Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hội chứng ruột kích thích và thuốc điều trị ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.29 KB, 5 trang )

Hội chứng ruột kích thích và thuốc điều trị
GS.TS. Tạ Long
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là hội chứng đại
tràng kích thích; đại tràng co thắt. Là một thực thể
bệnh lý nằm trong các rối loạn chức năng ống tiêu hóa.
Gọi là rối loạn chức năng vì không tìm thấy một tổn thương
thực thể hay rối loạn sinh học nào. Toàn bộ ống tiêu hóa có
biểu hiện: nuốt khó, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn
tiêu hóa, đau ngực không do bệnh tim; táo bón hoặc tiêu
chảy, đau bụng, chướng bụng.
Triệu chứng
Các triệu chứng thay đổi khác
nhau ở mỗi bệnh nhân và có thể
thay đổi theo thời gian. Mỗi
triệu chứng có thể gặp riêng lẻ
trong các triệu chứng rối loạn
chức năng ruột khác. Trong các
triệu chứng, người ta phân ra
các thể loại lớn:

Mô hình đại tràng trong

bụng.
Các triệu chứng về tiêu hóa: Đau bụng hoặc bụng khó
chịu.
Đau là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích,
có khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ.
Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc,
giảm đau khi nghỉ ngơi.
Khó chịu là cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có
khối đá đè trong bụng. Đau và khó chịu sẽ bớt khi đại tiện,


trung tiện được và tăng lên khi bị táo bón.
Chướng bụng: rất thường gặp, đôi khi lại đứng hàng đầu.
Lúc ngủ dậy thì không bị, nhưng trong ngày tăng dần lên.
Rối loạn chuyển vận ruột: biểu hiện bằng số lần đi cầu,
thay đổi mật độ và hình dạng của phân như tiêu chảy hoặc
táo bón. Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy ít gặp hơn
thể táo bón. Rối loạn chuyển vận ruột có thể ảnh hưởng đến
cách thức đi ngoài: mót rặn, đau nhẹ hậu môn, phân có
nhày mũi, són phân.
Các triệu chứng tiêu hóa ở cao: Trào ngược dạ dày thực
quản: cảm giác nóng ở thượng vị, buồn nôn, nuốt khó, cảm
giác có cục vướng ở họng hoặc đau ngực không do bệnh
tim.
Các dấu hiệu không phải tiêu hóa phối hợp: Bệnh nhân có
thể có các triệu chứng ngoài tiêu hóa rất khác nhau.
Đái khó, rối loạn về phụ khoa, đau nhức đầu, đau lưng, mệt
mỏi, khó ngủ, đau cơ. Mệt mỏi hay gặp nhất và gây trở ngại
nhất.
Các triệu chứng về tâm lý rất hay gặp ở bệnh nhân có hội
chứng ruột kích thích, thường là trạng thái suy sụp, lo lắng
đôi khi còn hơn là người có bệnh thực thể.
Điều trị
Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không
có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn; Chưa có một thuốc
đơn độc nào có hiệu quả duy nhất với hội chứng ruột kích
thích; Điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hữu
ích.
Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ
vệ sinh ăn uống. Cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như:
cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, ăn uống thái quá,

nhiều chất béo, tránh sinh hoạt làm việc căng thẳng. Ngoài
ra, thuốc nhuận tràng đôi khi cũng làm tăng triệu chứng.
Trong nhiều trường hợp nếu chỉ dùng biện pháp vệ sinh,
chế độ ăn uống thôi thì không đủ. Cần phải điều trị bằng
thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các
thuốc. Cụ thể như sau:
Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một
opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động
ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và
atropine, điều trị tăng vận động ruột.
Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có
khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể
dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc
chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các
thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
Đau sau ăn: dicyclomine, dicycloverine (kremil-S); chống
co thắt uống spasmaverine; thuốc kháng cholinergic;
pinaverium (dicetel), thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột,
trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine
(dupastaline), một dẫn chất của papaverine.

×