Hệ THốNG CHíNH TRị CƠ Sở
TỉNH BìNH PHƯớC THựC HIệN GIữ GìN
BảN SắC VĂN HóA DÂN TộC HIệN NAY
LUN VN THC S CH NGHA X HI KHOA HC
H NI - 2015
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Chính trị quốc gia
CTQG
Diễn biến hòa bình
DBHB
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị cơ sở
Nhà xuất bản
HTCT
HTCTCS
Nxb
MỤC LỤC
Trang
3
MỞ ĐẦU
Chương 1
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH BÌNH
PHƯỚC THỰC HIỆN GIỮ GÌN BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.
9
Bản sắc văn hóa dân tộc và vai trò của hệ thống
chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay
1.2.
9
Thực trạng của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình
Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
hiện nay
Chương 2
28
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ TỈNH BÌNH PHƯỚC THỰC HIỆN
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
HIỆN NAY
2.1.
48
Định hướng cơ bản phát huy vai trò hệ của thống
chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay
2.2.
48
Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước thực hiện
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay
52
KẾT LUẬN
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
81
PHỤ LỤC
88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố thể hiện sự trường tồn của một dân
tộc, khẳng định sức sống của một dân tộc. Trong quá trình phát triển hội nhập
và tiếp biến văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc rất có thể bị mai một, thậm chí
có thể sẽ biến mất nếu nó không được bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Thực hiện
nhiệm vụ này, hệ thống chính trị cơ sở đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Cũng như nhiều địa phương khác trên đất nước ta, tỉnh Bình Phước
nằm trong trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, văn hóa và du
lịch miền Đông Nam Bộ và là “cửa ngõ” hội tụ, giao lưu của nhiều dòng
chảy văn hoá khác nhau. Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay,
hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Bình Phước đã tranh thủ những thuận lợi
giao lưu, tiếp biến và góp phần rất lớn trong việc giữ gìn, bổ sung và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây là nhân tố nội sinh, bảo đảm sự
trường tồn, lớn mạnh và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
và toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, có không ít những
tác động tiêu cực đối với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hiện tượng đánh
mất bản sắc dân tộc đã biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh
thần, nhất là trong các lĩnh vực nghệ thuật, đạo đức và lối sống. Đặc biệt, là vai
trò của hệ thống chính trị cơ sở ở các địa phương chưa được phát huy tốt, nếu
không được ngăn chặn, chúng sẽ lây lan sang tất cả các lĩnh vực đời sống, hoạt
động và quan hệ xã hội; ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, văn hóa, xã hội,
hủy hoại bản sắc dân tộc, đe dọa sự tồn vong của quốc gia dân tộc… Do đó,
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là một nhiệm vụ rất quan trọng
và rất cần thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn tỉnh, HTCTCS chưa phát huy tốt
vai trò của mình trong thực hiện gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
3
Việt Nam. Công tác thực hiện gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế nhất định như xung đột giữa những giá
trị truyền thống của dân tộc Việt Nam với những giá trị hiện đại của thế giới,
nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị phai nhạt... Cùng với nó là sự xâm lấn
ngày càng tăng của nhiều thứ văn hóa không lành mạnh, của lối sống ngoại
lai, đe dọa các giá trị đạo đức, truyền thống của dân tộc, đe dọa bản sắc dân
tộc, cản trở việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, vai trò
của HTCTCS ở tỉnh Bình Phước nói riêng.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước
thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn làm tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về HTCT nói chung, HTCTCS nói riêng, cũng như về bản
sắc dân tộc và thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đang là vấn đề đang
được quan tâm và có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đối với cách
mạng Việt Nam; đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
hiện nay. Xây dựng và phát huy vai trò của HTCT các cấp là điều kiện quyết
định để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
vì thế những nội dung này đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ và
góc độ khác nhau.
