41
thống hút làm việc, áp suất không khí trong các phòng đó sẽ thấp hơn so với
xung quanh và nhờ thế hơi khí độc hại không lan tỏa ra các phòng lân cận.
Nếu xét đến phạm vi phục vụ của các hệ thống thông gió, có thể phân chia
chúng thành hai loại khác nhau: hệ thống thông gió chung và hệ thống thông
gió cục bộ.
3- Hệ thống thông gió chung
Hệ thống thông gió chung là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm
vi tác dụng trong toàn bộ không gian của phân xưởng. Nó phải có khả năng khử
nhiệt thừa và các chất độc hại tỏa ra trong phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng
độ độc hại trong toàn bộ không gian của phân xưởng xuống đến mức cho phép.
Hệ thống thông gió chung có thể là tự nhiên hay cơ khí.
4- Hệ thống thông gió cục bộ
Hệ thống thông gió cục bộ là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong
từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng. Hệ thống thông gió cục bộ có thể là
hệ thống thổi vào cục bộ hoặc hệ thống hút ra cục bộ.
a- Hệ thống thổi cục bộ
Hệ thống thổi vào cục bộ còn gọi là hoa sen không khí, thường được bố trí để
thổi không khí sạch và mát vào những vò trí làm việc của công nhân mà tại đó
có tỏa nhiều khí có hại và nhiều nhiệt. Hoa sen không khí còn có nhiệm vụ tạo
ra luồng gió với vận tốc thích hợp để tăng hiệu quả làm mát của không khí.
Trường hợp này người ta thường dùng quạt trục đặt trên giá di động được để
thổi vào những nơi cần thiết hoặc hệ thống máy quạt và đường ống để thổi
không khí sạch và mát vào, tạo thành một vùng có có nhiệt độ thấp hơn nhiều
so với những chỗ khác của phân xưởng và coi nó như là “ c đảo không khí”.
Như vậy bằng biện pháp thông gió thổi cục bộ người ta có thể tạo ra môi
trường không khí thích hợp với điều kiện làm việc của công nhân ở từng vò trí
thao tác riêng biệt, trong lúc biện pháp thông gió chung không thể nào đáp ứng
được yêu cầu này. Ngoài ra hệ thống thông gió cục bộ gọn nhẹ và kinh tế hơn
hệ thống thông gió chung.
b- Hệ thống hút cục bộ
Hệ thống hút cục bộ là hệ thống dùng để hút các chất độc hại ngay tại nguồn
sinh sản ra chúng và thải ra ngoài, không cho lan tỏa ra vùng xung quanh trong
phân xưởng. Đây là biện pháp thông gió tích cực và triệt để nhất để khử độc
hại.
Tùy theo dạng độc hại cần hút mà hệ thống hút cục bộ có thể chia thành hệ
thống hút nhiệt, hệ thống hút khí hơi có hại và hệ thống hút bụi.
- Hệ thống hút nhiệt thường được bố trí bên trên các nguồn tỏa nhiệt như bể
lò rèn, cửa lò nung, máng rót kim loại, vv…
- Hệ thống hút khí và hơi độc hại thường được sử dụng nhiều trong quá trình
sản xuất có liên quan đến hóa chất, các bể tôi ram, mạ kim loại, vv…
42
- Hệ thống hút bụi cục bộ được bố trí những nơi phát sinh nhiều bụi như bàn
đá mài, bàn cưa, thiết bò sản xuất xi măng, vv
Để tránh làm bẩn bầu khí quyển, đồng thời để tận dụng được các loại bụi quý,
trên các hệ thống hút bụi thông thường có bố trí thiết bò lọc sạch bụi trong
không khí trước khi thải ra ngoài.
Điểm cần lưu ý trong các hệ thống thông gió cục bộ là hầu hết các hệ thống
thông gió này đều là hệ thống thông gió cơ khí, nghóa là phải có máy quạt để
tạo ra luồng gió ở các miệng thổi cục bộ và sức hút ở các miệng hút cục bộ. Chỉ
trừ hệ thống hút nhiệt cục bộ là có thể tự nhiên hoặc cơ khí.
5- Thông gió phối hợp.
Nhiều trường hợp trong cùng một công trình người ta có thể áp dụng cả thông
gió tự nhiên lẫn thông gió cơ khí, vừa thông gió chung vừa thông gió cục bộ.
Trường hợp ấy ta gọi là thông gió phối hợp.
6- Thông gió dự phòng sự cố.
Trong những phân xưởng sản xuất mà quá trình công nghệ có liên quan nhiều
đến các chất độc, để đề phòng sự cố khi các bình chứa, ống dẫn chất độc bò nỗ
vỡ làm ô nhiễm môi trường không khí trong phân xưởng, người ta bố trí hệ
thống thông gió dự phòng sự cố. Khi có sự cố xẩy ra, tất cả công nhân trong
phân xưởng đều phải nhanh chóng sử dụng các phương tiện phòng chống hơi
độc cá nhân hoặc rời khỏi phòng. Đồng thời mở cho hệ thống thông gió sự cố
làm việc nhanh chóng khử hết độc hại, đưa môi trường không khí trong xưởng
trở lại trạng thái bình thường.
Hệ thống thông gió sự cố phải là hệ thống thông gió chung hút ra bằng cơ khí.
Sở dó chỉ hút ra mà không thổi vào là để cho không khí trong phòng có sự cố
không thể lan tràn ra các phòng lân cận. Ngược lại, không khí sạch từ bên ngoài
và từ các phòng lân cận có thể tràn vào thay thế chỗ cho phần không khí ô
nhiễm đã được hút thải ra ngoài. Lưu lượng hút của hệ thống thông gió sự cố
thường lấy khoảng từ 7 đến 15 lần thể tích của phòng trong mỗi giờ.
Các loại hệ thống này đều có phạm vi sử dụng rõ rệt và ưu nhược điễm nhất
đònh. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ta có thể lựa chọn loại hệ thống này
hay hệ thống khác để tổ chức thông gió cho công trình, sao cho hiệu quả kinh tế
kỹ thuật cao nhất.
§9-3 Biện pháp phòng cháy nổ trong các
hệ thống thông gió
Bụi và các chất hơi, khí là nguồn gốc gây ra tai nạn cháy nổ trong các hệ
thống thông gió.
Biện pháp cơ bản nhất để đề phòng cháy nổ trong các hệ thống thông gió là
phải đảm bảo sao cho trong đường ống dẫn không khí cũng như tại các miệng
hút hàm lượng của bụi và hơi khí thấp hơn các hàm lượng gây nổ. Tuy nhiên
điều này trong nhiều trường hợp khó có thể đảm bảo được. Do đó cần phải áp
43
dụng các biện pháp khác đề phòng cháy nổ. Đó là biện pháp tránh sự va chạm,
cọ xát có thể phát sinh ra tia lửa trong các hệ thống thông gió mà không khí
trong đó có chứa các chất dễ gây cháy nổ. Cụ thể là:
1- Không được bố trí động cơ điện bên trong đường ống dẫn không khí. Khi
cần phải đặt quạt trục bên trong đường ống thì cánh quạt lắp trong ống và động
cơ lắp ngoài ống.
2- Để tránh khả năng phát tia lửa khi có sự va chạm ngẫu nhiên giữa cánh
quạt và vỏ quạt, người ta chế tạo hoặc cánh quạt hoặc vỏ quạt bằng kim loại
màu. Cũng có thể lót một lớp kim loại màu bên trong vỏ quạt.
3- Trường hợp có nhiều khả năng gây cháy nổ, cần sử dụng ống phun để
vận chuyển không khí thay cho máy quạt.
4- Ngoài ra để tránh gây nổ do tónh điện cần phải nối dây đất vào các đai
truyền động của máy quạt.
44
Chương 10
NHỮNG YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI
THIẾT KẾ CÁC XÍ NGHIỆP
§10-1 Những yêu cầu đảm bảo an toàn khi thiết kế
tổng mặt bằng xí nghiệp
Vấn đề an toàn của toàn xí nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tính chất sản xuất
của từng loại xí nghiệp, vào sự lựa chọn vùng đất và bố trí đúng đắn các ngôi
nhà và công trình trên đó. Nhưng cho dù loại xí nghiệp nào thì khi thiết kế mặt
bằng cũng cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản sau:
1- Khu đất phải tương đối bằng phẳng, có độ dốc để dễ thoát nước, giao
thông thuận tiện và an toàn.
