Kinh nghiệm mùa thi
Môn văn: phải nắm cốt lõi đề bài
TT - Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ môn văn khối C và D đều có hai phần: bắt buộc và tự chọn.
Trong đó, câu 1 là câu kiểm tra kiến thức nhưng không đơn giản như đề thi tốt nghiệp. Đề thi đòi hỏi
các em phải tư duy.
Các kiểu câu hỏi thường gặp: trình bày sự nghiệp sáng tác của tác giả, trình bày ý nghĩa lịch
sử và giá trị văn học của tác phẩm, nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm Ở kiểu câu này các em cần
phải lập bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Nên mở bài thật ngắn gọn, chỉ cần nêu vài
nét tiêu biểu.
Câu nghị luận xã hội là đề “mở” thường tập trung vào tư tưởng, đạo lý và một số hiện tượng
xã hội. Điều quan trọng là các em phải tìm cho ra ý nghĩa của vấn đề, sau đó dùng những thao tác
nghị luận giải thích, bình luận, chứng minh đưa dẫn chứng về con người lịch sử, con người xã hội.
Cũng có thể lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học nhưng đó phải là những ý văn thuộc loại
kết tinh thành quan niệm sống, triết lý, sau cùng liên hệ bản thân đề ra lối sống tích cực, hữu ích.
Ở phần nghị luận văn học chỉ nhắc vài điều rằng: nếu đề dùng từ “cảm nhận” trong phần
mệnh lệnh đề, phải hiểu đó chính là yêu cầu bình giảng.
Kiểu đề “Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm ”, nếu không cẩn thận các em sẽ sa đà vào
việc phân tích hình tượng nhân vật. Vậy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm là gì? Đó chính là
tìm hiểu thái độ, tình cảm của nhà văn đối với những con người bất hạnh, đau khổ. Chính tình cảm đó
của nhà văn đã làm nên giá trị cao đẹp của tác phẩm: nhân đạo.
Tránh dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong bài nghị luận văn học, trừ phi đó là những câu thoại,
câu văn trích dẫn trong tác phẩm.
GV NGUYỄN ĐỨC HÙNG (Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM)
03:44 | 28/06/2010
Tuyển sinh đại học, cao đẳng:
Các chuyên gia tiết lộ bí quyết làm bài thi
TP - Trong chương trình “Bí quyết thi đại học” vừa được phát trên kênh VTV6 cuối tuần
vừa qua, các chuyên gia đưa ra nhiều lời khuyên bất ngờ, thú vị và bổ ích dành cho thí sinh khi các
em làm bài trong phòng thi kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới.
Tiếng Anh: Chần chừ dễ… sai
Dễ làm trước khó làm sau là một lời khuyên hết sức quen thuộc của các chuyên gia dành cho
sĩ tử khi làm bài thi, dù họ dự thi môn nào, khối thi nào. Tuy nhiên, một trong những khách mời của
chương trình “Bí quyết thi đại học” (VTV6, 26-6), cô Vũ Mỹ Lan, trưởng bộ môn tiếng Anh, Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM lại có ý kiến tư vấn… ngược lại. Cô Mỹ Lan nói:
“Đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh có 80 câu, tốt nhất là các em nên làm lần lượt từ câu 1
đến câu 80, không nên làm nhảy cóc theo kiểu chọn câu dễ làm trước câu khó làm sau. Học sinh của
tôi đã từng gặp tình huống đáng tiếc thế này: Em ấy làm đến câu 30 thấy khó quá nên bỏ, chuyển
sang làm câu 31. Khi tô đáp án vào phiếu trả lời, thì lại tô nhầm cả hệ thống vì quên bẵng việc mình
đã bỏ câu 30.
Một lưu ý khác có tính đặc thù với môn tiếng Anh là tránh bị sa vào tình trạng hoang mang
do… suy nghĩ quá kỹ. “Có nhiều em sau khi đọc câu hỏi quyết định chọn đáp án rất nhanh. Sau đó
các em soát lại bài, suy nghĩ rồi sửa lại và thường câu được sửa lại là câu… sai”, cô Mỹ Lan cho biết.
