Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tư tưởng biện chứng của Hêraclit pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.67 KB, 8 trang )

ĐỀ BÀI: Tư tưởng biện chứng của Hêraclit (tư tưởng triết học, đánh
giá)
BÀI LÀM:
Hêraclit (khoảng 540-475 TCN) xuất thân từ nhà nước thị thành
Ephec thuộc vùng Tiểu Á của Hy Lạp và thuộc hoàng tộc Côdoridop.
Ông sống trong thời kỳ lịch sử căng thẳng của các nhà nước thị thành Hy
Lạp, khi mà dân thường đã dành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh gay
gắt với tầng lớp quý tộc dòng dõi. Ông trưởng thành và sự nghiệp sáng
tác của ông rơi vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư nổ
ra, đó là thời điểm trọng đại của lịch sử Plada cổ đại.
Học thuyết của Hêraclit, phép biện chứng của ông nói riêng ở một
chừng mực nào đó là sự xem xét về mặt triết học các sự kiện lịch sử và
các chuyển biến xã hội diễn ra ở thời kỳ đó.
Hêraclit giữ vị trí trung tâm trong lịch sử phép biện chứng (PBC)
Hy Lạp cổ đại. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin đã dành cho học
thuyết của Hêraclit cụ thể là cho PBC của ông sự đánh giá rất cao. Lênin
coi ông là “một trong những người sáng lập ra PBC”. Trong bảng tóm tắt
cuốn “Những bài giảng về lịch sử triết học” của Hêghen, Lênin lưu ý,
chính Hêghen cũng thừa nhận Hêraclit có ảnh hưởng đến ông. Lênin cũng
thừa nhận PBC của Hêraclit có tính chất khách quan. Trong các luận
điểm biện chứng cơ bản của Hêraclit đặc biệt quan trọng là tư tưởng về
sự thống nhất (hài hòa) và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Tư tưởng biện chứng của Hêraclit:
1. LOGOS VỚI TƯ CÁCH LÀ SỰ THỐNG NHẤT (HÀI HÒA) VÀ
ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP:
Lần đầu tiên được Hêraclit sử dụng với tư cách là một trong các
khái niệm triết học cơ bản và trở nên rất phổ biến trong toàn bộ triết học
cổ đại, đó là thuật ngữ “Logos”. Ở người Hy Lạp “Logos” tùy thuộc vào
văn cảnh ngôn ngữ đã có ý nghĩa rất khác nhau. Hêraclit cũng đưa vào
1
“Logos” nội dung không như nhau, chẳng hạn trong một câu nói của


Hêraclit “Logos” có nghĩa là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu.
Sự thống nhất ở đây có nghĩa là sự đồng nhất, hài hòa giữa các mặt
đối lập. Theo Hêraclit, ngày và đêm, thiện và ác… không phải là một –
đó là điều mà ai cũng hiểu. Song có điều ngày và đêm, thiện và ác, cũng
như mọi mặt đối lập tạo thành một chỉnh thể thống nhất thì ít ai hiểu: vì
ngày – đêm, mùa hè – mùa đông, chiến tranh – hòa bình… là nối tiếp
nhau tạo thành tính chu kỳ và lặp lại nhất định nhưng người ta lại không
hiểu được rằng bản thân tính chu kỳ và tính lặp lại đó được quy định bởi
sự thống nhất, hòa hợp giữa các mặt đối lập, tức là bởi “logos” phổ biến.
Khi coi lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố vật chất đầu tiên
của mọi dạng vật chất, toàn bộ thế giới hay vũ trụ chẳng qua chỉ là sản
phẩm biến đổi của lửa “hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa, lửa
cũng chuyển hóa thành hết thảy sự vật”. Hêraclit đã đi đến quan niệm về
tính thống nhất của vũ trụ, ông cho rằng vũ trụ - cái thế giới mà con
người đang sống trong đó thống nhất ở một cái duy nhất là ngọn lửa vĩnh
hằng, bất diệt. Ông viết: “Thế giới là một chỉnh thể bao gồm vạn vật. Thế
giới là đồng nhất đối với hết thảy mọi sự vật tồn tại trong nó. Thế giới ấy
không do bất cứ vị thần nào tạo ra, cũng không do bất cứ người nào tạo
ra. Thế giới là một ngọn lửa sống bất diệt trong quá khứ , hiện tại cũng
như trong tương lai. Ngọn lửa ấy cháy sáng trong một khoảnh khắc nhất
định và cũng tàn lụi đi trong một khoảnh khắc nhất định theo những quy
luật của nó”. Sự thống nhất ấy của vũ trụ được Hêraclit hình dung như là
sự lan tỏa hương vị với nồng độ khác nhau trong khói thuốc từ một điếu
thuốc đang được đốt cháy bởi lửa. Đánh giá quan niệm này của Hêraclit,
Lênin coi đó là “một sự trình bày rất hay những nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật biện chứng”.
Trong quan niệm của Hêraclit “chiến tranh” hay “đấu tranh” là một
trong các hình ảnh – khái niệm quan trọng nhất của ông. Ông gọi chiến
2
tranh là cha đẻ và hoàng đế của mọi thứ hiện tồn. Chiến tranh có thể biến

một số người trở thành thần thánh, số khác là người; nó biến một số
người thành nô lệ, số khác là người tự do.
“Chiến tranh” vừa là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vừa là sự
thống nhất của chúng. Cuộc đấu tranh không những là sự đối lập mà còn
là sự liên hệ giữa các mặt đối lập. Hêraclit còn cho rằng đấu tranh là
nguồn gốc của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ và đó là một mặt trong
“sự sống” của mọi cái đang diễn ra. Mặt khác trong “sự sống” ấy là tính
hòa hợp, tính có trật tự, tính hài hòa. Một chỉnh thể thống nhất bao giờ
cũng tồn tại với các mặt đối lập của nó, giống như cái ác bao giờ cũng tồn
tại với các mặt đối lập của nó là cái thiện, cái chết với mặt đối lập của nó
là cái sống và ngươc lại… Vấn đề là ở chỗ mặt đối lập nào chiếm ưu thế
trong một thời điểm cụ thể. Hêraclit cho rằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập là hiện tượng phổ biến trong vũ trụ, không có đấu tranh sẽ không có
bất cứ sự hài hòa nào và ngược lại khi đấu tranh không còn thì mọi cái
cũng biến mất. Điều đó cho thấy trong quan niệm của Hêraclit đấu tranh
giữa các mặt đối lập là tất yếu, là quy luật tất yếu của vũ trụ, là Logos vũ
trụ. Với ông, đấu tranh của các mặt đối lập là mang tính phổ biến, là
nguồn gốc ra đời của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ.
Khi nói tới chiến tranh hay đấu tranh với tư cách là nguồn gốc của
mọi sự vận động và biến đổi, Hêraclit cũng nói tới chiến tranh chính
nghĩa “chiến tranh là phổ biến, chính nghĩa tức là chiến tranh”. Đề cao
chiến tranh và đấu tranh coi chiến tranh như ông hoàng, song Hêraclit
cũng kêu gọi con người đừng có quá kiêu hãnh về chiến tranh. Ông cũng
luôn cho rằng chiến tranh và đấu tranh một khi vượt quá “độ”, bất chấp
“sự công bằng”, “tính hợp lý” của vũ trụ sẽ bị chính vũ trụ trừng phạt.
Tất cả quan niệm ấy của Hêraclit về chiến tranh cho thấy mặc dù
ông coi “chiến tranh là cha của mọi vạn vật” là “vua của mọi vạn vật”
song ông không phải là người tuyên truyền cho cuộc chiến tranh phi
3
nghĩa giữa người với người. Việc Hêraclit nhấn mạnh vai trò của chiến

tranh luôn gắn liền với việc ông thường xuyên kêu gọi người dân Hy Lạp
hãy đứng lên tiến hành đấu tranh vũ trang để giải phóng các thành phố
của đất nước mình khỏi ách thống trị của Batư.
Về phương diện triết học, quan niệm của Hêraclit về chiến tranh
chính là quan niệm của ông về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập với tư
cách là nguồn gốc của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Nếu vũ trụ là cái
có thật tự, luôn vận động, biến đổi theo logos của nó và trong vũ trụ ấy
“vạn vật ra đời đều dựa vào logos của nó” thì đấu tranh giữa các mặt đối
lập trong mỗi sự vật, hiện tượng phải diễn ra trong khuôn khổ của logos,
chứ không phải trong khuôn khổ của các vô trật tự của thói tùy tiện vốn
mâu thuẫn với logos của vũ trụ.
2. SỰ THỐNG NHẤT CỦA LOGOS KHÁCH QUAN VÀ LOGOS CHỦ
QUAN:
Hêraclit là người đầu tiên đã đặt vấn đề nhận thức luận về quan hệ
giữa logos chủ quan và logos khách quan của mình tức là khả năng thống
nhất của chúng. Hêraclit cho rằng logos thế giới con người (chủ quan) có
đủ khả năng để phù hợp với logos thế giới (khách quan) mặc dù điều đó
diễn ra không phải thường xuyên và hoàn toàn không phải ở mọi người.
Hêraclit phàn nàn rằng dù liên hệ, giao tiếp trực tiếp và thường xuyên với
logos khách quan và chi phối mọi sự vật nhưng logos đó vẫn xa lạ đối với
nhiều người thường xuyên va chạm với nó, xong nhiều người vẫn không
hiểu được nó. Mặc dù vậy, logos khách quan về thực chất là thống nhất,
là giống nhau và ở một chừng mực nào đó là đồng nhất.
Logos của tâm hồn con người và logos của thế giới sinh vật là một
logos được xem xét trên hai phương diện: thế giới nội tâm của con người
và cấu trúc bên ngoài của các sinh vật. Nếu chúng giống nhau và trùng
hợp nhau, nếu logos chủ quan của người bằng cách nào đó là đồng nhất
với logos khách quan của các sinh vật thì đó suy ra rằng việc nhận thức
4
logos của thế giới bên ngoài là có thể có được bằng con đường tự nhận

