Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí túc xá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.2 KB, 44 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTX : Ký túc xá
DV : Dịch vụ
ĐH : Đại học
QTKD : Quản Trị Kinh Doanh
HSSV : Học sinh sinh viên
TP : Thành phố
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1: Sự ưa thích sống tại KTX của sinh viên 4 trường ĐH.
Biểu đồ 2: Mức độ tin cậy của sinh viên dành cho 4 trường ĐH.
Biểu đồ 3: Mức độ đáp ứng về trang thiết bị, cơ sở vật chất của 4 trường ĐH
Biểu đồ 4: Năng lực phục vụ của 4 trường ĐH
Biểu đồ 5: Sự quan tâm của nhà trường và ban quản lý KTX.
Biểu đồ 6: Mức giá cả trong các dịch vụ của 4 trường ĐH.
Bảng 1: Khả năng đáp ứng dịch vụ của 4 trường ĐH
2
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nền giáo dục đại học ngày càng
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển. Bên cạnh việc đầu tư xây
dựng các giảng đường, công trình phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học,…
việc tạo chỗ ở an toàn, sạch đẹp cho sinh viên cũng đang được chú trọng. Hiện
nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều có Kí túc xá (KTX) dành riêng
cho những sinh viên ở xa nhà, không có điều kiện đi lại nhờ vậy đã giúp họ yên
tâm học tập, sinh hoạt và nâng cao trình độ.
Đại học Thái Nguyên là một trong những chiếc nôi đào tạo nguồn lực cho
khu vực Miền núi và trung du phía Bắc. Cơ cấu tổ chức với nhiều trường ĐH
thành viên, đào tạo đa dạng ngành nghề phục vụ nhu cầu của xã hội. Bên cạnh
vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cải thiện chất
lượng cuộc sống sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh. Hiện nay, KTX dành


cho sinh viên học tập tại các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đã
được xây dựng và đi vào sử dụng đáp ứng phần nào nhu cầu của người học. Sinh
hoạt tại ký túc xá có rất nhiều ưu điểm như: chi phí thấp, gần trường học, tạo
môi trường học tập và giao lưu của sinh viên rất thuận lợi. Tuy nhiên, có nhiều ý
kiến phản ánh của sinh viên về sự không hài lòng khi sinh hoạt tại các khu KTX
này. Vậy chất lượng của KTX hiện nay đang ở mức độ nào? Có vấn đề gì cần
khắc phục và những ưu điểm nào cần tiếp tục phát huy? Vì lý do trên, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên
trong kí túc xá của Đại học Thái Nguyên”. Nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu
cuộc sống của các sinh viên đang trực tiếp sinh hoạt tại KTX để từ đó thấy được
tâm tự nguyên vọng của họ. Đồng thời nhóm sẽ tham khảo ý kiến của những
sinh viên chưa sống tại đây. Để từ đó có giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn các
sinh viên đăng ký sinh hoạt tại KTX cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống để
tạo một môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho họ.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu thực trạng cuộc sống của sinh viên tại KTX của Đại
học Thái Nguyên để thấy những ưu nhược điểm trong quá trình hoạt động. Từ
đó có giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường học
tập và sinh hoạt tốt nhất cho sinh viên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí
túc xá của Đại học Thái Nguyên nhằm tạo cơ hội cho sinh viên bày tỏ ý kiến
của mình về chất lượng KTX trên cơ sở:
- Hệ thống hóa kiến thức về ký túc xá và dịch vụ ký túc xá.
- Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên trong khu KTX.
- Đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng phục vụ của KTX.
3. Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên của 4 trường ĐH sống
trong khu KTX của ĐH Thái Nguyên tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2013
Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2012.
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành điều tra nghiên cứu 400 sinh viên của 4 trường ĐH
Kinh Tế & QTKD, ĐH Nông Lâm, ĐH Khoa Học, Khoa Ngoại Ngữ, sống trong
khu KTX của ĐH Thái Nguyên.
4. Đóng góp của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu và kết quả thu được, nhóm nghiên cứu hy vọng
đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ :
4
Giúp các cấp quản lý KTX giải thích một cách khoa học về các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng thừa phòng như hiện nay, từ đó có giải pháp khắc phục
tình trạng này.
Là cơ sở giúp Ban quản lý KTX có báo cáo chính xác nhằm giảm nhẹ
được một phần lo lắng của Ban lãnh đạo nhà trường.
Phản ánh chất lượng cuộc sống cũng như những nguyện vọng của các bạn
sinh viên trong KTX đến Ban quan lý KTX.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng cuộc sống của sinh viên trong khu ký túc xá của
ĐH Thái Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp cụ thể
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm cơ bản và đặc điểm ký túc xá
1.1.1. Khái niệm
Thời đại ngày nay, mọi người rất chú trọng đến việc học tập và bồi bổ
kiến thức. Mỗi năm có hàng triệu những tân sinh viên từ khắp mọi nơi trên mọi
miền đất nước nô nức nhập học tại các trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp ở hầu
hết các tỉnh thành cả nước. Đa số các bạn tân sinh viên đi học chuyên nghiệp là
những bạn ở tỉnh thành khác tập trung về các thành phố lớn – nơi có những ngôi
trường học tập các bạn mong ước như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Thái
Nguyên, TP Đà Nẵng,… Bước chân vào ngưỡng cửa ĐH, Cao đẳng, cũng là
những bước chân tự lập đầu tiên trên đường đời của mỗi tân sinh viên. Các bạn
phải tập sống một cuộc sống tự lập, xa gia đình, xa vòng tay yêu thương che chở
của bố mẹ, Và một trong những điểm được hầu hết tân sinh viên quan tâm khi
tiến hành nhập học đó là Đăng ký sống tại Ký túc xá của trường. Ký túc xá là
một khái niệm được nhắc đến rất nhiều lần, song một câu hỏi đặt ra “ Ký túc xá
là gì ? ”
Chúng ta có thể hiểu :
“ Ký túc xá đôi khi còn gọi là cư xá là những công trình, tòa nhà được
xây dựng để dành cho việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tá túc cho các sinh
viên của các trường Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp”.
Những sinh viên ở ký túc xá thường là sinh viên xa nhà, xa quê hoặc gặp
hoàn cảnh khó khăn và có nguyện vọng được ở tại ký túc xá, một số ký túc xá
dành cho các sinh viên nội trú.
Mặt khác, chúng ta cũng có thể hiểu theo từng chữ trong âm Hán Việt:
- “Ký” là ở nhờ, ở tạm.
- “ Túc” là nghỉ lại, ở lại, nghỉ qua đêm.
- “ Xá” là ngôi nhà, nhà ở tập thể.
6
 Vậy ký túc xá là một ngôi nhà lớn (nhà ở tập thể) dành cho người ở lại,
nghỉ lại một cách tạm thời trong một thời gian nhất định.
Hoặc, khi tìm hiểu nghĩa qua tiếng anh thì ký túc xá được định nghĩa là