Theo cô Mỹ Lan, với môn tiếng Anh, đề thi trắc nghiệm không bao giờ là đề thi quá khó và
thường chỉ để kiểm tra kiến thức căn bản của học sinh. Trong số các câu hỏi thường có những câu
kiểm tra về giới từ hoặc việc kết hợp từ vựng. Thông thường, ý nghĩ nào đầu tiên đến trong đầu các
em sau khi đọc các câu hỏi là ý nghĩ đúng. Nếu không tự tin với lựa chọn của mình, càng cố nghĩ
ngợi các em càng dễ rơi vào tình trạng mông lung, chẳng biết thế nào là đúng, thế nào là sai.
Cô Mỹ Lan cũng khuyên các thí sinh nên phân bố thời gian phù hợp cho việc trả lời các câu
hỏi. Với những câu lẻ về từ vựng hoặc ngữ pháp các em nên làm một phút cho mỗi câu, thậm chí một
phút cho hai câu với những câu dễ. Với những câu hỏi về đọc hiểu, điền từ thì thời gian suy nghĩ cần
nhiều hơn. Cô Mỹ Lan lưu ý: “Nhìn chung thí sinh đều sợ các câu đọc hiểu.
Thực tế cho thấy trong số các câu đọc hiểu đều có câu khó dành cho học sinh giỏi nhưng
không phải là tất cả câu đọc hiểu đều khó. Các em thấy khó là vì nghĩ cần phải dịch, trong khi có
nhiều từ các em không biết. Nếu chỉ cần đọc hiểu, các em có thể lướt qua những từ mình không biết,
miễn là nắm được nội dung chính của đoạn văn bản, căn cứ vào đó để trả lời câu hỏi”.
Văn và Toán: Chia thời gian hợp lý cho từng câu
Là một người có nhiều năm tham gia công tác chấm thi, PGS TS Lê Quang Hưng, trưởng
Bộ môn Việt Nam học trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, nhược điểm chung của thí sinh là hay sa
đà vào những câu mình “trúng tủ” hoặc tâm đắc mà quên giá trị điểm của câu ấy. “Có câu chỉ 2 điểm
nhưng các em viết quá dài, phát triển quá nhiều. Hiển nhiên là các em sẽ không đủ thời gian cần thiết
để làm các câu khác”, thầy Hưng chia sẻ.
Theo cấu trúc đề thi mà Bộ GD&ĐT đã công bố, môn văn sẽ có 3 câu: câu 2 điểm, câu 3
điểm và câu 5 điểm. Thầy Hưng khuyên thí sinh, với câu 2 điểm các em chỉ cần viết được khoảng 1,3
đến 1,5 trang giấy thi là vừa; câu 3 điểm viết tối đa 2,5 trang giấy thi.
Với câu 5 điểm, chắc chắn thí sinh phải trình bày nhiều luận điểm trong một bài văn hoàn
chỉnh (có mở bài, thân bài, kết luận) thí sinh nên dành một chút thời gian vạch dàn ý trước khi làm
bài. “Việc dành bao nhiêu thời gian cho mỗi câu là tuỳ vào sở trường sở đoản của từng em, nhưng
chắc chắn không thể sa đà cả tiếng đồng hồ cho câu 2 điểm”, thầy Hưng lưu ý.
Với môn Toán, thầy Phan Văn Danh (giảng viên khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Huế) cũng
có lời khuyên tương tự với các thí sinh về việc phân chia thời gian hợp lý để làm bài. Thầy Danh
nhắc nhở các thí sinh:
“Môn Toán cũng nên áp dụng nguyên tắc dễ trước khó sau. Các em nên kẻ vào giấy nháp
một bảng có hai cột: câu và thời gian tối đa. Trong cột đó các em sắp xếp lần lượt từ trên xuống dưới
theo mức độ dễ/ khó. Câu các em cho là khó nhất để dưới cùng, thậm chí các em hoàn toàn không
quan tâm tới câu này, để thời gian tập trung cho các câu còn lại vì mục tiêu của đa số các em không
phải là đạt điểm 10 mà là được điểm tối đa trong khả năng của mình.
Thời gian làm bài có 180 phút, các em để dành 20 – 30 phút để soát lại bài”.
Quý Hiên
Thứ Năm, 01/07/2010, 07:22 (GMT+7)
Kinh nghiệm mùa thi
Môn tiếng Anh: loại trừ nhanh phương án sai
TT - Để làm tốt đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, tuyệt đối không dừng lại quá lâu ở một câu hỏi mà
thí sinh cho là khó. Nhưng cũng không có nghĩa là vội vàng chọn câu trả lời mà chưa đọc hết bốn
chọn lựa (A, B, C, D). Thí sinh cần loại trừ nhanh chóng hai chọn lựa sai và thông thường còn lại một
chọn lựa đúng và một chọn lựa gần đúng, cẩn thận để rút ra đáp án từ hai chọn lựa này.
Với phần ngữ âm, để có đáp án đúng và nhanh, thí sinh không nên đọc thầm mà nên phát âm từ được
yêu cầu với mức độ khẽ đủ để tai nhận được trọng âm của từ đặt ở âm tiết nào hay để phân biệt giữa
các nguyên âm hay phụ âm với nhau. Phần từ vựng và cấu trúc câu của đề thi ĐH, CĐ đều là những
phần thí sinh đã được luyện tập nhiều ở bậc THPT nên cần làm ở tốc độ dưới một phút một câu để
dành thời gian dư cho phần đọc hiểu.
Với loại bài đọc hiểu (reading comprehension), trước hết thí sinh nên đọc nhanh cả bài văn, kể cả đọc
lướt qua các câu hỏi phía dưới để nắm ý chính của bài văn và những vấn đề liên quan được hỏi. Sau
đó, thí sinh đọc chậm hơn, dựa vào từ và cấu trúc trong câu để đoán ý nghĩa của từ khó, gạch chân
các chi tiết cần lưu ý (các con số biểu thị thời gian, số lượng ) để có quyết định chọn câu trả lời
đúng nhất. Để trả lời loại câu hỏi tìm ý chính của đoạn văn, thông thường thí sinh hãy đọc kỹ câu đầu
tiên và câu cuối cùng của đoạn văn.
LÊ THỊ THANH XUÂN (GV tiếng Anh)
Môn sử: trình bày đủ ý
Khi tiếp xúc với đề thi, các em phải đọc thật kỹ đề, hiểu yêu cầu cụ thể của đề để tránh tình trạng lạc
đề. Sau đó, các em viết ra giấy nháp nội dung cơ bản của đề thi, trên cơ sở đó vận dụng kiến thức để
làm bài. Khi làm bài, mỗi vấn đề cần trình bày đủ các ý, vì mỗi ý đúng đều có điểm. Đừng coi thi cử
như một áp lực. Cơ hội cho tất cả thí sinh là như nhau, nhưng nếu thí sinh nào chuẩn bị kỹ hơn thì kết
quả sẽ tốt hơn.
Vì một lý do nào đó mà các em chưa học hết chương trình môn sử khi ngày thi đang gần kề, có lẽ các
em nên tham khảo những đề thi năm trước để có thể tập trung vào một vài chủ đề có khả năng ra thi
nhiều nhất. Học sử không phải chỉ với mục đích là để thi mà môn sử còn giúp các em yêu nước,
thương dân hơn. Thêm vào đó, môn sử sẽ giúp các em tránh những vết xe đổ của lịch sử và biết sống
khôn ngoan hơn.
ĐOÀN VĂN ĐẠO (GV sử)
/>Tham khảo nhận định đợt 1-2010 :
Thứ Ba, 06/07/2010, 00:02 (GMT+7)
Điểm sàn khối A sẽ giảm?
TT - Nhiều thầy giáo nhận định môn toán chủ yếu là điểm 6, 7. Môn lý phổ biến là điểm 4. Môn hóa
nếu đạt 7 điểm trở lên cơ hội trúng tuyển sẽ rất cao. Kết thúc ba môn thi khối A, đánh giá chung về
đề thi đều cho rằng đề thi các môn khối A năm nay có mức độ khó hơn năm trước, tùy theo từng
môn. Nhiều giảng viên có kinh nghiệm nhận định điểm trung bình sẽ giảm, dẫn đến khả năng điểm
sàn cũng giảm theo.
Trong đó, môn toán được đông đảo thí sinh nhìn nhận là khó nhất, môn vật lý vừa có những câu khó
vừa dài. Môn hóa được dư luận thí sinh đánh giá là “dễ thở” nhất trong ba môn nhưng cũng có những
câu khó. Các thí sinh cũng như giáo viên đều thừa nhận đề thi năm nay đã đạt yêu cầu về mức độ
phân hóa, chỉ những thí sinh khá mới có thể đạt điểm 7-8 và đạt điểm 9-10 phải là thí sinh có học lực
giỏi, kiến thức vững vàng, kỹ năng làm bài tốt.
