Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

GIÁO ÁN MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.02 KB, 48 trang )

Môn Đạo đức
Tuần : 1
Tiết : 1
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Trung thực trong học tập
(Tiết 1)
I - Mục tiêu:
- Học sinh nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói
chung, trung thực trong học tập nói riêng.
- Học sinh có thái độ và hành vi trung thực trong học tâp
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung
thực.
II- Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập (HS sưu tầm) .
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG Nội dung dạy học Phương pháp-Hình thức
4’
34’
A. Kiểm tra: Đồ dùng học tập, sách vở
- Các tổ trưởng đi kiểm tra từng bàn và báo cáo
tình hình chuẩn bị của các bạn.
B. Bài mới:
*Hoạt động 1: Thảo luận tình huống
- Hôm qua, Long mải chơi, quên chơi làm bài
tập toán. Sáng nay, đến lớp Long mới nhớ ra và
rất lo lắng.
- Cách giải quyết chính:
a) Mượn vở BT của bạn để chép.
b) Nói dối cô là đã làm bài tập nhưng để quên
vở ở nhà.


c) Nhận lỗi với cô và tối về nhà làm bài tập.
- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết
nào ?
+Nhóm 1: Long có thể mượn vở của bạn để
chép.
- Bạn có thể cho mượn và như vậy Long không
bị phê bình
- Bạn có thể không cho mượn và thưa cô, như
vậy lỗi của Long sẽ nặng thêm.
- Chép bài của bạn, Long sẽ không hiểu, khi cô
gọi lên chữa bài, Long sẽ lúng túng, sẽ bị phát
hiện.
+Nhóm 2: Nói dối cô là đã làm bài tập nhưng
quên vở ở nhà.
- Nếu là lần đầu, cô có thể tin nhưng những lần
*Phương pháp kiểm tra-đánh giá
- Giáo viên nhận xét
* Phương pháp thực hành, luyện
tập (thảo luận nhóm )
- HS xem tranh trong SGK và đọc
nội dung tình huống
- HS phát biểu các cách có thể có
của bạn Long trong tình huống.
- GV tóm tắt thành mấy cách giải
quyết chính.
-HS chia mỗi tổ thành 3 nhóm theo
3 cách giải quyết để thảo luận.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày


1
sau thì cô không tin.
- Cô sẽ yêu cầu lên làm bài, Long sẽ không làm
được bài. Cô sẽ biết.
- Long sẽ áy náy vì sự không trung thực của
mình.
+ Nhóm 3: Nhận lỗi với cô và tối về nhà làm
lại bài:
- Làm như vậy cô giáo sẽ tha lỗi, các bạn sẽ
cảm phục vì lòng trung thực.
- Long sẽ tiến bộ
- Qua phần thảo luận của các nhóm, hãy cho
biết cách giải quyết nào là phù hợp nhất.
-GV kết luận:
Cách giải quyết(c) là phù hợp, thể hiện tính
trung thực trong học tập.
- Hỏi:
+Thế nào là trung thực trong học tập?
+Trong học tập chúng ta có cần phải trung thực
không?
- Kết luận: Trong học tập chúng ta cần phải
luôn trung thực, khi mắc lỗi gì trng học tập, ta
nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Ghi nhớ: Trung thực trong học tập giúp em
mau tiến bộ và được thầy, cô, bạn bè yêu quý,
tôn trọng.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân BT1 (SGK)
- Ghi vào ô trống dấu “+” trước những việc làm
biểu hiện tính trung thực trong học tập, dấu “-”
trước những việc làm thiếu trung thực trong

học tập.
- GV kết luận:
+ Các việc (b), (d), (e) là trung thực trong học
tập.
+ Các việc (a), (c), (đ) là thiếu trung thực
trong học tập.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm BT 2 (SGK)
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt thòi
b) Thiếu trung thực trong học tập là không tự
trọng, là tự lừa dối mình.
c) Chỉ cần bản thân mình trung thực trong học
tập là đủ, còn bạn bè thì không quan tâm.
- HS phát biểu
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc cá nhân.
- HS cùng bàn trình bày ý kiến trao
đổi, chất vấn lẫn nhau.
- Chữa bài.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến và
yêu cầu HS tự lựa chọn đứng vào
các vị trí quy ước theo 3 thái độ:
+ Tán thành
+ Phân vân
+ Không tán thành
- GV yêu cầu các nhóm HS có
cùng sự lựa chọn thảo luận, giải
2
2’
- Kết Luận:

+ ý kiến (b) là đúng
+ ý kiến (a) và (c )là sai
C - Củng cố, dặn dò:
- HS sưu tầm các truyện, tấm gương về trung
thực trong học tập. Tự liên hệ (BT 6 SGK)
thích lý do sự lựa chọn của mình.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- GV kết luận.
*Rút kinh nghiệm:





Môn Đạo đức
Tiết 2 - Tuần 2
Thứ ngày tháng năm
Trung thực trong học tập
(Tiết 2)
I - mục tiêu:
- Thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm , chơi trò chơi để củng cố kiến thức đã học
- HS biết thực hiện hành vi trung thực - phê phán hành vi giả dối .
II- đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
- Giấy , bút cho các nhóm
3
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Tg Nội dung Phương pháp
4’

34’
2’
A- Kiểm tra:
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
Em hãy nêu một số biểu hiện của sự trung
thực trong học tập đáng khen trong lớp ta.
2. Tại sao phải trung thực trong học tập?
Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập
chưa, sau đó em cảm thấy thế nào? Em sẽ làm
gì nếu gặp tình huống tương tự như vậy?
B. Bài mới
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm BT3 (SGK)
- Cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống
a- Chịu nhận điểm kém và về quyết tâm học
để gỡ lại
b- Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm
cho đúng
c- Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là
không trung thực.
* Hoạt động 2 : Tiểu phẩm
- Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
- Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành
đông như vậy không?
* Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
- Em có nghĩ gì về các mẩu chuyện và tấm
gương đó?
* GV kết luận:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương
sáng về tính trung thực trong học tập. Chúng
ta cần học hỏi, noi theo các tấm gương đó.