“Dorm” – “A building consisting of sleeping quarters, usually for university
students.”
Có nghĩa là : “Tòa nhà chứa phòng ngủ, thường cho sinh viên đại học.”
Ở Hoa Kỳ ký túc xá là một nơi cư trú bao gồm các khu phòng ngủ hoặc
toàn bộ các tòa nhà chủ yếu cung cấp nhu cầu về chổ ngủ cho số lượng lớn sinh
viên thường học nội trú, trường cao đẳng hoặc đại học.
Tại Anh, thuật ngữ ký túc xá đề cập cụ thể tới một phòng cá nhân, trong
đó nhiều người ngủ, thường tại một trường nội trú.
1.1.2. Đặc điểm ký túc xá
 Ký túc xá thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc
lập và thiết kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều
giường trong một phòng hoặc giường tầng, cùng với hệ thống nhà vệ
sinh công cộng, nhà tắm công cộng hoặc các công trình tập thể khác.
 Hầu hết các trường cao đẳng và các trường đại học cung cấp các phòng
đơn hoặc phòng đại trà cho sinh viên của họ, thường là với chi phí nhất
định. Những công trình này bao gồm nhiều phòng như vậy, giống như
một tòa nhà hay căn hộ.
 Hầu hết các ký túc xá rất gần với khuôn viên của nhà trường hơn so
với nhà ở tư nhân. Sự thuận tiện này là một nhân tố chính trong sự lựa
chọn của nơi ở, đặc biệt là đối với sinh viên năm đầu.
1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống và dịch vụ ký túc xá
1.2.1. Chất lượng cuộc sống
1.2.1.1. Khái niệm
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung
nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi
toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng (well-being)
hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội.
7
Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh
thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống

cho con người là một nỗ lực của các nhà nước (Chính phủ), xã hội và cả cộng
đồng quốc tế.
Thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng trong một loạt các ngữ
cảnh bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về
mặt chính trị.
Ngoài ra chất lượng cuộc sống cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy
nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống kê,
người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất thiết phải là sự giàu
có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên được
coi là một thước đo duy nhất của hạnh phúc.
1.2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO
WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of life-100) gồm
100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí là:
 Mức độ sảng khoái về thể chất gồm:
• Sức khỏe
• Tinh thần
• Ăn uống
• Ngủ, nghỉ
• Đi lại (giao thông, vận tải)
• Thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe)
 Mức độ sảng khoái về tâm thần
• Yếu tố tâm lý
• Yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)
 Mức độ sảng khoái về xã hội gồm:
• Các mối quan hệ xã hội.
• Môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an
ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi trường thiên nhiên).
8
Trên cơ sở đó chất lượng cuộc sống được định nghĩa như một cảm nhận có
tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên.

1.2.2. Dịch vụ ký túc xá
1.2.2.1. Khái niệm
Có 2 cách hiểu phổ biến về dịch vụ:
Định nghĩa 1: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích được một bên cung
cấp cho bên kia.
Quá trình cung dịch vụ có thể liên quan đến những yếu tố hữu hình nhất
định, nhưng về bản chất thì dịch vụ thường là vô hình và không được tạo ra từ
sự sở hữu của bất kỳ yếu tố sản xuất nào.
Định nghĩa 2 : Dịch vụ là một hoạt động kinh tế tạo ra giá trị và những lợi
ích cho người tiêu dùng tại một thời điểm và địa điểm nhất định nhằm mang lại
những sự thay đổi mong muốn có lợi cho người tiêu dùng.
Mục đích của việc tương tác này là nhằm thõa mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng theo cách khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra giá trị
cho khách hàng. Dịch vụ là một quá trình có mức độ vô hình cao. Việc tạo ra
hay hình thành một dịch vụ thường xảy ra trong quá trình tương tác giữa khách
hàng với tổ chức, thậm chí có những dịch vụ sẽ không xảy ra nếu không có sự
hiện diện của khách hàng.
Dựa theo định nghĩa về dịch vụ của Zeithaml & Britner có thể định nghĩa
dịch vụ Ký túc xá là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện các hoạt động
liên quan đến KTX tạo ra giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên.
Dựa theo Kotler & Armstrong có thể định nghĩa dịch vụ ký túc xá là bất
kỳ hành động hay lợi ích về các hoạt động ký túc xá mà nhà trường có thể cung
cấp cho sinh viên và ngược lại mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sở
hữu nào cả.
1.2.2.2. Đặc trưng của dịch vụ ký túc xá:
Vì dịch vụ ký túc xá cũng là một loại dịch vụ bởi vậy nó cũng có những
đặc trưng của dịch vụ như sau:
 Vô hình (Intangibility): không có hình hài rõ rệt.
9
Không thể thấy trước khi tiêu dùng. Khác với các sản phẩm vật chất, các

dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, cảm giác hay nghe thấy được trước khi
mua. Robert Lewis nhận xét rằng: "Người mua một dịch vụ du lịch có thể rỗng
tay, nhưng không thể rỗng đầu”. Khi mua một dịch vụ du lịch, người mua có
nhiều kỉ niệm mà có thể chia sẻ với người khác.Để giảm sự bất định về tính chất
vô hình, người mua thường tìm hiểu những dấu hiệu hữu hình qua việc cung cấp
thông tin và sự tin tưởng chắc chắn về dịch vụ.
 Tính không thể tách rời (Inseparability):
Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ
không có mặt kia. Tính bất khả phân cũng có nghĩa rằng khách hàng là một phần
của sản phẩm. Thật vậy, không riêng gì người cung cấp dịch vụ mà cả khách
hàng cũng góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ.
 Tính hay thay đổi (Variability):
Dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tuỳ thuộc phần lớn vào
người cung cấp và khi nào, ở đâu chúng được cung cấp. Có nhiều nguyên nhân
về sự thay đổi này:
+ Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ cùng lúc nên giới hạn việc kiểm tra
chất lượng sản phẩm
+ Sự dao động về nhu cầu tạo nên khó khăn cho việc cung cấp chất
lượng đồng nhất trong thời gian có nhu cầu cao điểm.
+ Chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc và kỹ năng chuyên môn của người
cung cấp dịch vụ và lúc tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên.
 Không lưu trữ được (Perishability):
Không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được. Dịch vụ không thể tồn kho,
nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành cho ngày mai. Dịch vụ không bán
được ngày hôm nay, không thể bán cho ngày hôm sau.
Ngoài bốn đặc tính trên, dịch vụ du lịch còn có 2 đặc tính khác, đó là
tính không đồng nhất và đặc tính không có quyền sở hữu.
Đặc tính không đồng nhất là do sản phẩm hữu hình và vô hình tạo nên.
Với đặc tính này thường rất khó khăn để đạt tiêu chuẩn đầu ra của dịch vụ. Mỗi
10

trường hợp tiêu thụ dịch vụ đòi hỏi có sự thực hiện cả người cung cấp và người
tiêu thụ. Cho nên, muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốt từ cả hai phía.
Đặc tính không có quyền sở hữu. Thật vậy, với các dịch vụ như dạy học,
khách sạn, hãng hàng không khi sử dụng xong, chúng ta không mang theo
được phòng học hay chỗ ngồi, chỗ nằm trên máy bay hay trong khách sạn để
làm của riêng mà chỉ mua quyền sử dụng của những thứ đó.
1.2.2.3. Phân loại dịch vụ ký túc xá
Có nhiều ngành dịch vụ:
• Cung cấp điện, nước
• Y tế, chăm sóc sức khỏe
• Giáo dục, thư viện
• Thông tin, bưu chính, internet
• Giao thông, vận tải
• Giải trí, thể dục thể thao
• Ăn uống
• Sửa chữa, lắp đặt
1.2.2.4. Thang đo chất lượng dịch vụ
Thang đo được sử dụng nhiều nhất hiện nay là SERVQUAL do
Parasuraman và cộng sự đề xuất năm 1988.
Mô hình Parasuraman:
Để có thể thực hành được, Parasuraman đã cố gắng xây dựng thang đo
dùng để đánh giá chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo ông bất kỳ dịch vụ nào
chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên:
- Mức độ tin cậy
- Các phương tiện hữu hình.
- Khả năng đáp ứng
- Năng lực phục vụ
- Sự cảm thông
- Giá cả
11

Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa kỳ vọng và cảm nhận của khách
hàng về một dịch vụ. Chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh gía dựa trên sáu
thành phần:
 Mức độ tin cậy: Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng
thời hạn ban đầu.
 Khả năng đáp ứng: Thể hiện sự mong muốn và sẳn lòng của nhân
viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
 Các phương tiện hữu hình: Trang phục, ngoại hình của nhân viên;
trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ; các phương tiện vật chất; con
người.
 Năng lực phục vụ: Tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ. bao
gồm: năng lực phục vụ; lịch sự; tín nhiệm; an toàn.
 Sự cảm thông: Thể hiện sự quan tâm của nhân viên với khách hàng.
Bao gồm: tiếp cận; thông tin; hiểu biết khách hàng.
 Giá cả: Giá cả được xem như nhận thức của người tiêu dùng về việc
từ bỏ hoặc hy sinh một cái gì đó để được sở hữu một sản phẩm hoặc
một dịch vụ. Zeithaml and Bitner cho rằng giá của dịch vụ có thể ảnh
hưởng rất lớn vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, hài lòng và giá trị.
Bởi sản phẩm dịch vụ có tính vô hình nên thường rất khó để đánh giá
trước khi mua, giá cả thường được xem như công cụ thay thế mà nó
ảnh hưởng vào sự hài lòng về dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng.
1.3. Các phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu
 Số liệu sơ cấp: Để thu thập số liệu mới, chúng tôi sử dụng phiếu
điều tra ( sử dụng thang đo likert).
Chỉ tiêu điều tra: điều tra về sự hài lòng về dịch vụ của ký túc xá, phòng ở
ký túc xá, nhà ăn sinh viên,…Thông tin ngành học, khóa học, trường học của
sinh viên; thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để
tính toán, phân tích .
12