2- Trên vùng đất xí nghiệp phải có các biện pháp tránh gây ra tác hại về
mặt vệ sinh, an toàn và phòng cháy, nổ cho các xí nghiệp và vùng dân cư lân
cận.
3- Giữa xí nghiệp với xí nghiệp, giữa xí nghiệp và vùng dân cư, các tuyến
đường sắt và đường sông phải có khoảng cách an toàn.
4- Các ngành sản xuất có bụi, hơi, khí độc và tiếng ồn, dễ cháy nổ phải bố
trí cuối hướng gió chính.
5- Tất cả các ngôi nhà và công trình, kho bãi chứa nguyên vật liệu, sản
phẩm, năng lượng phải bố trí thành từng vùng riêng biệt phù hợp với đặc điểm
sản xuất, yêu cầu vệ sinh, an toàn lao động và phòng cháy.
6- Trồng cây xanh vào khoảng cách giữa các vùng, giữa các nhà và công
trình.
§10-2 Những yêu cầu đảm bảo an toàn khi thiết kế
các phân xưởng sản xuất
Để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, đảm bảo sức khỏe và an toàn
lao động cho công nhân, ngay từ khi thiết kế và xây dựng các phân xưởng cần
phải có các giải pháp về bố trí mặt bằng phân xưởng, cấu tạo kiến trúc và kết
cấu hợp lý nhằm giải quyết tốt vấn đề nêu trên.
Khi thiết kế bất kỳ phân xưởng sản xuất nào cũng cần chú ý tới những yêu cầu
sau:
1- Kích thước, thể tích, diện tích, bố trí diện tích làm việc, máy móc thiết bò,
dụng cụ, nguyên vật liệu, vv… phải hợp lý đảm bảo an toàn.
2- Cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa: thông thoáng, lợi dụng được ánh sáng tự
nhiên tốt.
45
3- Cách âm, cách rung động tốt: ngăn cách được tiếng ồn từ bên ngoài hoặc
từ phòng sản xuất này sang phòng khác. Những gian máy rung động thì kết cấu
nhà cửa làm từ vật liệu cách rung hoặc có biện pháp cấu tạo chống rung động.
4- Cách nhiệt tốt: Chống nóng về mùa hè và giũ nhiệt về mùa đông.
5- Các kết cấu xây dựng của phân xưởng phải bền chắc về mặt chòu lực.
Trong các phân xưởng có nhiệt độ cao và phân xưởng hóa chất thì phải bền
vững cả về mặt chòu nhiệt và chống ăn mòn.
§10-3 Cấp thoát nước và xử lý nước thải
Nước là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày và đóng
vai trò rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Nước sau khi sử dụng trong sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa rơi trên
mặt đất thường bò nhiễm bẩn, chứa nhiều tạp chất hửu cơ, vô cơ và vi trùng, do
đó phải được thải ra khỏi vùng dân cư vả xí nghiệp, đồng thời phải được xử lý
trước khi thải ra sông, hồ để đảm bảo vệ sinh cho các nguồn nước và sức khỏe
của nhân dân.
1- Cấp nước. Yêu cầu về chất lượng nước.
Nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống phải trong sạch không có màu sắc, mùi vò
và vô trùng.
Chất lượng cấp nước cho công nghiệp tùy thuộc vào tính chất của sản xuất mà
có yêu cầu khác nhau:
Nước để chế biến thực phẩm yêu cầu có chất lượng như nước ăn uống
sinh hoạt.
Nước làm nguội máy, thiết bò hoặc để tẩy rửa nguyên vật liệu lúc ban
đầu không đòi hỏi chất lượng cao có thể kết hợp với nước chữa cháy
chung thành một hệ thống. Loại này tiêu thụ một khối lượng rất lớn nên
thường giải quyết câp nước tuần hoàn qua tháp làm nguội, bể chứa và
trạm bơm cục bộ.