C. Củng cố - dặn dò :
- HS sưu tầm các truyện , tấm gương về trung
thực trong học tập.
- HS tự liên hệ ( BT 6- SGK )
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả
lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GVđánh giá, cho điểm
* Phương pháp thực hành luyện tập
(thảo luận nhóm )
- GV giao nhiệm vụ
- HS nêu yêu cầu
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV kết luận : Trong học tập ,
chúng ta cần phải trung thực , thật
thà để tiến bộ và mọi người yêu
quí .
- 1 hoặc 2 nhóm HS trình bày tiểu
phẩm đã chuẩn bị về chủ đề bài học.
- Cả lớp thảo luận
- Một số HS kể những mẩu chuyện,
tấm gương về tính trung thực trong
học tập
- HS nêu ý kiến của mình.
- GV kết luận

* Rút kinh nghiệm :




4
Môn Đạo đức
Tuần : 3
Tiết : 3
Thứ ngày tháng năm
Vượt khó trong học tập
( Tiết1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được:
+ Mỗi người đều có thể khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Điều quan trọng là
phải biết quyết tâm và có biện pháp phù hợp để khắc phục, vượt qua.
- HS có thái độ:
+ Yêu mến, cảm phục và theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
+ Cách sống tích cực của Thảo rất đáng học tập (vươn lên khó khăn, biết nhận sự giúp đỡ
của người khác để vượ lên số phận và sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ cùng các bạn nghèo khác )
- HS có kỹ năng thực hành:
+ Nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua.
+ Biết quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách, báo viết về những tấm gương vượt khó để học tốt.(HS sưu tầm)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg Nội dung Phương pháp
4’
34’
A. Kiểm tra bài cũ.
Bài “ Trung thực trong học tập”
- HS đọc thuộc ghi nhớ + trả lời câu hỏi : Em
hãy kể một câu chuyện về tính trung thực ?

B.Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện
.
* Hoạt động2: Thảo luận nhóm.
- Câu1:Thảo đã gặp những khó khăn gì
trong cuộc sống và trong học tập?
Nhà Thảo nghèo, bố mẹ bị tai nạn, bố phải
chống nạng, mẹ bị tật thần kinh. Thảo vừa
học vừa làm việc nhà.
- Câu2: Vì sao khó khăn như vậy mà Thảo
vẫn học tốt?
Hoàn cảnh khó khăn nhưng Thảo vẫn học tốt
vì trên lớp Thảo học bài, làm bài ngay, chỗ
nào không hiểu thì hỏi cô, hỏi bạn. Buổi tối
Thảo học một ít, buổi sáng sớm xem lại.
- Kết luận: Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn
trong cuộc sống, song Thảo biết cách khắc
phục, vượt qua, vươn lên trong học giỏi.
Chúng ta cần học tập tấm gương của bạn.
*PP kiểm tra đánh giá
- HS thực hiện các yêu cầu của GV
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV giới thiệu.
- GV đọc truyện.
- HS kể tóm tắt câu chuyện
- HS chia thành 8 nhóm.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2
trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV ghi ý chính lên bảng.

- HS bổ sung, nhận xét.
- GV kết luận.
5
2’
* Hoạt động3: Luyện tập.
- Bài 1:
Nên chọn cách (a) hoặc (b), (đ)
- Bài 2: Tình huống trong SGK trang 7
* Hoạt động 4: Làm việc chung cả lớp.
- GV: Qua bài học hôm nay, chúng ta học
dược gì ở bạn Thảo?
C.Củng cố - dặn dò.
Chuẩn bị BT3,4 SGK.
- HS trao đổi (2 em một nhóm) bài
tập 1,2.
- GV hỏi từng ý (a,b,c ) của từng
câu hỏi và cả lớp giơ tay xem có bao
nhiêu em chọn ý (a,b,c )
- HS tự do phát biểu.
- HS thuộc ghi nhớ, cho cả lớp
nghe.
- HS tìm và nêu những gương HS
vượt khó ở lớp (trường) nếu có.
* Rút kinh nghiệm :
Môn Đạo đức
Tuần : 4
Tiết : 4
Thứ hai ngày tháng năm
Vượt khó trong học tập
( Tiết2)

I. Mục tiêu:
- HS có kỹ năng thực hành.
- Nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua.
- Biết quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách, báo có viết những tấm gương vượt khó để học tốt (HS sưu tầm).
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg Nội dung Phương pháp
4’
34’
A.Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là vượt khó trong học tập?
? Vượt khó trong học tập sẽ mang lại kết
quả gì?
B.Bài mới:
* Hoạt động 1: Làm việc nhóm.
- Bài tập 3: Bạn đã bao giờ gặp khó
khăn trong hoc tập, trong công việc
chưa? Nếu có, bạn đã khắc phục vượt
qua như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn
về những điều đó?
- Nội dung 3(SGK):
Hãy viết những khó khăn mà em có thể
gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc
sống và những biện pháp để vượt qua
* PP kiểm tra- đánh giá
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- GV nhận xét, cho điểm
* Các nhóm trao đổi về bài tập 3,4 SGK.

