Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nghị luận về tấm gương nghèo vượt khó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.14 KB, 4 trang )

Gặp cậu bé mồ côi phố núi, đỗ đầu hai trường ĐH
Học giỏi môn Vật lý, Cường cũng rất đam mê Sinh học và tìm thấy nhiều điều lý thú trong thế giới tự nhiên.
“Em lớn lên không được thấy mặt cha, nhưng bù vào đó là hơi ấm tình mẹ không thể nào kể xiết”. Đỗ cả hai trường
ĐH danh tiếng với số điểm tuyệt đối 30/30, nhưng Cường chỉ bẽn lẽn: “chắc là do em may mắn hơn các bạn khác”.
Cậu bé đó là Nguyễn Tử Mạnh Cường, học sinh trường chuyên Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Tin vui
dồn dập đến, khi cả hai trường dự thi là Trường Đại học Ngân hàng TPHCM (khối A) và Đại Khoa học tự nhiên
(khối B) đều báo tin Cường đậu thủ khoa và á khoa với số điểm tuyệt đối 30/30.
Suốt chặng đường học phổ thông, Nguyễn Tử Mạnh Cường luôn đạt kết quả cao, nhưng thành tích nổi bật
đáng kể là từ khi em bước vào Trường phổ thông trung học chuyên Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắc Lắc. Lớp 10 em đạt Huy chương Vàng tại Olympic Vật Lý, tổ chức tại thành phố Đà Nẵng; tiếp đó hai năm lớp
11 và 12, Cường đều đạt Học sinh giỏi Quốc gia môn Vật Lý. Và ấn tượng, bất ngờ ngoài mong đợi của em tại kỳ
tuyển sinh năm nay là đạt Thủ khoa tuyệt đối với số điểm 30/30 ở cả hai trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ
Chí Minh và Đại Khoa học tự nhiên - Đại Quốc gia TPHCM.
Mồ côi cha từ nhỏ,Sinh ra trong một gia đình nghèo ở phố núi Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Nguyễn Tử
Mạnh Cường, không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa vì em sớm phải mồ côi cha từ lúc 3 tuổi. Bù vào đó,
Cường có người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó, người anh mẫu mực yêu thương và thầy cô, bạn bè quý mến.
Mẹ Cường là bà Nguyễn Thị Huế, nhân viên kế toán Cơ quan Thi hành án thành phố Buôn Ma Thuột. Chồng
mất sớm trong một vụ tai nạn giao thông là một sự hẫng hụt vô cùng, để lại khoảng trống trong gia đình không ai có
thể bù đắp nổi. Nhưng rồi, bà sớm bình tâm và quyết chí ở vậy nuôi dạy con. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, bà
tranh thủ làm thêm nương rẫy và hợp đồng với cơ quan khác để trang trải cuộc sống và chăm lo cho hai con đi học.
“Em lớn lên không được thấy mặt cha, nhưng bù vào đó là hơi ấm tình mẹ không thể nào kể xiết. Cha mất đi
khi mẹ em còn trẻ, nhưng mẹ vẫn ở vậy để tần tảo nuôi dạy chúng em khôn lớn. Bây giờ em lại có anh trai trưởng
thành, mẹ cũng đỡ vất vả rồi”, Nguyễn Tử Mạnh Cường tâm sự.
Anh trai của Cường là Nguyễn Tử Thái Sơn, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TPHCM, nay về công tác tại một
công ty tư vấn thiết kế gần nhà để đỡ đần mẹ, giúp em ăn học, chu toàn bổn phận “quyền huynh thế phụ”. Cường
nói: “Anh là tấm gương sáng và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất để em vươn lên trong cuộc sống và học tập. Tuy mất
cha nhưng bù lại em có người anh mẫu mực”.
Chiếc máy tính cũ mẹ góp nhặt được từ hàng thanh lý, được anh trai nâng cấp và kết nối internet trở thành
kho tư liệu và phương tiện kết nối với thế giới số.“Không ngủ quên trong chiến thắng”
Tin vui dồn dập đến với Cường khi cả cả hai trường danh tiếng trong cả nước báo điểm thủ khoa tuyệt đối,
thầy cô, bạn bè và người thân liên tục gọi điện chúc mừng cậu học trò giỏi. Mẹ và anh trai tràn ngập niềm hạnh


phúc, thầy cô, bạn bè không ngớt lời ngợi khen và mến phục.