Nước cấp cho nồi hơi hoặc đầu máy xe lửa yêu cầu phải có thiết bò làm
mềm riêng để giảm độ cứng xuống giới hạn cho phép.
2- Thoát nước và xử lý nước thải.
Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là đưa ra khỏi khu vực dân cư, xi nghiệp tất
cả các loại nước thải, nước mưa và các chất bẩn, rác, vv do hoạt động của con
người, súc vật và sản xuất gây ra. Tiến hành xử lý và sử dụng các chất hửu ích
trong đó.
Các loại nước thải thoát ra gồm có:
a- Nước thải sinh hoạt loại này nhiều chất hửu cơ và vi trùng, do rất bẩn và
nguy hiểm cần xử lý cẩn thận trước khi thải ra hồ.
b- Nước thải công nghiệp thoát ra từ các nhà máy, xí nghiệp đã qua sử dụng
trong quá trình sản xuất.
Theo độ bẩn nước thải công nghiệp có thể chia ra các loại sau:
46
Nước sạch là nước thải ra sau khi làm nguội máy, từ các thiết bò trao đổi
nhiệt, chúng không tiếp xúc với sản phẩm hóa chất.
Nước bẩn thải ra từ các xí nghiệp hóa chất khi rửa các sản phẩm hóa
chất và thiết bò, từ các nhà máy giấy, nhuộm, thuộc da, Tùy thuộc vào
quá trình sản xuất, thành phần hóa học và hàm lượng tạp chất làm bẩn
nước khác nhau rất nhiều, đôi khi có cả chất độc và vi trùng, do đó trước
khi thải ra sông hồ phải được xử lý đảm bảo cho nguồn nước khỏi bò ô
nhiễm, bảo đảm vệ sinh cho dân cư, không làm chết tôm cá cây cỏ
A- Các phương pháp xử lý nước thải.
a- Phương pháp cơ học là phương pháp dùng các thiết bò và công trình để giữ
lại các chất không hòa tan và các chất keo ở trong nước thải. Như song chắn
rác, bể lắng cát, bể lắng, bể chứa tiếp xúc, vv…
b- Phương pháp sinh học dựa vào sự hoạt động của các vi sinh vật có trong
nước thải để phân hủy các chất hửu cơ và làm sạch nước thải.
Xử lý sinh học có thể thực hiện trong điều kiện hay trong điều kiện nhân tạo.
Trong điều kiện tự nhiên người ta lợi dụng các cánh đồng tưới, cánh đồng lọc,
hồ sinh vật; trong điều kiện nhân tạo thì dùng các loại bể lọc sinh học để làm
sạch nước.
Song chắn rác
Va
ø
be
å
la
é
ng ca
ù
t
Sân phơi bu
ø
n
Nhà Clo
Bể chứa tiêp
xu
ù
c
Bể lắng
Bể mê tan
Nước bẩn
nướ c
thoá
t
Sơ đồ trạm xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Song chắn rác ,
be
å
la
ê
ng ca
ù
t
Cánh đồng tưới
Sân phơi bùn
Bể
lắn
g
Bể
mêtan
Nước
Thoát ra sông
Nước thoá
t
Song chắn rác,bể
lắn
g
cá
t
Bể lắng
đơ
ï
t 1
Bể
aerote
Bể
lắng
đơt 2
Nhà
Clo
Bể chứa tiếp xúc
Bùn thừa
Bùn hoạt tính
Trạm bơm bùn
Bể mê tan Sân phơi bùn
nước
thải
a)
b)
Sơ đồ tra
ï
m xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kết hợp với cơ học
a) Trong điều kiện tự nhiên; b) Trong điều kiện nhân tạo
47
Phương pháp cơ học có thể giữ lại 60-80% chất bẩn không hòa tan. Phương
pháp sinh học thường đi sau phương pháp cơ học để làm sạch với mức độ cao
hơn, nó giữ lại được những chất bẩn với kích thước nhỏ, các chất keo hòa tan và
phân hủy các chất hữu cơ còn lại. Sau khi xử lý sinh học, nước thải có thể được
coi như đã làm sạch hoàn toàn.
