then chốt
• Thành lập Tòa án;
• Quản lý Tòa án;
• Phối hợp trong các hoạt động tư pháp.
3. Vai trò bảo vệ Hiến pháp của Tòa án
• Nguyên nhân của việc quy định thẩm quyền bảo hiến cho Tòa án;
• Biểu hiện về mặt pháp lý và thực tiễn trong hoạt động bảo hiến của Tòa án.
II. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA TÒA ÁN
1. Nguyên tắc độc lập
• Tòa án độc lập về mặt tổ chức;
• Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Nguyên tắc xét xử hai cấp: các vụ án đều được xét xử theo trình tự từ sơ thẩm đến
phúc thẩm (nếu có kháng án).
3. Nguyên tắc xét xử tập thể: hoạt động xét xử do một tập thể người thực hiện (thẩm
phán, bồi thẩm viên, hội thẩm nhân dân).
4. Nguyên tắc nhân dân tham gia hoạt động xét xử: nhân dân tham gia xét xử với tư
cách bồi thẩm viên, hội thẩm nhân dân.
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÒA ÁN TRÊN THẾ GIỚI
1. Tòa án Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
2. Tòa án Vương quốc Anh
3. Tòa án Cộng hòa Pháp
Lưu ý: tính độc lập của hệ thống Tòa án trong cơ chế quyền lực nhà nước.
Chúc các bạn Sinh viên nhiều thành công!
13
Chương trình môn học Luật Hiến pháp nước ngoài
14