Ai cũng hỏi bí quyết học giỏi, Cường nói: “Có rất nhiều yếu tố, gia đình, nhà trường, bạn bè… nhưng điều
cốt yếu vẫn là ở bản thân mình”. Cường tâm sự: “Những đồng tiền ít ỏi của mẹ góp nhặt được dường như dành hết
cho việc học tập của hai anh em. Chúng em cũng biết thế mà tiết kiệm chi tiêu. Không có tiền mua sách thì em lên
thư viện, mượn của bạn bè, hay đến các quầy sách cũ. Ngay từ khi em còn học lớp 8, mẹ đã dành dụm mua được
cho em chiếc máy vi tính cũ do cơ quan thanh lý với giá rẻ; giờ đây anh trai nâng cấp và nối mạng internet, thế là
em có cả một kho tư liệu khổng lồ để học tập và kết nối với thế giới số”.
Giới truyền thông trong Nam ngoài Bắc tức tốc tìm đến phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, đưa tin,… nhưng
Cường vẫn khiêm tốn cho rằng, “chắc là do may mắn hơn các bạn khác”. “Thầy cô giáo luôn nhắc nhở em “không
được ngủ quên trong chiến thắng”. Giờ đây em chưa quyết định học trường nào, nhưng quãng đời sinh viên trước
mắt là một thử thách lớn. Ước mơ của em thì vô cùng, có thể là du học chẳng hạn, nhưng…. Chuyện đó còn tuỳ
thuộc vào khả năng tài chính nữa”!
*Chàng chăn bò trở thành thủ khoa đại học
Thủ khoa Trương Minh Hoàng vừa học bài vừa chăn bò
Trương Minh Hoàng, (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) trở thành thủ khoa Đại học Đà Nẵng với 29,5 điểm
(Toán: 9,75; Lý: 10; Hóa: 9,75). Ai cũng phấn khởi và tự hào, bởi lần đầu tiên xóm nghèo Cù Lao có thủ khoa, mà
lại là một cậu bé chăn bò, suýt phải nghỉ học giữa chừng vì nhà quá nghèo.
Nhiều ngày nay, người dân ở xóm Cù Lao thuộc thôn 7 xã Tam Thành, huyện Phú Ninh hoan hỉ kháo tai
nhau về cậu học sinh nghèo chăn bò đỗ thủ khoa. Trong ngôi nhà nhỏ, Hoàng - thủ khoa ĐH Đà Nẵng - đón chúng
tôi với nụ cười hiền lành của một cậu bé thôn quê.
Nhà Hoàng làm nông. Trước kia ba mẹ em sống trong một chòi canh ở xóm Giếng da gần nơi ở hiện tại.
Sau nhiều lần mưa giông, căn nhà bị sập ngã, đến năm 1992, ba mẹ xin ở nhờ tạm trên mảnh đất nhỏ của người bác
1
ruột, mượn anh chị em vài chỉ vàng để cất ngôi nhà mà đến bây giờ vẫn không có tiền để tô xi măng và còn một chỉ
vàng chưa trả nợ xong.
Hoàng tâm sự: sau ca phẫu thuật hồi năm ngoái vì bệnh suy thận nên ba không còn khả năng lao động. Mẹ
trở thành lao động chính trong nhà. Ngoài 4,5 sào ruộng, 2 sào gò trồng các loại sắn, mì, gia đình Hoàng còn vay
tiền mua bò, heo chăn nuôi, cải thiện đời sống. Vì kinh tế gia đình khó khăn lại không có thời gian nên Hoàng
không đi học thêm. Một buổi đi học còn một buổi ở nhà chăn bò. Tranh thủ khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ trước
giờ đi học buổi chiều, Hoàng còn phụ mẹ đi bỏ bánh tráng cho những quán nhỏ ở trong làng. Nhà Hoàng cách

trường gần 15 cây số. Từ nhà đến trường em đi xe đạp mất gần 1 tiếng đồng hồ qua những con đường đất đỏ nhão
nhoét vào mùa mưa và mịt mùng bụi vào mùa nắng. Khó khăn là thế nhưng chưa bao giờ em nghỉ học. Mẹ em cho
biết, có hôm bị bệnh nhưng Hoàng lấy mũ trùm hết mặt, mặc áo ấm và nhờ ba chở đến trường.