* Về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở
Các công trình khoa học đã nghiên cứu và đề cập đến vấn đề này ở các
góc độ khác nhau như: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Các chuyên đề của Hội thảo khoa học hệ thống chính trị cấp cơ sở các
tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp (2008); Nguyễn
Trường Sơn (Luận án tiến sĩ Triết học), “Phát huy vai trò bộ đội địa phương
trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến lược “diễn biến
4
hòa bình” của địch trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay”, Hà Nội (2009); Đinh
Văn Thành (Luận văn thạc sĩ Triết học), “Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng
Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn
định chính trị - xã hội hiện nay”, Hà Nội (2009); Trần Đình Hoan (Chủ biên),
“Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn
2005 – 2020”, Nxb. CTQG, Hà Nội (2010); Phan Xuân Phương (Luận văn
Thạc sĩ Triết học), “Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai
trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” hiện nay”, Hà Nội (2012); Vũ
Thư (Luận văn Thạc sĩ Triết học), “Vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở tỉnh Lâm Đồng hiện
nay”, Hà Nội (2013); Tạp chí Cộng sản phối hợp với trường Đại học Ngân
Hàng Thành phố Hồ Chí Minh), Các chuyên đề của Hội thảo khoa học về
“Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong giai
đoạn hiện nay”, Nxb. Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh (2013)...
* Về văn hóa, về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Nghiên cứu về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc là một đề tài lớn luôn
dành được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Dưới nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau đã có những tác giả nghiên cứu về văn hóa, về bản sắc văn
hóa dân tộc như: “Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới” của Phan Ngọc;
“Bản sắc dân tộc và hiện đại trong văn hoá” của Hoàng Trinh; “Xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Nguyễn
Khoa Điềm; "Bản sắc dân tộc của văn hóa" của Đỗ Huy; "Văn hóa và lối sống"
của Thanh Lê; "Bản sắc văn hóa dân tộc" của Hồ Bá Thâm; "Tìm hiểu bản sắc
văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm… Những công trình trên đã khẳng
định: Bản sắc dân tộc là một trong những cội nguồn làm nên sức mạnh trong
suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước cũng như trong cuộc đấu tranh chống
“đồng hoá” của dân tộc Việt Nam. Chính nhờ bản sắc ấy, dù trải qua những biến
cố, thăng trầm của lịch sử, dân tộc ta vẫn trường tồn, vẫn tỏ rõ bản lĩnh và sức
5
mạnh của mình. Hiện nay, trước sự xâm lăng của văn hóa, phát triển của khoa
học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
* Về thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Các công trình liên quan đến thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc như: Đặng Văn Thành với "Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh
niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa" (2005); Đặng Quang Thành (2005), "Xây dựng lối sống có
văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa"; PGS.TS. Phạm Duy Đức (chủ biên) với
"Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế" (2006); Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), "Văn hóa mục tiêu và
động lực của sự phát triển xã hội" (2006); Nguyễn Văn Dân, "Văn hóa và
phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa" (2006); Mai Thị Quý "Toàn cầu
hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay" (2009); PGS.TS Lưu Ngọc Khải – TS Nguyễn
Văn Tùng, "Thanh niên Quân đội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
trong hội nhập quốc tế hiện nay" (2013)...
Dù góc độ tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều khẳng
định bản chất của văn hoá là sáng tạo, sự lớn lên về mặt văn hoá và phát huy
giá trị văn hóa phải gắn với việc bảo vệ gìn giữ, phát triển những giá trị văn
hóa ấy trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi chủ thể. Sự sáng tạo
và lớn lên đó không chỉ diễn ra trong bản thân nội tại của mỗi nền văn hoá,
mà còn là sự tích hợp những giá trị trong các nền văn hoá khác thông qua giao
lưu, hợp tác văn hoá. Những công trình đó cung cấp những luận cứ có giá trị
khoa học, liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài và góp phần quan trọng
vào việc hoàn thiện đề tài nghiên cứu của tác giả.