thức, bằng các nỗ lực của bản thân là cái duy nhất tạo thành phẩm giá cá
nhân, công lao cá nhân. Tự nhận thức đưa con người đi từ thế giới nội
tâm tới thế giới bên ngoài. Trên con đường đó tâm hồn con người ngày
một phong phú hơn, mở rộng hơn và phát triển hơn. “Logos tự phát triển
là vốn có ở tâm hồn”.
Quan niệm của Hêraclit về logos chủ quan một cách vận động chứ
không phải đứng im. Chỉ nhờ tính tích cực này con người mới có thể có
lối thoát ra thế giới sinh vật bên ngoài.
Dấu hiệu cơ bản về tính sáng suốt đích thực của con người theo
Hêraclit là ở việc nhận thức được logos của tồn tại, là nhận thức được sự
thống nhất giữa các mặt đối lập.
Hêraclit đã vạch ra một cách rất độc đáo sự thống nhất mâu thuẫn
giữa logos và sự đa dạng của các sinh vật, biện chứng của cái đơn nhất và
các số nhiều nói chung. Trên thực tế logos là phổ biến, vốn có ở sinh vật
nhưng đồng thời về một phương diện nào đó lại nằm ở bên ngoài chúng.
Đặc trưng của Hêraclit là ý muốn thể hiện bản chất mâu thuẫn của
logos khách quan qua logos chủ quan của tâm hồn con người.
3. HỌC THUYẾT VỀ DÒNG CHẢY:
Dựa vào việc nghiên cứu tự nhiên bằng quan sát trực tiếp và căn cứ
vào những kinh nghiệm cảm tính Hêraclit đã khái quát thành một kết luận
nổi tiếng về vật chất vận động “Mọi sự vật đều trôi đi, chảy đi, không có
cái gì tồn tại mà lại cố định”; rằng “ không thể tắm hai lần trên cùng một
dòng sông bởi vì nước mới không ngừng chảy trên sông” ngay cả “mặt
trời cũng mỗi ngày một mới”. Với quan niệm về vận động này, nhiều nhà
triết học Hy Lạp cổ đại đã coi Hêraclit là nhà “triết học vận động”và gọi
thuyết của ông là “thuyết về dòng chảy”.
Nếu các nhà triết học thuộc trường phái Mile chú ý nhiều về kết
cấu vật chất thì Hêraclit lại chú ý nhiều về vận động. Hình ảnh về ngọn
5
lửa cũng là hình ảnh sống động. Tán thành quan niệm này của Heraclit