Bà Nguyễn Thị Khóa, một người hàng xóm tấm tắc ngợi khen: "Thật tội nghiệp, đi chăn bò suốt. Mà mỗi
lần đi chăn bò đều thấy nó lận theo quyển sách, quyển vở để ôn bài. Chuyện gì nó cũng làm được, kể cả việc lượm
lá cây cho mẹ đốt lửa tráng bánh. Vậy mà năm nào cũng đạt học sinh giỏi". Ông Nguyễn Cư - Hiệu trưởng trường
THPT Trần Văn Dư - nơi Hoàng học tự hào về cậu học trò: "3 năm học phổ thông Hoàng đều đạt loại giỏi. Năm lớp
10 em đoạt giải 3 kỳ thi học sinh giỏi môn hóa học cấp tỉnh; lớp 12 đoạt giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh, giải
khuyến khích cấp quốc gia và là học sinh giỏi nhất trường".
Mẹ em, chị Nguyễn Thị Tám, không khỏi xúc động trước tin mừng con trai đỗ đại học. Điều này quả thật
ngoài sức tưởng tượng của chị bởi đã có lúc vợ chồng chị tính cho con nghỉ học nửa chừng vì hoàn cảnh kinh tế quá
thiếu thốn. Nhưng những lúc như thế, Hoàng lại khóc lóc, năn nỉ ba mẹ và cuối cùng là cương quyết: "Ba mẹ có
không cho học thì con cũng đi. Nếu không học thì con cũng sẽ nghèo như ba mẹ thôi". Thấy con tội nghiệp, vợ
chồng chị Tám lại nhịn ăn, đi vay đi mượn khắp nơi để nuôi anh em Hoàng ăn học. Và bây giờ trước cánh cửa đại
học của con, anh Thành, ba của Hoàng, dù đang mang bệnh nặng cũng cố gắng ra Đà Nẵng làm phụ hồ, chấp nhận
khoản tiền công 40.000 đồng/ngày để hy vọng có tiền giúp con mở cánh cửa cuộc đời.
*Thủ khoa vừa học vừa bán bánh xèo
Với số điểm bình quân 9,83 điểm/môn (Toán 10, Lý và Hóa 9,75), Võ Minh Hải đã đỗ thủ khoa vào trường
Đại học Kinh tế TPHCM.Tôi đến nhà Hải (ở góc đường Đồng Khởi - Trường Chinh, TP Tuy Hòa, Phú Yên) gần
cuối chiều, giờ cao điểm của quán bánh xèo gia đình Hải và thấy chàng thủ khoa đang thoăn thoắt xếp bánh, rau,
nước mắm cho khách.10 năm nay, ngoài giờ học, đây là công việc thường xuyên của Hải và cậu luôn tự hào khi
quán của gia đình ngày càng đông khách.Đồng lương bảo vệ ít ỏi của ông Thịnh (ba Hải) và quán bánh xèo này đã
chắt chiu cho ba anh em Hải ăn học, đến giờ anh chị Hải đã có việc làm ổn định.3 năm trước, khi trường THPT
chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) tuyển sinh, Hải được bố động viên đi thi, thế là đỗ cao vào lớp chuyên Toán.
"Gia cảnh lắm lúc quá khó khăn nhưng chuyện ăn học của con được vợ chồng tui đặt lên hàng đầu. Có tốn kém bao
nhiêu cũng vui khi thấy con đạt thành quả ", ông Thịnh tâm sự.
Còn bà Hồng (mẹ Hải) vừa luôn tay đổ bánh, vừa góp chuyện: "Qua lớp 12, thấy con bận học, tui tính thuê
người phụ nhưng Hải nói để nó lo vì lời lãi chẳng bao nhiêu ".
Có lẽ hiểu nỗi vất vả của bố mẹ nên Hải luôn ý thức gắng học hành và làm việc, không có chuyện ỷ lại hay
đợi thúc nhắc. Nhờ vậy, Hải là học sinh giỏi trong nhiều năm liền.

Khi tôi hỏi về "bí kíp" học tập, Hải chân tình: "Tự nhiên ngay từ cấp một, em đã mê toán và ngoài giờ học,
em tìm thêm bài tập để giải. May mắn từ lớp 10, em được thầy Châu, thầy Trung, thầy Huy hướng dẫn hình thành
phương pháp tư duy khoa học, tiếp cận kiến thức từ dễ đến khó, cách tư duy nhanh trước một vấn đề và trình bày
bài giải khúc chiết nhất ".
Nhắc đến đặc trưng của việc thi trắc nghiệm, Hải "bật mí": "Phải bấm máy tính tốc độ nhanh và chính xác!
Riêng em nhờ nhiều lần tham gia cuộc thi giải toán nhanh trên máy tính Casio nên luyện thêm được kỹ năng này.
