Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN - Tăng cường kiểm tra nội bộ (Năm học 2000 - 2001)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.03 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh
các hoạt động trong nhà trường.

Người thực hiện : Đỗ Quang Hợp.
Trường: Hiệu trưởng trường tiểu học Cát Linh
- Đống Đa - Hà Nội

Hà Nội 2003 - 2004


I - Lí do chọn đề tài :
Năm học 1998-1999, tôi được UBND Quận Đống Đa điều động về công tác tại
trường tiểu học Cát Linh . Dù đã có một số năm làm quản lí , song nhận nhiệm quản lí
một trường có các đồng chí Phó Hiệu trưởng dày dạn kinh nghiệm , đội ngũ giáo viên rất
quen với nếp quản lí của Ban giám hiệu cũ mà tôi chưa hiểu biết gì họ . Làm thế nào để
nhanh chóng nắm bắt được tình hình nhà trường , phát huy những tiềm năng sẵn có của
trường và hướng Cát linh đi theo con đường của các trường Tiên Tiến Xuất sắc của
Thành phố . Vận dụng những lí luận được trang bị khi theo học các khoá Bồi dưỡng Quản
lí giáo dục , tranh thủ sự góp ý của các anh chị có kinh nghiệm quản lí kết hợp với kinh
nghiệm bản thân , tôi đã chọn " Tăng cường kiểm tra nội bộ " để đẩy mạnh các hoạt
động trong nhà trường .

II - Cơ sở lí luận và thực tiễn để giải quyết đề tài .
1- Cơ sở lí luận :
Kiểm tra là biện pháp của quản lý, chức năng của quản lý. Kiểm tra phương thức
thu nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm
thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến trước hay không. Vạch
rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc phạm phải. Kiểm


tra có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt hoạt động
của nhà trường. Không kiểm tra nhà trường sẽ suy thoái.
Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Qua kiểm
tra sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểu những
nguyên nhân của sự tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt
công việc được giao .
2 - Cơ sở thực tiễn :
1
Qua tìm hiểu kết quả các hoạt động của trường tiểu học Cát Linh trong nhiều năm
qua , tôi thấy :
Trường có một số mặt mạnh :
+ Trường liên tục là trường tiên tiến cấp Quận . Trường TTXS về TD-TT cấp Thành
phố .
+ Công đoàn vững mạnh - Luôn là chỗ dựa vững chắc để nhà trường triển khai
nhiệm vụ năm học .
+ Công tác Đoàn - Đội tiên tiến cấp Quận .
+ Trường có nền nếp : Chuyên môn và tổ chức các hoạt động giáo dục .
Một số mặt chưa mạnh cần quan tâm :
+ Giáo viên trẻ ít ,trình độ chuyên môn không đồng đều , tỉ lệ giáo viên đạt trên
chuẩn còn thấp .
+ Đổi mới được phương pháp giảng dạy chưa được đẩy mạnh .
+ Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn . .....
Để giải quyết các mặt chưa mạnh đó tôi chọn phương án kiểm tra

III - Quá trình triển khai thực hiện đề tài :
A- Tăng cường Kiểm tra để từng bước nâng cao chất lượng Dạy và Học :
+ Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học
sinh nắm vững kỹ năng đọc, viết, tính toán, có hiều biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội,
con người.
+ Hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Trẻ em được trở

thành con người nhờ có giáo dục, nếu không được học và dạy bảo con người sẽ sống
hoang dã , mọi hoạt động đều mang tính bản năng. Trong phạm trù giáo dục thì giáo
dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất. Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế
giới quan khoa học, phát triển các năng lực nhận thức sáng tạo. Trong nhà trường hoạt
động dạy và học là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ.
+ Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường đặc trưng cho
nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ cở khoa học của các hoạt
động giáo dục khác.Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là làm cho học sinh nắm vứng
tri thức khoa học một cách cơ bản, có những ký năng, ký xảo trong học tập, lao động,
trong cuộc sống. Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức trước hết là phải
phát triển tư duy, độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hành động của
học sinh. Thấy được tầm quan trọng dạy và học, tôi tự nhận thấy mình cần kết hợp với
Hiệu phó phụ trách chuyên môn tổ chức quản lý tốt hoạt động dạy và học.
Các biện pháp kiểm tra :
1- Kiểm tra việc thực hiện chương trình nhằm giúp giáo viên :
2
Thực hiện đúng , đủ Chương trình của từng môn học, ở từng khối lớp .
Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng môn
học ở từng khối lớp của từng dạng bài .
Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối lớp .
Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn học của từng khối lớp mà mình
phụ trách .
Để giáo viên thực hiện tốt chương trình Tôi cùng Ban giám hiệu đã :
- Phổ biến đầu năm những biến đổi hoặc những vấn đề mới về chương trình .
- Giúp giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình thông qua tổ nhóm chuyên
môn .
- Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học:
+ Kế hoạch giảng dạy : 1 tháng 2 lần, trước buổi sinh hoạt chuyên môn, BGH kiểm
tra việc lên kế hoạch giảng dạy của Khối trưởng có đúng với kế hoạch giảng dạy do Bộ
GD-ĐT quy định và chỉ đạo của Phòng GD-ĐT không , sau đó mới cho phổ biến ở tổ .

+ Chương trình khối, chương trình cá nhân : Tiết 1 hoặc tiết 3 hàng ngày, Giám hiệu
trực phải kiểm tra việc thực hiện chương trình , thời khoá biểu của giáo viên bằng hình
thức : Quan sát bảng và hoạt động của Giáo viên , học sinh trên lớp .
+ Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn : Phân công để trong 1 tháng , sinh hoạt
của 1 tổ chuyên môn có 1 giám hiệu vào dự , cùng xây dựng và giải quyết những vấn đề
còn mắc trong chuyên môn của Khối .
+ Dự giờ thăm lớp : Để chọn giáo viên dạy giỏi các cấp , để kiểm tra việc triển khai
chuyên đề, để Thanh tra theo định kì và bồi dưỡng nâng cao khả năng, nghệ thuật giảng
dạy cho giáo viên dưới 2 hình thức : Báo trước và đột xuất .
2 - Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên nhằm giúp giáo
viên :
- Thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp theo : 5 nhiệm vụ của giờ
lên lớp. Các dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra, thực hành ( soạn mới hay bổ sung ) .
Yêu cầu về giáo án của giáo viên mới ra trường, của giáo viên giỏi, của giáo viên cần cố
gắng . Chọn câu hỏi phát vấn . Xác định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu . Rèn
kỹ năng gì? Và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị .
Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên , BGH đã chọn
các hình thức kiểm tra :
- Kiểm tra đột xuất .
- Kiểm tra trước giờ lên lớp .
- Kiểm tra sau dự giờ.
- Kiểm tra định kỳ cùng khối trưởng chuyên môn
- Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn
3
- Kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp
- Đồ dùng trực quan cho giờ dạy
- Trang thiết bị cho giờ dạy
- Giờ học ngoài trời ( Địa điểm học, kế hoạch quản lý học sinh ) .
Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp.
Từ 1 giờ lên lớp chúng tôi bv phát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học tập của

