Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN ( Tiếp ) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.26 KB, 4 trang )

Tiết: 17 ( lớp 11a5, 11a6 ), 15 ( lớp 11a2 ) Ngày soạn: 03 / 10 / 07
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN ( Tiếp )

A. Mục tiêu bài học
(Đã có ở tiết 2 )
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Xem lại nội dung tiết 2, soạn giảng
2. Học sinh: Xem lại nội dung tiết 2, làm bài tập.
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? Tính chung trong ngôn ngữ được
thể hiện ở những phương diện nào? Cho ví dụ.
- Tại sao nói lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân? Tính riêng trong lời nói cá nhân
được thể hiện ở những phương diện nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới.

Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá
Yêu cầu hs đọc đoạn mở đầu trong
sgk, sua đó phân tích mối quan hệ
hai chgiều giữa ngôn ngữ chung và
lời nói cá nhân.









Gv lấy ví dụ và phân tích.
Cho hs đọc phần ghi nhớ.


Hs lên bảng làm bài tập, Gv nhận
xét sửa chữa.



nhân
Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời
nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều:
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh
ra lời nói của mình, đồng thời để lĩnh hội được lời
nói của cá nhân khác.
+ Muốn tạo ra lời nói hoặc viết trong hoàn cảnh cụ
thể, cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ
chung.
+ Khi nghe, đọc, mỗi cá nhân cần tiếp nhận, tìm
hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp của
người khác, cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những
yếu tố chung của ngôn ngữ.
- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện
thực hoá những yếu tố chung của ngôn ngữ. Đồng
thời lời nói cá nhân có những biến đổi và chuyển
hoá góp phần hình thành và xác lập những cái mới
trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung
phát triển.
IV. Luyện tập.

Bài tập 1:
Trong câu thơ Nguyễn Du, “nách” chỉ góc tường.
ND đã chuyển nghĩa cho từ “nách” từ nghĩa chỉ vị
trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao
nhau giữa hia bức tường tạo nên một góc tường.


Hs lên bảng, giáo viên nhận xét,
sửa chữa










Hs lên bảng làm.
Bài tập 2.
Từ “xuân” trong ngôn ngữ chung đã được tác giả
dùng với nghĩa riêng:
- Trong câu thơ của Hồ Xuân Hương, “xuân” vừa
chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm
của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ của Nguyễn Du, “xuân” trong “cành
xuân” chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi.
- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, “xuân” trong
“bầu xuân”chỉ chất men say nồng của rượu ngon,

đồng thời có nghĩa bóng chỉ sức sóng dạt dào của
cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè.
- Trong câu thơ của Hồ Chí Minh, từ “xuân”thứ nhất
có nghĩa gốc chỉ mùa đầu tiên trong năm, từ
“xuân”thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi
đẹp.
Bài tập 3.
Cùng là từ “mặt trời” trong ngôn ngữ chung, nhung
mỗi tác giả sử dụng theo những cách khác nhau, tạo
nên những nghĩa khác nhau:
a. Trong câu thơ của Huy Cận, “mặt trời” dùng với
nghĩa gốc, nhưng dùng theo phép nhân hoá nên có
thể “xuống biển” ( hoạt động như người)
b. Trong câu thơ của Tố Hữu, từ “mặt trời” chỉ lí
tưỏng cách mạng
c. Từ “mặt trời” đầu dùng với nghĩa gốc, “mặt trời”
thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người
mẹ: Đối với người mẹ, đứa con là niềm hạnh phúc,
niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời người mẹ.

4. Củng cố.
Giáo viên nhắc lại mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
5. Dặn dò.
- Học bài, tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Làm bài tập 4 trang 36

Rút kinh nghiệm:




×