- 1 vài HS lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét, trao đổi.
* Các nhóm thảo luận theo nội dung 3
mục: “Thực hành” sau đó trình bày vào
phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
6
2’
những khó khăn đó.
* Hoạt động2: Hoạt động nhóm.
- Lập kế hoạch giúp đỡ những bạn HS có
hoàn cảnh khó khăn ở lớp, trường (địa
phương).
* Hoạt động tiếp nối.
- HS thực hiện các biện pháp để khắc
phục khó khăn bản thân, vươn lên trong
học tập.
- Các nhóm thực hiện kế hoạch giúp đỡ
các bạn HS gặp khó khăn đã được xây
dựng.
C. Củng cố - dặn dò :
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ SGK
- GV kết thúc bài và nhận xét giờ học .
- GV kết luận.
- Các nhóm trao đổi, lập kế hoạch theo
mẫu. (GV phát mỗi nhóm 1 mẫu).
(Nội dung mẫu như bảng * ở cuối trang).
- nhóm trình bày kế hoạch.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét.

* Mẫu phiếu: Kế hoạch giúp đỡ các bạn gặp khó khăn
Tên bạn cần
giúp đỡ
Khó khăn
hiện nay
Các biện pháp
giúp đỡ
Thờigian Người thực
hiện
……


…….
….…
…….
……
…….
……
……
* Rút kinh nghiệm :




Môn Đạo đức
Tuần : 5
Tiết : 5
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2007
Biết Bày tỏ ý kiến
( Tiết 1)

I. Mục tiêu:
- HS nhận thức được các em có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên
quan đến trẻ em.
- HS thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường,
đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu xanh, đỏ trắng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
7
4’
34’
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài Vượt khó trong học tập
- Nêu những gương vượt khó trong học tập
mà em biết?
- Em đã từng vượt khó trong học tập chưa?
Hãy kể lại cho các bạn cùng nghe.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hàng ngày trong các giờ dạy học các con
thường phát biểu ý kiến. Trong cuộc sống,
chúng ta cũng có rất nhiều ý kiến cần trao
đổi. Bài học hôm nay sẽ nói gì với chúng ta
về vấn đề đó?
2. Các hoạt động chủ yếu:
* Hoạt động 1: Nhận xét tình huống
- Tình huống : Nhà bạn Tâm đang rất khó
khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi
làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải

nghỉ học mà không cho em được nói bất cứ
điều gì. Theo em, bố Tâm là đúng hay sai ?
(Khẳng định : Bố bạn Tâm làm như vậy là
chưa đúng. Bạn Tâm phải được phép nêu ý
kiến liên quan đến việc học của mình. Bố
bạn phải cho bạn biết trước khi quyết định
và cần nghe ý kiến của Tâm)
- Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không được
bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến
em ?
- Vậy, đối với những việc có liên quan đến
mình, các em có quyền gì ?
- Kết luận : Trẻ em có quền bày tỏ ý kiến về
những việc có liên quan đến trẻ em.
* Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
- Tình huống :
+ Em được phân công làm một công việc
không phù hợp với khả năng hoặc không
phù hợp với sức khoẻ của em. Em sẽ làm
gì ?
+ Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình.
+ Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi
chơi.
+ Em muốn được tham gia vào hoạt động
của trường, của lớp.
- Trả lời câu hỏi :
*Phương pháp: Kiểm tra- đánh giá.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét .
- GV cho điểm.


*Phương pháp giảng giải
- GV ghi bảng - HS ghi vở
- GV nêu yêu cầu.
*Phương pháp Luyện tập- Thực hành
- HS lắng nghe tình huống
- HS trả lời
- HS nhắc lại
- HS đọc tình huống
- Thảo luận nhóm theo các tình huống
đã nêu
- Đại diện các nhóm báo cáo
8
2’
+Vì sao nhóm em chọn cách đó ?
+ Trong những chuyện có liên quan đến các
em các em có quyền gì ?
+ Theo em, ngoài việc học tập còn những
việc gì có liên quan đến các em ?
- Kết luận : Những việc diễn ra xung quanh
môi trường các em sống, chỗ các em sinh
hoạt, hoạt động vui chơi, học tập, các em
đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn chia se
những mong muốn của mình.

* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Sử dụng các miếng bìa màu đã chuẩn bị để
tiến hành thảo luận các câu sau:
(1) Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các
vấn đề có liên quan đến trẻ em.