6
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về “Hệ thống chính
trị cơ sở tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện
nay”. Trong khi vấn đề này đang được đặt ra vừa cơ bản, vừa bức thiết trên cả
phương diện lý luận và thực tiễn, cần được quan tâm đầu tư nghiên cứu. Vì
vậy, đề tài tác giả chọn mang tính độc lập, không trùng lặp với các công trình
khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của HTCTCS
tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; luận văn đề
xuất một số định hướng, giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của HTCTCS
tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của HTCTCS tỉnh
Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
- Đánh giá thực trạng của HTCTCS tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của
HTCTCS tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước trong thực hiện giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc.
* Phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ chính trị - xã hội, đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò
của HTCTCS tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở
địa bàn của tỉnh, số liệu, tư liệu khảo sát từ năm 2006 đến nay.
7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bản chất,
chức năng, nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, HTCT và HTCTCS; về bản
sắc văn hóa dân tộc…
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với
phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử, hệ thống, so sánh, điều tra
xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia...
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học để
HTCTCS tỉnh Bình Phước nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong thực hiện
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần cung cấp thêm cơ sở
khoa học để HTCTCS các tỉnh miền núi, biên giới, có nhiều thành phần dân
tộc cùng chung sống tham khảo nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc hiện nay.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập ở các nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
8
Chương 1
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH BÌNH PHƯỚC
THỰC HIỆN GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC – MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc và vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay
1.1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam hiện nay
* Bản sắc văn hóa dân tộc
Từ "bản sắc" có nguồn gốc Hán – Việt, trong đó "bản" là cái gốc, cái
căn bản, cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là màu vẻ, dung mạo, là sự
biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Bản sắc là màu sắc,
tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính [74, tr. 45]. Bản sắc được nhận thức
trên cả hai mặt là mặt bản chất bên trong và mặt biểu hiện bên ngoài, giữa hai
mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, mặt bên trong phản
ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhất định và mặt
bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm cơ
sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác [46, tr. 67]. Trong
ngữ hệ Châu Âu, "bản sắc" (Identity/ Identité) dùng chỉ sự đồng nhất, dấu ấn,
đặc tính cơ bản bền vững [20, tr. 30].
Văn hoá là thành quả hoạt động lao động sáng tạo của con người, của xã
hội trong lịch sử. Mỗi bước tiến của con người trong quá trình sản xuất vật chất
cũng đồng thời khẳng định một bước tiến của thành tựu văn hoá, văn minh
nhân loại trên con đường vươn tới sự nghiệp giải phóng con người, xã hội và
toàn thể nhân loại. Vì vậy, một mặt, không thể có văn hoá tách khỏi cuộc sống
của con người, xã hội; mặt khác, cũng không thể có sự phát triển văn hoá theo
đúng nghĩa của nó khi không biết kế thừa có chọn lọc những thành tựu văn
hoá, văn minh trước đó. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu người cộng sản
9
trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không nhận thức
đúng vị trí, vai trò của văn hoá, phủ định sạch trơn những giá trị vàn hoá, văn
minh nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ý nghĩa của văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày vể mặc, ăn, ỗ và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hoá”[54, tr.341].
Trên thực tế, chưa có khái niệm hoàn chỉnh, thống nhất về bản sắc văn
hóa dân tộc. Đây là khái niệm được các tác giả của các ngành khoa học tiếp cận
dưới nhiều gốc độ khác nhau. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực xã hội đều thống
nhất quan niệm bản sắc văn hóa dân tộc là nét riêng độc đáo của mỗi nền văn
hóa, được hình thành, lưu giữ suốt quá trình lao động và đấu tranh lâu dài của
một dân tộc. Trong chuyên khảo “Bản sắc dân tộc của văn hóa”, GS. Đỗ Huy
cho rằng “Nói đến bản sắc dân tộc của văn hóa chúng ta nghiêng về phía diện
mạo có hồn của văn hóa dân tộc. Nó thể hiện ở mọi nơi mọi chỗ theo kiểu cách
riêng của dân tộc. Nó được phát triển biến hóa bởi sự nghiệp lao động và chiến
đấu của nhiều thế hệ trong lịch sử. Bản sắc này chi phối cả phong tục tập quán
các vùng miền và tiểu vùng văn hóa” [43, tr. 27]. Từ những phân tích trên có thể
khái quát: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững,
phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được
thường xuyên hun đúc, bổ sung và tỏa sáng trong lịch sử dân tộc, trở thành tài
sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự
khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay, thể hiện trên
một số nội dung là:
Một là, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã – Tổ quốc. Lòng
yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng là nội dung
10
cốt lõi bao trùm nhất của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đây là nội dung,
là hệ giá trị tiêu biểu, đặc sắc nhất, mang tính bển vững và định hướng các giá
trị khác, cũng như chi phối toàn bộ quá trình phát triển của văn hoá Việt Nam.