 Số liệu thứ cấp: Thông qua tài liệu, sách báo, trang web và thông tin
thu thập từ ĐH Thái Nguyên.
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu đã công bố: Thu thập được chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy
sau đó thống kê dưới dạng bảng để phân tích các vấn đề liên quan
- Số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính theo các chỉ tiêu
điều tra trên phần mềm bảng tính Excel.
1.3.3. Phương pháp phân tích
 Phương pháp thống kê mô tả
- Phân tổ thống kê: theo trường học.
- So sánh: So sánh giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để tính được mức độ điển hình.
 Phương pháp tổng hợp số liệu
Tổng hợp: Vận dụng các chỉ tiêu số bình quân, quy đổi ra tỷ lệ phần trăm
để thấy được tính trùng lặp của kết quả, từ đó có những kết luận cụ thể.
• Phương pháp phân tổ thống kê: Thông qua các tiêu chí để phân tổ để sử
dụng việc tập hợp các số liệu đồng thời xử lý những tài liệu đó. Cụ thể phân tổ
thống kê theo các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trực thuộc trường
đại học Thái Nguyên.
• Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp nhằm phân biệt sự giống và
khác nhau giữa các hiện tượng kinh tế đồng thời chỉ xu hướng của hiện tượng
hay mức độ thay đổi của hiện tượng là như thế nào? Trong đề tài sử dụng
phương pháp này để so sánh mức độ hài lòng của những sinh viên sinh sống
trong khu KTX của trường đại học Thái Nguyên.
• Phương pháp đồ thị: Sử dụng các dạng đồ thị từ bảng tính EXCEL để tiến
hành phân tổ giữa sinh viên các trường ĐH. Cụ thể biểu đồ hình tròn thể hiện cơ
cấu các loại và biểu đồ hình cột để thấy rõ hay mô tả các chỉ tiêu so sánh.
13
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN SỐNG
TRONG KHU KÝ TÚC XÁ CỦA ĐH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát chung về ĐH Thái Nguyên
2.1.1. Lịch sử phát triển
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN – tên giao dịch bằng tiếng Anh:
ThaiNguyen University; viết tắt là TNU) được thành lập ngày 4 tháng 4 năm
1994 theo Nghị định số 31CP của Chính Phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các
trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Sau 18 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã không
ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ của một đại học vùng, đa
cấp, đa ngành bao gồm: các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị
nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có
tổng số 19 đơn vị thành viên, trong đó có:
10 đơn vị đào tạo, bao gồm:
- Trường Đại học Sư phạm
- Trường Đại học Y – Dược
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Nông Lâm
- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Trường Đại học Khoa học
- Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Khoa Ngoại ngữ
- Khoa Quốc tế
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
05 đơn vị nghiên cứu gồm:
- Bệnh viện thực hành
- Viện Khoa học Sự sống
- Viện Nghiên cứu Kỹ thuật và Xã hội nhân văn Miền núi
14
- Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao Công nghệ vùng Đông Bắc
- Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ cao về Kỹ thuật Công nghiệp
04 đơn vị phục vụ đào tạo gồm:

- Nhà Xuất bản
- Trung tâm Học liệu
- Trung tâm Hợp tác Quốc tế
- Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
2.1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn
2.1.2.1. Sứ mệnh
Đại học Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ; góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
vùng trung du miền núi phía Bắc – vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống,
có truyền thống đấu tranh cách mạng, giàu tiềm năng phát triển và có địa bàn
chiến lược dặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối
ngoại của cả nước.
2.1.2.2. Tầm nhìn
Đại học Thái Nguyên trở thành đại học vùng đa ngành, đa lĩnh vực có quy
mô lớn nhất cả nước. Đại học là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao; nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ và quản lý tiên tiến; tham gia
thẩm định và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển phục vụ cho công cuộc
phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực trung du miền núi phía Bắc, góp
phần đưa vùng phát triển cùng với tiến trình phát triển chung của đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời, góp phần đưa giáo dục đại học nước
ta tiến kịp và hội nhập với giáo dục đại học thế giới.
2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của khu KTX ĐH Thái Nguyên
2.1.4.1. Lịch sử hình thành
15
Theo thống kê, Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn thứ 3 toàn quốc,
sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hiện nay trên địa bàn thành phố có gần 30
trường ĐH, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành Giáo dục,

Nông nghiệp, Y tế, Kinh tế và Công nghiệp với khoảng 78 nghìn học sinh sinh
viên, trong đó chủ lực là ĐH Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có
khoảng 6 nghìn người được ở trong KTX, số còn lại phải ở nhờ nhà người quen
hoặc tự thuê phòng bên ngoài.
Đây là tình trạng chung trên cả nước. Theo Bộ Xây Dựng, hiện nay nước
ta có khoảng 3 triệu HSSV, trong đó có khoảng 20% sinh viên được ở trong
KTX, còn lại phải ở ngoại trú.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg
(Quyết định 65) về triển khai dự án phát triển nhà ở sinh viên, trong đó tỉnh Thái
Nguyên có 9 dự án, 52 công trình được phê duyệt danh mục các dự án phát triển
nhà ở sinh viên bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Với số vốn đầu tư 602 tỷ đồng
và các nguồn khác huy động từ địa phương để xây dựng 31 công trình nhà ở cho
HSSV.
Riêng khu KTX ĐH Thái Nguyên, tại tổ 10 xã Quyết Thắng, TP Thái
Nguyên có tổng số vốn đầu tư trên 230 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ.
2.1.4.2. Quá trình phát triển
Thực hiện theo Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 4 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát
triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề thuê và Quyết định số 1584/QĐ- UBND ngày 3 tháng 7 năm 2009
của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các công
trình nhà ở sinh viên Đại học Thái Nguyên do Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái
Nguyên Đặng Viết Thuần kí; Đại học Thái Nguyên được phân bổ tổng mức đầu
tư 364.363 triệu đồng.
Sau đó, ngày 9 tháng 7 năm 2009, UBND tỉnh Thái Nguyên ra tiếp Quyết
định số 1625/QĐ - UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng
các công trình nhà ở sinh viên Đại học Thái Nguyên do Chủ tịch UBND tỉnh
16
Thái Nguyên Phạm Xuân Đương kí, đã tăng tổng mức đầu tư điều chỉnh lại là
386.200 triệu đồng ( lý do điều chỉnh: Bổ sung 3 hạng mục nhà ở sinh viên

Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên).
Ngày 16/6/2009, UBND tỉnh Thái Nguyên và trường ĐH Thái Nguyên đã
khởi công xây dựng khu nhà ở sinh viên ĐH Thái Nguyên tại khu đất trong
khuôn viên trường ĐH Nông Lâm thuộc ĐH Thái Nguyên do Tổng công ty xây
dựng Hà Nội làm chủ thầu. Gồm 16 khối nhà 5 tầng, diện tích xây dựng gần
35.000 m
2
. Và đến tháng 8 - 2010 là phải hoàn tất để đưa vào sử dụng.
Sáng ngày 06/6/2010 tại Khu liên hợp ký túc xá các trường ĐH Thái
Nguyên tọa lạc trên khuôn viên của trường ĐH Nông – Lâm Thái Nguyên, Công
ty CP Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Xây Dựng (CJSC) – Nhà thầu BOT
dự án Nhà dịch vụ Sinh viên – Đại học Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ
khởi công dự án.
Được biết, sau lễ động thổ này, CJSC sẽ cùng với các đơn vị thi công tiến
hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nhanh chóng triển khai dự án thành hiện
thực. Dự kiến công trình sẽ được xây dựng trong thời gian là 100 ngày.
Theo đúng tiến độ, công trình xây dựng nhà ký túc xá sinh viên được khởi
công tháng 9/2009, đến tháng 6/2010 là phải bàn giao.
Tuy nhiên, ngay tại thời điểm thi công nhà thầu đã đưa ra nhiều lí do nên
chủ đầu tư đã phải cho lùi tiến độ đến tháng 10/2010.
Tính đến nay, khu KTX đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trong từng
tòa nhà để phục vụ cho cuộc sống của sinh viên các trường. Đặc biệt khu nhà
Dịch vụ sinh viên đã đi vào hoạt động và đáp ứng được phần nào nhu cầu của
sinh viên. Song, khuôn viên của khu KTX vẫn đang trong quá trình xây dựng và
hoàn thành.
2.2. Đánh giá chung về cuộc sống của sinh viên tại khu KTX
Sau khi từ giã mái trường PTTH, các bạn học sinh sẽ bước vào giảng
đường đại học và trở thành sinh viên. Nơi đây sẽ tập hợp nhiều bạn trẻ đến từ
nhiều vùng miền, văn hóa khác nhau, do đó, các bạn sẽ phải thích nghi với
những vấn đề mới.

17
Đối với các sinh viên phải học tập xa nhà, ký túc xá là ngôi nhà thứ hai
của họ. Sau thời gian học tập trên giảng đường, ký túc xá là nơi sinh viên nghỉ
ngơi, tái sản xuất sức học tập, là nơi các bạn tự học, tiếp nhận thông tin, giao lưu
văn hóa, chia sẻ tình cảm nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, làm phong phú hơn
đời sống tinh thần của mình. An cư mới lạc nghiệp, sinh viên có chỗ ăn ở, sinh
hoạt thuận tiện mới có thể chuyên tâm học tập, trau dồi kiến thức, tham gia các
hoạt động văn hóa, xã hội lành mạnh, từ đó phục vụ xã hội tốt hơn.
Dù cho sống ở đâu thì bạn cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng,
sống trong KTX cũng vậy, nó vừa mang đến cho bạn những lợi ích đồng thời
cũng có nhiều khó khăn, trở ngại mà chúng ta không mong nhưng không tránh
khỏi. Vậy đó là những vấn đề gì? Dựa vào thông tin có được từ phiếu điều tra,
chúng tôi đã tổng hợp như sau:
2.2.1. Ưu điểm
• Bước chân vào cánh cổng đại học, phải sống xa gia đình, bạn sẽ bắt đầu
một cuộc sống mới, tự lập, tự chăm sóc cho bản thân, biết chi tiêu hợp lí
và tập trung cho việc học. Mỗi phòng ở ký túc xá có 6-8 sinh viên. Mỗi
người đến từ những nơi khác nhau, có tính cách, lối sống khác nhau. Việc
sống tập thể như vậy yêu cầu chúng ta phải biết hoà đồng, đoàn kết, chia
sẻ, giúp đỡ nhau, biết cách ứng xử với từng người. Các kĩ năng mềm cũng
từ đó được nâng cao.
• Mức chi phí sinh hoạt tập thể cũng hợp lý đối với mọi sinh viên về giá
điện, nước sinh hoạt, và chi phí cho 1 phòng là 80 nghìn đồng -100 nghìn
đồng trên 1 tháng/ người. Trong khi đó một phòng trọ bình dân không
khép kín, rộng khoảng 10m
2
đã có giá từ 500.000–700.000 đồng. Với giá
tiền như vậy có thể nói là rẻ nhất là trong thời điểm lạm phát này.
• Ở ký túc xá, mỗi tầng có một Ban quản lí - họ có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc
nhở về giờ giấc đi lại, lối sống, vệ sinh phòng ở của sinh viên. Giờ mở,

