Chuyên đề tốt nghiệp
25
Chương III
Giải pháp nhằm nâng cao chính sách tín dụng thương mại ở trung tâm,
dịch vụ thương mại dược mỹ phẩm.
==========================
3.1. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng thương mại ở
trung tâm dịch vụ - thương mại Dược mỹ phẩm.
Để có doanh thu và có nhiều khách hàng mua hàng của trung tâm với mục đích
tồn tại và phát triển lâu dài, trung tâm phải thay thế trên mục tiêu thị trường cạnh
tranh phải đạt được 3 lợi nhuận an toàn, vị thế, muốn đạt được ba mục tiêu trên
trung tâm trước hết cần phải thực hiện được mục tiêu trung gian đó là tiêu thụ
hàng hoá.
Tiêu thụ hàng hoá là giúp cho các doanh nghiệp thương mại đẩy mạnh bán hàng,
giải quyết tốt thị trường đầ
u ra, cuối cùng là đạt được mục tiêu trong kinh doanh.
Tăng doanh thu của doanh nghiệp bằng cách kích thích người mua hàng truyền
thống của doanh nghiệp, mua hàng hoá của doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút
khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với trung tâm trên thị
trường Trung tâm thương mại chỉ có thể phát triển được khi khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao sức cạnh tranh cao giúp cho Trung tâm
tăng khả
năng bán hàng. Trong thời gian tới mục tiêu của xúc tiến bán hàng là giúp cho
Trung tâm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Nâng cao uy tín của Trung tâm trên thị trường. Uy tín trong kinh doanh là vấn
đề quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường. Có uy
tín, khả năng bán hàng của doanh nghiệp thương mại trên thương trường được
thuận lợi hơn trong hiện tại cũng như trong tương lai, khả năng ổn định và phát triển
kinh doanh củ
a Trung tâm thương mại ngày càng cao.
- Để kinh doanh thương mại phát triển, đạt hiệu quả, góp phần thực hiện đường
lối phát triển thương mại của Đảng trong thời gian tới, xúc tiến bán hàng phải
giúp cho Trung tâm thương mại không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh,
Chuyên đề tốt nghiệp
26
kinh doanh có hiệu quả, Trung tâm thương mại có khả năng tái đầu tư để phát
triển và phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế.
Việc xác định quan điểm rõ ràng và nhất quán để đẩy mạnh xúc tiến bán hàng
trong Trung tâm thương mại còn xuất phát từ quan điểm cơ bản trong đổi mới kinh
tế xã hội ở nước ta, xuất phát từ chiến lược xúc tiến thương mại của Nhà nước và
xuất phát từ lợi ích của xúc tiến bán hàng đối với hoạt động kinh doanh của Trung
tâm thương mại. Đây là vấn đề quan trọng trong vi
ệc thi hành thống nhất các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm thương mại.
Xúc tiến bán hàng ngày càng gắn liền với sự phát triển của Trung tâm, xúc tiến
bán hàng đã trở thành hoạt động không thể thiếu được trong kinh doanh của
Trung tâm. Nhờ xúc tiến bán hàng, hàng hoá của Trung tâm bán ra nhanh hơn
nhiều hơn và trung tâm có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Xúc tiến bán hàng giúp cho việc bán hàng và phân phối thuận lợi hơn và tạo uy
tín cho trung tâm.
Trung tâm nhận thấy tầm quan trọng của việc xúc tiến bán hàng giúp cho trung
tâm bán hàng tốt dẫn đến sự phát triển bán Trung tâm thêm bề
n vững. Chính vì
vậy Trung tâm muốn bán được hàng trước hết phải nâng cao trình độ nghiệp vụ
cũng như trình độ bán hàng cho nhân viên.
- Bên cạnh xúc tiến bán hàng nhưng Trung tâm cần có biện pháp làm tăng tốc độ
chu chuyển vốn. Đối với khách hàng chiết khấu hay khách hàng mua hàng với
phương thức trừ phần trăm, Trung tâm cần thu nợ đúng kỳ hạn để đảm bảo được
khối lượng kinh doanh. Ngoài ra Trung tâm phải có biện pháp đi
ều chỉnh các
khoản thu việc thu hồi vốn chậm sẽ dấn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn
và ảnh hưởng đến kinh doanh của trung tâm. Do đó trung tâm cần chú ý hơn trong việc
thanh toán, trong trường hợp vốn bị chiếm dụng quá nhiều trong khi trung tâm phải đi
tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài như.