(2) Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến
của người khác.
(3) Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ
em.
(4) Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý
kiến đó đều phải được thực hiện.
- Câu nào cả nhóm tán thành thì ghi số của
câu đó vào miếng bìa đỏ, phân vân thì ghi
vào miếng bìa vàng, nếu không tán thành thì
ghi vào miếng bìa xanh.Giải thích về sự lựa
chọn đó.
- Lấy ví dụ về một ý muốn trẻ em mà không
thực hiện.
- Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý
kiến về việc có liên quan đến mình nhưng
cũng phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
của người khác. Không phải mọi ý kiến của
trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp.
C. Củng cố - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những
việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến
của mình về vấn đề đó.
- GV giúp HS chốt lại kết luận
- HS đọc kết luận
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến
bằng cách giơ các tấm bìa màu và giải
thích vì sao lựa chọn phương án ấy.
- GV tổng kết, khen ngợi nhóm trả lời

chính xác.
- GV kết luận
- 1-2 HS nhắc lại.
* Rút kinh nghiệm :


9



Môn Đạo đức
Tuần : 6
Tiết : 6
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007
Biết Bày tỏ ý kiến
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. HS nhận thức được: Các em có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên
quan đến trẻ em;
2. HS biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà
trường, đồng thời biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tờ giấy nhỏ để chơi trò “Hái hoa dân chủ”
- Một chiếc micrô không dây để chơi trò “Phóng viên”
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
4’
34’

A. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là vượt khó trong học tập? Em
hãy nêu một số tấm gương vượt khó học tốt
ở trường, lớp em mà em biết.
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trò chơi “phỏng vấn”
hoặc “hái hoa”:
Cách 1: Trò chơi “Phỏng vấn”
- Chia HS thành các nhóm.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đóng vai là
phóng viên và phỏng vấn các bạn trong
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Phương pháp đóng vai.
- GV chia mỗi tổ thành 3 nhóm.
- Một vài nhóm lên trình bày, các
nhóm khác bổ sung.
10
nhóm theo nội dung các câu hỏi. Ví dụ:
+ Bạn hãy nói về một bài hát, một bài thơ
mà bạn yêu thích?
+ Bạn hãy kể về một chuyện mà bạn thích?
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích của bạn là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
Cách 2: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- GV viết sẵn vào những mẩu giấy nhỏ
những câu hỏi tương tự.
- GV kết luận: Mỗi trẻ em đều có quyền có

ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến
bản thân và có quyền bày tỏ ý kiến của
mình.
* Hoạt động 2: Tiểu phẩm “Một buổi tối
trong gia đình bạn Hoa”.
1. HS xem tiểu phẩm.
- Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
- Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình
bạn Hoa.
Mẹ Hoa trao đổi với bố bạn về việc cho bạn
nghỉ học vì gia đình quá nghèo mà chưa hỏi
qua ý kiến của bạn. Nhưng cuối cùng bố đã
giúp Hoa nói lên ý kiến của mình.
2. HS thảo luận.
- Nhận xét về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa
về việc học tập của bạn? (ý kiến của mẹ bạn
Hoa là muốn dừng việc học của bạn Hoa.
Đối với hoàn cảnh của gia đình bạn, có thể
mẹ Hoa đã phải cố gắng lắm mới nói lên
được điều đáng buồn ấy bà cũng rất tôn
trọng con, không bắt ép con phải theo ý
mình).
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế
nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp
không? (Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình
bằng cách học nửa buổi, làm nửa buổi. ý
kiến đó phù hợp với tình hình nhà Hoa bấy
giờ).
- Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như
thế nào? (Nếu em là bạn Hoa, em sẽ ).

- GV kết luận.
* Phương pháp trò chơi.
- HS chơi cả lớp.
- HS lên bốc câu hỏi, trả lời
- GV nhận xét chung và rút ra kết
luận.
* Phương pháp đóng vai.
- HS lên biểu diễn tiểu phẩm đã chuẩn
bị.
- HS cả lớp theo dõi.
* Phương pháp thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận
theo 3 câu hỏi.
- GV chốt ý.
11
2’
3. GV kết luận:
Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó
khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố
mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là
những vấn đề liên quan đến các em. ý kiến
các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn
trọng.
4. Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý
kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ
em.
- ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng.
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của người khác.

C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc nhở thực hiện nội dung trong phần
thực hành của SGK.
* Rút kinh nghiệm :



Môn Đạo đức
Tiết 7 - Tuần7
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2007
Tiết kiệm tiền của
I. Mục tiêu: Học sinh nhận thức được:
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm?
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi tiết kiệm và không đồng tình, ủng hộ những hành
vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
4’
34’
A- Kiểm tra:
- Thế nào là trung thực trong học tập?
- Tại sao phải trung thực trong học tập?
- Em sẽ làm gì nếu thấy bạn của mình đọc sai
điểm kiểm tra cho cô giáo?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( SGK )
- Tình huống:
+ ở nhiếu cơ quan hiện nay có thông báo:

" Ra khỏi phòng nhớ tắt điện"
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả
lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GVđánh giá, cho điểm
* Phương pháp thực hành luyện
tập (thảo luận nhóm )
- HS nêu yêu cầu
- Các nhóm thảo luận về các thông
tin.
12
2'
+ Người Đức có thói quen ăn hết không để
thừa thức ăn.
+ Người Nhật có thói quen chi tiêu tiết kiệm
hàng ngày.
- Theo em có phải do nghèo nên các nước
trên mới tiết kiệm như vậy không?
- Kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là
biểu hiện của người văn minh, xã hội văn
minh.
-Ghi nhớ:
ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng
* Hoạt động 2 : Thảo luận bài tập 1
GV kết luận:
- Các ý kiến đúng:
c.Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền vào
những việc có ích một cách có hiệu quả.

