LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang9
2.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. Tín dụng ngân hàng
2.1.1.Khái niệm.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng- một
tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với một bên là các chủ thể còn
lại của nền kinh tế, song ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Như vậy, nói đến tín dụng ngân hàng là đề cập đến cả “đi vay” và “cho vay”.
Tuy nhiên trên thực tế, do tính chất phức tạp của hoạt động ngân hàng, nên hoạt
động đi vay hay nói cách khác là hoạt động nhận tiền gửi được gọi là hoạt động
huy động vốn do bộ phận Nguồn vốn thực hiện. Còn hoạt động cho vay được
đảm nhận bởi bộ phận Tín dụng. Từ đó người ta đã đưa ra một khái niệm khác
về tín dụng ngân hàng là: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn bằng tiền
tệ, trong đó ngân hàng là người cho vay, còn người đi vay là các tổ chức, cá
nhân trong xã hội, trên nguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả vốn lẫn lãi vào một
thời điểm xác định trong tương lai như hai bên đã thoả thuận”.
2.1.2 Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng được tiến hành với nguyên tắc sau:
a. Ngyên tắc có mực đích: Phục vụ cho một hoạt động sản xuất kinh doanh nhất
định, hoặc đối tượng cụ thể như để mua sắm nguyên vật liệ
u thiét bị máy
móc…. Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay khi xác định rõ mục đích của người
xin vay.
b. Nguyên tắc hoàn trảcả gốc và lãi: Khác với quan hệ mua bán thông thường
khác, quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không
trao đổi giá trị khoản vay. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng
hoá hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi
khai thác sử dụng khoản vay trong th
ời gian cam kết, người đi vay phải hoàn trả
toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết
đã giao ước với người cho vay.
Đây là đặc trưng thuộc về vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt
phạm trù tín dụng ngân hàng với tín dụng khác. Sau khi kết thúc một vòng tuần
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang10
hoàn tín dụng trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả
Ngân hàng đúng thời hạn kèm theo phần lãi như đã thoả thuận.
c. Nguyên tắc có đảm bảo:Mọi khoản vay phải có một lượng giá trịtài sản đảm
bảo. Việc đảm bảo khoản vay nhằm phòng ngừa những rủi ro khi người vay gặp
trắc trở không trả
được nợ. Đối với những doanh nghiệp có uy tín, có khả năng
tài chính và sản xuất kinh doanh ổn định luôn trả nợ sòng phẳng thì có thể dùng
tín chấp.
2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng.
Có nhiều loại tín dụng khác nhau tuỳ theo phương thức phân chia, như phân
chia theo đối tượng quan hệ tín dụng, phân chia theo kỳ hạn, mục đích sử dụng
vốn vay, theo hình thức bảo đảm…
. Phân loại theo đối tượng quan hệ tín dụng:
-Tín dụ
ng đối với kinh tế quốc doanh: là loại tín dụng liên quan đến các chủ
thể là thành phần kinh tế quốc doanh.
-Tín dụng đối với kinh tế tế ngoài quốc doanh: là loại tín dụng mà chủ thể đi
vay là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, bao gồm các doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể, dân cư.
. Phân loại theo mục đích sử dụng:
-Tín dụng đối với bất động sản: Là lo
ại tín dụng liên quan đến việc mua bán và
xây dựng nhà ở, đất đai…
-Tín dụng công nghiệp và thương mại: Là loại tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn
để bổ sung vốn ngắn hạn hoặc trung dài hạn cho các doanh nghiệp trong lĩmh
vực công nghiệp thương mại và dịch vụ.
-Tín dụng nông nghiệp: Là loại tín dụng để trang trải các chi phí sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao
động nhiên liệu…
. Phân loại theo thời hạn:
-Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù
đắp những thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của cá nhân. Đối với NHTM tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng cao.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang11
-Tín dụng trung hạn: Thời hạn của tín dụng trung hạn thường là không cố định.
Trước thời hạn mà NHNN đưa ra đối với tín dụng trung hạn là 1-3 năm. Tuy
nhiên đến nay, để đáp ứng nhu cầu cay của doanh nghiệp, các NHTM đã đưa
thời hạn này lên 5 năm.
-Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng mà thời hạn nó dài hơn đối với dụng trung
hạn. Loại tín dụng này đượ
c cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng
nhà ở, các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy
lớn, cơ sở hạ tầng.
3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
3.1.Chất lượng tín dụng ngân hàng .
Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu
hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính
cho người cung cấp. Theo cách đó, trong hoạt độngtín dụng ngân hàng, chất
lượng tín dụng được thể hiện ở sự thoả mãn như cầu vay vốn của khách hàng,
phù hợp v
ới sự phát triển kinh tế - xã hội của đát nước, đồng thời đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Với mỗi bên tham gia vào hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng lại được
hiểu một cách khác nhau.
Đối với NHTM : Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn
tín dụng phải phù hợp khả năng thực l
ực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo
được tính cạnh tranh trên thị trương với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
Đối với khách hàng: Do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu
tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá
theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và
kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơ
n giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tác tín
dụng.
Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản
xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác các khả
năng trong nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và
tẳng trưởng kinh tế.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang12
Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng
những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lý
thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất l
ượng tín dụng đối
với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, cần phải quan tâm tới các nhân tố ảnh
hưởng đến nó, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các nhân tố về phía ngân hàng,
khách hàng và các nhân tố khác.
3.2.1. Về phía ngân hàng.
. Chất lượng cán bộ: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại
trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt đọng ngân hàng nói riêng.
Ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, am hiểu về thị tr
ường đầu
tư vốn. Trong bố trí sử dụng, người cán bộ cần phải sàng lọc kỹ, thường xuyên
bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức cần thiết, có đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ
người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể gây tổn thất
rất lớn cho ngân hàng.
. Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng: Công tác sắp xếp cán
bộ, các phòng ban một cách khoa học, linh hoạt và cụ thể hoá nhằm đảm bảo
thực hiện các nguyên tắc tín dụng. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các
phòng ban, các bộ phận thiết lập quan hệ với các cơ quan pháp luật, tài chính để
quản lý có hiệu quả các khoản tín dụng.
. Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho
hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định thành công hay thấ
t bại của ngân
hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách phù
hợp với đường lối phát trỉên kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người
gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.
. Kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối
với mọi hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất
ng
ăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín
dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang13
. Thông tin tín dụng: Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả, an toàn cần
phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Muốn nâng cao
chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và
linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng, tăng
khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
3.2.2. Về phía khách hàng.
. Uy tín, đạo
đức của người vay: Đây là yếu tố rất quan trọng của quy trình
thẩm định, tính cách của người vay và là chỉ tiêu đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và
thực hiện nghĩa vụ cam kết hợp đồng. Do đó , ngân hàng cần phân tích số liệu và
tình hình sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng để
quyết định đầu tư chính xác.
. Năng lực kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng: Đây chính là tiền
đề cần thiết tạo ra khả năng kinh doanh của khách hàng, là cơ sở để khách hàng
thực hiện cam kết hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Trình độ của người quản
lý còn bị hạn chế thì doanh nghiệp dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém,
ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
3.2.3. Các nhân tố khác
. Môi trường kinh tế: tính ổn định về kinh tế
mà trước hết là ổn định về tài
chính quốc gia, vấn đề lạm phát là những điều mà những doanh nghiệp rất quan
tâm vì nó liên quan trực tiếp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
. Môi trường pháp lý: Hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ theo quy định
của nhà nước, luật tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu quy
định pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ và có nhiều kẽ hở rất khó khăn cho
ngân hàng trong mọ
i hoạt động.
. Thảm hoạ thiên nhiên: Các yếu tố do thiên nhiên gây ra lũ lụt, hoả hoạn,
động đất, dịch bệnh…có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho
cả người và ngân hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang14
CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢI
PHÒNG
1.KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢI PHÒNG.
1.1. Giới thiệu chung
.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu là một ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Chi nhánh NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng được thành lập theo quyết
định số 0032/NH-GP ngày 15/12 /1995 của thành phố Hải Phòng. Đây là một
chi nhánh phụ thuộc, có trụ sở tại 69 Điện Biên Phủ Hải Phòng. Hoạt động
chính của ngân hàng là huy động vốn ngắn, trung và dài h
ạn theo các hình thức
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn uỷ thác
đầu tư và phát triển; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn, trung
và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào
các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh
ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; huy động vốn từ
nước ngoài; và cung
cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang15
Ngay từ những năm đầu hoạt động của mình, NHTM Cổ phần Á châu Hải
Phòng phấn đấu duy trì là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với mạng
lưới kênh phân phối đa dạng và rộng khắp, với danh mục sản phẩm phong phú
với phương châm:”luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng” thông
qua đội ngũ nhân viên giỏi nghề, năng động, luôn hướng về khách hàng và trên
cơ sở tối đa hoá nguồn lực của mình.
1.2. Cơ cấu tổ chức.
Tính đến hết năm 2004 Chi nhánh có 65 nhân viên và cán bộ quản lý, cơ
cấu tổ chức của NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG – NGÂN HÀNG Á CHÂU
BAN GIÁM ĐỐC
ph
Phòng KH cá
nhân
Phòng KH doanh nghiệp
Phòng Hành chính Kế
toán
Bộ phận Giao
dịch - ngân quỹ
Bộ phận dịch
vụ khách hàng
Bộ phận tín
dụng cá nhân
Bộ phận giao dịch
Bộ phận dịch vụ KH
BP tín dụng
Bộ phận
Pháp lý CT&Xử lý nợ
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
hành chính
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đào Thị Phúc
Trang16
o Nhiệm vụ của từng bộ phận.
. Phòng khách hàng cá nhân: Có chức năng hoàn thiện và phát triển các sản
phẩm và dịch vụ cho khách hàng cá nhân theo định hướng chiến lược của Ngân
hàng á Châu gồm: các sản phẩm huy động vốn, thanh toán, cho vay tiêu dùng và
sản xuất kinh doanh cá nhân, phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng, chuyển
tiền cá nhân trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết (bảo hiểm, tư vấn…).
. Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp.
Sản phẩm phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: mở tài khoản và
thanh toán, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ thanh
toán quốc tế, bảo lãnh trong nước…Phòng khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng cá nhân có nhiệm vụ tương tự như nhau là phục vụ khách hàng các sản
phẩm và dịch vụ. Điểm khác nhau là phân loại khách hàng, hoặc là cá nhân hoặc
là công ty.
. Bộ phận ngân qu
ỹ: Có chức năng quản lý tập trung việc kinh doanh bằng đồng
Việt Nam, các loại ngoại tệ và vàng, nhằm đảm bảo thanh khoản…
. Phòng hành chính kế toán:
- Bộ phận kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho khách
hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, nhận gửi…phát sinh trong
ngày. Kế toán hạch toán các khoản chi phí, thu nhập phát sinh trong
Chi nhánh
Quán toan
Phòng
giao dịch II
Phòng giao
dịch I