Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Lao động nhập cư ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.38 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
A - LỜI MỞ ĐẦU 2
B - NỘI DUNG 4
I – Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động nhập cư qua biên giới Canada và
Mexico ……………………………………………………………………… 2
II – Tình hình lao động nhập cư qua biên giới Canada và Mexico hiện nay ở Mỹ
…… ……… 5
1. Lao động nhập cư bất hợp pháp 5
2. Lao động nhập cư hợp pháp 11
III – Những tác động của lao động nhập cư qua biên giới Canada và Mexico đến
Mỹ 16
IV. Chính sách quản lý lao động nhập cư của chính phủ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
1
LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ lâu chúng ta biết đến nước Mỹ là một quốc gia phát triển - một quốc
gia đa văn hóa vào hàng bậc nhất trên thế giới. Đồng thời đây cũng là một điểm
đến lý tưởng cho những con người mơ ước có cuộc sống tự do hơn, tốt đẹp hơn.
Từ trong lịch sử lập quốc, những người di cư gốc Châu Âu đã chọn Mỹ là nơi xây
dựng cuộc sống mới, tự do hơn về mặt tôn giáo, và tự chủ hơn về mặt kinh tế. Cho
đến ngày nay Mỹ vẫn tiếp tục duy trì được sức hút của mình. Hàng năm, có hàng
trăm nghìn người nhập cư vào Mỹ cả theo con đường hợp pháp và bất hợp pháp.
Phần đông những người này trong độ tuổi lao động và mong muốn tìm kiếm một
công việc, một cuộc sống tốt đẹp hơn trên mảnh đất này. Và dù những người nhập
cư này vào nước Mỹ theo con đường hợp pháp hay bất hợp pháp thì họ cũng đóng
một vai trò đáng kể trong lực lượng lao động ở Mỹ. Tuy nhiên, cũng bởi vì lực
lượng lao động nhập cư vào Mỹ khá lớn nên đã nảy sinh những vấn đề như mâu
thuẫn với lao động bản địa hay là tạo nên sự phức tạp trong đời sống xã hội Hơn
thế nữa, những năm gần đây, có khá nhiều cuộc biểu tình của những người dân
nhập cư bất hợp pháp đòi chính phủ sửa đổi các chính sách với người nhập cư,


điều này tạo nên sự bất ổn trong tình hình xã hội Mỹ cũng như trong thị trường lao
động của nước này. Do đó, tìm hiểu về thực trạng lao động nhập cư ở Mỹ và các
chính sách quản lý lao động nhập của chính phủ là một đề tài giúp ta có cái nhìn
toàn diện về vấn đề mà đang được dư luận và nhiều tổng thống Mỹ quan tâm,
đồng thời, đây cũng là một cách tiếp cận tốt để tìm hiểu về nước Mỹ, cụ thể hơn là
kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước này.
Trong phạm vi của đề tài, người viết chỉ tìm hiểu thực trạng lao động nhập
cư và các chính sách quản lý lao động nhập cư từ biên giới Canada và Mexico, tức
là chủ yếu tập trung tìm hiểu về lao động nhập cư từ Canada và Mexico và một bộ
phận những người từ Trung và Nam Mỹ qua biên giới này để vào Mỹ. Đề tài được
triển khai thành 4 phần như sau:
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
2
Phần I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập cư từ biên giới Mexico và
Canada ngày càng gia tăng
Phần II. Tình hình lao động nhập cư từ biên giới Mexico và Canada hiện
nay ở Mỹ
Phần III. Những tác động của lao động nhập cư tới nước Mỹ
Phần IV. Các chính sách quản lý lao động nhập cư từ biên giới Mexico và
Canada của chính phủ
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
3
I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động nhập cư từ biên giới Mexico và
Canada ngày càng gia tăng
Tên gọi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã nói lên đặc trưng nổi bật của nước Mỹ:
đó là đất nước đa chủng tộc, đất nước của những người nhập cư. Số lượng người
nhập cư vào Mỹ ngày càng gia tăng, mà chủ yếu là những người trong độ tuổi lao
động. Những người này đến từ nhiều quốc gia, châu lục khác nhau nhưng phần lớn
họ đều hướng tới Mỹ với một mục đích chính là tìm kiếm việc làm, cải thiện đời
sống.

Chúng ta biết, nước Mỹ có diện tích rộng lớn, khoảng hơn 9 triệu km2,
đứng thứ 3 thế giới (trong một số tài liệu diện tích Mỹ đứng thứ 4 trên thế giới sau
Nga, Canada và Trung Quốc). Đất nước rộng lớn này có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp
giáp hai đại dương lớn và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hơn nữa, từ
sau thế chiến thứ 2, với những tiềm lực sẵn có cùng với những chính sách đối nội
và đối ngoại của mình, Mỹ vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế như ngày
nay, chiếm 60% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 70% dự trữ ngoại tệ. Quy
mô nền kinh tế như vậy đã khiến nhu cầu về việc làm, về nhân công lao động tăng
lên. Hơn thế nữa, Mỹ có một hệ thống an sinh xã hội với các chính sách bảo hộ
người lao động rất tốt. Bởi vậy, có thể nói đây là một mảnh đất tiềm năng cho
những người lao động từ rất nhiều nơi trên thế giới. Và những người lao động từ
các nước Châu Mỹ nói chung và từ Canada và Mexico nói riêng cũng không phải
là một ngoại lệ.
Ngoài nguyên nhân chính kể trên, khoảng cách địa lý cũng là một nguyên
nhân thúc đẩy sự gia tăng số lượng lao động nhập cư Châu Mỹ vào Mỹ. Những
người này vào Mỹ chủ yếu thông qua biên giới hai nước Canada và Mexico vì Mỹ
có hệ thống biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới với Canada ở phía Bắc và
Mexico ở phía Nam (khoảng hơn 2000 dặm). Do đó, việc nhập cư vào Mỹ cả qua
con đường hơp pháp và bất hợp pháp từ biên giới hai nước Canada và Mexico
thuận lợi hơn so với các châu lục và quốc gia khác. Hơn nữa, một điều dễ hiểu là
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
4
khi ở cạnh một quốc gia phát triển với nhiều thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội…
rực rỡ như Mỹ sẽ khiến cho tâm lý những người lao động dao động. Họ dù đã có
việc làm hay chưa có việc làm thì đều mong muốn được đến một mảnh đất phát
triển hơn để tìm kiếm cơ hội mới cải thiện cuộc sống hiện tại của mình. Ngoài ra,
Canada, Mỹ và Mexico đều đã ký kết hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ
(America Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA). Theo điều khoản của Hiệp
định này, các Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico
và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Như vậy,

hiệp định này cũng là một nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động từ Mexico và
Canada vào Mỹ tăng lên.
Nhìn chung, các nguyên nhân kể trên đã tác động tới tình hình gia tăng lực
lượng lao động nhập cư ơ Mỹ từ biên giới Canada và Mexico. Những người lao
động này nhập cư vào Mỹ theo cả con đường hợp pháp và bất hợp pháp, tuy nhiên,
số lượng lao động nhập cư bất hợp pháp thì đông hơn. Những người nhập cư bất
hợp pháp thường là những người lao động tay nghề thấp, hoặc chưa được qua đào
tạo, hoặc là sang để buôn bán ma túy. Trong khi đó, những người có trình độ tay
nghề cao, đặc biệt có tài năng thì thường đi theo con đường nhập cư hợp pháp và
có cơ hội lớn để trở thành một công dân Mỹ hơn. Dù là nhập cư vào Mỹ theo con
đường nào thì những lao động nhập cư nói chung và lao động nhập cư qua biên
giới Mexico và Canada nói riêng đều đóng góp một phần không nhỏ vào lực lượng
lao động Hoa Kỳ, vào nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng cũng không thể không nhắc tới
những tác động tiêu cực mà những lao động nhập cư mang lại cho nước Mỹ.
II. Tình hình lao động nhập cư qua biên giới Mexico và Canada hiện nay ở
Mỹ
1. Lao động nhập cư bất hợp pháp
Vấn đề lao động nhập cư bất hợp pháp hiện đang là một vấn đề nhức nhối
mà nhiều nhà chức trách, các tổng thống và toàn thể xã hội quan tâm do những tác
động của nó tới đời sống ở Mỹ. Phần lớn những người nhập cư vào Mỹ là những
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
5
người nhập cư bất hợp pháp. Và hầu hết họ đang ở trong độ tuổi lao động, vượt
biên sang Mỹ để tìm việc làm, cơ hội cải thiện cuộc sống.
Bảng 1: Tuổi tác và giới tính của những người lao động nhập cư bất hợp pháp: số
liệu tháng 1 năm 2009
Theo bảng 1, ta có thể thấy được những người nhập cư bất hợp pháp dưới
18 tuổi chỉ chiếm 12% (khoảng 1.3 triệu người), những người trên 55 tuổi (khoảng
390 nghìn người) chiếm 4%. Đây là nhóm người có khả năng lao động không cao.
Tuy nhiên 84% dân nhập cư bất hợp pháp còn lại là những người trong độ tuổi lao

động, nhiều nhất là những người từ 25 đến 34 tuổi, chiếm 34% (khoảng 3.7 triệu
người), tiếp đến là nhóm tuổi từ 35 đến 44 tuổi chiếm 27% (gần 3 triệu người),
nhóm tuổi từ 18 đến 24 tuổi chiếm 13% (khoảng 1.4 triệu người) và nhóm tuổi từ
45 đến 54 tuổi chiếm 10% (khoảng hơn 1 triệu người). Trong đó, số lượng nam
giới trong độ tuổi lao động nhiều hơn nữ giới và phần lớn những người nhập cư
bất hợp pháp này đến từ Mexico và các quốc gia Trung Mỹ.
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
6
Bảng 2: Top 10 nước có lượng dân nhập cư trái phép lớn nhất
Số liệu tháng 1 năm 2009 và 2000
Các số liệu từ bảng 2 cho thấy, Vào năm 2000, số lượng người nhập cư trái
phép từ Mexico là lớn nhất, có khoảng hơn 4.6 triệu người, chiếm 55% tổng số
dân nhập cư trái phép, tiếp đến là các quốc gia Trung Mỹ như El Salvador có 430
nghìn người, chiếm 5%; Guatemala có 290 nghìn người, chiếm 3%, Honduras có
160 triệu người, chiếm 2%. Quốc gia Nam Mỹ là Brazil có 100 nghìn người,
chiếm 2% tổng số dân nhập cư trái phép. Con số này năm 2009 đã tăng lên đáng
kể. Mexico vẫn là nước có lượng người nhập cư trái phép lớn nhất là trên 6.6 triệu
người, chiếm 62%, tiếp đến là El Salvador với khoảng 530 nghìn người, chiếm
5%, Guatemala với 480 nghìn người, chiếm 4%, Honduras với 320 triệu người,
chiếm 3% và Brazil với 150 nghìn người, chiếm 1%. So sánh giữa số liệu năm
2000 và năm 2009, ta có thể thấy số lượng người nhập cư vào Mỹ từ các quốc gia
Bắc Mỹ, Trung Mỹ tăng lên đáng kể, điển hình là Mexico tăng 42%, El Salvador
tăng 25%, Guatemala tăng 65%, Honduras tăng 95% và Brazil là 49% Còn đối
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
7
với Canada, Urband Institute ước tính có khoảng 65 đến 75 nghìn người Canada
nhập cư bất hợp pháp đang sống ở Mỹ
1
Ở đây có một điểm đáng chú ý là mặc dù cùng có biên giới trải dài với Mỹ
nhưng tỷ lệ nhập cư bất hợp pháp từ Canada vào Mỹ ít hơn hẳn so với Mexico và