Điểm chuẩn thấp hơn 0,5-1 điểm
Trao đổi với chúng tôi, cán bộ đào tạo của nhiều trường ĐH cũng đánh giá với cách ra đề thi cả ba
môn như năm nay, thí sinh sẽ được phân loại rõ rệt hơn, các trường từ tốp giữa trở lên dễ xác định
điểm trúng tuyển hơn.
Riêng đối với đề thi môn toán - môn tự luận duy nhất của khối A, TS Lê Thống Nhất nhận định khá
cụ thể và xác đáng: “Đề thi môn toán cũng không phải là quá khó. Đề thi phân loại tốt học sinh. Học
sinh đạt điểm 10 xứng đáng xếp loại giỏi. Dải điểm tập trung nhiều nhất sẽ từ 6-7 điểm. Đề thi đúng
tiêu chuẩn của một đề thi tuyển sinh khối A”.
Nhiều cán bộ làm tuyển sinh lâu năm ở các trường dự đoán năm nay có thể số thí sinh được điểm cao
cả ba môn sẽ không nhiều bằng năm trước. Phổ điểm sẽ tập trung nhiều ở mức 17-20 điểm/ba môn.
Xu hướng điểm chuẩn sẽ phân loại rõ hơn các nhóm trường. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến đánh giá sẽ
không có biến động nhiều trong mức điểm chuẩn cụ thể của từng trường. Một số trường tốp giữa và
tốp đầu điểm chuẩn có thể thấp hơn 0,5-1 điểm chứ không có sự tăng giảm quá đột biến.
Bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, phân tích: “Trao đổi với thí
sinh dự thi vào trường, các em cho hay đều làm được khoảng 70% trở lên. Chúng tôi đánh giá với
mức độ đề thi như năm nay, mặt bằng kết quả chung có thể thay đổi một chút nhưng điểm chuẩn của
Trường ĐH Ngoại thương sẽ không biến động nhiều”.
Đại diện nhiều trường ĐH lớn ở Hà Nội như Học viện Tài chính, ĐH Mỏ địa chất, ĐH Kinh tế quốc
dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng Hà
Nội đều dự đoán nhiều khả năng các trường này sẽ không có sự dao động lớn về điểm chuẩn so với
năm trước.
Ông Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ địa chất, dự đoán điểm chuẩn sẽ dao
động 15-18 tùy theo ngành. Còn theo ông Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính, điểm chuẩn
của học viện có thể ở mức 22-23 điểm, tương tự năm 2009.
Giảm 2 điểm?
Trong khi đó thầy Hoàng Hữu Vinh, Trường CĐ Kinh tế TP. HCM, cho rằng về mặt cấu trúc đề thi
năm nay không có gì khác so với mọi năm nhưng về độ khó thì hơn hẳn. Phổ điểm chủ yếu sẽ nằm
trong khoảng 3-4 điểm, nhất là hai câu II.2 và V.
Với đề thi này rất hiếm có điểm 10. Phổ điểm có thể tạm chia như sau: thí sinh cực kỳ xuất sắc điểm
9-10, thí sinh giỏi đạt 7-8 điểm, thí sinh khá 6 điểm, thí sinh trung bình chỉ có thể đạt 2-3 điểm. Tổng
hợp lại thì mức điểm 3-4 sẽ là phổ điểm chủ yếu của phần lớn thí sinh. “Với đề thi như thế này, tôi
nghĩ điểm sàn khối A sẽ giảm khoảng 2 điểm so với năm 2009. Điểm chuẩn các trường cũng sẽ giảm
đáng kể”.
Tương tự, thạc sĩ Nguyễn Hữu Lộc, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định cấu trúc đề thi môn vật
lý năm nay có nhiều thay đổi so với các năm trước. Tỉ lệ câu lý thuyết giảm từ 45% năm ngoái xuống
còn 30%, số câu bài tập tăng lên. Trong đó có khoảng 50% số câu bài tập có dạng hoàn toàn xa lạ so
với các tài liệu tham khảo phổ biến trên thị trường và so với đề thi các năm.
Phần bài tập có nhiều bài toán rất phức tạp, trong đó số câu khó và phức tạp đều rơi vào hai phần dao
động cơ học và điện cơ. Phải nói đề lý năm nay cực khó. Đề thi yêu cầu tính toán rất nhiều. Nếu xét
về độ khó thì đề lý năm nay phải khó gấp hơn hai lần so với đề thi năm 2009.