Trong quá trình luyện thi đại học, thầy Khoái dạy không quá chú trọng giải các đề trắc nghiệm sẵn có, mà xoáy sâu
vào phương pháp tự luận, giải các bài tập đa dạng để củng cố kiến thức và ứng dụng nhanh Em cũng không học
quá khuya, thường ngủ trước 11 giờ 30 đêm, nhất là trước lúc thi để giữ sức khỏe và bình tĩnh ".
Lớn lên trong gia đình lao động, chuyện làm lụng đã chẳng còn là điều xa lạ, trong ngày vui của cả gia đình, Hải
vẫn xác định: "Cũng chưa biết như thế nào nhưng vào Sài Gòn học, em sẽ đi làm thêm để đỡ đần bớt cho bố mẹ
chuyện chi phí học hành". Chia tay tôi, Hải còn tự tin tâm sự:"Em định hướng phải dành dụm để đầu tư học ngoại
ngữ,và quyết tâm học thật giỏi ngành kinh doanh chứng khoán.Nung nấu nhất của em là phải làm sao để có điều
kiện lo cho cha mẹ đỡ vất vả"
Sau khi ra trường, em muốn về lại Trung tâm để giảng dạy và giúp đỡ các em nhỏ”.
2
Đó là ước mơ của Nguyễn Thị Kiều Trang học sinh lớp 12A1, Trường THPT Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ).
Mơ ước có vẻ bình thường với nhiều bạn bè cùng lứa, nhưng với Trang nó thật lớn khi em phải mang di
chứng cơn sốt bại liệt, gia đình lại nghèo.
12 năm liền Kiều Trang là học sinh vượt khó học tốt. Nỗi mặc cảm một chân bị teo do sốt bại liệt từ bé
càng là động lực để Trang vượt qua khó khăn học tốt hơn. Cha mẹ em làm bảo vệ Khu di tích chiến thắng 75 tiểu
đoàn. Tiền lương hàng tháng được 1.200.000 đ cũng chỉ phần nào sắm sửa được vài đồ dùng cho em học tập. Ngay
từ năm học lớp 6, nhà trường miễn giảm học phí cho em.
Đối với Trang, đến lớp phải hiểu bài, làm bài đầy đủ, chỗ nào chưa hiểu đánh dấu, hỏi lại thầy cô và bạn bè,
về nhà làm đầy đủ bài tập. Với cách học như thế năm nào em cũng là học sinh vượt khó học tốt, được thầy yêu bạn
mến. Ngay từ năm học lớp 9 em đã được nhà trường chọn vào đội tuyển học sinh giỏi môn Anh văn của trường và
đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm học này em được nhà trường gọi vào đội tuyển học sinh giỏi môn Anh
văn của trường. Em tâm sự: “Dù khó khăn đến đâu em cũng sẽ cố gắng để đạt kỳ vọng mà thầy cô và các bạn đã
mong đợi”. Cô giáo Phượng là người biết rõ hoàn cảnh gia đình Trang, từ lúc em còn học tiểu học. Cô rất quý
Trang bởi ý chí vượt khó, cần mẫn. Nhà Trang còn có hai đứa em (học lớp 8 và lớp 11), nên ngoài tiêu dùng tối

thiểu hàng ngày thì gánh nặng lo việc học hành cho ba chị em Trang không nhỏ so với thu nhập của gia đình. Mẹ
Trang thường đau yếu do bị chứng đau thần kinh tọa. Càng thương mẹ, Trang càng nhủ lòng cố lên, học tốt hơn.
Trang biết rằng chỉ có học tốt thì sau này mới có việc làm và có thu nhập để phụ giúp cha mẹ, lo cho hai em.
Hồi trước, cha mẹ Trang cũng là nông dân, nhưng lúa thóc làm ra không đủ nuôi sống cả nhà. Nhiều năm
thất bát dẫn tới cầm cố hết đất đai. Sau đó, cha mẹ Trang được người quen bảo lãnh giới thiệu vô làm bảo vệ kiêm
vệ sinh, tạp vụ trong khu di tích. Các cô chú ở khu di tích giúp cha mẹ Trang cả chỗ ở và tạo điều kiện để mua bán
nhỏ kiếm thêm thu nhập hàng ngày. Thầy cô và các bạn cũng rất yêu quý Trang tận tình giúp đỡ em trong lúc gặp
khó khăn. Vừa qua, đáp lại sự phấn đấu của em, nhà trường đã trao tặng cho em suất học bổng “học sinh nghèo
vượt khó học tốt”, 500.000 đ. Hôm nhận được số tiền này, Trang mừng rưng rưng vì đó là cả một gia tài lớn đối với
trẻ nhà nghèo như em. Trang mừng vì có cơ hội sắm được vài thứ cần thiết cho việc học của mình và hai đứa em,
có ít tiền lo thang thuốc cho mẹ.
