TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
( tiếp theo)
A- Mục tiêu bài dạy
Giúp Hs :
- Tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ chung và lời nói
cá nhân
- Luyện tập, củng cố rèn luyện kĩ nhận biết yếu tố chung và riêng trong cách
sử dụng ngôn ngữ của cá nhân
B- Chuẩn bị phương tiện
- Sgk; Sgv , thiết kế bài giảng
- Giáo án cá nhân lên lớp
C- Phương pháp sử dụng
- Phần lí thuyết : kết hợp phương pháp diễn giảng với giảng giải
- Phần thực hành: Sử dụng phương pháp gợi mở, hs luyện tập, gviên nhận
xét
D-nội dung và tiến trình
Hoạt động 1:
- Gv ổn định tổ chức, nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2
( Tìm hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân)
- Hs làm việc với sgk/ mục III/
III- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Gv nêu câu hỏi: Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ như thế
nào ?Hãy phân tích mối quan hệ đó dựa trên hướng dẫn của sgk và thực tế
sử dụng ngôn ngữ?
- Hs trao đổi thảo luận theo nhóm
- Gv tổng hợp
* Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ biện chứng thống
nhất. đây là mối quan hệ 2 chiều
+ Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói cụ thể của
mình , đòng thời để lĩnh hội lời nói của người khác
+ Mỗi cá nhân không hình thành và chiếm lĩnh ngôn ngữ chung thì không
thể tạo ra được lời nói riêng, không thể tham gia vào giao tiếp chung trong
xã hội
+ Ngôn ngữ chung được hiện thực hóa trong lời nói cá nhân hơn nữa còn
được biến đổi phát triển trong chính quá trình mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ
chung để giao tiếp
+ Sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần
hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn
ngữ chung phát triển
Hoạt động 3
( Hướng dẫn học sinh luyện tập)
- Gv tổ chức lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi
- Hs làm việc theo nhóm, bàn bạc trao đổi, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Gv nhận xét tổng hợp, sử dụng các câu hỏi gợi mở
1- Nguyễn Du đã có sự sáng tạo khi sử dụng từ “nách” như thế nào ?
-> Chuyển nghĩa từ “nách” chỉ vị trí trên cơ thể con người sang nghĩa chỉ vị
trí giao nhau giữa 2 bức tường tạo thành góc
-> Từ “nách” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
2- Từ “Xuân”trong ngôn ngữ chung được các tác giả dùng với nghĩa riêng
-> Trong thơ Hồ Xuân Hương: Xuân= mùa xuân= sức sống, nhu cầu tình
cảm của tuổi trẻ
-> Trong thơ Nguyễn Du: “ Xuân” trong “cành xuân” chỉ vẻ đẹp nhười con
gái tuổi trẻ
-> Trong thơ Nguyễn Khuyến: “Xuân” trong “ bầu xuân” chỉ men say nồng
của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc
sống, của tình cảm thắm thiết bạn bè
-> Trong thơ Hồ Chí Minh: Từ “ xuân” thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong năm,
từ “xuân” thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp
3- Sự sáng tạo nghĩa từ “ mặt trời” :
-> Thơ Huy Cận: mặt trời dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ
nhưng dùng theo phép nhân hóa nên có thể “xuống biển”- hành động giống
con người
-> Thơ Tố Hữu : “ mặt trời” chỉ lí tưởng cách mạng, ánh sáng của chân lí
-> Thơ Nguyễn Khoa Điềm : “ mặt trời” đầu dùng với nghĩa gốc, “ mặt trời”
hai dùng với nghĩa ẩn dụ- chỉ đứa con. Đối với mẹ, đứa con là niềm hạnh
phúc, niềm tin mang lại ánh sáng cho cuộc đời mẹ
4- Trong các ví dụ a-b-c có 3 từ do các cá nhân tạo ra, trước đó chưa có
trong ngôn ngữ chung của xã hội. Chúng được tạo ra trên cơ sở một tiéng có
sẵn với các nguyên tắc chung:
a- Từ “mọn mằn” được cá nhân hóa, tạo ra khi dựa vào :
+ Tiếng “mọn” với nghĩa gốc nhỏ không đáng kể ( nhỏ mọn)
+ Những quy tắc cấu tạo chung như sau:
-> Quy tắc tạo từ láy đôi lặp lại phụ âm đầu “m”
-> Tiếng gốc “mọn” đặt trước, tiếng láy đặt sau
-> Tiếng láy lặp lại âm đầu nhưng đổi vần thành “ăn”
b- Từ ‘giỏi giắn” được tạo trên cơ sở tiếng giỏ theo quy tắc như các từ
trên: láy phụ âm đầu, tiếng thứ 2 mang vần “ăn”, “giỏi giắn” có nghĩa là rất
giỏi
c- Từ “nội soi” được tạo ra từ 2 tiếng có sẵn , đồng thời dựa vào phương
thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính chỉ hành động đi sau và tiếng
phụ bổ sung ý nghĩa đi trước
Hoạt động 4
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò )
- Hs đọc ghi nhớ sgk/ tr 35
- Gv hướng dẫn hs chuẩn bị bài “Bài ca ngất ngưởng”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy