THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG
TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG
:
Năm học : 2009 - 2010
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 1
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây việc áp dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy và học tập được chú trọng quan tâm. Năm học 2008-2009
được Bộ giáo dục và đào tạo chọn là năm học công nghệ thông tin ( theo
Chỉ thị 55/2008/CT–BGDĐT ngày 30/09/2008 về tăng cường giảng dạy,
đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn
2008–2012).
Những tiết học khô khan , nhàm chán được thay bằng các tiết học
sinh động với những đoạn phim , hình ảnh , mô hình ảo , âm thanh …
Đối với bộ môn m nhạc việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy mang lại nhiều hiệu quả lớn
Các tiết học âm nhạc trực quan hơn với những hình ảnh sinh động ,
những đoạn clip minh họa vui nhộn, gây kích thích học sinh , tạo cho học
sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập.
* THỰC TRẠNG
Phân môn Tập đọc nhạc giúp học sinh bước đầu làm quen cao độ ,
thể hiện tiết tấu bằng các bài tập đọc nhạc . Bên cạnh đó bước đầu giúp
cho học sinh học cách kí xướng âm một cách đơn giản nhất.
Trong thực tế giảng dạy . Đối với phân môn Tập đọc nhạc việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy chỉ đơn thuần là tranh
phóng lớn bài Tập đọc nhạc hoặc ảnh minh họa cho bài hay các đoạn
nhạc đệm cho bài.
Việc học phân môn Tập đọc nhạc vì vậy cũng dừng lại ở cách dạy
truyền thống là truyền khẩu hoặc đổi mới hơn là tập đọc nhạc theo đàn.
Tuy nhiên khi giảng dạy và học tập phân môn tập đọc nhạc theo lối
truyền thống học sinh gặp phải những khó khăn sau :
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Khi giáo viên dạy theo lối truyền khẩu hoặc nghe theo đàn . Học
sinh được nghe một câu ngắn trong bài tập nhạc sau đó cả lớp đọc theo.
Vì vậy học sinh chỉ đọc nhạc một cách máy móc theo giáo viên hoặc theo
đàn, chỉ chú ý vào giọng đọc của giáo viên, tiếng đàn , dẫn đến không
chú ý vào các nốt nhạc. Qua đó theo quá trình lâu dài học sinh gặp khó
khăn trong nhận dạng cao độ các nốt nhạc.
Khi giáo viên dùng bảng phụ . Học sinh được quan sát bài Tập đọc
nhạc nhiều hơn tuy vậy giáo viên gặp khó khăn khi không thể đồng thời
vừa chỉ vào nốt nhạc vừa đánh đàn thể hiện cao độ trong khi giọng đọc
của giáo viên không thể chính xác bằng tiếng đàn, vì vậy học sinh gặp
khó khăn trong đọc cao độ nốt nhạc. Việc học phân môn tập đọc nhạc vì
thế vô hình chung gây áp lực cho học sinh, giờ học phân môn này cũng
trở nên
nặng nề, học sinh có hành vi ghi “ phiên âm” tên nốt nhạc vào bài Tập
đọc nhạc, học thuộc lòng để đối phó………
Vì vậy cần phải có những cải tiến trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm khai thác một cách triệt để những thế mạnh mà công nghệ
thông tin mang lại.
Bên cạnh đó , trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi cũng gặp
những thuận lợi :
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục, xây dựng môi trường thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh
Được trang bò các trang thiết bò cần thiết như: Máy chiếu,. Máy vi
tính, hệ thống âm thanh …… Đây là những điều kiện tiên quyết để tôi hoàn
thành đề tài này.
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 3
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Đó là lí do mà trong bản sáng kiến kinh nghiệm này , tôi đưa ra
những ý kiến , kinh nghiệm của cá nhân mình cũng như một số tiết dạy
tôi đã áp dụng trong thời gian vừa qua bằng cách :
“Thiết kế và sử dụng mô hình Nốt nhạc thông minh trong giảng dạy
phân môn Tập đọc nhạc lớp 6” để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận ,
tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình.