đóng cổng của các trường là từ 5 giờ – 22 giờ 30 ( đối với mùa hè) và từ 5
giờ 30 phút - 22 giờ 30 ( đối với mùa đông). Đó là thời gian tương đối
hợp lí để sinh viên có thể tự do học tập, làm việc mà mình muốn. Ngoài
18
ra, ở KTX cũng có quy định là nghiêm cấm uống rượu, ai vi phạm sẽ bị
xử lý theo quy định. Đây là quy định rất tốt nhằm bảo vệ sức khoẻ cho
sinh viên và cũng là để tránh xảy ra hiện tượng say rượu gây mất trật tự án
ninh như: ồn ào, cãi nhau, đánh nhau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt
những sinh viên khác cùng sinh sống.
• Một thuận lợi khi sống trong KTX là các sinh viên có thể dễ dàng tham
gia học nhóm, thảo luận ngoài giờ hoặc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, giúp các bạn bổ sung kiến thức học được trên ghế giảng đường.
• Gần gũi các bạn trong lớp, khoa, trường, tiện lợi trong việc trao đổi, giao
lưu, học tập, rèn luyện cách sống.
• Dễ dàng nhận biết được các thông tin cần thiết của lớp, khoa, trường do
kênh thông tin "truyền miệng", thuận tiện việc sắp xếp thời gian, công
việc của mình phù hợp.
• Những người bạn cùng phòng trong ký túc coi nhau như một gia đình.
Những khi đau ốm có người ở bên chăm sóc, gặp chuyện không vui có
người ở bên an ủi, sẻ chia.
• Có sân thể thao, bạn sẽ tập luyện cùng mọi người thường xuyên. Tham
gia dễ dàng vào các hoạt động giúp tăng khả năng giao tiếp, các mối quan
hệ, thậm chí là các kĩ năng cần thiết qua các hoạt động như: Sinh nhật bạn
bè, sinh hoạt Câu lạc bộ, hội đồng hương, nhóm học tập
• Dễ trao đổi bài vở: Kí túc xá gồm nhiều bạn học các lớp khác nhau, nên
việc trao đổi bài tập, giáo trình, ngay cả bài kiểm tra cũng nhiều thuận lợi.
• Khi cả phòng học bài nó tạo nên một môi trường nghiêm túc, là động lực
để bạn thi đua, cố gắng học hành. Việc ở gần bạn bè giúp sinh viên có thể
trao đổi kiến thức, cùng nhau giải đáp những thắc mắc bài vở trên lớp.
2.2.2. Nhược điểm