Do điều kiện môi trường và vị trí địa lý tự nhiên quy định, trải qua sự biến
thiên của lịch sử mấy ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại cũng như
chiến đấu chống ngoại xâm để giữ bờ cõi, khẳng định chủ quyền độc lập dân
tộc, đã hun đúc, tôi luyện tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn
kết, gắn bó cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử tồn tại, có lẽ hiếm
thấy dân tộc nào trên thế giới lại phải chiến đấu chống lại nhiều kẻ thù xâm
lược như dân tộc Việt Nam, kể cả về thời gian, quy mô, tính chất, cũng như
sự chênh lệch về lực lượng, phương tiện, tiềm lực và sức mạnh quân sự.
Hai là, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính
cần cù, sáng tạo trong lao động. Đây cũng là một trong những nội dung cốt
lõi của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, một di sản văn hoá tinh thần phong
phú, thể hiện tâm hồn và cốt cách của con người Việt Nam qua lối sống, lối
ứng xử giữa con người với con người. Nội dung giá trị này chi phối, quy định
cách ứng xử nhân văn giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng.
Tính nhân ái trong văn hóa phương Đông thiên về trọng tình nghĩa, khác phần
nào với cách ứng xử thiên về trọng lý của phương Tây. Hơn nữa, do ảnh
hưởng và chi phối của kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước, của tín ngưỡng
tôn giáo, của hoàn cảnh lịch sử đấu trnnh với thiên nhiên để sinh tồn và chống
ngoại xâm để bảo vệ độc lập, chủ quyền đã buộc con người Việt Nam phải
cần cù, chịu khó lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất, duy trì sự sống,
bảo đảm sự tồn tại và phát triển của bản thân cũng như cộng đồng. Từ đó, đức
tính cần cù, sáng tạo được hình thành, phát triển và trở thành giá trị cơ bản,
cốt lõi trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Ba là, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Đây cũng là
một trong những đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam,
phản ánh mối quan hệ và cách ứng xử giữa cá nhân với cộng đồng. Có thể nói,
11
đặc trưng bao trùm nhất trong toàn bộ văn hoá Việt Nam là tính thương yêu
con người, tôn trọng cuộc sống và đề cao giá trị nhân phẩm con người. Sống có
nghĩa, có tình đã trở thành nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị của con người Việt
Nam như sẵn sàng hy sinh, sống theo đạo lý “thương người như thể thương
thân”, “lá lành đùm lá rách”... Sẵn sàng quan tâm, gắn bó, tương trợ lẫn
nhau,... giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân và tập thể, trong những trường hợp
cấp bách, họ sẵn sàng đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích của
làng nước lên trên lợi ích gia đình. Họ sống, hoạt động và cống hiến vì cộng
đồng, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa gia đình - làng xã - Tổ quốc.
Những nội dung cơ bản trên của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là
kết quả vun đắp, kế thừa truyền thống lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước của dân tộc. Đây là sản phẩm của sự kết tinh tất cả những gì đặc sắc,
đẹp đẽ và độc đáo nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó của
bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là một thể thống nhất, bền vững, gắn kết
cộng đồng, tạo sức mạnh chiến thắng hoàn cảnh, kẻ thù trong quá trình sinh
tồn và phát triển. Trong các nội dung trên, thì lòng yêu nước, ý chí tự cường,
tình yêu thương con người, tinh thần đoàn kết dân tộc, cần cù, sáng tạo, hy
sinh cao thượng là nội dung chủ đạo, định hướng và chi phốỉ, cần được giữ
gìn và phát huy ở mọi thời điểm lịch sử.
* Thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay
Thực hiện giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay về thực
chất là hoạt động tự giác của các chủ thể để bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát
triển và quảng bá những giá trị của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đồng
thời, tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại nhằm tăng cường
sức mạnh nội lực, tích cực tham gia xây dựng và phát triển văn hoá, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là bế quan tỏa
cảng, đóng cửa văn hoá, cố lưu giữ vốn cổ, giữ cái không còn phù hợp mà
12
phải tăng cường giao lưu nhằm không ngừng bổ sung, phát triển giá trị của
bản sắc đó cho phù hợp vói điều kiện lịch sử mới. Tuy nhiên, trong giao lưu,
tiếp xúc văn hoá thì bản lĩnh càng phải vững, bản sắc văn hoá càng phải đậm
nét, giao lưu chính là để tiếp nhận giá trị mới, làm giàu và nâng tầm bản sắc
văn hoá dân tộc cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới, tạo sức mạnh cho dân
tộc phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay.
Nhận thức đúng đắn vể giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc sẽ là cơ sở
khoa học để xác định nội dung, hình thức, biện pháp, lực lượng trong giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nêu một số nội dung cơ bản về thực hiện giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như sau:
Một là, bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển và quảng bá lòng yêu
nước nồng nàn, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết
cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc vì dân giàu, nưóc mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Đây là nội dung giữ vị trí cốt lõi bao trùm nhất trong bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, cần thấy rằng, ở mỗi thời điểm lịch sử
khác nhau, mục tiêu, nhiệm vụ của dân tộc đặt ra cũng có bước phát triển
khác nhau, bởi vậy những nội dung về giá trị của bản sắc văn hoá dân tộc
cũng vận động, phát triển phù hợp. Trước đây, khi đất nước có chiến tranh,
mục tiêu chủ yếu của toàn dân tộc là đoàn kết tập trung sức mạnh đánh đuổi
kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Đây là truyền thống dân
tộc, là sự thể hiện tinh thần, ý chí độc lập, tự cường dân tộc, là nhiệm vụ như
lẽ đương nhiên của bất kỳ người Việt Nam nào. Hiện nay, đã có những thay
đổi về các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến hệ giá trị tinh thần trong bản sắc
văn hoá dân tộc, nhất là mặt trái của cơ chế thị trường, của giao lưu, hội nhập
quốc tế đã tạo ra sự phân hoá nhất định trong các tầng lớp dân cư, trực tiếp tác
động đến các giá trị truyền thống theo các chiều hướng khác nhau, cả tích cực
và tiêu cực. Bởi vậy, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là giữ gìn,
13
phát huy hệ giá trị cốt lõi như lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, đoàn kết... đặt
ra cấp thiết hơn bao giờ hết, với những khó khăn và phức tạp gấp nhiều lần.
Xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cũng đồng thời xuất hiện
những thử thách không nhỏ và phức tạp hơn nhiều so với những giai đoạn lịch
sử trước đây. Bởi vậy, hơn bao giờ hết cần phải nâng cao chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần tự tôn, tự cường dân tộc để phát huy sức mạnh của bản sắc văn hoá
dân tộc, phát triển phồn vinh, bền vững. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong
hội nhập quốc tế hiện nay thực chất là việc bảo vệ, giữ vững và phát triển giá trị
cốt lõi nhất của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới.
Hai là, bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển và quảng bá lòng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong
lối sống của dân tộc. Đây là cơ sở cho tình đoàn kết gắn bó cộng đồng hết sức
bền chặt, tạo nên sức mạnh vô địch, bảo đảm cho dân tộc Việt Nam vượt qua
mọi khó khăn, hiểm nguy, trường tồn và phát triển lớn mạnh đến ngày nay.
