Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tập san SKKN của Phòng D.Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.7 KB, 46 trang )

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Thực trạng, giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lợng
giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
Nguyễn Thị Hoan Mai
P. Hiệu trởng trờng THCS Cao Xuân Huy
I- Mở đầu
Trong hoàn cảnh mới của đất nớc, của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và
Nhà nớc đề cao việc giáo dục con ngời toàn diện (thể hiện qua Nghị quyết TW2 khoá
8) ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng song cũng còn một số hạn chế. Do tác động
của xã hội - những tiêu cực do cơ chế thị trờng, do các tệ nạn xã hội càng tăng v.v...
Giáo dục đạo đức cho học sinh, cho thế hệ trẻ là việc làm của toàn xã hội, nhng
trong đó nhà trờng là môi trờng giáo dục quan trọng nhất. Giáo dục đạo đức cho học
sinh bằng nhiều hình thức, phơng tiện, nhng chủ đạo vẫn là môn giáo dục công dân.
Hiện nay bộ môn giáo dục công dân hầu hết ở các trờng cha có giáo viên chuyên sâu.
Nh vậy việc giáo dục công dân - giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện tại nh thế
nào? và cần phải có những giải pháp gì để nâng cao chất lợng giáo dục đạo đức cho
học sinh.
II- Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
a/. nhợc điểm:
Việc giáo dục đạo đức trong nhà trờng là nhiệm vụ của tất cả những ngời làm
công tác giáo dục, nhng trong đó bộ môn giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo. Giáo
viên chuyên về môn giáo dục công dân không có, phần lớn do các giáo viên chủ
nhiệm đảm nhận. Cho nên không thể nói là tốt đợc. Bộ môn giáo dục công dân có
nhiều khái niệm, phạm trù rộng - khó hiểu. Đa số giáo viên không chuyên không thể
hiểu hết đợc. Từ đó giáo viên cũng không yêu cầu cao đối với học sinh. Điểm số của
môn công dân cao hơn so với tất cả những môn học khác. Mặt khác giáo viên cha chú
trọng bộ môn này. Đôi khi còn dùng tiết giáo dục công dân dạy môn của mình thờng
dạy.
- Cán bộ quản lý cha chặt chẽ. Tuy vậy đa số giáo viên đợc phân công giảng dạy
GDCD đã có nhiều cố gắng có trách nhiệm, ở các hội đồng giáo dục đã phát huy sức


mạnh đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Cơ sở vật chất ảnh hởng lớn đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhng hiện
tại cơ sở vật chất của các trờng hầu nh cha đảm bảo yêu cầu để giáo dục toàn diện cho
một học sinh.
Mặt khác đối với học sinh bản thân các em đã có nhiều cố gắng để tự rèn luyện
mình. Nhng sự hình thành và phát triển nhân cách của một con ngời là một quá trình
lầu dài và phức tạp. Các em còn ít tuổi chịu ảnh hởng lớn của xã hội. Tuy điểm tổng
kết thì cao nhng những trí thức đạo đức đó cha biến thành những ý thức, những hành
vi đạo đức đẹp.
b/. Ưu điểm:
- Các chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nớc đã đợc quán triệt đến các nhà
giáo dục.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 1/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- ý thức của giáo viên và học sinh cũng nh xã hội sự phân biệt môn chính, phụ
đã có nhiều thay đổi.
- Quản lý các trờng đã thực sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bố trí những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, dạy môn giáo
dục công dân.
- Các trờng dựa vào điều lệ của trờng học soạn thảo nội quy - cuối học kỳ, cuối
năm, xếp loại đạo đức dựa vào tiêu chuẩn đã ban hành.
- Các trờng học đã vợt qua những khó khăn về vật chất, khắc phục hạn chế những
tiêu cực của xã hội để hoàn thành kế hoạch đặt ra.
2. Nguyên nhân.
a/. Tích cực:
Có sự lãnh đạo thờng xuyên của cấp uỷ Đảng chính quyền, đoàn thể. Sự chỉ đạo
sâu sát của ngành.
- Sự đổi mới về kinh tế - chính trị cũng có tác động nhiều đến chất lợng giáo dục.
Đội ngũ giáo viên đã có những nỗ lực phấn đấu, để nâng cao chất lợng giáo dục. Đời
sống của giáo viên có nhiều thay đổi. Ngời dân chăm lo đến việc học tập của con cái

nhiều hơn.
b/. Tiêu cực:
Do nền kinh tế thị trờng nên sự phân hoá giàu nghèo càng rõ rệt, sự phân hoá
trong nhận thức cũng rất lớn.
- Học sinh lứa tuổi THCS phát triển không đồng đều, tâm lý không ổn định và
khá phức tạp.
- Việc thi cử cha thật nghiêm túc, điều này ảnh hởng lớn đến sự phát triển đạo
đức của các em. Học sinh chây lời trong hcọ tập, ỉ lại, quay cóp bài bạn v.v... Hiện t-
ợng không có công ăn việc làm của một số thanh niên lớn tuổi (không học tập, hoặc
học xong có bằng cấp nhng cũng không xin đợc việc làm).
Nói tóm lại những hiện tợng tiêu cực của xã hội tác động rất lớn đến sự phát triển
nhân cách của học sinh. Chất lợng giáo dục nói chung và chất lợng giáo dục đạo đức
nói riêng giảm sút nghiêm trọng.
- "Không ít ngời đã nhận ra giáo dục Việt Nam đang trợt dốc, ai cũng sốt ruột, vì
nó trì trệ quá nhng không ai đủ gan để làm một cái gì đó triệt để" (Hồ Ngọc Đại trong
buổi nói chuyện với sinh viên, phóng viên Tuấn Minh ghi).
Từ các cơ sở lý luận - thực trạng - nguyên nhân nh trên chúng tôi đề xuất một số
giải pháp chỉ đạo sau:
III- Một số biện pháp chỉ đạo:
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức hoàn chỉnh.
Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trờng vì vậy phải có kế
hoạch, có chỉ tiêu phân đấu. Nội dung, biện pháp để đạt đợc chỉ tiêu đó. Ngời quản lý
phải nắm đợc t tởng chỉ đạo của Đảng - tình hình đặc điểm của trờng để lập ra kế
hoạch đúng đắn phù hợp với thực tế của trờng, của địa phơng nơi trờng đóng.
2. Chỉ đạo dạy và học tốt môn giáo dục công dân.
Nh trên đã nói đã số giáo viên dạy môn giáo dục công dân không chuyên. Vì vậy
muốn dạy tốt thì phải bồi dỡng chuyên môn cho giáo viên, nhà trờng tổ chức hoặc đề
nghị cấp trên tổ chức theo cum - huyện để bồi dỡng trong đợt hè. Trong quá trình dạy
học và giáo dục thầy giáo phải dùng nhân cách của chính mình để tác động vào học
sinh "Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách" (K. D. USinxKy). Mọi giáo viên phải tự

Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 2/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
bồi dỡng năng lực phẩm chất của mình. Giáo viên phải kiểm tra chỉ đạo việc học lý
thuyết, vận dụng lý thuyết vào các hành vi đạo đức của học sinh. Có xử phạt nghiêm
minh, phải tạo ra các thói quen đạo đức tốt, kết hơp học đi đôi với hành. Hiệu trởng
phải quản lý nắm chắc tình hình dạy và học môn giáo dục công dân tránh tình trạng
giáo viên bỏ giờ, học sinh bỏ học. Ngăn chặn những suy nghĩ lệch lạc xem thờng môn
giáo dục công dân.
3. Chỉ đạo dạy và học tốt tất cả các môn văn hoá.
T tởng của mỗi giáo viên phải thấm nhuần "Dù dạy môn nào, ở lớp nào đều cần quan
tâm đến việc thực hiện những t tởng chỉ đạo, quan trọng nhất trong quá tình giáo dục"
(Trang 287 - Những vấn đề về giáo dục học), nhà trờng tổ chức các phong trào "Học vì
ngày mai lập nghiệp". Lãnh đạo phải tăng cờng kiểm tra chuyên môn, tích cực dự giờ,
thăm lớp, có kế hoạch bồi dỡng những giáo viên có trình độ chuyên môn thấp. Chỉ đạo tốt
cho giáo viên thông qua dạy học các môn văn hoá để dạy "ngời".
4. Phối hợp với các lực lợng xã hội khác để giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Trớc hết phải kết hợp tốt các tổ chức đoàn thể trong nhà trờng thành một khối thống
nhất. Sự thống nhất đó tác động vào đối tợng giáo dục sẽ có một tác dụng rất lớn.
- Đoàn thanh niên, đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh tập thể lớp, các
tổ chức văn hoá xã hội cùng với trờng thống nhất việc tác động vào thế hệ trẻ cùng
một mục đích xây dựng các tổ chức vững mạnh để lôi cuốn học sinh tham gia vào các
hoạt động tập thể.
5. Kết hợp giữa nhà trờng và gia đình.
Gia đình là một trọng ba lực lợng góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Phơng
pháp giáo dục của gia đình khác với xã hội. Cha mẹ là ngời biết rất rõ về con cái
mình. Cha mẹ có quyền uy với con, biết thuyết phục con hớng theo mục đích của
mình. Mỗi hình ảnh mẫu mực của cha mẹ tác động mạnh đến lớp trẻ, trong mắt trẻ
cha mẹ là thần tợng. Gia đình là một tập thể đặc biệt. Hiện nay có quá nhiều bậc cha
mẹ quá nuông chiều con hoặc do hiểu biết ít, tuổi đời còn trẻ, nên việc giáo dục trẻ có
nhiều hạn chế, vì vậy trách nhiệm của ngời giáo dục phải hớng cho gia đình xác định

rõ mục tiêu giáo dục, kết hợp tốt giữa nhà trờng avf xã hội để giáo dục cho lớp trẻ.
6. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện đúng các quy trình giáo dục nh tìm hiểu học
sinh, xây dựng lớp tự quản. Các giáo viên chủ nhiệm là những ngời trợ lý quan trọng
của Hiệu trởng. Hiệu trởng phải lựa chọn trong tập thể s phạm của mình những giáo
viên có t tởng chính trị tốt, có năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức, gần gũi thơng
yêu học sinh, có tâm huyết với nghề làm công tác chủ nhiệm. Bồi dỡng cho những
giáo viên có năng lực chủ nhiệm yếu, mở chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Giáo viên
chủ nhiệm phải khen, chê kịp thời đối với học sinh, uốn nắn những sai lệch nhỏ, biết
sử dụng vai trò "thủ lĩnh" của các em vào tập thể lớp. Giáo dục những học sinh cá
biệt. Hàng năm tổ chức tổng kết đức rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm.
7. Xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh.
Muốn đảm bảo chất lợng đào tạo thì phải quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ s
phạm vững mạnh. Đoàn kết nhất trí trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ giáo dục của nhà
trờng. Hiệu trởng tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dỡng, cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần tạo điều kiện cho moi ngời yên tâm và phấn khởi công
tác.
8. Chỉ đạo phối hợp các lực lợng giáo dục bên ngoài nhà trờng.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 3/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Nhà trờng kết hợp tốt với các cơ quan t pháp và toàn xã hội. Làm tốt việc triển
khai và thực hiện các biện pháp chống tham nhũng chống tội phạm. Ngăn chặn tối đa
các hiện tợng tiêu cực, các tệ nạn xã hội đối với học sinh.
9. Chỉ đạo tốt công tác tu dỡng và rèn luyện của giáo viên và học sinh.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con ngời ngoài sự tác
động bên ngoài thì động lực bên trong là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy phải
có biện pháp chỉ đạo để mỗi học sinh phải biết tự tu dỡng mình, phải làm cho các em
thấy đợc mình thiếu cái gì? mình cần phải rèn luyện thêm những phẩm chất đạo đức
nào? Khi các em có những hành vi đạo đức đẹp thì phải tạo d luận tập thể ủng hộ
đồng tình. Giáo viên phải biết khuyến khích và củng cố niềm tin để các em cố gắng

phấn đấu hoàn thiện bản thân.
10. Chỉ đạo việc xây dựng tập thể học sinh.
- Nếu một tập thể học sinh phát triển hoàn thiện thì chính tập thể đó là phơng tiện giáo
dục của ngời quản lý. Góp phần biến quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự trở thành "linh hồn" của tập thể lớp. Tập thể
là môi trờng tốt nhất cho học sinh phát triển nhân cách, là nơi để các em thể hiện
mình. Tập thể là nơi thoả mãn những nh cầu giao lu, nh cầu hoạt động của xã hội, của
mỗi học sinh. Khi tập thể phát triển tốt tạo cho các em những tình cảm đẹp về tình
bạn, về cuộc sống. Chỉ sống trong tập thể phát triển mỗi học sinh có điều kiện học tập,
rèn luyện để trở thành nời công dân tốt.
11. Chỉ đạo tốt việc xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, tổ chức tốt môi trờng
s phạm.
Cơ sở vật chất - kỷ thuật của nhà trờng là phơng tiện giáo dục. Muốn đạt đợc
mục tiêu giáo dục toàn diện thì điều kiện cơ sở vật chất - kỷ thuật phải phù hợp với
nội dung giáo dục. Ngời Hiệu trởng cần phải có kế hoạch từng giai đoạn, từng năm
học, từng học kỳ. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhà trờng không thể ngồi chờ
nhà nớc mà phải có phơng châm tự lực. Hiệu trởng tích cực chỉ đạo sử dụng những đồ
dùng học tập hiện có của nhà trờng, kiểm tra thờng xuyên, chống dạy "chay". Động
viên giáo viên và học sinh không ngừng làm phong phú thêm tài sản, đồ dùng học tập,
lôi cuốn tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh vào việc xây dựng cơ sở vật chất -
kỷ thuật, xây dựng nhà trờng có môi trờng s phạm tốt, sạch sẽ, gọn gàng làm cho mỗi
học sinh ngày cảng yêu trờng, yêu lớp.
IV. Kết luận:
Tóm lại việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là quá trình hình thành nhân
cách phẩm chất đạo đức cho các em. Đây là một quá trình phức tạp là kết quả của
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố quản lý, chỉ đạo rất quan trọng.
Vì vậy trong đề tài này chúng tôi nêu ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lợng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Rất mong đợc sự góp ý của các đồng chí tham gia quản lý cùng các thầy giáo,
cô giáo.