+ Sử dụng các biện pháp tài chính như chiết khấu do thanh toán sớm.
+ Có ưu đãi về giá đố
i với những khách hàng thanh toán nhanh.
Bên cạnh đó trung tâm cần giảm số lượng hàng tồn kho phải bám sát diễn biến
thị trường để có đối sách kịp thời phù hợp và hữu hiệu. Chính sách đối với các
Chuyên đề tốt nghiệp
27
đại lý, và nơi cung cấp, xử lý kịp thời những vướng mắc trong tổ chức kinh
doanh để tạo điều kiện cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh việc chi phí phục vụ cho kinh doanh
đóng vai trò quan trọng.
3.1.1. CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI.
Muốn sử dụng tín dụng thương mại có hiệu quả trước hết Trung tâm phải xây
dựng được những cơ cấu chính sách tín dụng hợp lý. Cơ sở để hoạch định tín
dụng chính là chi phí tín dụng trình độ của người điều hành.
Đồng thời Trung tâm tìm kiếm thị trường để tiến tới quá trình hoạt động kinh
doanh và có chính sách tín dụng
đối với từng đối tượng.
3.1.2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN LƯU ĐỘNG.
Nói đến việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả người ta nghĩ là phải tăng nhanh
vòng quay của vốn lưu động và khả năng sinh lời của vốn lưu động phải cao. Với
ý nghĩ đó, Trung tâm với phương hướng và những biện pháp cấp tín dụng cho
người mua nhưng phải
đúng hợp đồng kỳ hạn đã ghi và có những chính sách
chiết khấu, giảm giá cho những người trả tiền ngay mà không ảnh hưởng đến vốn
lưu động của trung tâm.
+ Thực hiện nghiêm kỷ luật bảo toàn vốn lưu động có nghĩa là cấp tín dụng cho
người mua nhưng trong phần tín dụng trả chậm đó ta vẫn phải cộng thêm giá vào
giá bán hàng hoá để trong suốt thời gian sử dụng mà vẫn bi
ểu hiện tương ứng với
một lượng vật chất ổn định cùng chủng loại.
+ Xác định đúng nhu cầu cần thiết về vốn lưu động cho từng thời kỳ kinh doanh để cấp
tín dụng cho người mua mà không ảnh hưởng đến kinh doanh.
+ Tăng cường công tác quản lý bằng cách nắm trắc chu trình vận động của tiền
vốn.
Tạo sự đoàn kết giữa ban lãnh đạo và các nhân viên trong trung tâm.
Cán bộ quản lý có trách nhiệm điều hành trung tâm bằng qui chế, văn bản hướng
dẫn cụ thể đồng thời tháo gỡ kịp thời mọi khó khăn và thủ tục hành chính.
- Tăng cường đầu tức vật chất kỹ thuật.
- Mở rộng thị trường
Chuyên đề tốt nghiệp
28
- Nâng cao chất lượng hàng hoá
- Về công tác quản lý tài chính
- Cấp tín dụng cho khách hàng nhằm đảm bảo lợi ích cho Trung tâm nhưng không xâm
phạm lợi ích khách hàng cũng như không ảnh hưởng đến Trung tâm.
- Hàng hoá kinh doanh của trung tâm cần phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Luôn tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới tìm ra thị trường mới.
- Thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức mua tín dụng.
- Tránh những tổn thất rủi ro trong việc cấp tín dụng thương mại mà làm ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của trung tâm.
3.2. Đối với Nhà nước.
3.2.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH DOANH THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ KINH DOANH MẶT HÀNG
DƯỢC - MỸ PHẨM NÓI RIÊNG.
Trong thời kỳ đất nước ta đang thực hiện công cuộc hiện đại hoá - công nghiệp
hoá đất nước thì Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về
xuất khẩu
đồng thời thay thế hàng nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước có chất
lượng cao. Đảng và Nhà nước cũng đề cập tới vấn đề khuyến khích mọi doanh
nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, đầu tư phát triển, yên tâm
làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh; không phân biệt sở hữu và hình
thưc tổ chức kinh doanh. Đảng và Nhà nước cũng có những quan điểm đổi m
ới trong
kinh doanh thương mại như sau:
- Trước tiên là mục tiêu tổng quát cho những năm tới là tiếp tục công cuộc đổi
mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước hết là công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn làm trọng tâm đi đôi với
phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng.
- Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) đã được Quốc hội thông qua và chính thức áp
dụng từ ngày 1/1/1999. Đây là luật thuế mới có nhiều ưu điểm nhưng cũng vẫn
tồn tại những hạn chế nhất
định.