Mặc dù, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đã tạo điều kiện cho quá trình
tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để phát
triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, nhưng cũng tạo ra những thách
thức, nhất là sự phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về thu nhập, làm suy
giảm tính cố kết, gắn bó cộng đồng. Quá trình giao lưu văn hoá với nước
ngoài làm xuất hiện các quan niệm sai lệch về các giá trị cốt lõi, dễ ngộ nhận,
lai căng các giá trị văn hoá phương Tây, làm lệch chuẩn các giá trị mà bao đời
nhân dân ta xây dựng. Đó là nguy cơ biến dạng và có thể phá vỡ sự cố kết bền
vững dân tộc vốn xuất phát từ cội nguồn nhân ái, bao dung, nghĩa tình của
dân tộc. Trong xu thế hiện nay cần coi trọng, giữ gìn lòng nhân ái, khoan
dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, có như vậy mới bảo đảm tính nhân văn trong
ứng xử, mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữ được tình cảm gắn bó, cố
kết cộng đồng. Đây là những giá trị cốt lõi, giữ vai trò định hướng về tư tưởng,
14
đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa cho con người và cộng đồng dân tộc, là
những chuẩn mực hết sức cơ bản bảo đảm cho nền văn hoá Việt Nam phát
triển đúng hướng, giữ được bản sắc trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Ba là, bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển và quảng bá đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động, đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc,
vì hạnh phúc của nhân dân. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một thể thống
nhất giữa bảo vệ, giữ vững và phát huy những giá trị cốt lõi trong điều kiện
lịch sử mới. Vì vậy, việc giữ gìn không chi đơn thuần là việc giữ “khư khư
vốn cổ”, mà điều quan trọng là phải vận dụng, kế thừa, bổ sung, phát huy giá
trị đó cho phù hợp điều kiện lịch sử mới, nhằm không ngừng phát triển đất
nước theo mục tiêu xác định. Giữ gìn đức tính cần cù, sáng tạo, tinh thần hy
sinh cao thượng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân trong điều kiện
hiện nay cần phải được nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp. Cần phải tính đến
sự tác động của hội nhập quốc tế ở cả hai chiều, đặc biệt là những yếu tố trái
chiều, những ảnh hưởng, thậm chí triệt tiêu tính tích cực, cần cù, chịu khó
trong mỗi con người, làm suy giảm tinh thần hy sinh vì lợi ích cộng đồng, dân
tộc, gây xói mòn, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải bảo đảm sự hài
hoà về mặt lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng trong các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra động lực khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực,...
Bốn là, truyền thụ bản sắc văn hoá dân tộc cho các thế hệ mai sau và
quảng bá giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam ra khu vực và thế giới. Đây cũng
là một trong những nội dung rất quan trọng cần giữ gìn, phát huy trong xu thế
hội nhập quốc tế hiện nay. Bởi lẽ, nội dung giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là
sự thống nhất biện chứng giữa bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển, truyền
thụ và quảng bá, phát huy những giá trị tinh hoa của văn hoá dân tộc trong
điều kiện lịch sử mới. Quá trình giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
còn bao hàm việc truyền thụ, giáo dục giá trị văn hoá dân tộc đối với các
thành viên trong cộng đồng; tuyên truyền, quảng bá những giá trị, những tinh
15
hoa văn hoá dân tộc ra quốc tế; vận dụng và phát triển giá trị văn hoá, truyền
thống dân tộc một cách phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Đồng thời, đấu tranh
chống những quan điểm sai trái về nhận thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc và những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng xu thế hội nhập quốc tế chống phá về
văn hoá tư tưởng, làm phai nhạt dần bản sắc văn hoá dân tộc. Đây là nội dung rất
quan trọng trong quá trình giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam chính là nhân tố quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Bản sắc đó là kết tinh sức
sống của dân tộc Việt Nam, giống như chất keo kết chặt toàn thể cộng đồng
dân tộc Việt Nam gắn bó với nhau cùng tồn tại, phát triển. Bản sắc đó chi phối
toàn bộ đời sống dân tộc, giúp bảo tồn dân tộc, chống mọi âm mưu đồng hóa
của kẻ thù, đồng thời là nền tảng và sức mạnh tinh thần để xây dựng, phát triển
đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Do đó, cần phải biết thực hiện giữ gìn thì mới thực sự phát huy vai trò của bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đối với sự phát triển đất nước.
