Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.93 KB, 21 trang )


LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN
Giảng viên: Nguyễn Minh Đức
Nhóm thực hiện: 03

Chủ đề thuyết trình:
CÁC NGHIÊN CỨU MỚI CỦA
TRƯỜNG PHÁI HIỆN ĐẠI HÓA

Nội dung chính:

Trường phái hiện đại hóa phản ứng lại với những
phê bình

Wong: Chủ nghĩa doanh nghiệp gia đình

Davis: Xem xét lại tôn giáo ở Nhật

Banuazizi: Cách mạng Hồi giáo ở Iran

Huntington: Nhiều nước sẽ trở nên dân chủ

Sức mạnh của các lí thuyết mới của trường phái
hiện đại hóa

I. Trường phái Hiện đại hoá
phản ứng lại với những phê bình

Tiếp tục tập trung nghiên cứu về sự phát triển của các nước
Thế giới thứ 3, nhưng:


Sửa đổi một số giả thiết cơ bản:
-Thứ nhất, sự hiện đại và truyền thống không chỉ cùng song
song tồn tại mà còn có thể xâm nhập và hoà lẫn vào nhau.
-Thứ hai, thay đổi về phương pháp nghiên cứu: Thay vì
nghiên cứu ở cấp độ trừu tượng cao, các nghiên cứu mới
tập trung vào từng trường hợp riêng biệt, quan tâm phân
tích yếu tố lịch sử.
-Thứ ba, các nghiên cứu mới của Trường phái HĐH mặc
nhận rằng các nước Thế giới thứ 3 có thể theo đuổi các con
đường phát triển riêng của họ.
-Thứ tư, các nhân tố bên ngoài được quan tâm hơn trong các
nghiên cứu mới

So sánh các nghiên cứu cổ điển và các
nghiên cứu mới của trường phái HĐH:
Nghiên cứu cổ điển Nghiên cứu mới
Sự giống nhau
- Trọng tâm nghiên cứu
Sự phát triển của các nước thế giới thứ
3 Tương tự
- Cấp phân tích Cấp quốc gia Tương tự
- Các biến chủ chốt
Các nhân tố bên trong: Giá trị văn hoá,
các định chế/tổ chức xã hội Tương tự
- Các thuật ngữ chính Truyền thống và hiện đại Tương tự
- Hàm ý chính sách Nói chung HĐH là có lợi Tương tự
Sự khác nhau
- Về truyền thống Truyền thống là sự cản của sự phát triển Truyền thống là yếu tố hỗ trợ sự phát triển
-Về phương pháp nghiên
cứu Mức độ trừu tượng cao

Các trường hợp riêng biệt
Nghiên cứu lịch sử
- Về chiều hướng của sự
phát triển Con đương phát triển duy nhất Nhiều con đường phát triển khác nhau
- Về các yếu tố bên ngoài
và sự xung đột Không chú ý Chú ý nhiều hơn

II.1. Wong: Chủ nghĩa doanh nghiệp
gia đình

Nghiên cứu ảnh hưởng của gia đình đến nội bộ tổ chức
của các Doanh nghiệp của người Trung Quốc ở
HongKong, Wong tìm thấy gia đình có ảnh hưởng tích cực
đến phát triển kinh tế.
-Thứ nhất, các doanh nghiệp ở HongKong có hình thức
quản lý kiểu gia trưởng. Kiểu quản lý này giúp các doanh
nghiệp thu hút và giữ được công nhân, đồng thời tránh
được sự thương lượng và đình công của công nhân.
-Thứ hai, chủ nghĩa gia đình trị - tuyển dụng người thân
trong gia đình vào doanh nghiệp - mang lại sự thành công
cho các doanh nghiệp ở HongKong.
-Thứ ba, hình thức doanh nghiệp sở hữu gia đình là phổ
biến ở HK. Hình thức này đem lại sức mạnh cạnh tranh
cho các doanh nghiệp này.

II.2. Davis: Xem xét lại Tôn giáo ở Nhật

Lý thuyết chạy vượt rào (Weber 1958)

Lý thuyết hàng rào phòng thủ (David 1987)


Viết lại lịch sử tôn giáo của Nhật

Nhật Bản: Xã hội công nghiệp hậu Khổng giáo

Lý thuyết chạy vượt rào

Quá trình phát triển như là một cuộc thi chạy vượt rào.
-Vạch xuất phát là Xã hội truyền thống
-Đích là Xã hội hiện đại
-Để đến đích cần vượt qua các:
+Rào cản kinh tế,
+Rào cản chính trị - xã hội,
+Rào cản tâm lý

Lý thuyết hàng rào phòng thủ:

Giải thích các xã hội truyền thống đã làm thế nào để bảo
vệ chúng trước sự tấn công từ các giá trị của chủ nghĩa tư
bản.