d. Tiết kiệm vừa ích nước vừa lợi nhà.
đ. Tiết kiệm là quốc sách.
- Các ý kiến sai:
a. Tiết kiệm tiền của là bủn xỉn.
b. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè xẻn.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm bài tập 2
- Liệt kê các việc cần làm và những việc
không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- GV kết luận
- Tự liên hệ việc tiết kiệm của bản thân.
C. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- HS sưu tầm các truyện , tấm gương về tiết
kiệm tiền của.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác trao đổi, thảo luận
và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận
- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Cả lớp đọc thầm
- HS nêu yêu cầu
- GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu
cầu HS tự lựa chọn đứng vào các vị
trí quy ước theo 3 thái độ:
+ Tán thành
+ Phân vân
+ Không tán thành
- GV yêu cầu các nhóm HS có cùng
sự lựa chọn thảo luận, giải thích lý
do sự lựa chọn của mình.

- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- GV kết luận.
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm bổ sung
- GV kết luận về những việc nên làm
và không nên làm để tiết kiệm tiền
của.
- HS tự liên hệ việc tiết kiệm của
bản thân(HS phát biểu tự do)
- GV khen, nhắc nhở kịp thời
- HS nhắc lại phần ghi nhớ SGK

13
* Rút kinh nghiệm :




Môn Đạo đức
Tiết 8 - Tuần 8
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2007
Tiết kiệm tiền của (Tiết2)
I- Mục tiêu: Sau bài học
- Học sinh biết tiết kiệm, giữ sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.
- Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với
những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II- Đồ dùng dạy học:

- Đồ dùng chuẩn bị đóng vai.
III- Hoạt động dạy - học:
TG Nội dung dạy - học Phương pháp dạy học
4’ A. Kiểm tra bài cũ:
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Vì sao cần tiết kiệm tiền của?
*Phương pháp kiểm tra đánh giá
- 2 HS lên thực hiện yêu cầu.
- GV nhận xét cho điểm.
34’ B. Bài mới
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
*Hoạt động 1: Gia đình em có tiết kiệm tiền
của không?
* Hoạt động cá nhân + phương
pháp quan sát.
- HS làm việc với phiếu quan sát, giáo viên
yêu cầu việc làm.
14
- Gọi 1 số HS nêu số việc gia đình mình đã
tiết kiệm và số việc chưa tiết kiệm.
- Căn cứ vào đó GV để HS tự rút ra gia đình
mình đã tiết kiệm chưa.
Phiếu điều tra:
Số tiền gia đình đã
tiết kiệm
Số tiền gia đình chưa
tiết kiệm
* Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa *Hoạt động cá nhân + phương
pháp hỏi đáp

- 1 HS đọc yêu cầu bài 4 - SGK
- HS suy nghĩ trước những việc em
đã làm.
- Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết
kiệm? (câu a, b, g, h, k)
- Trong các việc làm đó những việc nào thể
hiện sự không tiết kiệm? c, d, đ, e, i
- GV chốt lại: Những bạn biết tiết kiệm là
người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm.
*Phương pháp thuyết trình
- GV gọi học sinh ý kiến của mình,
sau đó chốt lại.
- GV cho HS tự liên hệ xem mình
đã tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt
hằng ngày chưa.
* Hoạt động 3: Em xử lý thế nào?
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa?
- Có cách nào khác không? Vì sao?
*Phương pháp thảo luận nhóm
- 2 HS chọn 1 tình huống và bàn bạc
cách xử lý và luyện tập đóng vai thể
hiện cách xư lý.
- Các nhóm khác nhận xét:
- GV kết luận cách ứng xử phù hợp
nhất.
2’ 3. Củng cố - dặn dò:
+ Cần phải tiết kiệm nước như thế nào?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Chuẩn bị bài sau: “Tiết kiệm thời giờ”
* Rút kinh nghiệm:





Môn Đạo đức
Tiết 9 - Tuần 9
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2007
Tiết kiệm thời giờ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được: thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiét kiệm; thế nào là tiết kiệm thời
giờ.
15
- HS biết cách sử dụng thời giờ hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
4’
34’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Cần phải tiết kiệm nước như thế nào?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống, điều gì không bao giờ
lặp lại? Đó là thời gian. Do đó chúng ta
cần phải tiết kiệm thời gian. Vậy thế nào
là tiết kiệm thời gian và tại sao phải làm
thế? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được
điều này.

2. Các hoạt động chủ yếu :
*Hoạt động 1: Kể chuyện Một phút
(SGK)
- Mi - chi - a bao giờ cũng chậm trễ. Đối
với bạn, mọi việc đều có thể làm sau một
phút nữa thôi.
- Một chuyện xảy ra với bạn: Mi- chi- a đã
thua Vích- to 1 phút trong một lần thi trượt
tuyết, dù rằng Mi- chi- a rất tin tưởng vào
bản thân mình.
- Sau chuyện đó, bạn hiểu rằng: trong
cuộc sống, con người chỉ cần 1 phút cũng
làm nên chuyện quan trọng.
- GV chốt lại: Mỗi phút đều đáng quý.
Chúng ta phải biết tiết kiệm thời gian.
* Hoạt động 2: Làm bài tập
- Bài 2:
+ Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời gian
+ Các việc làm b, đ, e là không tiết kiệm
thời gian.
- Bài 3: Bày tỏ ý kiến về các ý kiến cho
sẵn:
+Thời giờ là cái quý nhất: đúng vì không
ai giữ được thời gian làm của riêng mình.
+ Thời giờ là thứ mà ai cũng có, chẳng
mất tiền mua nên không cần tiết kiệm: sai
vì khi thời gian dã trôi qua thì không ai
lấy lại được.
*PP kiểm tra đánh giá
- 2 HS lên thực hiện yêu cầu.