các quốc gia ở Mỹ Latinh (chủ yếu là Trung Mỹ) vì Canada là một quốc gia cũng
phát triển, thuộc hàng bậc nhất trên thế giới, thuộc nhóm các nước G7. Nền kinh tế
Canada có quy mô lớn, là đối tác số 1 trong nhiều lĩnh vực của Mỹ. Do đó, nhu
cầu lao động và mức thu nhập trong nước về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của
người dân Canada. Hệ thống an sinh xã hội của Canada rất tốt với phúc lợi cao,
đất nước yên bình, nhân đạo…Có thể nói Canada cũng là một miền đất tiềm năng
cho người lao động, là niềm mơ ước cho những người nhập cư. Và thực sự,
Canada được mệnh danh là một quốc gia nhập cư. Trong khi đó, Mexico dù là một
quốc gia có thu nhập bình quân cao nhất Mỹ Latinh nhưng vẫn kém xa so với các
nước như Mỹ và Canada. Quốc gia này có tỉ lệ thất nghiệp cao và còn tồn tại nhiều
tệ nạn như buôn lậu ma túy. Theo một cuộc điều tra của Gallup vào tháng 6 năm
2010, 62 triệu thanh niên Mexico được hỏi đã nói rằng họ muốn nhập cư vào Mỹ
nếu như có cơ hội. Trong khi đó chỉ có con số này ở Canada là 1.9 triệu người.
2
Và ngược lại, khá nhiều người Mỹ cũng muốn nhập cư vào Canada, đặc biệt là
người dân ở vùng biên giới vì sự phát triển cũng như hệ thống an sinh xã hội của
nước này.
Do đặc thù nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, nhiều người lao động nhập cư đã
phải nghĩ ra các cách rất sáng tạo và mới lạ để trốn tránh sự kiểm tra của đội tuần
tra biên giới. Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện sự sáng tạo của người nhập cư
bất hợp pháp để vào Mỹ một cách trọt lọt, tuy nhiên không may họ đã bị phát hiện.
1
/>2
/>Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
8
Đây là hình ảnh hai người đàn ông đã cải tiến gầm xe và dãy ghế sau thành nơi
trú ẩn lý tưởng để vượt qua biên giới Mexico vào Mỹ
Đây là hình ảnh một phụ nữ trốn trong khoang điều khiển của ô tô để vào Mỹ qua
biên giới Mexico
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học

9
Với nhiều độc chiêu để nhập cư trái phép vào Mỹ như vậy, khá nhiều người
đã thành công và gia nhập vào xã hội lao động nhập cư ở nước này. Họ thường
làm việc trong những lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, giao thông,
những ngành nghề đòi hỏi ít kĩ năng và bằng cấp. Thu nhập của những người lao
động nhập cư bất hợp pháp cũng thấp hơn đáng kể so với lao động bản địa và lao
động nhập cư hợp pháp.
Bảng 3: Mức thu nhập của trên đầu người và của gia đình bản địa, gia đình
những người nhập cư hợp pháp và gia đình của những người nhập cư bất hợp
pháp
Số liệu từ bảng trên là từ tháng 3 năm 2004 được cung cấp bởi Pew
Hispanic Center, đã cho ta thấy mức thu nhập trung bình của một gia đình người
nhập cư bất hợp pháp thấp hơn hẳn so với thu nhập của một gia đình người nhập
cư hợp pháp và của người Mỹ (thấp hơn khoảng 40%). Hơn nữa, những người
nhập cư có xu hướng sống trong một gia đình lớn hơn so với người Mỹ. Do đó,
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
10
thu nhập bình quân trên đầu người của một người nhập cư bất hợp pháp thấp hơn
khoảng 40 % so với thu nhập của người nhập cư hợp pháp và 50% so với thu nhập
của người Mỹ. Thêm vào đó, công việc của những người nhập cư bất hợp pháp
đều không ổn định. Nếu bị phát hiện là người nhập cư bất hợp pháp, người này sẽ
bị bắt và bị trục xuất về nước. Một số doanh nghiệp cũng không dám thuê nhân
công lao động bất hợp pháp do những chính sách của chính phủ. Những người này
cũng không có bảo hiểm xã hội cũng như không được hưởng chính sách đối với
người lao động của Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến cuộc sống khổ cực của những lao
động bất hợp pháp này. Tuy nhiên, bản thân những người lao động trái phép này
vẫn nuôi giấc mơ và tìm cách trở thành một người lao động hợp pháp, một công
dân Mỹ.
2. Lao động nhập cư hợp pháp
Những người nhập cư hợp pháp vào Mỹ phần lớn cũng trong độ tuổi lao