Theo David, xã hội truyền thống có thể thể hiện bằng 3 đường
tròn đồng tâm.
C
A
B
A - Xã hội
B - Các hàng rào phòng thủ: Tôn
giáo,phép thuật,đạo lý, truyền thống
dân gian

C- Nền kinh tế (bị bao vây)

Viết lại lịch sử tôn giáo của Nhật

Sử dụng mô hình hàng rào phòng thủ để giải
thích mối quan hệ giữa tôn giáo và sự phát triển
của Nhật:

Các yếu tố tiêu cực của tôn giáo đối với sự phát triển: Ở
Nhật các tôn giáo ít có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển

Các yếu tố tích cực của tôn giáo đối với sự phát triển: Ở
Nhật, tôn giáo tăng cường sự phát triển kinh tế thông qua
việc phát triển đạo đức nghề nghiệp, cân bằng tâm linh, hình
thành tính cách của người Nhật ("là người Nhật thì phải làm
việc chăm chỉ, trung thành và ngay thẳng").


Áp dụng lý thuyết "hàng rào phòng thủ" vào xã
hội hiện đại Nhật để giải thích nền kinh tế được
bảo vệ như thế nào trước sự tấn công của xã
hội.
Nhật Bản: Xã hội công nghiệp
hậu Khổng giáo
A
C
B
C - Nền kinh tế
B - Các hàng rào phòng thủ mới: thuyết
Nhật Bản, sự hợp lý của tôn giáo và

đạo đức
A- Xã hội (bị bao vây)

II.3. Banuazizi: Cách mạng Hồi giáo
ở Iran
Từ nghiên cứu Cách mạng Hồi giáo ở Iran của Banuazizi
cho thấy:
-Hiện đại hóa không nhất thiết đem đến sự mất đi của tôn giáo (yếu tố
truyền thống): Phong trào tôn giáo như Hồi giáo có thể được sửa đổi dễ
dàng và được phục hồi khi các thể chế và điều kiện lịch sử tán thành .
-Tư tưởng truyền thống là một mắt xích hiệu quả trong việc ghép nối các
nhu cầu của phong trào thay đổi xã hội nhý bất kì một thành phần hiện
đại phi tôn giáo khác.
-Các phong trào tôn giáo cũng có thể hấp dẫn với những ai có sự cởi mở
với các thể chế hiện đại, cũng như các thành phần ngoại vi của xã hội
-Theo Banuazizi, cuộc đối thoại liên quan đến truyền thống và hiện đại
nên được mở lại, với sự quan tâm vào thời điểm này là truyền thống. Do
ông đã chứng kiến sự chiến thắng của thành phần truyền thống và sự
thất bại của tất cả các thành phần khác trong cách mạng.

II.4. Huntington: Nhiều nước sẽ trở
nên
dân chủ?
Trả lời câu hỏi: Nhiều nước sẽ trở nên dân chủ? Huntington phân biệt 2
nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của dân chủ ở các nước
Thế giới thứ 3:

(1) Các điều kiện tiền đề ủng hộ sự phát triển của dân chủ;

(2) Các quá trình chính trị mà từ đó sự phát triển của dân chủ diễn ra.


(1) Các điều kiện tiền đề ủng hộ sự
phát triển của dân chủ (điều kiện cần)

Giầu có về kinh tế: tạo điều kiện cho công bằng và dân chủ

Cấu trúc xã hội: Xã hội dân sự và nền kinh tế thị trường

Môi trường bên ngoài: Sự lan truyền các giá trị dân chủ

Bối cảnh văn hoá: Ảnh hưởng của văn hoá đến văn hoá chính trị

(2) Quá trình dân chủ hoá:

Ba mô hình dân chủ hoá:
->"Mô hình tuyến tính": VD. Ở Vương quốc Anh và ở Thuỵ Điển - Dân chủ
tăng dần
->"Mô hình chu kỳ": Sự hoán đổi giữa chuyên quyền và dân chủ
->"Mô hình biện chứng": VD. Đức, Italia, Hy lạp và Tây Ban Nha

(2) Quá trình dân chủ hoá:

Quá trình dân chủ tối ưu, theo Huntington:
->1 - Xác định đặc thù của quốc gia
->2 - Phát triển các thể chế chính trị hiệu quả
->3 - Mở rộng sự tham gia về chính trị

Quá trình dân chủ là kết quả của quá trình hoàn thiện dần dần ít bạo lực
hơn là sự lật đổ


III. Sức mạnh của các lý thuyết mới
của Trường phái HĐH

Đã khắc phục các hạn chế của các nghiên cứu cổ điển. Đó là các hạn chế
nào?

Đã đưa ra các hướng nghiên cứu mới

Cung cấp hướng phân tích sâu và đa chiều

Các hướng nghiên cứu mới:

Quan tâm đến yếu tố truyền thống trong nghiên cứu về quá trình hiện đại
hoá (Wong 1988, David 1987, Banuazizi 1987)

Quan tâm đến yếu tố lịch sử trong các nghiên cứu về quá trình HĐH
(Wong 1988, Banuazizi 1987, Huntington 1984)

Phân tích sâu và đa chiều

Phân tích đa biến: Xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị

Phân tích ở nhiều giai đoạn


THE END
Xin chân thành cảm ơn
sự lắng nghe của
thầy và các bạn!


Thank you!!!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×