học sinh. Kinh nghiệm dạy và học và tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong trường
. ( Thư viện , phòng ĐDDH ) .
Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên BGH nắm được khả năng tổ chức điều khiển
học sinh học tập , truyền thụ kiến thức , phương pháp dạy và học phù với từng đối
tượng của lớp , việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . việc rèn kỹ năng và hướng
dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách học ở nhà, cách học ở lớp của
từng giáo viên .
BGH đã vận dụng nhiều hình thức dự giờ khác nhau :
+ Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của
từng giáo viên trong lớp cụ thể.
+ Dự giờ các giáo viên cùng 1 bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của
họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh
trong phương pháp dạy và học môn đó.
+ Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của 1 giáo viên hay 1 lớp học sinh nhằm
rút kinh nghiệm về 1 nội dung cần tập trung giải quyết.
BGH đã thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được tiến hành theo 1 quy trình :
Chuẩn bị - Dự giờ-phân tích trao đổi - Đánh giá- kiến nghị .
+ Chuẩn bị : Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình,
mục đích của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò. Dự kiến nội dung cần quan
sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự.
+ Dự giờ : Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ
cho mục đích dự giờ.
Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học , theo
các tuyến Thày-Trò-Thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp
cùng những nhận xét tức thơì về các sự kiện đó
+ Phân tích-trao đổi : Chế biến những thông tin có được từ giai đoạn dự giờ trên cơ
sở trình độ tư duy sư phạm của từng thành viên trong BGH. Phân tích giờ học không đơn
giản là sắp xếp lại các nhận xét vụn vặt về giờ học mà phải khái quát hoá sư phạm nâng
những nhận xét này thành nhận định tổng quát hơn và nêu lên những lý lẽ của những
nhận định đó bằng cách xác định tất cả các mối liên hệ của những hiện tượng quan sát

được với các căn cứ khoa học của tâm lý học và giáo dục học.
Công tác tổ chức giờ học xem việc chuẩn bị nề nếp lớp, không khí sư phạm, phân
phối thời gian
4
Nội dung của giờ học:
Tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm của bài học
Phương pháp dạy học :
Có phù hợp giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích
cực độc lập sáng tạo cho học sinh
+ Đánh giá kết quả giờ học ( mức độ đạt so với mục đích bài giảng ) và chỉ ra đặc
điểm lao động của người dạy tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh . Trình
độ kiến thức khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cũng như lao động học tập của
học sinh ( kiến thức và kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập)
Trong mỗi năm giáo viên phải kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề ít
nhất 1 lần. Đối với giáo viên dạy yếu kém hoặc giáo viên mới ra trường cần kiểm tra giờ
lên lớp nhiều hơn. Khi kiểm tra người BGH phải nói rõ được mục đích của việc dự kiểm
tra và người được kiểm tra. Đồng thời khi kiểm tra người cán bộ quản lý cần có thái độ
đúng mực. Sau khi kiểm tra có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những tồn
tại .
Kết quả qua kiểm tra thường xuyên :
Trường không còn giáo viên yếu kém , Năm 1999-2000, 4 giáo viên đạt điểm cao
Vòng 2 trong Hội thi GVDG cấp Quận . Trường được được nhận giấy khen của phòng GD-
ĐT về thành tích Xuất sắc trong hội thi GVDG . Năm học 2000-2001 , 3 giáo viên đặt
điểm cao trong Hội thi GVDG cấp Quận .
Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp kiểm tra khảo sát theo định kỳ cũng rất quan trọng,
đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh . Khi kiểm tra
khảo sát chất lượng nên tổ chức cho giáo viên trông chéo lớp, chấm điểm tại trường,và
chấm chéo. Sau khi kiểm tra có nhận xét học sinh còn yếu về bộ môn nào? Toán yếu về
thực hiện phép tính hay đọc viết số về giải dãy tính , tìm X, toán đố.
Tiếng Việt : Còn yếu về từ ngữ, ngữ pháp hay tập làm văn. Sau đó BGH kiểm tra lại xem

việc cho điểm của giáo viên đã chính xác chưa .
Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét trong hội đồng
sư phạm nhà trường.
Do tổ chức kiểm tra chất lượng thường xuyên và nghiêm túc nên chất lượng dạy và
học ngày 1 nâng cao, kết quả điểm kiểm tra theo đề bài của bộ 100% các lớp đạt điểm
trên trung bình và 1 số lớp đạt tỷ lệ khá giỏi cao.
3 -Nâng cao chất lượng dạy và học ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp, kiểm tra các lực
lượng tiến hành các hoạt động giáo dục mà còn kiểm tra hoạt động tổ nhóm chuyên
môn. BGH có kế hoạch kiểm tra và thống nhất phương pháp kiểm tra.
Nội dung kiểm tra gồm :
Kiểm tra tổ trưởng :
- Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn, của tổ trưởng chuyên môn.
- Nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên.
5

×