Chuyên đề tốt nghiệp
29
- Một trong những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước là: mở rộng thị
trường, nâng cao sức cầu, sức mua trong nước bằng các giải pháp phù hợp, đẩy
mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập. Nhà nước
hỗ trợ đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo sự lưu thông hàng hoá thuận tiện trên
thị trường trong nước đồng thời giảm dần hàng rào thuế quan để chuẩn bị tham
gia mậu dịch tự do của ASEAN hoặc APEC.
- Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là phát triển thương mại đảm bảo lưu
thông hàng hoá thông suốt, dễ dàng trong nước, chú trọng đến các vùng sâu,
vùng nông thôn, vùng núi Thương nghiệp quốc doanh được củng cố và phát
triển trong những ngành nghề thiết yếu đối với sản xuất và đời sống trướ
c hết là
những địa bàn bỏ trống.
Riêng với mặt hàng Dược - Mỹ phẩm thì Đảng và Nhà nước cũng nhất mạnh: Sự
cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý
để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm lo con người về thể chất là
trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể. Song
song với phát triển kinh tế, chăm lo việc làm ăn, ở cho dân ngày càng tốt hơn thì
các ngành y tế, thể dục thể thao phải làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân trong đó đặc biệt chú ý xây dựng cơ sở y tế các cấp.
Do vậy với các đơn vị kinh doanh mặt hàng Dược - Mỹ phẩm thì ngoài việc tìm
kiếm lợi nhuận đem lại hiệu quả kinh doanh cao thì một trách nhiệm nữa được
Đảng và Nhà nước giao cho đó là kinh doanh nhằm phục vụ cho nhu cầu sức
khoẻ của nhân dân.
Đó là những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước. Những quan điểm này
đều có ảnh hưởng ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của
Trung tập dịch vụ - Thương mại Dược - Mỹ phẩm. Do đó Trung tâm cần phải
xây dựng cho mình những kế hoạch riêng
để góp phần thực hiện đúng đắn đường
lối của Đảng và Nhà nước đề ra mà vẫn đảm bảo mục tiêu kinh doanh có hiệu
quả.
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM
DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI DƯỢC - MỸ PHẨM TRONG THỜI GIAN
TỚI.
Chuyên đề tốt nghiệp
30
3.2.2.1. Chiến lược và sách lược kinh doanh của Trung tâm dịch
vụ - thương mại Dược - Mỹ phẩm.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khác để giữ vững thế
mạnh của mình trên thị trường thì Trung tâm cần xác định các chiến lược và kế
hoạch tiêu thụ trong ngắn hạn cũng như thiết lập các chiến lược dài hạn cho
mình.
a) Các chiến lược và Trung tâm:
- Về chiến lược dài hạn, Trung tâm đã đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành một
trung tâm thương mại l
ớn của Tổng Công ty Dược Việt Nam nói riêng và của
ngành kinh tế nói chung nhằm đảm bảo vấn đề không ngừng nâng cao sức khoẻ
cho nhân dân.
- Bên cạnh đó, chiến lược hướng nội cũng được Trung tâm đề cập tới để hạn chế
hàng nhập khẩu tràn vào thị trường nước ta làm cạnh tranh ngày càng trở nên gay
gắt ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Trung tâm
- Hiện nay, để giữ vững đượ
c thị phần trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ
ra nước ngoài Trung tâm đã thực hiện chiến lược hỗn hợp bao gồm cả chiến lược
hướng nội và chiến lược hướng ngoại.
- Ngoài ra Trung tâm còn có chiến lược hướng về xuất khẩu lấy thị trường nước
ngoài là trọng tâm phát triển thủ công nghiệp Dược. Điều đó mang lại những lợi
ích thiế
t thực song cũng đòi hỏi những điều kiện khắt khe, trước hết là sản phẩm
xuất khẩu phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yếu tố của chiến lược
hướng nội (coi trọng thị trường trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm trong nước có ch
ất lượng để thay thế hàng nhập khẩu) và các yếu tố
của chiến lược hướng ngoại (phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh sản xuất các
sản phẩm xuất khẩu lấy yêu cầu của thị trường quốc tế làm hướng phấn đấu để
phát triển sản xuất kinh doanh). Sự hình thành chiến lược này chính là sự điều
chỉnh trọng tâm thị trường phát triển sản xuất kinh doanh của chiến lược hướng
nội và chiến lược hướng ngoại. Chiến lược phát triển dài hạn này đã và đang
được thực hiện ở Trung tâm và đã đạt được những kết quả nhất định.