Thầy Đồng Thanh Toàn, Hiệu trưởng nhà trường nói: “Mặc dù khuyết tật nhưng em Trang đã cố gắng học
rất tốt và tham gia tích cực các hoạt động của lớp, của trường. Em là tấm gương tiêu biểu để các học sinh của
trường noi theo”. Kết thúc câu chuyện của mình Kiều Trang vẫn nhắc đi nhắc lại: “Em mong sao mình, sẽ trở thành
cô giáo để về dạy các em học sinh khuyết tật như em, cùng giúp các em vươn lên hòa nhập với xã hội
Một nữ sinh vượt khó, học giỏi, đậu cao
Tin em Đậu Nguyễn Huyền Thương, học sinh lớp 12D, của Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Thành phố
Vinh), trúng tuyển vào Học viện Quan hệ quốc tế với số điểm 25,5 khoa Cử nhân Anh văn bay về trường làm nức
lòng mọi thầy cô giáo, và các bạn học sinh. Thầy trò trong trường, không ai không biết đến gương sáng vượt khó
học tập của em!
Bố mẹ Huyền Thương đều là bộ đội, làm việc tại Xưởng sửa chữa ô tô 467 của Tổng cục kỹ thuật Quân khu
IV. Bố bị tai nạn lao động mất năm 1993, vào tuổi ba mươi, lúc em mới lên ba tuổi. Hai mẹ con sống ở khu tập thể
của xưởng. Đến tuổi tới trường, trong khi các bạn nhỏ khác được bố mẹ đưa đón, em một mình lủi thủi đi về.
Nhưng em đã vượt lên hoàn cảnh, cố gắng học tập tốt. Đến năm 2007, mẹ em lại mất ở tuổi 41 vì bị bệnh tim, còn
lại một mình bơ vơ. Huyền Thương về xã Hưng Lộc ở với ông ngoại đã 90 tuổi (bà ngoại mất lúc em chưa
sinh).Nhà ông ngoại cũng nghèo, em sống nhờ số tiền tuất 180 ngàn đồng hàng tháng, số tiền hỗ trợ của họ hàng và
thỉnh thoảng Chi hội khuyến học nhà trường cấp cho em một suất học bổng.
Trong hoàn cảnh như thế, em vẫn cố gắng vượt khó để học tập tốt. Suốt ba năm học ở Trường THPT
Nguyễn TrườngTộ, cả khi mẹ em đang ốm nặng ngày ngày phải chăm sóc thuốc thang cho mẹ cho đến khi mẹ mất
lại về ở chăm sóc ông ngoại già yếu, không lúc nào em lơi là việc học. Vừa có ý thức chăm chỉ, chuyên cần học tập,

vừa biết cải tiến cách học có hiệu quả nên kết quả học tập và rèn luyện của em thường xuyên đạt cao. Suốt ba năm
học, em đều là học sinh xếp loại giỏi toàn diện và đạt danh hiệu học sinh giỏi Anh văn của tỉnh, thi tốt nghiệp
THPT được xếp loại khá và em đã trúng tuyển vào đại học theo nguyện vọng 1.
Trong quá trình học tập, hoàn cảnh khó khăn là vậy, Thương vẫn tham gia công tác Đoàn, lớp như văn nghệ,
làm lớp phó phụ trách học tập, hăng hái nhắc nhở, kiểm tra việc học của các bạn trong lớp, nhiệt tình giúp đỡ các
bạn học còn yếu Nhờ học đều các môn, em đạt kết quả toàn diện, đoạt giải nhất kỳ thi "Rung Chuông Vàng" do
Đoàn trường tổ chức, và trong hội nghị học tốt của Đoàn, em đã trình bày xuất sắc bản báo cáo kinh nghiệm học tập
của mình
Căn cứ vào thành tích học tập và công tác xuất sắc kể trên, BCH Đoàn trường đã giới thiệu em vào diện cảm
3
tình và đối tượng kết nạp Đảng, chi bộ đã giới thiệu dự lớp học đối tượng Đảng do Thành uỷ Vinh tổ chức.
Với ý chí và học lực của Đậu Nguyễn Huyền Thương, tin rằng em sẽ vươn lên hơn nữa, đạt kết quả tốt dưới
mái trường đại học, nêu lên tấm gương sáng vượt khó của một nữ sinh quê Nghệ!
4

×