PHÒNG GD VÀ ĐT CAM LỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS KHÓA BẢO Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: 02/BC-HT
Cam Lộ, ngày 8/7/2010
BÁO CÁO
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học
giai đoạn 2000-2010
Kính gửi: - Sở GD&ĐT Quảng trị
- Sở Tư pháp quảng Trị
- Thực hiện công văn số 1899/BTP-PBGDPL ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tư
Pháp về việc khảo sát công tác phổ biến, pháp luật trong trường học tại Quảng Trị;
- Thực hiện công văn số 333/STP ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Sở Tư pháp đề nghị
Sở GD&ĐT phối hợp thực hiện theo những yêu cầu của Bộ Tư pháp;
- Thực hiện công văn số 783 /GDĐT-GDTrH V/v khảo sát công tác PBGDPL trong
trường học ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Giám đốc Sở.
Trường THCS Khóa bảo báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai
đoạn 2000-2010 cụ thể như sau:
1. Hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục
pháp luật trong trường học
- Sở GD&ĐT đã chỉ đạo việc dạy và học pháp luật trong trường học THCS qua
chương trình môn GDCD do bộ giáo dục quy định. Các tiết ngoại khóa trong chương
trình GDCD THCS đã được Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện.
- Đầu năm học mới phòng GD&ĐT Cam Lộ tổ chức cho toàn thể CBGV- NV học tập
nghị quyết, học tập nhiệm vụ năm học .
2 . Việc dạy và học pháp luật trong trường học:
- Trường THCS Khóa Bảo đã chỉ đạo thực hiện đúng chương trình, nội dung sách giáo
khoa môn GDCD THCS , tuy nhiên có sự điều chỉnh các điều luật cho phù hợp với các
văn bản luật mới ban hành.( Luật hôn nhân và gia đình; luật Quốc tịch; luật giáo dục
2005; luật giao thông đường bộ 2008…)
- Đội ngũ giáo viên dạy GDCD: 2 giáo viên , trình độ đại học sư phạm môn GDCD.
- Hệ thống tài liệu tham khảo, sách giáo khoa phục vụ giảng dạy: Đầy đủ
- Các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp: Tuyên truyền phổ biến pháp luật đến
HS và đội ngũ CBGV-NV với các nội dung mà xã hội đang quan tâm như ATGT,
HIV/AIDS, bảo vệ môi trường, quyền trẻ em, bảo vệ rừng… bằng nhiều hình thức
phong phú như: tổ chức các hội thi, thi tìm pháp luật bằng cách viết bài hoặc vẽ tranh,
sáng tác thơ văn; tổ chức sân chơi cuối tuần; rung chuông vàng; lồng ghép trong các
tiết chào cờ hoặc các tiết sinh hoạt lớp; tổ chức cho HS xem các phóng sự có liên quan
đến việc thực hiện Pháp luật của CD; tổ chức cho GV-HS ký cam kết thực hiện pháp
luật; Tổ chức cho HS tham quan thực tế tại các phiên tòa xét xử các bị cáo vi phạm
pháp luật như trộm cắt tài sản, đánh bạc, buôn bán mua túy, vi phạp luật giao thông
Trong 5 năm học nhà trường đã phối hợp với công an huyện, hạt kiểm lâm
huyện Cam Lộ, trung tâm y tế tổ chức các hội thi với quy mô lớn trong tòan trường
để truyên truyền pháp luật và giáo dục HS ý thức thực hiện đúng pháp luật:
- Hội thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ năm 2008 và văn hóa ửng xử giao
thông
- Hội thi chúng em bảo vệ môi trường sống và trình diễn thời trang với thông
điệp BV môi trường.
- Hội thi tìm hiểu pháp luật bảo vệ rừng.
- Hội thi truyên truyền phòng chống HIV/AIDS
- Hội thi tìm hiểu về quyền trẻ em
3 . Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.
* Đối với CBGV-NV:
- Toàn thể CBGV- NV của nhà trường tham gia đầy đủ các hoạt động tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn, pháp luật qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên
hằng năm do Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Nhà trường đưa công tác giáo dục pháp luật vào kế hoạch năm học, kế hoạch từng
học kỳ, và kế hoạch tháng. Trong hội nghị công chức hàng năm nhà trường đánh giá
việc thực hiện phổ biến pháp luật và đưa ra chương trình hành động cho năm học mới.