động. Khu vực Châu Mỹ vẫn là khu vực có nhiều lao động nhập cư hợp pháp nhất
ở Mỹ, dẫn đầu vẫn là Mexico. Bộ phận nhập cư hợp pháp này gồm những người
có bằng cấp, trình độ cao (ước tính khoảng 40% người di cư tới Mỹ có bằng cấp);
lao động có kĩ năng, chuyên môn (mà không cần bằng cấp); lao động trong những
lĩnh vực mà Mỹ có nhu cầu (mà những người này không cần có kĩ năng); hay
những nhà đầu tư…Một số có cơ hội trở thành công dân Mỹ, được hưởng mọi
quyền lợi như công dân sinh ra ở Mỹ. Theo số liệu bảng 4 (bên dưới), năm 2008,
khu vực Bắc Mỹ có trên 393 nghìn người được trao quyền cư trú hợp pháp lâu dài
(được hiểu là quyền công dân), tiếp đến là Châu Á, Châu Phi và đến Nam Mỹ.
Mexico vẫn là nước có số lượng người được công nhận là công dân Mỹ lớn nhất
với hơn 189 nghìn người, tăng so với các năm 2007 và 2006. Tiếp đến là Cuba,
cộng hòa Dominica, Haiti, Guatemala…Canada có khoảng hơn 15 nghìn người,
giảm so với năm 2007 và 2006 (thời gian trước lượng người nhập cư hợp pháp vào
Mỹ từ Canada đông hơn: tạp chí Maclean's số đặc biệt về giáo dục đại học cho
biết: Trong thời gian 7 năm (1989 - 1996) đã có trên 35,000 nhân tài của Canada
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
11
bỏ sang sống tại Hoa Kỳ. Nhân tài nói đây là bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia…). Điều
này có nguyên nhân tương tự như đã giải thích về lượng người di cư bất hợp pháp
ở Canada ít hơn Mexico và các quốc gia Trung, Nam Mỹ khác ở phần trên.
Bảng 4: Số lượng người nhập cư có quyền cư trú hợp pháp vĩnh viễn theo khu vực
và theo Quốc tịch ở Mỹ
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
12
Những người còn lại (mà không được cấp quyền cư trú vĩnh viễn) thì
thường lao động theo thời hạn cho phép của chính phủ. Ví dụ như theo những dự
án, hợp đồng thuộc điều khoản của Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ hoặc
những công việc mang tính chất mùa vụ đòi hỏi nhiều lao động nhưng tiền lương
không cao. Một ví dụ điển hình là hàng năm, vào mùa hè, công nhân Mexico và
Mỹ Latinh thường tới Mỹ để gỡ cua, loại cua xanh (blue crab) sinh sôi rất nhiều

trong vịnh Chesapeake thuộc bang Maryland. Những công nhân này đến Mỹ theo
loại visa H2B. Chương trình cấp loại visa này do chính phủ liên bang điều hành
mỗi năm giúp cho 66 ngàn công nhân ở các nước nghèo muốn đến Mỹ kiếm đồng
lương tối thiểu, làm những công việc không thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Nếu
không có những công nhân như vậy thì các chủ hãng có lẽ đành phải đóng cửa vì
người Mỹ thường chê, không làm, vì đấy là những công việc trả đồng lương thấp,
việc làm chỉ có theo mùa và thường vất vả, nhàm chán. Trong số 66 ngàn visa loại
này được cấp hàng năm, có chừng 1 ngàn nữ công nhân đến từ Mexico, dùng xe
buýt lên phương bắc đến bang Maryland trong vùng vịnh Chesapeake để nhận làm
những công việc trong ngành hải sản
3
. Tuy nhiên, một số trường hợp công nhân
lợi dụng cơ hội này để sang Mỹ và ở lại, trở thành những người lao động bất hợp
pháp.
Riêng đối với những người có trình độ cao: những giáo sư, nhà khoa học
hay những nhà đầu tư đều được Mỹ khuyến khích tới nước này. Những người này
đều có cuộc sống tốt đẹp, cơ hội việc làm và điều kiện để phát triển khả năng của
mình. Tuy nhiên số lượng này hiện nay ở Mỹ không tăng lên nhiều, thậm chí có
xu hướng giảm, do mỗi nước đều có các chính sách thu hút, kêu gọi nhân tài về
giúp đỡ đất nước, tiêu biểu như Trung Quốc, Singapore
3
/>101805448.html
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
13
Về phân bố, hầu hết những người nhập cư nói chung từ Mỹ Latinh đều tập
trung sinh sống tại các bang như California, Texas, Florida. Bang New Mexico
được cho là bang có số lượng người nhập cư lớn nhất, chiếm tới 44% dân số cả
bang này.
Nhìn chung, số lượng người lao động bất hợp pháp có xu hướng ngày càng
tăng và số lượng lớn hơn nhiều lần so với lao động nhập cư hợp pháp. Chỉ tính

riêng Mexico, nước có số lượng người nhập cư cả hợp pháp và bất hợp pháp vào
Mỹ lớn nhất, ta cũng thấy được sự gia tăng đáng kể của lượng người nhập cư bất
hợp pháp và sự chênh lệch giữa số lượng nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp.
Bảng 5:Dòng nhập cư mới từ Mexico
(Nguồn: Pew Hispanic Center)
Theo bảng số liệu này, ta có thể thấy được xu hướng nhập cư mới của
người Mexico là nhập cư theo con đường bất hợp pháp. Từ năm 1990 trở về đây
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
14
thì lượng người nhập cư bất hợp pháp tăng đáng kể. Từ năm 1985 đến 1989 mới
có khoảng 80 nghìn người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ mỗi năm , đến giai đoạn
1990 đến 1994, con số này là 260 nghìn người, lớn hơn 3 lần so với giai đoạn
trước đó. Tới giai đoạn 2000 đến 2004, số lượng người nhập cư bất hợp pháp
Mexico vào Mỹ là khoảng 485 nghìn người mỗi năm. Theo như ước tính của Pew
Hispanic Center thì có từ 80% đến 85% người Mexico ở Mỹ là dân nhập cư bất
hợp pháp. Khoảng cách chênh lệch giữa lượng người nhập cư hợp pháp và bất hợp
pháp cũng ngày một gia tăng.
Sự kiện nước Mỹ rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2007, 2008 đã tác
động tới làn sóng nhập cư vào Mỹ và cả đời sống của những người nhập cư. Suy
thoái kinh tế đã khiến cho dòng người nhập cư vào nước Mỹ qua biên giới Mexico
và Canada giảm, lương của mỗi người nhập cư giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đến
thời điểm 2010, số lượng người nhập cư vào Mỹ và số lượng lao động nhập cư trở
lại làm ở Mỹ tăng nhanh hơn so với lao động nội địa (nhưng nguyên nhân thì chưa
được làm rõ). Nhưng về cơ bản, lương của họ vẫn duy trì ở mức thấp. Theo một
nghiên cứu của Pew Hispanic Center, lương của người nhập cư đã giảm mạnh vào
2009 so với trước khi khủng hoảng kinh tế diễn ra (trong những năm khủng hoảng
thì nhiều người nhập cư mất việc) và người châu Mỹ Latinh đã trải nghiệm qua
tình trạng sụt giảm mạnh trong lương trong số nhóm những người nhập cư. Từ
năm 2009 đến năm 2010, thu nhập theo tuần của lao động nhập cư giảm 4,5% so
với mức giảm 1% của lao động sinh ra ở Mỹ. Trong quý 2 năm 2010, thu nhập

theo tuần của công nhân Mỹ trung bình đạt 653 USD/người, cao hơn mức trung
bình 525 USD/tuần mỗi người công nhân nhập cư
4
.
III. Tác động của lao động nhập cư đến nước Mỹ
4
/>Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
15
Nhìn chung, số lượng người nhập cư nói chung và nhập cư từ biên giới
Mexico và Canada ngày càng gia tăng đã mang lại cả những tác động tích cực lẫn
tiêu cực đối với nước Mỹ.
Về mặt tích cực, lao động nhập cư đã lắp đầy những khoảng trống trên thị
trường lao động khi nhận làm những công việc như bồi bàn, y tá, tài xế xe tải và
người giúp việc. Họ đảm trách những công việc thuộc “tầng lớp thấp của kinh tế
Mỹ” mà theo lời chủ tịch Phòng thương mại Mỹ Thomas Donahue thì “nếu những
người này ra đi, cuộc sống ở nước Mỹ sẽ dừng lại”
5
. Họ đã góp phần làm tăng
trưởng kinh tế Mỹ. Ngoài ra, lực lượng lao động nhập cư tới Mỹ còn mang theo
nền văn hóa bản địa của họ, từ đó làm phong phú thêm cho nền văn hóa Mỹ cũng
như sự đa dạng trong xã hội.
Về mặt tiêu cực, lực lượng lao động nhập cư đã gây nên một nỗi sợ hãi đối
với mỗi công dân Mỹ thực thụ. Họ sợ rằng nền văn hóa của họ bị ảnh hưởng, việc
mưu sinh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi ngày càng nhiều dân nhập cư sẵn
sàng chấp nhận lao động với mức trả công thấp hơn. Hơn nữa, chính sự đa dạng về
xã hội mà những người nhập cư mang lại cũng khiến dễ nảy sinh mâu thuẫn do sự
khác biệt về văn hóa, tôn giáo, phong tục và tập quán…Đó là còn chưa kể những
người nhập cư góp phần làm gia tăng tỷ lệ tội phạm ở Mỹ. Thu nhập thấp cùng với
sự kiểm soát, truy lùng nghiêm ngặt của những cơ quan chức trách Mỹ khiến
nhiều người nhập cư bất hợp pháp khó tìm được việc, nên đã dấn thân vào còn