Diễn châu, ngày 2 tháng 6 năm 2002
Tản đà "Muốn làm thằng cuội"
(Hoàng Xuân Liên)
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 4/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn, can chi tủi
Cùng gió cùng mây, thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cời.
(Văn 8 - Tập 1)
Bài thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu nh giọt sơng mai long lanh giữa ý và lời.
Lời gọn thon, ý góc cạnh. Vì vậy mỗi ngời cảm luận theo một cách riêng. "áng mây
lạ" cứ thế hồng tơi lên mãi. Nỗi sâu, cái gông, sự thăng hoa hoà nhuyễn trong nhau ở
bài thơ này.
Mùa thu, mùa lá vàng, rụng lá, mùa của sầu t mặc tởng! Trăng thu, đêm rằm từ
xa xa đã là bạn tâm giao của các thi nhân khi họ cảm thấy vắng thiếu bạn hữu ở cõi
trần. "Buồn", "chán" là thật, "lắm", "nửa" rất Tản Đà. "Lắm" là mức độ "nửa" là
phân thân, là sự giăng mắc giữa mộng và thực, giữa tiên giới và trần gian. Min mỉm x-
ng "em", ngọt ngào gọi "chị". Rất ý tứ khi hỏi "Cung quế đã ai ngồi đó chửa?". Rất
đằm thắm khi xin "Cành đa xin chị nhắc lên chơi". Cung quế đài các, nơi ở của mĩ
nhân. Cành đa thôn giã, nơi ở của thằng Cuội. "Chị", "em", "xin", "nhắc" cứ líu ríu
với nhau trong trờng ngữ nghĩa. Xin làm thằng Cuội ở gốc đa chỉ là cái cớ, vào tận
cung quế với Hằng Nga là cái đích của nhà thơ. Tiến thoái nhịp nhàng, ý tình phong
kín, rất sắc sảo mà không hề sắc lạnh. Đố chị Hằng trách cứ đợc chữ chi! Lánh bùi
trần để đợc vui vầy với làn mây ngọn gió:
"Có bầu có bạn, can chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui".
Thuần phác trong câu chữ, lúng liếng trong ý tình. Tàn Đà tìm đến chị Hằng
trong sự chới với giữa nỗi "tủi" và niềm "vui". Tủi thì tràn đầy, vui chỉ lng lửng. Các
từ "can chi", "thế mới" làm nghĩa của "tủi", "vui" thêm chênh vênh. Nếu đến đợc nơi
mình muốn thì ngời trần và tiên nữ, cung quế và cành đa, h và thực hoà nhập lẫn nhau.
Một từ "tựa" làm nồng ấm, vững chãi bài thơ; một từ "nhau" tơng giao tác hợp trời
đất. "Chị" và "em" biến nhờng cho cặp tình nhân đầy cậy tin! Ngồi giữa sân nhà
ngóng ngớc lên vầng trăng trên cao xanh, nhà thơ buồn và chán nơi trần thế. Và từ
vầng trăng viên mãn xanh cao, nhà thơ trông về thế gian rồi cời. Cời sự ô trọc, nhẫn
tâm nơi trần tục. Cời mà nh khóc! Lẽ nào một ngời con lấy non Tản, sông Đà làm tên
gọi cho riêng mình lại cả cời nơi chôn rau cắt rốn. Dù nơi ấy cha thật thiện mỹ.
Tuy viết theo thể Đờng luật nhng bài thơ không lộng lẫy, kiêu sa nh Vơng phi
cung tần mà duyên dáng nh cô gái đi chùa Hơng của Nguyễn Nhợc Pháp.
Kết thúc bài viết nhỏ này, chúng tôi xin nhắc lại lời của một nhà phê bình văn
học: "Trời sinh ra bác Tản Đà, áng mây lạ vặt mình qua hai thời đại. Nửa bên kia
còn ánh lên sắc ngựa tía võng đào, nửa bên này đã biêng biếc tóc thề vũ nữ".
Tháng 11 năm 2003
Sáng kiến kinh nghiệm
Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập
theo hình thức trắc nghiệm (test)
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 5/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
để dạy bài 25 - ôn tập chơng III - lịch sử lớp 6
Nguyễn Tiến Công
Hiệu trởng trờng THCS Diễn Đoài
A- Đặt vấn đề
Năm học 2002 - 2003 cùng với các bộ môn khác, bộ môn lịch sử lớp 6 đã bắt
đầu triển khai dạy học theo bộ sách giáo khoa mới. Trọng tâm của việc thay đổi sách
giáo khoa lần này là nhằm phục vụ tốt hơn cho việc đổi mới phơng pháp dạy học với
định hớng chính đợc vạch ra: Đó là thay đổi cách dạy học "Thầy nói - trò nghe, thầy

đọc - trò chép" sang cách dạy học mới. Dạy học tích cực mà ở đó ngời thầy chỉ đóng
vai trò dẫn dắt để học sinh chủ động tiếp cận tri thức, nhằm phát huy cao độ tính chủ
động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Đối với bộ môn Lịch sử, trong quá trình dạy học muốn phát huy đợc sự chủ động
sáng tạo của học sinh trong học tập thì ngời thầy phải gây đợc hứng thú trong giờ học
để lôi kéo học sinh tham gia vào tiến trình của giờ học. Làm đợc điều đó là cả một hệ
thống vấn đề bào gồm vốn kiến thức phong phú, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, động
tác, cách điệu và các thủ pháp nghệ thuật khác của ngời thầy. Trong các yếu tố đó
việc thiết kế đợc một hệ thống câu hỏi bài tập phong phú đa dạng, sinh động, vừa sức
cho mọi đối tợng, vừa đảm bảo đợc tính nâng cao cho các đối tợng học sinh khá, giỏi
là một yếu tố hết sức cần thiết mà ngời thầy giáo phải tạo ra đợc trong tiến trình dạy
học. Làm đợc điều đó chúng ta đã góp phần quan trọng để lôi kéo học sinh tích cực
chủ động tham gia vào tiến trình giờ học.
Song trên thực tế hiện nay số giáo viên làm đợc điều đó không nhiều, hầu hết
trong các tiết học lịch sử hệ thống câu hỏi mà giáo viên đa ra thờng không đạt trên cả
hai yếu tố - yếu tố khoa học và yếu tố nghệ thuật. Bởi vậy các câu hỏi mà ngời dạy đa
ra thờng vụn vặt, hoặc quá dễ hoặc quá khó, có ngời trong một tiết dạy đa ra quá
nhiều câu hỏi hoặc lại đa ra quá ít. Đó chính là một khiếm khuyết lớn của một bộ
phận giáo viên chúng ta hiện nay, làm cho việc học tập của bộ môn lịch sử không gây
đợc hứng thú, không khuyến khích đợc sự sáng tạo và xa hơn nữa là làm cho một bộ
phận học sinh "chán" học môn lịch sử, học bộ môn lịch sử với thái độ miễn cỡng.
Trong việc đổi mới phơng pháp dạy học hiện đã xuất hiện xu hớng đa hệ thống
câu hỏi, bài tập trắc nghiệm (Test) vào bài dạy, vào bài kiểm tra, xu hơng này đã đợc
xã hội, ngời dạy, ngời học hởng ứng đồng tình vì hình thức câu hỏi bài tập này dễ gây
đợc cảm hứng cho ngời học, hơn nữa xu thế trong tơng lai việc thi cử theo hình thức
thi trắc nghiệm sẽ đợc chú trọng, bỡi vậy dạy học theo phơng pháp nay vừa gây đợc
hứng thú cho ngời học vừa phục vụ tốt cho cách thi cử trong tơng lai. Do đó nó đã trở
thành một yêu cầu trong tiến trình dạy học đối với bộ môn lịch sử nói riêng cũng nh
đối với tất cả các môn khác nói chung.
Với bản thân tôi trong quá trình tham gia dạy học tôi cũng rất tâm đắc với việc đ-

a hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm vào trong bài dạy và theo đánh giá của các
đồng nghiệp là đã có những thành công nhất định, bỡi vậy tôi xin đợc trình bày một
số kinh nghiệm của mình trong việc thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập dạng trắc
nghiệm khi dạy bài: Ôn tập chơng III - Lịch sử lớp 6.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 6/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Trong đề tài này tôi không chủ trơng nêu lại toàn bộ tiến trình của bài dạy mà
chỉ nêu các câu hỏi, bài tập mà tôi thiết kế theo dạng câu hỏi bài tập trắc nghiệm
(Test) để phục vụ cho việc lên lớp khi dạy bài 25 Ôn tập chơng III - Lịch sử lớp 6.
B- Giải quyết vấn đề:
I- Xác định mục tiêu bài dạy:
Khi tiến hành thiết kế câu hỏi bài tập cho tiết dạy nhất thiết ngời dạy phải đặc
biệt lu ý đến mục tiêu của bài, của từng tiểu mục để từ đó trong việc thiết kế các câu
hỏi bài tập chúng ta phải thiết kế sao cho các câu hỏi bài tập giải quyết tốt mà mục
tiêu của bài học, của từng tiểu mục đã đề ra.
Khi dạy bài 25 - Ôn tập chơng III chúng ta phải xác định mục tiêu chung của bài
và mục tiêu chung của các tiểu mục 1, 2 và 3.
1- Mục tiêu của bài:
- Giúp học sinh củng cố lại khái niệm "Thời kỳ Bắc thuộc" trong lịch sử nớc ta.
- Giúp học sinh nắm lại một cách hệ thống thời gian, địa điểm, diễn biến cơ bản
của các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
- Những chuyển biến về mặt kinh tế, văn hoá tinh thần của nhân dân ta trong
suốt hơn một ngàn năm Băc thuộc.
2- Mục tiêu của các tiểu mục:
Mục 1: ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân
ta. Phần này chúng ta giúp học sinh nắm đợc ba kiến thức cơ bản sau:
- Vì sao từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X lịch sử nớc ta gọi đây là thời kỳ Bắc
thuộc.
- Tên gọi của nớc ta trong thời kỳ này.
- Chính sách cai trị của các trièu đại phong kiến

Mục 2: Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Phần này
chúng ta giúp học sinh nắm đợc hai kiến thức cơ bản sau:
- Thời gian, địa điểm và các sự kiện cơ bản của các cuộc khởi nghĩa.
- ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa.
Mục 3: Sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá xã hội. Phần này chúng ta giúp học
sinh nắm đợc hai kiến thức cơ bản sau:
- Chuyển biến kinh tế, văn hoá.
- Những truyền thống quý báu mà nhân dân ta đã tôi luyện nên trong hơn một
ngàn năm Bắc thuộc.
II- Hệ thống câu hỏi bài tập.
Khi thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập phục vụ cho tiết dạy này chúng ta cần lu ý
rằng đây là một bài ôn tập do đó giáo viên cần lu ý là không dạy lại những kiến thức
đã học, mà chỉ giúp học sinh ôn lại kiến thức dới dạng khái quát để ghi nhớ lại những
kiến thức cơ bản của chơng.
Trong đề tài nàu tôi sẽ cố gắng đa vào những câu hỏi, bài tập theo hình thức trắc
nghiệm. Tuy nhiên những câu hỏi này không phải là đợc sử dụng tất cả trong tiết dạy
mà chúng ta chỉ có thể sử dụng một số lợng nhất định cho phù hợp với thời gian quy
định. Trong từng nội dung một tôi chủ ý đa ra các dạng câu hỏi bài tập khác nhau để
các thầy cô giáo tham khảo.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 7/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
1- Hệ thống câu hỏi bài tập để dạy mục 1:
ách thống trị của ác triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta.
- Để giúp học học sinh nắm lại khái niệm "Bắc thuộc" ta đa ra bài tập trắc
nghiệm sau:
Bài tập: Hãy đánh dấu X vào ô trống ở ý em cho là đúng để chỉ rõ tại sao lịch sử
nớc ta lại gọi thời kỳ từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.
a/. Đây là thời kỳ nớc ta hoàn toàn độc lập tự chủ.
b/. Đây là thời kỳ nớc ta bị PK phơng Bắc đô hộ thống trị.
c/. Đây là giai đoạn nớc ta tự chủ nhng thờng xuyên phải chống lại sự xâm lợc

của PK phơng Bắc.
* ở ý nội dung thứ 2 ta có thể đa ra một trong hai bài tập sau:
Bài tập 1: Em hãy nối các ô ở cột A với các ô ở cột B sao cho phù hợp với tên
gọi của nớc qua các triều đại phong kiến Phơng Bắc đô hộ.
A B
Để giải quyết giúp học sinh ôn lại tên gọi của nớc ta qua các triều đại ta còn có
thể đa ra hình thức trắc nghiệm sau đây:
Bài tập 2: Em hay đáng Đ (đúng), S (sai) vào ô trống ở những ý em cho là đúng
chỉ ten gọi của nớc ta qua các triều đại Phong kiến phơng Bắc đô hộ.
+ Thời nhà Triệu nớc ta bị sát nhập vào Nam Việt
+ Thời nhà Hán nớc ta có 3 quận Giao chỉ - Cửu chân - Nhật nam bị nhập vào
Châu giao.
+ Thời nhà Ngô nớc ta có tên An nam đô hộ phủ.
+ Thời nhà Lơng nớc ta bị chia thành 6 châu: Giao châu - ái châu - Đức châu
- Lợi châu - Ninh châu - Hoàng châu.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 8/46
x
Nhà Triệu
Nhà Hán
Nhà Ngô
Nhà Lơng
Nhà Đờng
Châu Giao có 3 quận
Giao chỉ - Cửu châu - Nhật nam
Nam Việt có 2 quận
Giao chỉ - Cửu chân
An nam đô hộ phủ
Giao châu-ái châu-Đức châu - Lợi
châu - Ninh châu - Hoàng châu
Giao châu

Đ
Đ
S
Đ
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
+ Thời nhà Đờng nớc ta có tên là Giao châu
- Để giải quyết đơn vị kiến thức thứ 3 trong mục 1 ta có thể đa ra bài tập sau:
Bài tập: Em hãy đánh đáu X vào ô trống chỉ chính sách cai trị mà em cho là thâm
độc nhất của các triều đại phong kiến Phơng Bắc đối với nớc ta và giải thích vì sao.
+ Vơ vét tài nguyên của cải.
+ Đàn áp đánh đập nhân dân ta.
+ Chèn ép sự phát triển kinh tế.
+ Thi hành chính sách đồng hoá dân tộc.
Đây là bài tập khó, bài tập nâng cao cho đối tợng học sinh khá giỏi, sau khi học
sinh trả lời giáo viên đức kết lại: Chính sách đồng hoá dân tộc là thâm hiểm nhất vì
chính sách này có thể dẫn đến mất nớc một cách hoàn toàn.
2- Hệ thống câu hỏi bài tập phục vụ cho mục 2:
ở mục 2 nh đã nêu ở phần mục tiêu, ta phải giúp học sinh ghi nhớ chính xác về
thời gian sự kiện cơ bản và ngời cầm đầu các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc
thuộc và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó, ta có thể sử dụng các bài tập sau:
Bài tập 1: Em hãy nối các ô ở cột A với các ô ở cột B, các ô ở cột B với các ô ở
cột C sao cho phù hợp.
A B C
Bài tập 2: Em hãy đánh dấu X vào ô trống chỉ ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa
của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
- Thể hiện tinh thần đấu tránh anh dũng bất khuất của nhân dân ta.
- Thể hiện ý chí quyết tâm bền bỉ để dành lại độc lập của dân tộc ta.
- Gây cho kẻ thù nhiều tổn thất, làm chúng phải kiêng nể.
- Cả ba ý trên.
3- Hệ thống câu hỏi bài tập phục vụ cho dạy mục 3.

Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 9/46
S
X
40 - 43
248
542
722
776 - 791
Lý Bí
Bà Trng
Bà Triệu
Phùng H-
ng
Mai Thúc
Loan
Khởi nghĩa bùng nổ ở Phú điền (TH)
sau đó lan rộng khắp Châu giao
Mùa xuân 542 ông lên ngôi Vua, đặt
tên nớc là Vạn Xuân
Căn cứ của nghĩa quân là Sa Nam nghĩa
quân đã đánh chiếm Khoan Châu
Nghĩa quân đuổi Tô Định chạy dài về
Trung Quốc, Bà lên ngôi Vua
Từ Đờng lâm nghĩa quân đã tiến đánh
chiếm phủ Tống Bình
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Trong mục 3 để bám sát mục tiêu bài dạy ta có thể sử dụng bài tập sau đây:
Bài tập 1: Em hãy đánh dấu X vào ô trống ở những ý chỉ về sự biến chuyển về
kinh tế văn hoá, xã hội của nớc ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
+ Nghề rèn và các nghề thủ công vẫn đợc duy trì phát triển.

+ Nhân dân biết làm thuỷ lợi, biết dùng trâu, bò cày kéo,
biết trồng lúa 2 vụ.
+ Nhân dân ta vẫn giữ đợc phong tục nếp sôngs cổ truyền, đồng thời tiếp thu
sáng tạo một số thành tựu văn hoá đợc du nhập từ bên ngoài.
+ Tất cả các ý trên.
Bài tập 2: Hơn một ngàn năm đấu tranh chống lại phong kiến phơng Bắc đã tôi
luyện cho nhân dân ta những truyền thống quý báu đó là:
- Lòng yêu nớc.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì nền tự chủ độc lập của đất nớc.
- ý thức vơn lên, bảo vệ nền văn hoá của dân tộc.
Theo em trong ba truyền thống trên thì truyền thống nào là cơ bản nhất? Vì
sao?
Về câu hỏi này học sinh có thể trả lời đợc vế 1, riêng vế 2 với học sinh lớp 6 là
hơi khó nhng chúng ta đa ý này vào để rèn luyện cho các đối tợng học sinh khá giỏi
khả năng phân tích, nhận định.
Sau khi học sinh trả lời (có thể trả lời đúng, sai hoặc gần đúng) giáo viên chốt lại
ở ý cuối cùng đó là:
Trong các truyền thống trên thì truyền thống yêu nớc là cơ bản nhất, vì có yêu n-
ớc nhân dân ta mới có tinh thần đấu tranh, mới có ý thức vơn lên bảo vệ nền văn hoá
dân tộc ...
III- Cách sử dụng hệ thống câu hỏi - bài tập.
Trên đây tôi đã trình bày cơ bản về hệ thống câu hỏi bài tập theo dạng trắc
nghiệm (Test) đợc sử dụng trong tiến trình dạy học ở bài 25 - Ôn tập chơng III - Lịch
sử lớp 6. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập này ta nên sử dụng theo các hình thức
sau:
- Phát phiếu học tập theo hình thức thảo luận nhóm: Giáo viên in sẵn các bài tập
trên vào phiếu học tập, sau đó khi sử dụng bài tập nào thì ta phát phiếu bài tập đó, sau
đó thu lại rồi công bố kết quả các nhóm.
- Lập thành bảng phiếu vào các bảng phụ hoặc tờ giấy to sau đó giáo viên treo
lên bảng và cho từng nhóm hoặc từng cá nhân học sinh lên bảng để thực hiện các yêu

cầu của bài tập. Để các bảng biểu có thể sử dụng một cách lâu dài cho nhiều tiết dạy
giáo viên có các hình thức thích hợp nh không dùng bút vẽ trực tiếp các dấu X hoặc
các đờng nối mà nên dùng giấy màu để gián, xong tiết học ta lại bóc đi để dùng cho
tiết sau.
- Nếu trờng nào có các phơng tiện hiện đại khác nh đèn chiếu càng thuận lợi vì
chúng ta chỉ cần thiết kế bài tập chiếu lên bảng phoóc và học sinh dùng bút viết bảng
để thực hiện các yêu cầu bài tập.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 10/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- Việc thiết kế hệ thống câu hỏi sẽ đòi hỏi giáo viên chúng ta tón rất nhiều công
sức, thời gian cho một tiết dạy nhng nếu chúng ta chịu khó đầu t và có cách sử dụng
hợp lý thì có thể sử dụng cho nhiều tiết dạy kể cả cho những năm học sau.
IV- Hiệu quả sử dụng.
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập trắc nghiệm (Test) là một hình thức mới
đối với học sinh nói chung cũng nh đối với bộ môn lịch sử nói riêng nhng nó không
quá lạ đối với các em vì ở cấp tiểu học các em đã tiếp xúc với dạng bài tập này khá
nhiều. Do vậy khi sử dụng khi sử dụng chúng tôi nhận thấy học sinh không bỡ ngỡ mà
các em tham gia tiết học một cách hào hứng, tất cả các đối tợng học sinh đều chủ
động tham gia vào quá trình học tập một cách thật sự. Trong tiến trinh giờ học đã tạo
nên sự tranh luận sôi nổi giữa các nhóm, giữa cá nhân học sinh với nhau khi có sự
khác nhau về nhận định, đánh giá.
V- Kết luận.
Đề tài tôi trình bày trên đây đợc thực hiện sau một năm thực hiện việc dạy học
theo bộ sách giáo khoa lịch sử lớp 6 mới, dù bản thân tôi và một số bạn đồng nghiệp
nhận thấy nó có những thành công, những u điểm nhất định và nó cũng phù hợp với
những yêu cầu đổi mới về phơng pháp dạy học theo tinh thần là sự cần sáng tạo của
ngời dạy trong khi thực hiện tiến trình giờ dạy. Tuy nhiên hệ thống các câu hỏi và bài
tập mà tôi trình bày chắc sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế, do vậy
tôi rất mong đợc các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung.
Diễn châu, ngày 15 tháng 4 năm 2003

Sáng kiến kinh nghiệm
kinh nghiệm giảng dạy bài "bối cảnh trong nớc và
trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất"
(lịch sử lớp 9)
Nguyễn Quỳnh Liên
Giáo viên trờng THCS Diễn Kỷ
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 11/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
I- nhận thức cũ - tình trạng cũ
1. Bài "Bối cảnh trong nớc và trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất" là
một bài học quan trọng trong chơng trình lịch sử lớp 9, góp phần hình thành những
khái niệm và kiến thức cho chơng I: "Bớc tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam". Mục địch, yêu cầu của bài là: giới thiệu một số nét trong đời sống kinh tế,
xã hội nớc ta và phong tào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm
giúp học sinh hiểu đợc một cách khái quát những điều kiện của phong trào giải phóng
dân tộc Việt Nam; trong thời kỳ này, tập cho học sinh đi từ số liệu đến nhận xét về
những biến đổi trong xã hội, bồi dỡng cho học sinh sự cảm thông với cảnh áp bức, bóc
lột của nhân dân ta trong thời kỳ này.
2. Trong những năm qua từ việc thăm lớp, dự giờ của các đồng nghiệp, nhất là
những giáo viên cha có kinh nghiệm, đang dạy theo phơng pháp cũ, tôi thấy bài học
này thờng có những hạn chế sau:
- Giáo viên không đặt bài học trong mối quan hệ với toàn chơng và hệ thống ch-
ơng trình.
- Giáo viên không tạo đợc mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
- Các kiến thức lịch sử đợc chuyển tại đến học sinh một cách cứng nhắc, rập
khuôn theo giáo khoa.
- Học sinh không có hứng thú học tập, nên kết quả không cao.
3. Nh vậy, tình trạng chung của bài này là: Giáo viên không chịu khó đầu t suy
nghĩ, giáo viên chỉ trình bày những kiến thức theo sách giáo khoa thi học sinh không
có cái nhìn tổng quát về hệ thống kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa bài này và bài