Việc chấp hành pháp luật của CBGV- NV hàng năm được đưa vào tiêu chí xếp thi đua
cuối năm học.
- Nhà trường thành lập ban chỉ đạo truyên truyền phổ biến pháp luật do Hiệu trưởng
làm trưởng ban .
- Thành lập tủ sách pháp luật, cử 1 giáo viên dạy môn GDCD thường xuyên cập nhật
và giới thiệu những văn bản luật cho toàn trường. Lãnh đạo và CBGV sử dụng phương
tiện intenet để tra cứu các văn bản pháp luật.
- Tổ chức cho CBGV-NV học tập để nắm vững các luật có liên quan: luật giáo dục,
luật hôn nhân gia đình, luật giao thông…phối hợp với công an huyện cam lộ để truyên
truyền các nội dung pháp luật. Các chuyên đề này giúp cho CBGV nắm vững kiến thức
pháp luật để có cơ sở xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục pháp
luật cho học sinh.
* Đối với Học sinh
- Tổ chức tốt việc dạy và học bộ môn GDCD theo chương trình THCS.
- Tổ chức cho HS học tập và đóng góp vào nội quy, trường lớp. HS ký cam kết thực
hiện. Nhà trường theo dõi và sơ kết hàng tuần để khen hưởng và uốn nắn kịp thời.
- Thực hiện tốt các chủ điểm giáo dục hàng tháng có nội dung pháp luật: “ trường em
sạch đẹp- ATGT” tháng 9…
- Tổ chức có hiệu quả chương trình GDNGLL.
- Liên đội TNTP là mũi nhọn trong việc giáo dục pháp luật bằng các hình thức như
thành lập câu lạc bộ pháp luật nhỏ tuổi, học sinh tham gia giải quyết các tình huống
pháp luật, cuối tuần BGK tìm ra các phương án giải quyết pháp luật tốt nhất để biểu
dương khen thưởng.
* Các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật
- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên,
học sinh là các kiến thức pháp luật liên quan đến cuộc sống, gần gũi với HS, những
vấn đề bức xúc của xã hội và của địa phương như phòng chống các tệ nạn xã hội, thực
hiện ATGT, bảo vệ rừng, các quyền và nghĩa vụ của CD…bằng các lớp tập huấn cho
GV và đội ngũ cán bộ cốt cán các lớp do Hiệu trưởng trưởng ban chỉ đạo chủ trì. Thư
viện thường xuyên giới thiệu các văn bản luật cho GV và HS đến thư viện tìm đọc.
Nhà trường đưa ra các tình huống pháp luật có liên quan đến kiến thức bài học của HS
trên bảng tin nhà trường hàng tuần để HS cùng tham gia xử lý tình huống pháp luật
( GV CDGD phối hợp với Liên Đội thực hiện). CBGV-NV tham gia các hội thi tìm
hiểu pháp luật do Công đoàn tổ chức như hội thi tìm hiểu pháp luật gia đình, tìm hiểu
luật dân sự…
- Các tài liệu phục vụ việc phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học: Bộ luật dân
sự, bộ luật hình sự, luật hôn nhân gia đình, luật giáo dục, luật giao thông đường bộ
2008, hiến pháp 1998; pháp lệnh công chức.
- Tình hình quản lí, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật trong trường học khá tốt ngoài
ra các trường học còn khai thác các văn bản pháp luật trên mạng internet.
- Kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học lấy từ kinh
phí dạy và học của nhà trường ( học phí - xây dựng và kinh phí tự chủ do nhà nước
cấp) thông qua việc xây dựng kế hoạch đầu năm chủ yếu là kế hoạch HĐNGLL( Từ
1.000.000đ- 2.000.000đ)
4. Đánh giá chung về việc dạy và học pháp luật; công tác phổ biến giáo dục
pháp luật trong nhà trường.
Thuận lợi:
- BGH nhà trường rất quan tâm công tác dạy và học pháp luật; công tác phổ biến giáo
dục pháp luật trong nhà trường nên tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho việc dạy và học pháp
luật đầy đủ. Hiệu trưởng có kiến thức pháp luật và am hiểu pháp luật( giáo viên dạy
môn GDCD, Hội thẩm nhân dân tỉnh Quảng trị). 2 giáo viên dạy GDCD trong nhà
trường có trình độ đại học, dạy đúng chuyên môn và có năng lực( 1 GV đạt GV dạy
giỏi cấp tỉnh), yêu nghề có ý thức tìm hiếu pháp luật.