Chuyên đề tốt nghiệp
31
- Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu: với mục tiêu thay thế những mặt hàng
Dược phẩm - Mỹ phẩm mà trong nước có khả năng sản xuất được tập trung vào
các sản phẩm thuốc thiết yếu. Thay thế những tá Dược trong nước có thể đảm
bảo về số lượng và chất lượng. Từng bước thay thế bao bì Dược, một số nguyên
liệu, Dược liệu trong nước sản xuất và đạt chất lượng.
- Chiến lược về phản ánh sản phẩm: Bổ sung đưa vào sản xuất những mặt hàng
hoạt chất mới đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu và thuốc cung câps cho bệnh viện
theo danh mục Bộ ban hành. Phấn đấu để có nhiều mặt hàng có hàm lượng công
nghệ cao, những mặt hàng độc đáo mà các đơn vị khác không có được. Tăng
cường cải ti
ến mẫu mã bao bì phù hợp với tâm lý và thu hút sự chú ý của người
tiêu dùng.
- Chiến lược hợp tác Quốc tế: Luôn học tập để nâng cao trình độ quản lý, kinh
doanh. Tiến tới hoà nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực kinh doanh các
mặt hàng thuốc, Dược phẩm, Mỹ phẩm
- Chiến lược về thị trường nội địa: nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ cho các
đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng cao,
đồng bào nghèo, phát huy vai trò chỉ đạo
của Tổng công ty Dược vn làm nòng cốt cho ngành. Dần dần tăng thị phần thuốc
trong nước.
b) Chính sách của Trung tâm:
Trung tâm căn cứ vào những chính sách bảo hộ sản xuất hàng trong nước của Nhà
nước như thế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, trợ cấp các
chính sách bảo hộ này được vận động qua 3 giai đoạn.
- Bảo hộ với cường độ cao nhất trong thời gian đầu.
- Giảm dần mức bảo hộ để các xí nghiệp sản xuất vươn tới trình độ cao hơn.
- Xoá bỏ bảo hộ khi các doanh nghiệp trong nước đủ sức khống chế thị trường
nội địa và có thể vươn ra thị trường nước ngoài.
Chuyên đề tốt nghiệp
32
3.2.2.2. Mục tiêu kinh doanh của Trung tâm dịch vụ - Thương mại
Dược - Mỹ phẩm:
Tất cả các chiến lược trên của Trung tâm được vạch ra chính là để trong hoạt
động kinh doanh của mình trung tâm sẽ đạt được những kết quả, những mục tiêu
nhất định.
Trung tâm đặt ra mục tiêu: ngày càng tăng thị phần trên thị trường thuốc trong
nước và vươn dần ra thị trường nước ngoài. Đồng thời đáp ứng được toàn bộ nhu
cầu về thuốc cho khách hàng đến với Trung tâm cả về s
ố lượng và chất lượng.
3.2.2.3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Trung tâm trong
thời gian tới.
Trung tâm Dịch vụ - Thương mại Dược - Mỹ phẩm đang kinh doanh trên một thị
trường thuốc sôi động và đầy dẫy những khó khăn, phức tạp. Việc đề ra phương
hướng phát triển trong tương lai là một yêu cầu khách quan để Trung tâm có thể
tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt hiện
nay.
• Con người luôn là yếu tố then chốt trong lĩnh vực. Chính vì v
ậy nhiệm vụ đầu
tiên của Trung tâm là xây dựng một đội ngũ lao động trung thành và năng động.
Trung tâm đã đề ra phương hướng sắp xếp nhân sự cho hợp lý, đào tạo, tuyển
dụng những người có năng lực, đặc biệt vì mặt hàng kinh doanh của Trung tâm là
mặt hàng Dược - Mỹ phẩm (thuốc) có tính chất đặc biệt khác với các mặt hàng
kinh doanh khác nên Trung tâm cũng có sự chọn lựa đội ngũ nhân viên có trình
độ về Dược.
• Giữ gìn và phát triển khách hàng là điều kiện sống còn của tất cả các doanh
nghiệp, từ việc nhận thức vấn đề đó Trung tâm luôn tìm mọi cách để đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng.
• Về cơ sở cật chất: với những điều kiện có sẵn Trung tâm vẫn quan tâm tới việc
nâng cao chất lượng của cơ sở v
ật chất để đảm bảo cho việc bảo quản chất lượng
hàng hoá.