- GV nhận xét cho điểm.
- GV gợi mở, giới thiệu bài
- GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
*PP thực hành, đàm thoại
- GV kể chuyện
- HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi
trong SGK - 1 HS giỏi lên điều khiển cả
lớp thảo luận.
- HS rút ra ghi nhớ
- GV viết lên bảng- 1 vài HS đọc lại
- GV chốt ý
*PP thực hành luyện tập
- 1 HS nêu YC
- HS làm bài cá nhân
- HS chữa bài miệng.
- Các nhóm đọc thầm và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày
( Chú ý: có phần giải thích lí do hợp lí )
16
2’
+ Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày,
không làm gì khác: Sai, không tán thành
vì như thế sẽ bỏ lỡ thời cơ để làm việc
khác hoặc sẽ bị quá tải gây nên mệt mỏi,
không có lợi cho sức khỏe.
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời gian
một cách hợp lí, có ích: tán thành, vì như
vậy ta có thể làm được nhiều việc có ích.
C. Củng cố - Dặn dò:

- GV yêu cầu HS thực hiện tốt bài học như
phần ghi nhớ đã nêu
- Tự liên hệ về việc sử dụng thời giờ của
mình; sưu tầm thêm các câu chuyện , câu
ca dao , thành ngữ, tục ngữ về tiết kiệm
thời gian.
- GV chốt lại.

* Rút kinh nghiệm :





Môn Đạo đức Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007
17
Tiết 10 - Tuần 10 Tiết kiệm thời giờ
(Tiết 2)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu rõ hơn về giá trị của thời giờ: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
- Hiểu hơn cần phải tiết kiệm thời giờ như thế nào?
- Biết sử dụng thời giờ một cách hợp lí hơn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số dụng cụ để đóng vai.
III. Hoạt động dạy học:
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?

- Như thế nào là tiết kiệm thời giờ?
- Con đã thực hiện tiết kiệm thời giờ chưa?
Kể ví dụ.
- Đọc các câu ca dao, tục ngữ có nội dung
khuyên tiết kiệm thời giờ.
B. Luyện tập thực hành:
*Hoạt động 1: Liên hệ thực tế:
- Bản thân mình đã tiết kiệm thời gian
chưa?
*Hoạt đông 2: Thảo luận:
- HS thảo luận xem bản thân đã sử dụng tiết
kiệm thời giờ chưa
*Hoạt đông 3:
- Trình bày về ý nghĩa của các câu ca dao,
tục ngữ có nội dung khuyên tiết kiệm thời
giờ.
- VD:
Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ ai đâu
Tháng năm đi trước, tháng năm không
ngược về sau.
*Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá.
- 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS nhận xét.
- GV chấm điểm
*Phương pháp: Luyện tập thực hành
- HS trao đổi nhóm đôi để thảo luận
xem bản thân mình đã sử dụng tiết
kiệm thời gian chưa?
-1 HS lên điều khiển lớp thảo luận.

- HS báo cáo trước lớp
- GV nhận xét và khen ngợi nhứng HS
đã biết sử dụng thời giờ tiết kiệm và
nhắc nhở HS còn lãng phí thời giờ
- Từng cặp HS trao đổi với nhau về
việc bản thân đã sử dụng tiết kiệm thời
gian chưa.
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- HS trao đổi, nhận xét
- GV khen ngợi những HS đã biết sử
dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở
HS còn lãng phí thời giờ.
- Làm việc chung cả lớp:
- HS thảo luận cả lớp.
18
3’
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học phần ghi nhớ.
- Tim những câu thành ngữ, tục ngữ nói về
tiết kiệm thời giờ.
*Rút kinh nghiệm :



Môn Đạo đức
Tiết 11 - Tuần 11
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được:

- Bổn phận của mình là phải kính trọng, yêu thương, chăm sóc để ông bà, cha mẹ vui lòng.
Như vậy mới là người con hiếu thảo.
- Biết cách ứng xử thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Yêu mến, quý trọng những người có biểu hiện hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
4’
34’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao phải tiết kiệm thời giờ?
- Thế nào là tiết kiệm thời giờ?Em đã tiết
kiệm thời giờ chưa? Cho ví dụ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Hát tập thể bài “Cho con” - Nhạc và lời:
Phạm Trọng Cầu.
Lời bài hát có đoạn:
“ Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa.
Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực”.
Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu,
che chở của cha mẹ đối với mình? Là
người con trong gia đình, em có thể làm gì
để cha mẹ vui lòng?
2. Các hoạt động chủ yếu:
* Hoạt động 1: Truyện kể “Phần
thưởng”.
- Tập đóng kịch dựa vào nội dung câu
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- GVđánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
- GV gợi mở, giới thiệu bài.
- GV ghi bảng - HS ghi vở
* Phương pháp thực hành, đàm thoại
- GV kể chuyện.
- HS trình bày tiểu phẩm.
19
2’
chuyện
- Trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn
Hưng trong câu chuyện?
Bạn Hưng biết yêu quí và quan tâm chăm
sóc bà.
+ Bà cảm thấy như thế nào trước việc làm
của Hưng?
Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà, muốn
cho bà được vui lòng. Hưng là một đứa
cháu hiếu thảo.
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ
như thế nào? Vì sao?
Với ông bà, cha mẹ chúng ta phải kính
trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo. Vì
ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi
nấng và yêu thương chúng ta
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về việc
làm thể hiện lòng hiếu thảo:

- Bài 4:
- Kết luận: Có rất nhiều việc mỗi em có
thể làm để thể hiện lòng thương yêu, chăm
sóc ông bà, cha mẹ. Như thế, mỗi em là
một người con hiếu thảo.
* Hoạt động 3: Kể chuyện về tấm gương
hiếu thảo.
- Bài 5: Hãy kể với các bạn một tấm
gương hiếu thảo mà em biết và cảm nghĩ
của em.
- Chú ý: Nhắc HS nêu rõ em biết truyện đó
từ nguồn nào? (người thật việc thật trong
cuộc sống quanh em, hoặc từ báo chí,
truyền hình ).
C. Củng cố - Dặn dò:
- HS thực hiện tốt bài học như phần ghi
nhớ đã nêu
- Tự liên hệ những việc cụ thể hàng ngày
của mình để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ; sưu tầm thêm các câu chuyện,
câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về những
tấm gương hiếu thảo.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi
trong SGK.
- 1 HS giỏi lên điều khiển cả lớp thảo
luận.
- HS trao đổi, ghi ý kiến vào bài.
- HS trình bày ý kiến của mình
- HS rút ra ghi nhớ.

- GV viết lên bảng.
- 1 vài HS đọc lại.
- GV chốt ý.
*Phương pháp luyện tập, thực hành.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS kể chuyện tự do.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Rút kinh nghiệm :
20





môn đạo đức
Tiết 13 - Tuần 13
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2007
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Bổn phận của HS là phải kính
trọng, yêu thương, chăm sóc để ông bà, cha mẹ vui lòng. Như thế mới là người con hiếu
thảo.
- Biết thực hiện những hành vi, những ứng xử thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ
trong cuộc sống.
- Yêu mến và quý trọng những người có biểu hiện hiếu thảo với ông bà , cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 tranh SGK của bài tập 3.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu.
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học

5’
33’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo
với ông bà, cha mẹ?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và phân
tích tình huống.
- Nếu em là các bạn nhỏ trong tranh dưới
đây em sẽ làm gì? Vì sao?
+ Tranh1 - Một bạn nhỏ đang ngồi học bài,
bà của bạn đã già yếu, đang cầm chổi quét
sân. Bà nói:" Bữa nay lưng bà đau quá".
+Tranh 2- Bạn Tùng đang ngồi vẽ tranh,
ông của bạn đã già yếu, đi phải chống gậy.
Ông nói với cháu:" Tùng ơi, lấy hộ ông cái
khăn!"
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả
lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GVđánh giá, cho điểm
* Phương pháp thực hành luyện tập
(thảo luận nhóm )
- GV gắn 2 tranh to của bài tập 3 lên
bảng, yêu cầu HS nhận ra tình huống
trong mỗi tranh.
- HS mô tả tình huống: bối cảnh,
quan hệ giữa các nhân vật trong

tranh, hành động của mỗi nhân vật.
- HS nêu các cách ứng xử khác
nhau. .
- HS nhận xét việc làm của bạn.
21
2'
- KL: Ông bà đã từng chăm sóc, nuôi dạy
cha mẹ của em và cả em nữa, nay ông bà
đã già yếu. Từ lời nói đến việc làm dù nhỏ,
em cũng luôn thể hiện sự kính trọng và
chăm sóc ông bà.
* Hoạt động 2: HS chơi trò chơi " Thi
ứng xử"
- Giúp HS bày tỏ thái độ của mình với
những biểu hiện tốt, chưa tốt của các bạn
trong bổn phận hiếu thảo.
- Cách chơi: Mỗi tổ cử 1 bạn dự thi, GV
chọn mỗi tổ 1 bạn làm ban giám khảo. Lần
lượt mỗi bạn dự thi bốc thăm, trả lời trước
lớp, nêu cách ứng xử của mình. Ban giám
khảo cho điểm tối đa là 10, vào phiếu riêng
cho mỗi lần trả lời, giữ kín kết quả.
- Kết luận:
+ Đồng tình với các biểu hiện hiếu thảo.
+ Phê phán với các biểu hiện chưa thể
hiện tốt bổn phận hiếu thảo với ông bà,
cha mẹ.
* Hoạt động 3: Trình bày kết quả sưu tầm
bài hát ca ngợi công lao ông bà, cha mẹ , ca
dao, tục ngữ về lòng hiếu thảo