đường phạm tội. Đó là cướp bóc, là giết người, là buôn lậu ma túy, mà điển hình là
việc những người Mexico và Mỹ Latinh ngấm ngầm đưa ma túy vào Mỹ tiêu thụ
qua biên giới Mexico và Mỹ. Dưới đây là một số hình ảnh về các cách mà người
nhập cư mang ma túy vào Mỹ qua biên giới:
5
/>cu/40015585/162/
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
16
Ống cuộn vòi nước trở thành nơi cất giấu một lượng lớn cần sa bị phát
hiện trên xe tải của một người nông dân với các dụng cụ làm vườn.
Cậu bé 16 tuổi bị bắt khi cố gắng đưa số ma túy được buộc chặt ở phần
dưới cơ thể qua biên giới vào nước Mỹ.
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
17
Ngoài ra, những căng thẳng chính trị gần đây một phần cũng do người nhập
cư mang lại. Năm 2008, vấn đề nhập cư là một trong 10 vấn đề được các cử tri Mỹ
quan tâm nhất. Các cuộc họp giữa thượng viện và hạ viện đã nhiều lần đưa ra vấn
đề cải cách luật nhập cư, chính sách với những lao động nhập cư…nhưng vẫn còn
chưa đưa ra được kết quả thỏa đáng. Trong khi đó, những người dân nhập cư tổ
chức nhiều cuộc biểu tình để đòi quyền lời từ chính phủ, đòi được hưởng các
chính sách với người lao động…
Người lao động nước ngoài ở Mỹ phản đối sự phân biệt đối xử
Người nhập cư trái phép tuần hành qua đài tưởng niệm Washington ngày 21-3.
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
18
Trên đây là một số hình ảnh về các cuộc biểu tình của những lao động nhập
cư ở Mỹ. Tổng kết lại, ta có thể thấy lực lượng lao động nhập cư ngày càng gia
tăng có tác động không nhỏ tới nước Mỹ trên nhiều khía cạnh văn hóa, xã hội,
kinh tế…Và lẽ dĩ nhiên, chính phủ Mỹ cần phải có những biện pháp, chính sách để
kiểm soát tình trạng nhập cư cũng như quản lý lao động nhập cư.

IV. Chính sách quản lý lao động nhập cư từ biên giới Mexico và Canada của
chính phủ.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói: “Không có nhân tài
nước ngoài, chúng tôi đã không làm tốt được đến thế Họ chính là những
megabyte bổ sung cho chiếc computer Singapor”
6
. Và đối với nước Mỹ, cũng có
thể khẳng định rằng những người nhập cư trình độ cao là “những megabyte bổ
sung cho chiếc computer Mỹ”. Vì thế, từ những năm chiến tranh thế giới, Mỹ duy
trì chính sách thu hút những trí thức nước ngoài, trải thảm đỏ để mời chào họ đến
với nước Mỹ và đóng góp cho nước Mỹ. Điều này thể hiện qua việc Mỹ giám sát
chặt chẽ và khá khắt khe với những lao động bình thường muốn có cơ hội cư trú
và làm việc lâu dài ở nước Mỹ (muốn xin cấp thẻ xanh) nhưng lại dành nhiều ưu
đãi cho lao động trình độ cao như mời họ về giảng dạy, nghiên cứu, làm việc cho
các cơ quan của Mỹ, cấp nhà, thẻ tín dụng và ưu đãi đối với gia đình của những trí
thức nhiều chất xám này.
Trong khi đó, đối với những người lao động bất hợp pháp, chính phủ Mỹ đã
đưa ra nhiều chính sách kiểm soát rất cứng rắn và khắt khe. Trước hết phải kể đến
đạo luật nhập cư năm 1986. Theo điều khoản của luật này, những người chỉ lao
động sẽ bị phạt nếu như thuê những lao động bất hợp pháp. Lệnh này sẽ được áp
dụng cho tất cả những chủ lao động, kể cả đối với chủ lao động của doanh nghiệp
có ít nhân công. Người chủ lao động sẽ bị phạt từ $250 đến $2000 cho việc thuê
một nhân công bất hợp pháp. Với mỗi lần vi phạm sau, chủ lao động sẽ bị phạt tới
$10.000. Ngoài ra, khi tuyển lao động, chủ lao động phải yêu cầu những người
6
/>Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
19
nộp đơn xin việc trình những giấy tờ như hộ chiếu, chứng minh thư, bằng lái xe để
đảm bảo chắc chắn rằng họ là công dan Mỹ hoặc những người lao động hợp pháp.
Luật này cũng phạt nặng những người vượt biên vào Mỹ trái phép. Tuy nhiên,

trong luật này lại có điều khoản cho phép hợp pháp hóa những người nhập cư trái
phép nếu như họ kiếm được công ăn việc làm, chỗ ở ổn định. Như vậy, về cơ bản,
đạo luật ban hành năm 1986 này đã cho phép hợp pháp hóa gần 3 trong khoảng 5
-6 triệu người nhập cư trái phép. Kết quả là số người nhập cư trái phép vào Mỹ
không dừng lại.
Đến năm 1996, nước Mỹ tiếp tục cải tổ luật nhập cư. Có điều khác trước là
lần cải tổ này xảy ra đồng thờ với cải cách hệ thống hưu bổng, cách cách luật
phòng, chống khủng bố, tăng linh biên phòng. Mặc dù luật này đề ra các biện pháp
nhằm ngăn chặn lượng lao động nhập cư trái phép vào Mỹ nhưng lại đơn giản hóa
thủ tục xuất nhập cảnh, do vậy không chặn đứng được dòng người nhập cư trái
phép vào Mỹ.
Dòng người nhập cư trái phép qua biên giới vào Mỹ (chủ yếu qua biên giới
Mexico) vẫn tiếp tục tăng lên, vào năm 2006, chính phủ Mỹ dưới thời tổng thống
Bush lại thông qua một loạt các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nhập cư trái
phép qua biên giới. Theo đó, chính phủ sẽ vẫn phạt nặng các công ty, cá nhân sử
dụng lao động nhập cư bất hợp pháp. Chủ lao động có thời gian 90 ngày để xác
định nguồn gốc hợp pháp hay bất hợp pháp của người lao động. Nếu bị phát hiện
thuê người lao động bất hợp pháp, chủ lao động sẽ bị phạt tiền lên tới 12.500 đô la
Mỹ cho mỗi trường hợp vi phạm (tăng 25% so với trước đây) và có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Đồng thời, chính phủ lien bang thường tung lực lượng tiến
hành các chiến dịch bố ráp, truy bắt người nhập cư lẩn trốn trong cộng đồng.
Thêm vào đó, quốc hội Mỹ đã chấp thuận gửi 6000 toán Cảnh về quốc gia
đi tuần tra biên giới Mỹ để ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp. Các toán
cảnh vệ này chỉ phải phục vụ trong thời hạn một năm. Đây cũng là thời gian để
thuê, huấn luyện và bố trí thêm 6000 nhân viên đặc vụ tuần tra biên giới, một con
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
20
số bị nhiều người chỉ trích là không đủ. Quốc hội đã cho phép chi 1,2 tỷ đô la để
khởi công xây dựng một hàng rào dài 700 dặm dọc biên giới Mỹ - Mexico dù biên
giới giữa hai nước này dài hơn 2000 dặm. Việc dựng hàng rào dọc theo biên giới