Trong quá trình xử lý, trạm xử lý đã tách khỏi nước thải những chất bẩn vô cơ
và hữu cơ và giữ nó lại trong các công trình chế biến cặn lắng như sân phơi bùn,
bể mêtan, bể lọc chân không, may sây khô bằng nhiệt nhằm tiếp tục phân hủy
và lên men cặn lắng làm mất mùi hôi thối, làm khô cặn lắng, khử trùng,… Cặn
lắng sau khi xử lý có thể làm phân bón hoặc nguồn thức ăn nuôi cá và có thể
thu hồi khí mêtan.
Nước thải sau khi qua các công trình xử lý có thể cho chảy trực tiếp ra sông
hồ, tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho nguồn nước, tránh ảnh hưởng
cho ngư nghiệp, cần phải được khử trùng thích đáng.
B- Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp.
Xử lý nước thải công nghiệp có thể bằng hai phương pháp cơ học và sinh học
đã nêu trên, hoặc bằng các phương pháp xử lý khác như phương pháp hóa học
hay hóa lý.
a- Phương pháp hóa học.
Có bốn phương pháp hóa học xử lý nước thải: keo tụ (đánh phèn), trung hòa,
oxi hóa hóa học và oxi hóa điện hóa. Phương pháp này phải kết hợp với phương
pháp sinh học mới làm sạch được hoàn toàn nước thải.
Phương pháp keo tụ áp dụng khi trong nước thải có nhiều chất lơ lửng
khi cho phèn vào thì các chất này sẽ kết tủa và lắng xuống đáy bể.
Phương pháp trung hòa áp dụng khi trong nước thải có độ axít hoặc độ
kiềm cao, như nước thải trong các nhà máy hóa chất, cơ khí luyện kim
và chế biến dầu hỏa.
Phương pháp oxi hóa học được áp dụng khi các chất bẩn trong nước thải
không thể loại ra bằng các phương pháp khác, kể cả phương pháp oxi
hóa sinh hóa. Phương pháp này nhằm biến các chất độc (ion hóa) trở
thành chất it độc hoặc không độc.
Phương pháp oxi hóa điện hóa áp dụng khi cần phá hủy các chất độc
chứa trong nước thải bằng cách oxi hóa điện hóa trên cực anốt, hoặc với
mục đích thu hồi kim loại, axít và các chất bẩn chứa trong nước thải.
b- Phương pháp hóa lý.
Phương pháp trích ly là phương pháp dùng một dung môi hòa tan các
chất độc có trong nước thải tạo ra một dung dòch mới không hòa tan
trong nước.
C- Xử lý nước thải có chứa các chất đông vò phóng xạ.
48
Phương pháp hấp phụ. Dùng các loại vật liệu rắn nghiền nhỏ để hút các
chất bẩn ở trong nước thải tập trung lên bề mặt của nó (gọi là hấp phụ
bề mặt) hoặc ngấm sâu vào bên trong nó (gọi là hấp phụ bên trong).
Vật liệu hấp phụthường dùng la tro, mạt cưa, than bùn, cao lanh, than
cóc, than hoạt tính,
49
Chương11
KĨ THUẬT AN TOÀN KHI THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ
§11-1 Khái niệm về vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó các nhân tố nguy hiểm đối với sự
sống và sức khoẻ của con người xuất hiện tác dụng một cách thường xuyên, chu
kì hoặc bất ngờ.
Vùng nguy hiểm có thể là nơi làm việc của các cơ cấu truyền động. Những
cơ cấu này là: mâm cặp máy tiện, trục chính máy khoan, các bộ truyền bánh
răng, puli đai, trục truyền trên các máy bơm, máy khuấy, máy li tâm, máy phát
động lực, máy nông nghiệp, băng tải
Các bộ phận quay tròn với vận tốc cao, lại có mặt ngoài lồi lõm, như các
khớp nối trục, đồ gá trên máy tiện, các bộ phận tònh tiến của máy như đầu
bào, chày dập, búa máy, cũng hình thành các vùng nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm có thể là không gian mà các mảnh dụng cụ hoặc vật liệu
gia công văng ra.