khác. Đặc biệt bài này có vị trí quan trọng trong chơng I, giáo viên thờng không giới
thiệu qua về chơng cho học sinh.
4. Là bài học cso liên quan chặt chẽ đến phần lịch sử thế giới. Học sinh đợc khắc
sâu một lần nữa nội dung "ảnh hởng của cách mạng tháng Mời đối với cách mạng
Việt Nam". Những kiến thức về cách mạng tháng Mời, cuộc cách mạng vĩ đại nhất
trong lịch sử loài ngời từ xa đến nay, học sinh đã đợc học ở phần lịch sử thế giới. ở
bài này, giáo viên cần nhắc lại tác động của cách mạng tháng Mời và phong trào cách
mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam nh thế nào.
5. Nh vậy, lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới có mối quan hệ chặc chẽ. Ngời giáo
viên không chuẩn bị tốt, không có phơng pháp tốt sẽ dẫn đến tình trạng học sinh hiểu
vấn đề lịch sử một cách hời hợt, không thấy đợc vị trí lịch sử dân tộc đối với lịch sử
thế giới, không có một nhận thức chắc chắn về hệ thống kiến thức đã đợc học.
Từ kinh nghiệm của bản thân, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên
môn, tôi xin đua ra một vài ý kiến nhỏ khi giảng bài "Bối cảnh trong nớc và thế giới
sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất" nh sau:
II- Nhận thức mới - giải pháp mới.
A- Nhận thức mới.
1. Với vị trí quan trọng của chơng, của bài, giáo viên cần dành hai phút để
giới thiệu chơng I: Bớc tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
Quá trình vận động của cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
đến năm 1930 là giai đoạn thể hiện sự phát triển của cách mạng Việt Nam, chuẩn bị
cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dơng. Khi giảng dạy chơng này, cần chú ý
làm nổi bất những nội dung cơ bản sau:
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 12/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- Những tiền đề khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam từ sau cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Đó là sự biến chuyển sâu sắc về kinh tế,
chính trị, xã hội của Việt Nam dới tác động của chơng trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai của Pháp. Tính chất của xã hội Việt Nam đã thay đổi từ xã hội Phong kiến trở
thành xã hội thuộc địa nửa Phong kiến, với sự xuất hiện của nhiều tầng lớp xã hội

mới. Những mâu thuẫn xã hội chồng chéo, nhng nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp và mẫu thuẫn giữa
các tầng lớp nhân dân lao động mà chủ yếu là giữa nông dân với phong kiến địa chủ
cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp.
- Sự phát triển đồng thời của hai xu hớng cách mạng Việt Nam trong những năm
sau chiến tranh, đó là xu hớng cách mạng theo con đờng dân chủ t sản và xu hớng
cách mạng theo con đờng vô sản. Sự phát triển của hai xu hớng đó là nội dung chủ
yếu của cuộc vận động cách mạng Việt Nam trớc khi Đảng ra đời.
- Sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam sẽ dẫn tới sự ra đời của Đảng
Cộng Sản Việt Nam (chơng II). Bằng những hoạt động tích cực, bền bỉ Nguyễn ái
Quốc đã tìm thấy con đờng cứu nớc đúng đắn, truyền bá con đờng đó vào Việt Nam,
dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng và tổ chức cộng sản.
2. Mục đích của bài học:
Qua bài này, học sinh phải nắm đợc bối cảnh trong nớc và trên thế giới của
phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Những tiền đề khách quan đó đã chi phối toàn bộ nội dung sự phát triển của phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc trớc khi Đảng ra đời.
- Mục đích và nội dung của chơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp nhằm tận lực khai thác, bóc lột Đông Dơng cùng các thủ đoạn cai trị thâm
độc nham hiểm của đế quốc Pháp. Các chính sách về kinh tế, chính trị và xã hội đó đã
làm cho xã hội Việt Nam có những biến chuyển sâu sắc và toàn diện, đã thay đổi căn
bản tính chất của xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa
phong kiến. Sự xuất hiện những giai cấp mới và những mẫu thuẫn xã hội mới.
- Sự phân hoá sâu sắc của xã hội Việt Nam, sự xuất hiện những lực lợng xã hội
mới, đặc biệt là giai cấp công nhân Việt Nam. Sự xuất hiện những giai cấp mới làm
cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam càng chồng chéo phức tạp, nhng nổi lên hai
mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc
Pháp và mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nông dân) với phong kiến.
- Nông dân Việt Nam là lực lợng xã hội đông đảo nhất, là chủ lực quân của cách
mạng, và thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân.

- Giai cấp công nhân Việt Nam với những đặc điểm chung và riêng đã liên minh
chặt chẽ, hữu cơ với giai cấp công nhân, giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cuộc
cách mạng chống đế quốc và phong kiến của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi.
- Trên cơ sở nhận thức đợc nâng lên củng cố niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của
sự nghiệp cách mạng vào sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiên
phong: Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Để nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản nêu trên, các thao tác t duy của
học sinh phải đợc phát huy cao độ nhằm phân tích, khái quát để rút ra những kết luận
nh mục tiêu của bài học đã xác định.
3. Trọng tâm, kiến thức cơ bản và những khái niệm cần hình thành và củng cố:
+ Trọng tâm: Bài dạy cần 3 mục, trọng tâm là mục 2.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 13/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
+ Kiến thức cơ bản:
- Sự biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sự thay đổi tính chất của xã hội Việt Nam.
- Sự xuất hiện các giai cấp mới và thái độ các giai cấp đối với yêu cầu cách
mạng.
+ Những khái niệm và thuật ngữ cần hình thành: "Chơng trình khai thác lần thứ
hai", "tăng cờng đầu t", "xã hội thuộc địa nửa phong kiến", "liên minh công nông",
"khả năng cách mạng", "lãnh đạo cách mạng".
B. Giải pháp mới: Nội dung và phơng pháp dạy học.
Học sinh vừa mới học xong tập 1 lịch sử thế giới hiện đại, phần lịch sử Việt Nam
tập 2 là tiếp nối chơng trình lớp 8. Giáo viên cần nêu khái quát quá trình vận động
cách mạng giải phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX đến
cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết
thúc.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột
nh thế nào?
1. Đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột.