chỉ có tác dụng chuyển phong trào di dân bất hợp pháp đến những đoạn biên giới
khác, mà tuyệt đối không làm gì để cắt bớt khoảng 40% lượng người nhập cư bất
hợp pháp vốn đã thâm nhập vào đất nước bằng con đường hợp pháp nhưng ở lại
quá hạn thị thực
7
. Do đó, có thể thấy được biện pháp này vẫn không triệt để trong
việc giải quyết tình trạng lao động nhập cư trái phép qua biên giới gia tăng.
Trước đó, tổng thống Bush cũng đưa ra kế hoạch cho phép những người
tham gia chương trình “Công nhân tạm thời” (như những công nhân từ Mexico
sang Mỹ làm nghề gỡ cua vào mùa hè đã được dẫn chứng ở trên) được nộp đơn
xin thẻ xanh (thẻ công nhận quyền cư trú) sau ba năm sống tại Mỹ. Tuy được phép
nộp đơn, nhưng thủ tục để được cấp thẻ vẫn sẽ như hiện nay. Có nghĩa người nộp
đơn phải chờ nhiều năm, và chỉ có vài chục phần trăm may mắn được cấp. Những
ai thời hạn làm việc kết thúc trước khi được phát thẻ xanh thì buộc phải…về nước
mình chờ tiếp. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng gây tranh cãi nhiều ở Hạ viện và
Thượng Viện Mỹ. Cả Hạ viện và Thượng viện cũng đều dự thảo các đề xuất về cải
cách nhập cư. Cuối cùng không bên nào có khả năng tập trung đủ phiếu để đưa
thành dự luật. Trong khi đó, từ tháng 12/2005 đến tháng 4/2006, nhiều cuộc
mitting lớn đã diễn ra tại các thành phố như Los Angeles, New York, Chicago
nhằm chống lại luật nhập cư, yêu cầu xây dựng luật nhập cư nhân đạo hơn và lôi
kéo mọi người chú ý đến những đóng góp của dân nhập cư đối với xã hội Mỹ,
nhắc nhở chính khách Mỹ rằng nước Mỹ được sang lập như một quốc gia của
những người nhập cư. Những cuộc biểu tình cùng với những mâu thuẫn về xây
dựng, cải tổ luật nhập cư trong quốc hội, trong các đảng đã khiến tình hình chính
trị của Mỹ thời điểm này khá căng thẳng. Do đó, các nhà lập pháp Mỹ vẫn phải
7
Ramon A.Gutierrez – George W.Bush và chính sách nhập cư đối với người Mexico – Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay – số 1/2008 – trang 62,63
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
21

tiếp tục suy nghĩ và đưa ra những luật nhập cư mới có tính toàn vẹn và nhân đạo
hơn.
Kể từ khi tổng thống Obama lên nhận chức, ông xem việc cải cách chính
sách nhập cư là nhiệm vụ hàng đầu của mình. Trong khi Quốc hội Mỹ vẫn “giậm
chân tại chỗ”, thì Tổng thống Barack Obama có những bước đi đầu tiên điều chỉnh
luật nhập cư để thúc đẩy nỗ lực thông qua một dự luật mới. Hầu hết những thay
đổi này do Bộ trưởng An ninh Nội địa Janet Napolitano đưa ra
8
, bao gồm:
 Cơ quan nhập cư điều tra chủ lao động thuê người nhập cư trái phép
 Cảnh sát địa phương được bắt giữ và trục xuất người nhập cư trái phép
phạm tội. Kể cả là những người nhập cư vào Mỹ bằng con đường hợp pháp
nếu như phạm tội vẫn có thể bị trục xuất. Thủ tục trục xuất được tiến hành
trong vòng 48 tiếng
9
 Các nhà thầu liên bang phải sử dụng chương trình xác định danh tính điện
tử E-Verify trong tuyển dụng lao động
 Dữ liệu của Chính phủ được dùng để phát hiện và trục xuất người nhập cư
trái phép đang bị giam giữ trong nhà tù Mỹ
10
.
Như vậy, thay vì tiến hành bố ráp và bắt giữ hàng trăm lao động nhập cư,
một việc gây xôn xao cho báo giới, gây làn sóng phản đối trong dư luận, lên án
chính phủ phân biệt đối xử đối với người nhập cư đặc biệt là những người Mỹ
Latinh như trước đó, Bộ An ninh Nội địa tập trung điều tra việc tuyển dụng lao
động của các công ty, khiến nhiều lao động nhập cư có nguy cơ bị sa thải và trục
xuất. Đồng thời, chính sách mới còn quy định cảnh sát bắt giữ và trục xuất những
người nhập cư trái phép vi phạm pháp luật. Nhưng, bà Cesar Espinosa, giám đốc
tổ chức Nước Mỹ vì mọi người chuyên giúp người nhập cư ở Houston, Texas nói:
“Nhiều người bị trục xuất vì những vi phạm rất nhỏ, như không có thẻ căn cước