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 4
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A , CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Theo Chỉ thị 55/2008/CT–BGDĐT ngày 30/09/2008 về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2008–2012. Năm học 2008-2009 được Bộ giáo dục và đào tạo
chọn là năm học công nghệ thông tin
Trong bộ môn âm nhạc nói chung, phân môn tập đọc nhạc nói
riêng hầu như chưa ứng dụng hết hiệu quả mà công nghệ thông tin mang
lại.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi cũng băn
khoăn, trăn trở, tìm tòi những biện pháp mới nhằm ứng dụng công nghệ
thông tin một cách hiệu quả nhất.
B, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin đề cập đến cách thức giải quyết
những khó khăn trên bằng biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy qua đề tài “Thiết kế và sử dụng mô hình nốt nhạc thông
minh trong giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc lớp 6 ” như sau
Mô hình “Nốt nhạc thông minh” được xây dựng trên ứng dụng
Powerpoint , phần mềm soạn nhạc Sibelius 4.1.5 , phần mềm nghe nhạc
và chuyển đổi đònh dạng âm thanh Jet audio 6.0
*Thi ết kế:
Sử dụng phần mềm soạn nhạc Sibelius 4.1.5 để kẻ và ghi âm cao độ.
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 5
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Khởi động phần mềm soạn nhạc Sibelius 4.1.5
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 6
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Chọn trang nhạc dành cho đàn Piano vì đây là âm thanh chuẩn
nhất , không cần dòch giọng vì các bài tập đọc nhạc ở lớp 6 tương đối vừa
tầm cử giọng của học sinh
Vẽ khuôn nhạc , các nốt từ Sol (quảng 2) đến Đô (quảng 4) như
hình sau:
Trích xuất âm thanh của các nhạc bằng cách: Chọn File >Export >
Midi File như hình dưới:
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 7
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Sau đó dùng phần mềm chuyển đổi đònh dạng từ MIDI sang WAV ở đây
tôi dùng Jet audio 6.0.
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 8
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Chuyển đổi đònh dạng MIDI sang đònh dạng WAV như hình:
- Khởi động MICROSOFT POWERPOINT 2003
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 9
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Coppy khuôn nhạc mà chúng ta đã tạo ở phía trên vào slide, dùng công
cụ Crop để cắt rời các nốt nhạc như hình dưới.
Sau đó ta được kết quả như hình sau:
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 10
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Chèn âm thanh vào các nốt nhạc : clik chuột phải vào nốt nhạc cần chèn
âm thanh > Action Settings.
- Chèn âm thanh và chọn chế độ phát : trong hộp thoại Action Settings ,
chọn thẻ Mouse Over, đánh dấu kiểm vào Play sound , chọn Other
sound :
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 11
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
- Chọn âm thanh phù hợp cho nốt nhạc .
- Lần lượt đối với các nốt khác.
- Trang trí sản phẩm cho bắt mắt, vui nhộn.
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 12
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
* Cách sử dụng:
Bấm phím F5 để khởi động chế độ trình chiếu . Di chuyển chuột
đến nốt cần chọn , nốt nhạc sẻ tự phát âm thanh, âm thanh sẻ kết thúc khi
hết thời gian một nốt Tròn hoặc di chuyển chuột sang nốt khác.
Dưới đây là một số ví dụ mà tôi đã áp dụng vào thực tế .
Ví dụ 1:
Trong quá trình chuẩn bò cho mình tiết dạy Bài TĐN SỐ 1 lớp 6 , ĐÔ -
RÊ - MI - FA - SOL - LA Tôi nhận thấy đây là bài đầu tiên trong chương
trình âm nhạc trung học cơ sở , vì vậy nếu học sinh không xác đònh được
cao độ , vò trí các nốt trên khuôn nhạc, học sinh sẽ khó khăn trong học
tập, khó khắc phục trong các bài và các lớp tiếp theo. Vì vậy tôi đã áp
dụng Nốt nhạc thông minh vào trong bài giảng của mình . Tôi dùng chuột
di chuyển trên các nốt nhạc, học sinh dễ dàng quan sát thấy vò của nốt
trên khuông, đồng thời nghe được cao độ của nốt .Kết quả đa số học sinh
nắm được cao độ, thể hiện chính xác và xác đònh đúng vò trí các nốt trên
khuông.