Hêghen đã lý giải “lửa là thời gian vật lý, nó là sự không yên tĩnh tuyệt
đối”. Hêghen còn nhận xét: “Hêraclit nói: Tất cả đều là sinh thành, sinh
thành ấy là nguyên tắc cái đó bao trong thành ngữ, cái tồn tại không hơn
gì cái không tồn tại”. Quan niệm về sự vận động vĩnh viễn của vật chất
hay học thuyết về “dòng chảy” chính là nguyên lý xuất phát trong quan
niệm của Hêraclit về vũ trụ là học thuyết xuyên suốt của ông.
Ở Hêraclit không những dòng sông mà cả mặt trời cũng thường
xuyên và liên tục đổi mới, nhưng mặt khác ông lại cho rằng không có gì
ổn định và bất biến hơn là dòng sông luôn chảy và hơn mặt trời luôn
chiếu sáng. Tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im, là cái
mà nhờ đó dòng sông là xác định, ổn định và bất biến, cũng như vậy
chúng ta có thể nói rằng sự đứng im và tính xác định của dòng sông
không loại trừ sự vận động (chảy) của nó. Hêraclit thừa nhận sự thống
nhất mâu thuẫn của vận động và đứng im, sinh thành và hiện hữu chứ
không phải là ở việc thừa nhận sự vận động là nhờ có sự hy sinh của
đứng im.
Đóng góp cơ bản của Hêraclit trong lịch sử PBC là cách trình bày
đầu tiên về quy luật thống nhất giữa các mặt đối lập. Ông đã cố thể hiện
bản chất mâu thuẫn của các sự vật trong logos chủ quan và chỉ ra sự
thống nhất biện chứng của nhận thức và biện chứng của thế giới. Trên
con đường đó ông đã vấp phải các trở ngại mà đến nay vẫn chưa khắc
phục hoàn toàn. Đó là vấn đề khả năng phản ánh bản chất mâu thuẫn của
các sự vật, kể cả bản chất mâu thuẫn của vận động vào logic của các khái
niệm.
Hêraclit đã diễn đạt bản chất mâu thuẫn của các sự vật, bản chất
của chúng là cái do ông khám phá ra, bằng các hình ảnh, khái niệm.Đó là
khiếm khuyết trong phương thức tư duy của ông nhưng đồng thời đó
cũng là điểm mạnh của ông. Hêraclit đã sử dụng rất hay các tiềm năng về
6
nghĩa và gây ấn tượng – cảm tính của hình ảnh trực quan, các sự so sánh

nghệ thuật.
4. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CỦA HÊRACLIT:
Trong lịch sử triết học Hy Lạp, Hêraclit không chỉ được coi là
người sáng lập ra PBC mà còn là người có quan niệm độc đáo về con
người. Trong quan niệm về con người theo Hêraclit, con người có 2 mặt
đối lập là lửa và ẩm ướt, lửa sinh ra linh hồn. Nếu người nào đó có nhiều
yếu tố lửa thì người ấy là người tốt vì linh hồn người ấy khô ráo, sạch sẽ.
Còn người nào có nhiều yếu tố ẩm ướt là người xấu và trong con người
luôn có sự đấu tranh và chuyển hóa dưới 2 mặt: bệnh tật và sức khỏe, cái
thiện và cái ác, cái đói và cái no, cái mệt mỏi và cái thú vị “Trong con
người chúng ta, sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già, trước và sau đều là
một, cái sau biến hóa thành cái trước, cái trước biến hóa trở lại thành cái
sau”, “mọi vật sinh ra duy nhất, duy nhất sinh ra mọi vật”.
Về xã hội, Hêraclit đề cao vai trò của tầng lớp quý tộc, coi thường
số đông nô lệ. Ông nói: “Đối với tôi, một người nếu là ưu tú nhất thì là
một chục nghìn người”. Ông chủ trương dùng bạo lực để đàn áp phong
trào dân chủ. Ông cũng là người có cái nhìn hiện thực khi cho rằng sự bất
bình đẳng là do bất bình đẳng về lợi ích.
Sự vận động và phát triển liên tục của mọi sự vật theo Hêraclit do
tính tất yếu khách quan, quy luật (logos) quy định. Lời nói, suy nghĩ,
ngôn ngữ của con người là logos chủ quan dùng để nêu lên logos khách
quan, người nào thấu hiểu logos và làm đúng theo logos thì người đó là
người có trí tuệ. Đối với con người, theo ông cũng theo đúng quy luật đó.
Ông khẳng định, trong cuộc sống con người lo toàn việc sống nhưng nó
cũng chết dần; con người vui lòng sinh con đẻ cái để chuẩn bị cho sự
chết.
Về lý luận nhận thức, Hêraclit cho rằng nhiệm vụ của nhận thức là
phải hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, ông quan niệm tư tưởng có một giá trị
7
rất vĩ đại, trí tuệ là ở chỗ biết lý giải sự thật và lắng nghe tự nhiên để giải

thích và hành động theo tự nhiên.
Tóm lại: Hêraclit – nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người không chỉ
nổi tiếng với học thuyết về “dòng chảy” mà còn trở lên bất hủ với quan
niệm độc đáo về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, về tính
thống nhất của vũ trụ, là học thuyết xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học
của ông. Song cái làm nên nét độc đáo, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa
Hêraclit với các nhà triết học trước ông và cùng thời đại với ông lại
không phải là học thuyết về “dòng chảy” hay quan niệm về sự vận động
vĩnh viễn của vật chất mà là quan niệm độc đáo của ông về sự hài hòa,
đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ và tính thống nhất của vũ trụ
ấy. Quan niệm đó được coi là phỏng đoán thiên tài của Hêraclit về quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, bới vậy trong lịch sử
triết học Hy Lạp cổ đại được coi là người sáng lập PBC.
8

×