8
/>9
/>10
/>Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
22
hay bằng lái xe”. Việc cảnh sát được sử dụng dữ liệu nhập cư của Chính phủ khiến
những người nhập cư trái phép dễ bị phát hiện hơn.
Vào ngày 1/7/2010, tổng thống Obama trong một bài phát biểu đã tuyên bố
chính sách nhập cư hiện tại của Mỹ không còn hiệu quả nữa và cần được cải cách
triệt để. Mục tiêu đề ra nhằm tăng cường các biện pháp an ninh tại biên giới Hoa
Kỳ và giải quyết vấn đề của khoảng 11 triệu người nhập cư trái phép vào nước
Mỹ. Theo lời tổng thống Obama: “Chung cuộc, quốc gia chúng ta, như tất cả các
quốc gia khác, có quyền và nghĩa vụ phải kiểm soát biên giới của chúng ta và định
ra các luật lệ cư trú và nhập tịch. Và cho dù họ tử tế cách nào đi nữa, cho dù họ có
viện ra lý lẽ nào đi nữa thì 11 triệu người vi phạm các luật lệ này phải nhận lãnh
trách nhiệm.” Tuy nhiên, tổng thống Obama không loan báo một chương trình mới
nào về cải cách luật nhập cư mà mới chỉ kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ hãy có can
đảm chính trị để giải quyết vấn đề quan trọng này.
Nhìn chung, những chính sách quản lý lao động nhập cư của Mỹ dưới thời
tổng thống Bush và tổng thống Obama không có nhiều sự thay đổi lớn, chỉ có một
số sửa đổi, về cơ bản vẫn là tăng cường an ninh biên giới và truy tìm lao động
nhập cư bất hợp pháp trong nước. Tuy nhiên, những chính sách dưới thời tổng
thống Obama được đánh giá là cứng rắn hơn so với thời tổng thống Bush, thông
qua việc trục xuất những người nhập cư mắc vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, số
lượng những người nhập cư ở Mỹ vẫn khá đông, và nước Mỹ hiện nay vẫn chưa
đưa ra được một đạo luật mới thống nhất nào để quản lý được tình hình lao động
nhập cư bất hợp pháp qua biên giới tràn lan vào nước này. Nếu tình hình này vẫn
tiếp tục diễn ra thì sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, xã hội của Mỹ, đặc biệt là
trong thời điểm Mỹ vừa bước ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế, những tàn dư của
cuộc suy thoái vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, để đưa ra một

chính sách, một đạo luật quản lý lao động nhập cư tốt không phải là điều dễ dàng
đối với nước Mỹ. Nếu quá cứng rắn và khắt khe quá với những người nhập cư thì
sẽ gây nên sự phẫn nộ trong cộng đồng người nhập cư cũng như trong quan hệ với
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
23
các nước có số lượng người nhập cư vào Mỹ đông như Mexico và các quốc gia
Mỹ Latinh khác. Còn nếu như không thắt chặt, tiếp tục để tình trạng nhập cư tràn
lan sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những lao động gốc Mỹ. Vấn đề này đang đặt lên
vai những nhà hoạch định chính sách Mỹ, đòi hỏi họ phải vận dụng hết khả năng
sáng tạo, nhìn nhận vấn đề trên mọi khía cạnh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
24
I. Tạp chí
1. Ramon A.Gutierrez – George W.Bush và chính sách nhập cư đối với người
Mexico – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số 1/2008
2. Trịnh Trọng Nghĩa – Dân Mexico ở Mỹ - Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số
2/2007
3. Đỗ Thị Ngọc Diệu – Luật nhập cư của Mỹ và người Việt Nam nhập cư ở Mỹ -
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay - số 3/2006
4. Peter Skerry – Làm thế nào để không phải xây dựng một hàng rào nhập cư –
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay - số 1/2007
II. Các báo cáo
1. Jeffrey S.Passel (14/6/2005) – Background briefing prepared for task force on
Immigration and America’s future – Pew Hispanic Center.
2. ( 19/3/2010) - Foreign-born Worker: Labor force characteristic – 2009 – Bureau
of Labor Statistic.
3. Michael Hoefer, Nancy Rytina, Bryan C.Baker (1/2010) – Estimates of the
Unauthorized Immigrant Population Residing in the United State: January 2009 –

US Department of Homeland Security.
4. Randall Monger, Nancy Rytina (3/2009) – US Legal Permanant Resident: 2008
– US Department of Homeland Security.
III. Website
1. Nguyễn Hường (13/6/2010) – Những độc chiêu buôn lậu và nhập cư vào Mỹ -
/>vao-My-1756370/ - 30/11/2010
2. Lan Phương (30/8/2010) – chính phủ cấp giấy nhập cảnh để…gỡ cua -
/>workers-08-30-10-101805448.html - 30/11/2010
Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×