Ví dụ 2:
Trong bài Tập đọc nhạc số 7 ở lớp 6 : Chơi đu. Bài tập đọc nhạc này được
viết trên thể thức ngũ cung ( hình thức phổ biến của âm nhạc dân gian
Việt Nam ) bài tập đọc nhạc không sử dụng các nốt Fa và Si vì vậy rất
khó cho học sinh xác đònh độ cao các âm khi đọc nhạc. Nốt nhạc thông
minh có thể dễ dàng cắt bỏ những nốt không có trong bài Tập đọc nhạc .
Vì vậy tôi dễ dàng áp dụng Nốt nhạc thông minh vào trong bài giảng
của mình như hình dưới
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 13
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
C: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cụ thể mô hình “Nốt
nhạc thông minh” trong giảng dạy phân môn tập đọc nhạc lớp 6 vào các
lớp trực tiếp giảng dạy . Tôi thu được kết quả qua kiểm tra và đánh giá
như sau:
Đối tượng : Lớp 6/1
Số lượng: 35 học sinh
Thời gian khảo sát và đánh giá: 15/9/2009 đến 2/3/2010
Ngày khảo sát
Tiêu chí
15/92009 * 15/12/2009*
*
2/3/2010***
Nhận biết vò trí nốt trên
khuông
15/35 19/35 33/35
Thể hiện chính xác cao độ 10/35 23/35 29/35
Nhận biết và thể hiện chính
xác cao độ
10/35 19/35 29/35
Không thực hiện được các
tiêu chí
25/35 16/35 6/35
Kết quả khảo sát
Ghi chú:
*: Khảo sát lần 1 , chưa áp dụng mô hình.
**: Khảo sát lần 2 , đã áp dụng mô hình sau khảo sát lần 1.
***: Khảo sát lần cuối , hoàn thành đề tài.
Ở các ví dụ trên Tôi đã dễ dàng áp dụng “ Mô hình Nốt nhạc thông
minh” vào trong bài giảng , mang lại hiệu quả giảng dạy cao , học sinh
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 14
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo, tiết học trở nên nhẹ nhàng , tạo
sự thoải mái cho học sinh. Khi áp dụng vao bài giảng nhất thiết giáo viên
phải sử dụng các đồ dùng dạy học đặc trưng của bộ môn như : Đàn, các
nhạc cụ khác… sẽ tạo cho tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
Qua nghiên cứu và ứng dụng “Mô hình Nốt nhạc thông
minh” trong công tác giảng dạy trong phân môn tập đọc nhạc ở khối 6
tôi nhận thấy mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng vào phân môn học
hát để hướng dẫn cho học sinh những chổ khó, và có thể áp dụng cho các
khối lớp ở trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học.
Đề tài này có thể áp với những trường có đầy đủ các phương
tiện để áp dụng công nghệ thông tin . Đề tài không thể thực hiện được
các vùng chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất.
III. ĐỀ XUẤT .
Qua đề tài này tôi xin có một vài ý kiến đề xuất đến các cấp lãnh đạo
như sau:
Nên mở thêm nhiều chương trình tập huấn về kiến thức tin học cho giáo
viên
Đầu tư nhiều hơn nửa cơ sở vật chất như: máy tính , máy chiếu , phòng
chức năng dùng cho máy chiếu
Xây dựng thư viện cộng đồng, diễn đàn giáo viên để giáo viên đóng góp
các bài giảng, tư liệu, các kinh nghiệm giảng dạy để góp phần hơn nữa
đưa công nghệ vào trong giáo dục, phát triển nền giáo dục Huyện nhà nói
riêng, cả nước nói chung.
Người thực hiện
Lê Quang Cường
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 15
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 16
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH NỐT NHẠC THÔNG MINH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG
Giáo viên: Lê Quang Cường
Năm học 2009-2010
Trang 17