Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.95 KB, 6 trang )

TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội Thương
Bệnh tiểu đường loại 2, hay xuất hiện ở người lớn nặng cân.
Xin ôn lại một chút, đường (carbohydrates) là một trong những chất
biến dưỡng căn bản của cơ thể, có trong cơm gạo, bánh mì, thức ăn ngọt, ,
các chất biến dưỡng căn bản khác là chất đạm (protein), chất mỡ (lipids),
sinh tố (vitamins), muối khoáng (minerals).
Gần như mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động.
Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của
mình, các tế bào cần đến insulin. Insulin giúp đưa đường từ máu vào trong
các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường trong máu không
bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi các tế bào beta trong tụy tạng (pancreas),
một cơ quan nằm ở bụng trên, phía sau bao tử. Khi các tế bào beta này của
tụy tạng không tiết đủ chất insulin, đường trong máu lên cao, vì không thể
vào trong các tế bào. Hoặc dù chất insulin có đủ, song vì một lý do nào đó,
tế bào không sử dụng được chất insulin, đường cũng tăng cao trong máu.
Do thế, tiểu đường được chia thành hai loại: loại 1 (loại thiếu chất
insulin trong cơ thể) và loại 2 (loại có insulin trong cơ thể, nhưng tế bào
không dùng được insulin). 90% số người tiểu đường mang bệnh tiểu đường
loại 2.
Cơ chế
Tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40, song gần đây,
cũng xuất hiện không ít ở trẻ con và người trẻ, vì ngày càng nhiều trẻ con và
người trẻ béo mập hơn trước.
Tại Mỹ, có khoảng 14 triệu người bị tiểu đường loại 2. Thêm vào đấy,
có thể 8 triệu người khác mang bệnh nhưng không biết mình đang mang
bệnh.
80% số người bị tiểu đường loại 2 béo mập (obese) hoặc nặng cân hơn
bình thường (overweight). Khi đo lượng insulin trong máu những người
nặng cân và bị tiểu đường, người ta thấy insulin trong máu bình thường,


hoặc có khi còn cao hơn bình thường.
Có đủ insulin trong người, mà vẫn bị tiểu đường? Chỉ vì, muốn dùng
được insulin, trên mặt các tế bào phải có đủ những chỗ tiếp nhận insulin, gọi
là “insulin receptors”. Trên mặt các tế bào mỡ của những vị bị tiểu đường
loại 2 không có đủ những chỗ tiếp nhận hầu insulin có thể bám vào để tác
động, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào. Nên cơ chế chính gây
tiểu đường loại 2 ở những vị béo mập là do các tế bào mỡ thiếu những chỗ
tiếp nhận insulin, và sự chữa trị hàng đầu là xuống cân.
Sự di truyền trong trường hợp tiểu đường loại 2 còn mạnh hơn loại 1.
Nếu có anh em sinh đôi bị tiểu đường loại 2, người kia trước sau gì cũng bị
tiểu đường cùng loại. Nếu có bố mẹ bị tiểu đường loại này, gần như 1/3 con
cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường, hoặc có những thử máu bất thường.
Một vài loại thuốc có tác dụng chống lại tác dụng của insulin (thuốc
chứa chất steroid như Prednisone), hoặc ngăn cản sự tiết insulin từ tụy tạng
(thuốc cao áp huyết như Tenormin, Inderal, các thuốc lợi tiểu thiazide
diuretics, thuốc chữa kinh phong Dilantin, ) cũng có thể bất ngờ làm
đường tăng cao trong máu. Khi đi khám bác sĩ, bao giờ cũng vậy, bạn nhớ
đem tất cả các thuốc dùng ở nhà đến cho bác sĩ xem.
Ai dễ bị tiểu đường loại 2?
Từ tuổi 45 trở đi, tiểu đường loại 2 dễ xuất hiện. Đấy là với người Mỹ
trắng, với những người thuộc các thành phần sau (kể cả người Mỹ da vàng
chúng ta), tiểu đường loại 2 có thể đến sớm hơn:
- Người béo mập (sức nặng 20% trên sức nặng lý tưởng).
- Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mang bệnh tiểu đường.
- Người Á đông, da đen, da đỏ, và người gốc Hispanic.
- Bị tiểu đường lúc mang thai.
- Có cao áp huyết (áp huyết 140/90 trở lên).
- Thực phẩm nhiều thịt đỏ (heo, bò, trừu), mỡ màng. Ngược lại, thực
phẩm nhiều rau, trái cây, cá, gà vịt có thể giúp ngừa bệnh tiểu đường.
- Đời sống ít thể dục thể thao.

- Hút thuốc lá.
Trong các yếu tố kể trên, béo mập được xem là yếu tố quan trọng
nhất.
Triệu chứng
Nhiều trường hợp bệnh tiểu đường loại 2, giống bệnh cao áp huyết,
lặng lẽ tàn phá cơ thể ta, không gây triệu chứng khiến ta chú ý. Nhiều vị tình
cờ thử máu, khi đi khám bác sĩ hay mua bảo hiểm sức khỏe, giật mình thấy
đường trong máu mình sao cao thế.
Triệu chứng do căn bệnh nếu có, cũng từ từ, không đột ngột như trong
trường hợp tiểu đường loại 1. Người bệnh đi tiểu hoài, cả ban đêm, uống
nước luôn vì thấy khát quá, ăn không ngơi do thấy ngon miệng. Có vị xuống
cân, mệt mỏi. Một khi triệu chứng xuất hiện, thường, tiểu đường đến đã vài
năm.
Định bệnh
Cũng như tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường loại 2 được định theo
tiêu chuẩn của American Diabetes Association (ADA, Hiệp Hội Tiểu Đường
Hoa Kỳ), bằng 1 trong 4 cách sau:
- Đường máu đo sau khi nhịn đói ít nhất 8 tiếng cao hơn 125 mg/dl
- Người bệnh có triệu chứng của tiểu đường và đường máu đo lúc
không nhịn đói thấy cao trên 200 mg/dl
- Oral glucose tolerance test (OGTT) bất thường: sau khi cho ăn
đường glucose 1.75 g/kg (tối đa 75 g), 2 tiếng sau đo đường máu, thấy vẫn
cao hơn 200 mg/dl
- Trị số HbA1C (biểu thị lượng đường trung bình trong máu chúng ta
trong vòng 3 tháng qua) bằng hay cao hơn 6.5.
Nếu nghi bệnh tiểu đường, chúng ta dùng một trong 4 cách định bệnh
trên, và nếu thử lại lần nữa, vẫn bất thường như vậy, người bệnh được xem
có bệnh tiểu đường.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×