Đề thi có tính phân hóa cao nhưng chỉ có thể phân hóa giữa học sinh giỏi và trung bình, không phân
loại được học sinh khá và trung bình. Điểm 10 sẽ hầu như rất hiếm nếu không muốn nói là không có.
Phổ điểm phổ biến nhất là 4 điểm. Với đề thi như thế này, theo tôi, điểm sàn sẽ dao động từ 11-11,5
điểm. Điểm chuẩn các trường cũng sẽ giảm đáng kể.
Đối với môn hóa, thầy Nguyễn Tấn Trung cho rằng đề thi hóa năm nay hay nhưng khó so với năm
trước. Nếu thí sinh không nắm vững vấn đề và không loại suy được từ các đáp án đã cho sẽ rơi vào
trạng thái lơ lửng không biết cái nào đúng. Với đề thi này, trong thời gian 90 phút thí sinh sẽ khó có
thể làm hết. Thầy Trung cho rằng học sinh khá trở lên sẽ có được 5-6 điểm.
Quan sát đề thi toán và lý, nếu môn hóa thí sinh đạt từ 7 điểm trở lên thì cơ hội trúng tuyển sẽ rất cao.
Điểm 10 môn hóa sẽ rất hiếm.
THANH HÀ - MINH GIẢNG
* Thầy Lê Thống Nhất (giáo viên luyện thi toán ở Hà Nội):
Toán: điểm 9, 10 sẽ rất hiếm
Nếu ôn tập tốt, thí sinh trung bình khá, khá có thể đạt điểm 5-6 dễ dàng. Nhưng điểm 9, 10 sẽ không
nhiều, đặc biệt là điểm 10 sẽ hiếm. Muốn đạt điểm tối đa, thí sinh phải vững vàng kiến thức của toàn
cấp. Đề thi có 4 điểm rơi vào phần kiến thức lớp 10, 11. Vì vậy nếu chỉ lưu ý đến kiến thức học ở lớp
12 sẽ khó giải quyết được hết yêu cầu của đề.
* Thầy Nguyễn Bá Bình (giáo viên Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội):
Vật lý: phổ điểm sẽ tập trung ở điểm dưới trung bình
Tôi cho rằng với một đề thi thế này, giáo viên phổ thông giỏi về vật lý có khi cũng khó hoàn thành
được chỉ trong 90 phút. Vì vậy, chắc chắn sẽ có nhiều thí sinh chỉ làm được 40-50%. Kể cả những thí
sinh khá nhưng không có kỹ năng tính toán tốt, nắm kiến thức vững cũng không thể hoàn thành
100%. Vì vậy, theo tôi, phổ điểm môn thi vật lý năm nay sẽ tập trung nhiều vào điểm dưới trung bình
(điểm 3-4). Những thí sinh có học lực khá nếu cố gắng hết mức có thể đạt điểm 6-7. Điểm 9, 10 sẽ rất
hiếm.
VĨNH HÀ ghi
P.ĐIỀN
Mặt bằng điểm sẽ thấp hơn
Từ góc nhìn những người giảng dạy THPT, hầu hết thầy cô có cùng nhận định đề khó hơn, yêu cầu
tính toán nhiều hơn, có thể mặt bằng điểm chung sẽ thấp hơn. Tuy vậy, cả ba môn đều có cùng ưu
điểm là phân loại trình độ rất cao, rất rõ rệt.
Ở môn toán, thầy Trần Ngô, tổ trưởng tổ toán Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, cho rằng đề toán
có 2 điểm dành cho học sinh thật sự giỏi. Theo nhận định của nhiều thầy cô đang dạy ở các trường
THPT có đầu vào tốp giữa, đề thi vật lý quá sức so với số đông học sinh. Do vậy, phần lớn học sinh
đạt điểm 4 trở xuống (hẳn nhiên tính cả điểm may mắn tô đúng những câu không giải được). Sau giờ
thi môn vật lý, chiều 4-7, một giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng đa số thí sinh sẽ đạt
mức 3 điểm cho mỗi môn toán và vật lý. Đề môn hóa được nhận định nhẹ hơn toán và lý nhưng
không dễ trên điểm 4.
/>