* Mục này có 3 nội dung:
- Nguyên nhân Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột lần hai.
- Các chính sách bóc lột, khai thác.
- Nhận xét về tình hình đất nớc ảnh hởng chính sách khai thác của Pháp.
a/. Nguyên nhân thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột lần thứ hai.
Giáo viên cần nêu rõ:
- Thời gian khai thác lần 1: Sau phong trào Cần Vơng đến trớc chiến tranh thế
giới lần thứ nhất.
- Thời gian khai thác lần 2: Sau chiến tranh thế giới lần 1.
- Hoàn cảnh khai thác lần 2 của Pháp:
+ Sau chiến tranh lần thứ nhất, tuy thắng trận nhng kinh tế Pháp bị tàn phá năng
nề.
+ Do bản chất của kẻ đi xâm lợc.
Nh vậy, chơng trình khai thác thuộc địa lần hai là sự tiếp nối và nhất quán trong
mục đích xâm lợc và thống trị của thực dân Pháp nhng mức độ tàn bạo và thâm độc
hơn.
b/. Nội dung của chơng trình khai thác.
Để hiểu rõ thủ đoạn khai thác, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp qua chơng trình
khai thác thuộc địa lần 2, giáo viên cùng học sinh làm bảng so sánh về việc khai thác
lần 1 và lần 2 của Pháp.
Nội dung Khai thác lần 1 Khai thác lần 2
- Thời gian
- Ngời thực hiện
- Vốn đầu t
- Lĩnh vực đầu t khai thác
- Sự chuyển biến về xã hội
- Trớc CTTG thứ nhất
- Đế quốc Pháp
- Còn ít
- Thuê, chiến đất, đồn điền

- 2 giai cấp cũ (Phong kiến,
nông dân), các tầng lớp giai
cấp khác còn nhỏ bé
- Trớc CTTG thứ nhất
- Đế quốc Pháp
- Tăng 6 lần
- Nông nghiệp, than, thơg
nghiệp, giao thông, thuế
- Các giai cấp cũ và mới
(công nhân, t sản, tiểu t
sản) tiếp tục phân hoá.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 14/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Về chơng trình khai thác thuộc địa lần 2 giáo viên cần nêu nổi bất chủ trơng tăng
cơng đầu t ồ ạt của Pháp qua các số liệu đã nêu trong sách giáo khoa (số vốn đầu t
tăng gấp 6 lần so với trớc). Điều đó thể hiện rõ tính chất đế quốc chủ nghĩa của sự bóc
lột. Mặt khác, việc mở rộng quy mô khai thác trên nhiều lĩh vực nhằm huy động tối đa
tài nguyên dồi dào, nhân lực phong phú và một thị trờng đầy hấp dẫn, tất cả dem lại
lợi nhuận tối đã của chủ nghĩa đế quốc Pháp những năm sau chiến tranh thế giới thứ
nhất. Trong giờ học, giáo viên cần đa ra một số câu hỏi cho học sinh thảo luận nh:
- Thực dân Pháp tăng cờng đầu t vào Việt Nam nhằm mục đích gì?
- Thực dân Pháp có thể tận lực khai thác những tiềm lực to lớn của Đông Dơng
trên lĩnh vực nào?
Dựa vào những số liệu trong sách giáo khoa, học sinh có thể thấy rõ hơn quy mô,
mức độ của chơng trình khai thác thuộc địa lần 2. Cái vòi bạch tuộc của t bản Pháp đã
bám vào tất cả các nghành kinh tế của thuộc địa: Nông nghiệp, công nghiệp, thơng
nghiệp, giao thông vận tải, tài chính, thế khoá. Do vậy mà ngân sách Đông Dơng
trong thời gian ngắn đã tăng gấp ba lần so với trớc đây.
+ Nông nghiệp: Bao chiếm đất đai, mở đồn điền.
+ Thơng nghiệp: Độc chiếm thị trờng Đông Dơng.

+ Tài chính, thuế khoá: Tăng cờng vơ vét.
+ Công nghiệp: Chú trọng khai thác, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu.
Nh vậy, tính chất thuộc địa lạc hậu là đặc điểm rõ nét của kinh tế Việt Nam sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, gây nhiều tội ác với nhân dân ta.
c/. Nhận xét tình hình đất nớc ta sau chiến tranh khai thác thuộc địa lần thứ 2
của Pháp:
- Chính sách tăng cờng đầu t đã ảnh hởng đến tình hình kinh tế của Việt Nam
những năm sau chiến tranh, từ một nền kinh tế phong kiến nông nghiệp lạc hậu, giờ
đây nền kinh tế mang tính chất thuộc địa, lạc hậu, phiến diện và quê quặt lệ thuộc
chặt chẽ vào nền kinh tế của nớc Pháp. Tài nguyên của đất nớc ngày càng cạn kiệt dần
vì chính sách của Pháp.
- Bên cạn nền kinh tế phong kiến, nớc ta xuất hiện thêm quan hệ sản xuất t bản
chủ nghĩa, điều này năm ngoài ý định của thực dân Pháp.
Cuối mục 1, giáo viên nêu câu hỏi chuyển tiếp mục 2:
Đế quốc pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột có ảnh hởng nh thế nào đối với xã hội
Việt Nam? Cơ cấu giai cấp trong xã hội có gì thay đổi?
2. Những biến đổi trong đời sống chính trị.
* Đây là phần trọng tâm của bài, mang tính chất khái quát và lý luận. Để giúp
cho học sinh nhận thức quá trình phân hoá xã hội sâu sắc và sự xuất hiện các giai cấp,
giáo viên cần nêu những nội dung chủ yếu: Dới tác động của các chính sách thống trị
và bóc lột của thực dân Pháp, tính chất nền kinh tế và tíh chất của xã hội Việt Nam
thay đổi.
- Về kinh tế, đó là nền kinh tế thuộc điạ, lấy nong nghiệp là chính nhng bên cạnh
đó đã có những bộ phận kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp, thơng nghiệp.
- Về xã hội, từ xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là phong kiến và nông
dân, trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội này, các giai cấp cũ vẫn
tồn tại và phân hoá, đã xuất hiện các tầng lớp giai cấp mới.
* Về sự xuất hiện các giai cấp mới trong xã hội, bên cạnh các giai cấp cũ giáo
viên lần lợt trình bày:
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 15/46

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- Giai cấp phong kiến.
- Giai cấp nông dân.
- Giai cấp công nhân.
- Giai cấp t sản.
- Giai cấp tiểu t sản.
Mỗi giai cấp phải nêu các điểm sau:
- Nguồn gốc và quá trình hình thành.
- Địa vị, quyền lợi xã hội các giai cấp.
- Thái độ chính trị của các giai cấp đối với thời cuộc.
* ở phần này giáo viên cần khái quát: Khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần
2 các giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam không còn nh cũ; các giai cấp mới và cũ tiếp
tục phân háo mạnh mẽ.
Để phân tích thái độ chính trị của các tầng lớp xã hội, giáo viên hớng dẫn học
sinh nhẫn thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là
mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực dân Pháp và của nông dân
Việt Nam đối với chủ địa phong kiến.
Khả năng cách mạng và thái độ chính trị của giai cấp nông dân, chủ lực quân của
cách mạng - Giáo viên cần nhấn mạnh thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông
dân.
Quyền lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp vô sản. Những đặc điểm chung và
riêng đã khẳng định giai cấp vô sản sớm trở thành một lực lợng chính trị độc lập,
thống nhất, tự giác nhanh chóng vơn lên nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng. Giáo
viên nêu câu hỏi:
- Dựa trên cơ sở nào để khẳng định rằng giai cấp nông dân là chủ lực quân của
cách mạng?
- Vì sao giai cấp công nhân sớm trở thành một lực lợng chính trị độc lập và nắm
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
Để làm nổi bật sự biến đổi tính chất kinh tế, xã hội của từng giai cấp, giáo viên
có thể lập bảng so sánh:

Trớc chiến tranh lần thứ nhất Sau chiến tranh 1914 - 1918
Kinh tế
- Nông nghiệp chủ đạo.
- Nền kinh tế khác nhỏ bé.
- Nông nghiệp lạc hậu.
- Công thơng nghiệp t bản yếu ớt,
lệ thuộc vào Pháp.
Xã hội
- Hai giai cấp cơ bản là phong kiến
và nông dân, cùng các tầng lớp xã
hội khác còn nhỏ bé.
- Xã hội phân hoá sâu sắc.
Các giai cấp cũ:
+ Địa chủ phong kiến.
+ Nông dân.
Các giai cấp mới:
+ T sản.
+ Tiểu t sản.
+ Công nhân.
Tính chất
xã hội
Xã hội phong kiến Xã hội thuộc địa nửa phong kiến
3. ảnh hởng cách mạng Tháng Mời và phong trào cách mạng thế giới.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 16/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Đây là phần bài học đã học ở học kỳ 1, giáo viên cần có phơng pháp gợi ý để học
sinh nhớ lại kiến thức đã học. Giáo viên cần rút ra đợc những kiến thức cơ bản:
- Cách mạng tháng Mời Nga thắng lợi dẫn tới sự ra đời của Liên bang cộng hoà
XHCN Xô Viết, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cách mạng thế giới.
- Quốc tế cộng sản là bộ tham mu chung cho phong trào cách mạng thế giới.