Khi phay hoặc tiện cao tốc, phôi kim loại bắn ra có động năng lớn, vừa có
nhiệt độ cao (từ 300
o
÷500
o
C) lại càng nguy hiểm hơn. Khi tiện vật liệu dẻo,
phoi dây có cạnh sắc như răng cưa, có tốc độ hàng trăm m/phút rất dễ gây ra tai
nạn cho công nhân.
Vỡ đá mài, vỡ mãnh dao phay răng chắp, đều có thể gây ra tai nạn.
Lực li tâm của một vật đang quay văng ra có thể tính theo công thức:
KG
R
mv
P ,
0
2
=
Trong đó:
m – khối lượng vật nặng (kg)
v – vận tốc tiếp tuyến của vật nặng (m/s)
R
0
– bán kính trọng tâm của vật nặng (m)
Thí dụ :
Một mảnh đá mài có trọng lượng 4kg văng ra với vận tốc 30m/s, bán kính
trọng tâm của vật R
0
= 0,4m nó sẽ tạo ra một lực li tâm là:
kGP 917
4,081,9
304
2
=
×
×
=
Trong đó :
g
G
m =
g- là gia tốc trọng trường g = 9,81m/s
2
Các hệ thống gia công kim loại bằng nhiệt, người vận hành còn chòu tác
dụng các yếu tố nhiệt. Các yếu tố này cũng tạo nên vùng nguy hiểm.
50
Ở các lò cao tần, lò hồ quang, các máy hàn, các thiết bò kiểm tra còn hình
thành các vùng nguy hiểm do tác dụng của các sóng ngắn, các tia hồng ngoại,
tia tư ngoại, tia x, tia y,
Vùng nguy hiểm có thể là nơi đặt các dây điện trần có điện áp, các nơi có
chất độc, các chất lỏng hoạt tính, các bụi độc, bụi gây nổ,
§11-2 Những nguyên nhân gây ra chấn thương
khi sử dụng máy móc thiết bò
Những nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng máy móc rất khác
nhau, rất phức tạp, phụ thuộc vào chất lượng của máy móc thiết bò, đặc tính của
quy trình công nghệ, trình độ của người sử dụng,
1-Các nguyên nhân do thiết kế.
- Do người thiết kế tính toán về độ bền, độ cứng, độ chòu ăn mòn, khả
năng chòu nhiệt, chòu chấn động,… không đảm bảo.
- Máy móc không thoả mãn các điều kiện kó thuật sẽ dẫn tới tai nạn.
- Hệ thống công nghệ kém cứng vững, dẫn đến rung động và hư hỏng,
gây tai nạn.
- Thiếu biện pháp chống rung và tháo lỏng.
- Thiếu các biện pháp che chắn, cách li thích hợp.
- Thiếu hệ thống phanh hãm, hệ thống tín hiệu, thiếu các cơ cấu an toàn
cần thiết.
- Không tiến hành cơ khí hoá và tự động hoá những khâu sản xuất nặng
nhọc, độc hại có nguy cơ gây chấn thương và bệnh nghề nghiệp.
2- Các nguyên nhân do chế tạo và lắp ráp.
- Do chế tạo không đảm bảo các yêu cầu cho trong bản vẽ thiết kế.
- Do độ bóng bề mặt thấp làm khả năng chòu mỏi bò giảm đi.
- Lắp ráp không đảm bảo các vò trí tương quan, không đúng kó thuật làm
máy làm việc thiếu chính xác.
3- Các nguyên nhân do bảo quản và sử dụng.
- Do chế độ bảo dưỡng không thường xuyên, không tốt làm máy móc làm
việc thiếu ổn đònh.
- Không thường xuyên kiểm tra, hiệu chỉnh máy, và các hệ thống an
toàn trước khi sử dụng.
- Vi phạm quy trình vận hành máy móc thiết bò và chế độ làm việc không
hợp lí do đó sẽ dẫn đến tai nạn.
Do đó, ngay từ khi thiết kế máy, thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế
mặt bằng xí nghiệp người thiết kế cần phải xác đònh trước đâu là vùng nguy
hiểm, tính chất tác dụng của nó như thế nào và đưa ra các biện pháp đề phòng
thích hợp.