• An ninh về khu KTX còn chưa được đảm bảo, dễ mất cắp, trộm vặt,
thậm chí là tài sản có giá trị (điện thoại, máy tính, tiền bạc, đồ cá nhân
cũng mất ) và do nhiều nguyên nhân nên thường rất ít khi tìm được
thủ phạm.
19
• Nhiều khi phải điều tiết, thay đổi cách sống, lịch sinh hoạt cá nhân của
bạn phù hợp với nhiều người. Có người thích ngủ khuya, có bạn cần
ngủ sớm để có sức khỏe cho buổi học hôm sau, có người thích yên tĩnh
thì bạn cùng phòng lại nghe nhạc, nói chuyện. Đôi khi muốn dành chút
thời gian riêng tư cho bản thân thì phòng lại có khách Những điều
này có thể dẫn đến một số xung đột không cần thiết, gây mất đoàn kết
đặc biệt là đối với những sinh viên nam.
• Không gian chật hẹp, phòng hẹp và có nhiều người cùng sinh sống nên
để có được không gian riêng tư là rất khó.
• Vấn đề về đường xá cũng là vấn đề đáng lo ngại với những bạn phải đi
học tối vì ký túc xá cũng khá xa với các trường, chưa được trang bị
đèn chiếu sáng ven đường cũng như bảo vệ.
• Sống chung với nhiều người, các bạn trẻ không thể tránh khỏi những
cám dỗ bởi các hoạt động thiếu lành mạnh, như: đua đòi ăn chơi, đánh
bài, mê game làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Tóm lại, các bạn sinh viên đến từ nhiều miền quê, nhiều hoàn cảnh khác
nhau với phong tục, tập quán riêng biệt, phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc các
bạn hoà mình vào môi trường tập thể, sống chung với rất nhiều cá tính, sở thích,
quan niệm sống khác nhau khi sống tại KTX đòi hỏi sinh viên phải xây dựng
cho mình những kỹ năng để sống trong môi trường mới.
2.3. Thực trạng đời sống sinh viên theo các tiêu chí điều tra
2.3.1. Phân loại nhóm sinh viên điều tra
Khu nội trú HSSV - Đại học Thái Nguyên sẽ đảm bảo nơi ở, sinh hoạt,
học tập cho sinh viên thuộc 4 trường ĐH: Kinh tế và QTKD, Nông Lâm, Khoa
Học và Ngoại Ngữ.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy phiếu điều tra của 800 bạn sinh viên
với giới tính và lứa tuổi khác nhau thuộc các trường sinh sống tại đây, cụ thể:
• 200 sinh viên trường ĐH Kinh Tế và QTKD
• 200 sinh viên trường ĐH Nông Lâm
• 200 sinh viên trường ĐH Khoa Học
20
• 200 sinh viên trường ĐH Ngoại Ngữ
Sau quá trình tổng hợp, phân tích và tính toán nhóm nghiên cứu đã tổng
hợp được kết quả điều tra theo các tiêu chí:
2.3.1.1. Sự ưa thích sống tại KTX
Qua biểu đồ 1, nhóm nghiên cứu nhận thấy trong số các bạn sinh viên
đang cư trú tại KTX có đa số các bạn thích sống trong KTX. Trong 4 trường thì
ĐH Kinh tế và QTKD tỷ lệ sinh viên thích sống trong KTX chiếm 56% số bạn
được hỏi. Với ĐH Nông Lâm tỷ lệ này là 53%, cao hơn trường ĐH Khoa Học có
tỷ lệ 41% và ĐH Ngoại Ngữ đạt 36% so với số bạn được hỏi.
Biểu đồ 1: Sự ưa thích sống tại KTX của sinh viên 4 trường ĐH
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Sở dĩ có sự chênh lệch trên là do:
 Trường ĐH Kinh tế và QTKD :
 Sinh viên sống trong KTX luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ
nhà trường và ban quản lý KTX.
 Xung quanh giảng đường GK1 và GK2 của trường vẫn chưa có
nhiều nhà trọ xây dựng hoặc có nhà trọ nhưng giá thành quá cao.
 Trong KTX sinh viên được cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết yếu
nếu cần; có bạn cùng lớp học cùng phòng thuận tiện cho việc trao
đổi bài và thông tin của trường.
21
Nguyễn Thị Thủy, tân sinh viên Trường đại học Kinh tế, thuộc diện con
thương binh cho biết : “KTX rất sạch sẽ và đầy đủ mọi tiện nghi, giá lại rất rẻ,
chỉ có 80.000 đồng/tháng. Ở đây có quầy tạp hóa giá cả cũng hợp lý, có phòng

truy cập internet, nhà ăn sạch sẽ nhưng hơi nhỏ. Nói chung tụi em cảm thấy rất
hài lòng chỉ có điều KTX còn thiếu sân chơi phục vụ sinh viên. Mong là nhà
trung tâm sớm hoàn thành để sinh viên ở đây có nơi vui chơi lành mạnh”.
 Trường ĐH Nông Lâm:
 Gần với giảng đường của trường, thư viện trường, nhà dịch vụ sinh
viên thuận tiện trong việc đi lại.
 Giá cả của những quán ăn tư nhân phù hợp với túi tiền sinh viên.
 Nhà trương có kế hoạch đưa sinh viên vào sinh sống tại KTX.
 Trường ĐH Khoa Học:
 Đường đến giảng đường quá xa, đi lại khó khăn; dịch vụ cung cấp
chưa đầy đủ.
 Vấn đề về nước sinh hoạt và mạng vẫn còn nhiều bất cập.
 Trường ĐH Ngoại Ngữ: Mặc dù trường tổ chức học ngay trong KTX
nhưng số lượng sinh viên không thích sống tại KTX rất lớn vì:
 Vấn đề nước sinh hoạt.
 Dịch vụ chưa được đáp ứng được đầy đủ.
 Tâm lý không thích sống tập thể của một số lớn sinh viên.
2.3.1.2. Mức độ tin cậy
Thể hiện trong việc ban quản lý KTX thực hiện đúng cam kết đối với sinh
viên trong việc cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất (quạt điện, bóng điện, ráp
giường, nước sinh hoạt )
Có thể nhận thấy rằng việc thực hiện đúng cam kết trong việc cải tạo, sửa
chữa cơ sở vật chất cho khu KTX của cả 4 trường ĐH vẫn chưa nhận được
nhiều sự hài lòng cũng như sự tin cậy của sinh viên. Các trường đều có mức độ
đáp ứng chưa tốt so với mong đợi của sinh viên, đều chiếm trên 60% số bạn
được hỏi. Quạt trần, bóng đèn thường xuyên bị hỏng nhưng chưa được sửa
chữa kịp thời (chiếm từ 62 % - 81 %).
22
Biểu đồ 2: Mức độ tin cậy của sinh viên đối với KTX
(Nguồn: Số liệu điều tra)