- Đảng cộng sản đợc thành lập ở nhiều nớc.
Nh vậy, trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc hoàn cảnh thế giới đã
phát huy ảnh hởng thuận lơị đến cách mạng Việt Nam. Trong ảnh hởng chung của
cách mạng Tháng Mời, "thắng lợi vĩ đại của cách mạng Tháng Mời đã dạy cho giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài
học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để cho giai cấp công
nhân và cả loài ngời" (Hồ Chí Minh) cách mạng Việt Nam đã tìm thấy chấn lý cứu n-
ớc của dân tộc.
III- Với kết quả thu đợc sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Với việc nghiên cứu kỹ chơng trình, sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham khảo,
bài "Bối cảnh trong nớc và trên thế giới sau chiến tranh thế giơi thứ nhất" đã đợc
chuẩn bị khá chu đáo, công phu. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Để
hiểu đợc hết ý định của ngời viết giáo khoa thật không dễ, nhng để truyền đạt những
kiến thức cơ bản đó đến học sinh càng khó khăn hơn.
Để tái tạo lại không khí lịch sử, làm cho mỗi sự kiện lịch sử trở nên sống động,
hấp dẫn đối với học sinh, ngoài việc nghiên cứu giáo khoa, ngời dạy cần có lòng say
mê, nhiệt tình và ý thức tích luỹ, tìm hiểu kiến thức ngoài sách giáo khoa. Những bài
dạy đợc chuẩn bị chu đáo, giáo viên tự tin khi lên lớp, học sinh nắm đợc bài. ở bài
này học sinh đã có một cách nhìn khái quát về chơng 1 "Bớc tiến mới của phong trào
giải phóng dân tộc Việt Nam". Từ nét khái quát đó, học sinh hiểu đợc mục đich, yêu
cầu của bài: Nguyên nhân, hình thức ảnh hởng của chính sách khai thác thuộc địa của
Pháp ở Việt Nam, những biến đổi trong đời sống chính trị và ảnh hởng của cách mạng
Tháng Mời và phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam nh thế nào.
Cuối bài học tôi cho học sinh kiểm tra nhanh 5 phút để đánh giá lại nhận thức
của học sinh về "Những biến đổi trong xã hội Việt Nam". So sánh với kết quả khi cha
áp dụng SKKN, tôi thấy rằng các em đã nhận thức vấn đề tốt hơn, cụ thể là:
Cha áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 1999 - 2000 Năm học 2000 - 2001

Sĩ số 48 Số lợng Tỷ lệ % Sĩ số 48 Số lợng Tỷ lệ % Sĩ số 48 Số lợng Tỷ lệ %
Giỏi 09 em 19 Giỏi 13 em 27 Giỏi 16 em 33
Khá 12 em 25 Khá 15 em 31 Khá 19 em 40
T.Bình 18 em 37 T.Bình 15 em 31 T.Bình 11 em 23
Yếu 09 em 19 Yếu 05 em 11 Yếu 02 em 04
Nh vậy, với những suy nghĩ, cố gắng ban đầu, tôi thấy rằng khi giáo viên tập
trung đầu t công sức, kiến thức vào bài dạy, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hứng thú
hơn. Chính sự ham học của học sinh là động lực thức đẩy giáo viên cần phải đổi mới
t duy, phơng pháp dạy học. Mỗi giờ học mà các em đạt kết quả cao, đã thể hiện phần
nào tâm huyết của ngời dạy.
IV- Bài học kinh nghiệm
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 17/46
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
1. Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, yêu học sinh.
Những bài dạy trên lớp của giáo viên thể hiện một cách sinh động, cụ thể nhất trách
nhiệm và lơng tâm của ngời dạy.
2. Đối với từng năm học, từng học kỳ, giáo viên cần có kế hoạch cá nhân để tự
nâng cao nhận thức, năng lực s phạm của mình. Giáo viên phải có kế hoạch trong
phong trào "tự học, tự rèn". Chẳng hạn kỳ 1 cần đầu t cho những bài dạy ở phần lịch
sử thế giới, kỳ 2 cần đầu t cho những bài dạy ở phần lịch sử Việt Nam ... Song song
với những kế hoạch này là quá trình tập trung tích luỹ tài liệu, sách tham khảo cho
bản thân. Sách giáo khoa là pháp lý. Nhng để hiểu đợc sách giáo khoa, chuyển tải đến
học sinh những nội dung đó, giáo viên còn đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc giảng dạy của mình để đạt kết quả cao hơn.
3. Lịch sử là một khoa học, nghiên cứu về tất cả những sự kiện, hiện tợng đã xảy
ra. Đối tợng học sinh cấp 2 đang nhận thức từ trực quan sinh động đến t duy trừu tợng.
Vì vậy giáo viên cần tái tạo lại không khí, sự kiện lịch sử một cách sống động, hấp
dẫn, gây hứng thú cho học sinh khi học tập. Tránh tình trạng nhồi nhét, đơn giản hoá,
đọc lại sự kiện lịch sử cho hcọ sinh ghi chép.
4. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử là một công việc hết sức

cần thiết. Giáo viên cần khai thác hết các kênh hình, kênh chữ (nhỏ) trong giáo khoa.
Cần nghiên cứu kỹ các loại bản đồ, sa bàn, tranh ảnh, tài liệu ... để học sinh hiểu thấu
đáo những đồ dùng trực quan giáo viên đa ra, gây hứng thứ trong khi học tập.
5. Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn các phơng pháp dạy học
nh miêu tả, tờng thuật, kể chuyện ... đặc biệt chú ý phơng pháp dạy học tích cực lấy
học sinh làm trung tâm.
6. Nói cho cùng, công việc gaỉng dạy của giáo viên lịch sử, là từ những sự kiện,
hiện tợng lịch sử, giáo viên giúp học sinh nhận thức và rút ra cho mình bài học lịch sử,
quy luật lịch sử. ở trình độ cấp 2, qua bài "Bối cảnh trong nớc ... sau chiến tranh thế
giới thứ nhất" học sinh cần nhận thức rằng: Trong 5 giai cấp, giai cấp công nhân sẽ
đảm đơng sứ mệnh lịch sử: lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cần bồi dỡng cho các em
nhận thức toàn diện về vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của quần chúng trong lịch sử
dân tộc, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
7. Trong điều kiện hiện nay, giáo viên cần tạo cho các em một niềm tin khi
nghiên cứu lịch sử: Niềm tin về sức sống mãnh liệt của tinh thần yêu nớc, sự trờng tồn
và phát triển của dân tộc Việt Nam, vị trí của Việt Nam trong thế giới. Đặc biệt, giáo
dục cho các em lòng yêu thơng quê hơng, yêu đất nớc, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng
học giỏi để xứng đáng là công dân của nớc Việt Nam anh hùng.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất
mong đợc sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, các thầy, các cô.
Xin cảm ơn!
Ngày 20 tháng 5 năm 2002
Ngời viết
Nguyễn Quỳnh Liên
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 18/46

×