- Kết luận: Khen ngợi sự cố gắng của HS.
Bày tỏ lòng tin tưởng vào tập thể những
người con hiếu thảo của cả lớp.
- Tự liên hệ lòng hiếu thảo của bản thân.
C. Củng cố- dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- GV khen, nhắc nhở kịp thời
- HS nhắc lại phần ghi nhớ SGK
- HS sưu tầm các truyện, tấm gương về
lòng hiếu thảo.
- GV kết luận
- HS nêu yêu cầu
- GV lần lượt viết các tình huống ứng
xử của bài tập 1 và vốn sống riêng
vào phiếu dán sau các bông hoa.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- HS lần lượt tham gia trò chơi cho
đến hết.
- GV mời từng người trong ban giám
khảo đọc điểm số.
- HS nhận xét về kết quả.
- GV kết luận:
- HS trình bày bằng các hình thức
sinh động.
- GV kết luận:
- HS tự liên hệ việc thể hiện lòng hiếu
thảo của bản thân (HS phát biểu tự
do)

*Rút kinh nghiệm :






22
môn đạo đức
Tuần14 - Tiết 14
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với các em: Dạy dỗ, chăm sóc các em.
Do đó học sinh phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
- HS thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- HS biết chúc mừng các thầy giáo, cô giáo trong ngày lễ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
4’
34’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Tìm đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về
lòng hiếu thảo?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và phân tích
tình huống.
- HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra,

tự lựa chọn cách ứng xử.
- Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ
các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó
các em phải biết kính trọng, biết ơn thầy
giáo,
cô giáo.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu
hỏi.
- HS nhận xét.
- GVđánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thực hành luyện tập
(thảo luận nhóm).
- HS quan sát tranh và thảo luận theo
nhóm đôi.
- Chia lớp thành từng nhóm có cùng
lựa chọn và yêu cầu thảo luận về lí do
lựa chọn.
- GV kết luận.
23
2’
*Hoạt động 2:
- HS xem tranh và tìm hiểu nội dung bức
tranh, sau đó đánh dấu vào ô trống dưới bức
tranh thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy
giáo, cô giáo.
+ Phương án đúng: Tranh 1, 2, 4.
+ Phương án sai: Tranh 3
* Hoạt đông 3: Xây dựng tiểu phẩm về chủ
đề kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

- GV kết luận, nêu nhận xét về kết quả đóng
vai của các nhóm (vai nào đóng đạt, vai nào
đóng chưa đạt.
* Hoạt động tiếp nối:
- HS sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục
ngữ, truyện ca ngợi công lao của các thầy
cô giáo.
VD:
+ Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
C. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại phần ghi nhớ SGK.
- Vì sao em phải kính trọng và biết ơn thầy
giáo, cô giáo.
- GV nhận xét tiết học.
- HS thảo luận nhóm và làm bài.
- HS lên bảng chữa bài.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV chữa bài.
- HS chia thành 3 nhóm.
- Từng nhóm thảo luận, tìm cách giải
quyết.
- Các nhóm lên đóng tiểu phẩm.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm
hay nhất.
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu tự do.
*Rút kinh nghiệm :
môn đạo đức

Tuần15 - Tiết 15
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với các em: Dạy dỗ, chăm sóc các em.
Do đó HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
- HS thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo
- HS biết chúc mừng các thầy giáo, cô giáo trong ngày lễ.
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
24
4’
34’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao cần kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô
giáo?
- Em đã làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn
thầy giáo, cô giáo?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1:
+ Gợi ý:
- Có lần bị ốm cô giáo đến thăm.
- Tan học, bố mẹ chưa đến đón thì trời mưa.
Cô giáo đã đèo về nhà.
- Có lần bị điểm kém, chán nản cô giáo đã nhẹ
nhàng khuyên bảo mà không quát mắng.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo
BT2- SGK
- Em hãy nêu những việc nên làm và những
việc không nên làm để bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn thầy giáo, cô giáo?
Gợi ý:
(1) Việc nên làm:
+Gặp thầy, cô phải chào hỏi lễ phép cho dù là
thầy cô không dạy mình hoặc là đã dạy mình
trong những năm học trước.
+ Học giỏi, vâng lời thầy, cô giáo để thầy cô
vui lòng.
+Tặng hoa thầy giáo, cô giáo nhân ngày lễ của
thầy cô.
(2)Việc không nên làm:
+ Gặp thầy cô làm ngơ, ngoảnh mặt đi không
chào.
+ Lười học, không vâng lời thầy cô giáo, để
thầy cô phiền lòng.
+ Khi cô giáo mệt, cho lớp tự quản đã có tình
gây mất trật tự.
* Hoạt động 3:
Trình bày thơ, bài hát, truyện, ca dao, tục ngữ
ca ngợi công ơn của thầy cô giáo?
* Hoạt động nối tiếp:
Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn
thầy giáo, cô giáo.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Thầy giáo, cô giáo là người đã dạy dỗ, dìu dắt
chúng ta nên người vì thế chúng ta phải biết

kính trọng và biết ơn mãi mãi.
* Phương pháp kiểm tra:
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm
* Phương pháp thực hành, đàm
thoại
- HS được chia thành từng cặp.
- Từng cặp trao đổi với nhau những
câu chuyện, những kỷ niệm về thầy
giáo, cô giáo.
- Gọi 1 -2 nhóm lên trình bình
- GV chia HS làm 4 nhóm
- 2 nhóm thảo luận về việc nên làm,
2 nhóm thảo luận về những việc
không nên làm và ghi vào giấy.
- 2 nhóm cùng được giao 1 nhiệm
vụ sẽ cử 1 đại diện lên viết các việc
được chọn. Nhóm nào trong thời
gian quy định viết được nhiều và
đúng sẽ thắng cuộc.
- HS trình bày tác phẩm trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi.
25

×