- Hằng năm CBGV-NV được tập huấn, bồi dường và phổ biến pháp luật, nghị quyết
của Đảng vào đầu năm học do Sở , phòng Giáo dục – Đào tạo và trung tâm chính
huyện tổ chức.
Khó khăn:
- Kinh phí để tổ chức cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường còn
nhiều hạn chế.
- Ở số trường học trên địa bàn học sinh học và hành về luật còn chiếu lệ nên vừa học
xong, rời khỏi trường lớp, học sinh đã có những hành vi vi phạm pháp luật.
- Nội dung bài giảng bộ môn giáo dục pháp luật ở nhà trường quá khô khan, biên soạn
cứng nhắc trên cơ sở bám sát văn bản pháp quy, không truyền cảm đối với cả hai đối
tượng: người dạy và người học. Mặt khác, một số thầy cô giáo ở THCS chưa qua đào
tạo môn GDCD nhưng vẫn được phân công để dạy nên chất lượng tiết dạy không cao.
- Chương trình đào tạo giáo viên dạy GDCD ở trường sư phạm còn chậm đổi mới dẫn
đến việc một số ít giáo viên ra trường nhưng rất non về kiến thức, chưa đam mê, thiếu
sáng tạo, thiếu năng lực sư phạm
- Lãnh đạo một số nhà trường coi trọng các môn văn hóa, chưa đánh giá đúng tầm
quan trọng của môn GDCD nên phân công dạy môn GDCD không có chuyên môn.
Kết quả đạt được:
Trường THCS Khóa Bảo thực hiện tốt việc dạy và học pháp luật cho HS thông
qua môn GDCD, nhà trường đã tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học
nâng cao hiệu quả các tiết dạy pháp luật của bộ môn nhằm giúp HS hứng thú với bài
học. Các giáo viên dạy GDCD tâm huyết được đào tạo chính quy. Lãnh đạo nhà
trường rất quan tâm đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường bằng
nhiều hình thức như đầu tư phổ biến giáo dục pháp luật bằng trực quan với các bảng
biểu, khẩu hiệu như các biển báo giao thông, khẩu hiệu: “ Sống, học tập, lao động theo
hiến pháp, Pháp luật”… Tổ chức cho CBGV và HS ký cam kết thực hiện đúng pháp
luật trong buổi khai giảng năm học. Đồng thời nhà trường còn tổ chức tập huấn cho
phụ huynh học sinh về quyền trẻ em để phụ huynh có kiến thức trong việc giáo dục
con em của mình. Từ những việc làm trên nên 5 năm qua CBGV- NV và HS nhà
trường không ngừng nâng cao về nhận thức pháp luật, không có trường hợp vi phạm
pháp luật, an ninh học đường được giữ vững, học sinh chăm ngoan có kỷ năng sống
phòng tránh các tệ nạm xã hội và thực hiện tốt các quy định khi tham gia giao thông…
5. Đề xuất, kiến nghị
* Biện pháp nâng cao chất lượng việc dạy và học pháp luật:
*Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, hiệu quả trong trường học.
* Cơ chế phối hợp giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục&Đào tạo trong thực hiện
phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.
* Tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho việc dạy và học pháp luật.
- Trang bị tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho việc dạy và học pháp luật trong các trường
học. Một số trường THCS còn thiếu các văn bản luật, hoặc chưa cập nhật các điều luật
đã sửa đổi, bổ sung.
- Cung cấp cho nhà trường các băng đĩa, các hình ảnh trực quan liên quan đến nội
dung pháp luật mà HS học trong chương trình. ( Đồ dùng dạy học môn GDCD rất
nghèo nàn) như băng đĩa thực hiện ATGT, bảo vệ môi trường…
* Các đề xuất, kiến nghị khác.
.
Hiệu trưởng
( đã ký)
Nơi gửi:
- Sở GD&ĐT Quảng trị
- Sở Tư pháp quảng Trị Lê Hoàng Ngân
- Lưu; VPNT