Theo nhiều bạn sinh viên phản ánh lại rằng : “Thông báo tới người quản
lý KTX nhưng đợi rất lâu mới có đội sửa chữa lên sửa và có khi tháo quạt ra
mang đi sửa nhưng phải một tuần sau mới mang đến trả”. Vào mùa hè, có
phòng hỏng cả hai cái quạt mà đội sửa chữa đều mang đi sửa nhưng không có
quạt lắp dùng tạm thời.
Chính điều đó ảnh hưởng đến lòng tin cậy của sinh viên dành cho KTX.
2.3.1.3. Khả năng đáp ứng dịch vụ
Phản ánh qua mức độ đáp ứng dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe, vệ sinh,
an ninh, dịch vụ căng- tin, vui chơi – giải trí.
Ý kiến của bạn Bùi Thị Liên, tân sinh viên Trường Đại học Kinh tế và
QTKD: “Em mới vào ở đây 5 ngày. Thủ tục đăng ký vào KTX rất đơn giản.
Phòng ở rộng rãi, mát mẻ và thật thoải mái. Em chỉ mong muốn là khu KTX sẽ
có phòng chiếu phim, sân chơi thể dục thể thao phục vụ sinh viên thì thật lý
tưởng, vì ngoài nhu cầu cơ bản là ở ra tụi em còn có nhu cầu giải trí để giải tỏa
những căng thẳng sau giờ lên lớp, nhất là những căng thẳng trong mùa thi”.
Bảng 1: Khả năng đáp ứng dịch vụ của KTX
23
Trường
Dich vụ
ĐH Kinh Tế và
QTKD
ĐH Nông Lâm ĐH Khoa Học ĐH Ngoại Ngữ
Đáp
ứng
tốt
Chưa
đáp
ứng tốt
Đáp
ứng

tốt
Chưa
đáp
ứng tốt
Đáp
ứng
tốt
Chưa
đáp
ứng tốt
Đáp
ứng
tốt
Chưa
đáp
ứng tốt
1. DV y tế - chăm sóc
sức khỏe
42% 58% 32% 73% 26% 74% 56% 44%
2. An ninh
16% 84% 62% 38% 14% 68% 28% 72%
3. Vệ sinh
72% 28% 58% 42% 61% 39% 78% 22%
4. Dịch vụ căng tin
71% 29% 82% 18% 56% 44% 45% 55%
5. Vui chơi, giải trí
58% 42% 36% 64% 31% 69% 52% 48%
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhìn một cách tổng quát, nhóm nghiên cứu nhận thấy:
 Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe vẫn chưa được quan tâm đúng mức

(44%-74% chưa đáp ứng tốt nhu cầu sinh viên). Tình trạng sinh viên
mắc bệnh ngoài da, bệnh viêm da do tiếp xúc rất cao.
• Đặc biệt là trường ĐH Nông Lâm và ĐH Khoa Học có tỷ lệ
chưa đáp ứng tốt dịch vụ rất cao (73% – 74%). Qua đó cho thấy
dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe ở hai trường chưa được quan
tâm đúng mức.
• Trường ĐH Kinh Tế và QTKD có tỷ lệ đáp ứng chưa tốt ở mức
58% _ đây là một con số khá cao so với trường ĐH Ngoại Ngữ
(44%). Đây cũng là một điểm lưu ý với các trường, cần tăng
cường vấn đề chăm sóc sức khỏe cho sinh viên vì có sức khỏe
tốt thì mới học tập và làm việc tốt.
 An ninh là vấn đề không thể không nhắc tới. Tình hình mất trộm thường
xuyên xảy ra. Tình trạng mất cắp xe máy, laptop , mất cắp quần áo luôn
xảy ra nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Nói về vấn đề an
ninh thì đại đa số sinh viên của các trường đều không hài lòng, thể hiện:
24
• Tỷ lệ chưa đáp ứng tốt dịch vụ an ninh của các trường là rất cao:
trường ĐH Kinh tế và QTKD (84%); ĐH Khoa Học (68%); ĐH
Ngoại Ngữ (72%). Nhưng trường ĐH Nông Lâm con số này chỉ
còn 38%.
• Lý do có sự chênh lệch trên là do những dãy nhà KTX của
trường ĐH Nông Lâm gần với nhà dịch vụ sinh viên có khu
trông giữ xe; gần với cổng chính KTX nên lực lượng bảo vệ tập
trung tại khu vực này đông hơn ba trường còn lại. Các KTX của
trường ĐH Kinh Tế và QTKD; ĐH Khoa Học; ĐH Ngoại Ngữ ở
sâu bên trong hơn; hệ thống đèn chiếu không có, lực lượng bảo
vệ ít qua lại, rất xa khu trông giữ xe nên tình trạng mất trộm xay
ra thường xuyên hơn, đặc biệt vào buổi tối.
 Khu KTX của ĐH Thái Nguyên đang trong quá trình thi công, mặc dù
chưa hoàn thành toàn bộ các công trình phụ trợ nhưng cũng đã đáp ứng

được phần nào dịch vụ vui chơi, thể dục thể thao cho sinh viên (chiếm
31% - 58%) tại khu nhà dịch vụ sinh viên.
• Ngoài đáp ứng nhu cầu ăn uống, giải khát, có rất nhiều dịch vụ
vui chơi giải trí tại khu nhà dịch vụ như : tập erobics, tập yoga,
khiêu vũ, bóng rổ đáp ứng được phần nào nhu cầu của sinh
viên các trường.
• Tuy nhiên, vì sân nhỏ mà người đi lại đông tại sân KTX nên
hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí không được thoải
mái và gây ảnh hưởng cho những người tham gia.
• Trong bốn trường thì ĐH Ngoại Ngữ là trường có tỷ lệ sinh viên
đánh giá chất lượng dịch vụ sinh viên chưa tốt là cao nhất
(55%), theo điều tra phản ánh thì một số bạn sinh viên cho nói
rằng “ thức ăn ở nhà dịch vụ không hợp vệ sinh” vì có nhiều lần
mua cơm tại nhà dịch vụ các bạn gặp phải trường hợp thức ăn đã
bị thiu, rau rửa chưa sạch,
25

×