1.1.2. Quan niệm về vai trò của hệ thống chính trị cở sở tỉnh Bình
Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay
* Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước hiện nay
Một là, về cơ cấu đội ngũ cán bộ, đảng viên hệ thống chính trị cơ sở
tỉnh Bình Phước có nhiều thành viên của các dân tộc, nhưng trình độ, chất
lượng không đồng đều giữa các dân tộc anh em. Đội ngũ cán bộ trong
HTCTCS tỉnh Bình Phước rất đa dạng về thành phần dân tộc, xuất thân từ
nhiều vùng miền khác nhau của cả nước. Tính đến 20/12/2014 tổng số đội
ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp Xã) 1229
người. Dân tộc kinh chiếm 92,9%, còn lại 7,1% là các thành phần dân tộc
khác. Theo các tôn giáo khác nhau chiếm 0,6%, còn lại 99,4% là không theo
tôn giáo nào. Về văn hóa, cấp Tiểu học chiếm 1,5%; Trung học Cơ sở chiếm
16
12%; Trung học Phổ thông chiếm 86,5%. Về chuyên môn, chưa qua đào tạo
chiếm 32,4%; Sơ cấp là 37,3%; Trung cấp là 3,2%; Cao đẳng chiếm 26,9%;
Đại học 0,2%; Sau đại học 40,7%. Về trình độ lý luận chính trị, sơ cấp và
chưa qua đào tạo 52,4%; Trung cấp 6,9%; Cao cấp 39,9%. Đặc biệt, cán bộ có
khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc chiểm khoảng 5,5% [Phụ lục 9]. Nhìn
chung tạo nên sự đồng thuận của xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trên địa bàn, góp phần thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy
nhiên, tỉ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số vẫn chưa tương xứng với dân số
của các dân tộc trên địa bàn. Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ
lý luận chính trị còn thấp, chất lượng không đồng đều, nhất là vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn... Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong
HTCTCS tỉnh Bình Phước trình độ khá thấp so với yêu cầu nhiệm vụ, dẫn đến
hiệu quả hoạt động không cao, là một trong những lực cản trong thực hiện giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Theo báo cáo số 60/BC-SNV của Sở Nội vụ tỉnh
Bình Phước, tính đến tháng 5 năm 2015, tổng số cán bộ công chức người dân
tộc thiểu số cấp xã là 168 người. Trong đó, về văn hóa, cấp Tiểu học là 11
người; Trung học Cơ sở 26; Trung học Phổ thông 131. Về chuyên môn, chưa
qua đào tạo 60 cán bộ; Sơ cấp là 02; Trung cấp là 68; Cao đẳng 03; Đại học
35; Sau đại học 0 cán bộ. Về trình độ lý luận chính trị, Trung cấp 75 cán bộ;
Bồi dưỡng 23 cán bộ [72, tr. 4].
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ trong HTCTCS tỉnh Bình Phước mang tính biến
động khá cao. Khác với cấp trên cơ sở, đội ngũ cán bộ trong HTCTCS do nhân
dân địa phương trực tiếp bầu lên thông qua bầu cử. Nếu trúng cử thì thành cán bộ,
không thì họ lại trở về làm công dân bình thường. Đây là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến việc họ ít được chuyên môn hóa, ít được đào tạo cơ bản, còn biểu hiện
tâm lý ngại học tập lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Tính biến động
này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
17
Hai là, về nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước cũng có
nhiệm vụ như địa phương khác, nhưng có đặc thù riêng là vừa tập trung phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, vừa giải quyết
những vấn đề dân tộc, tôn giáo phức tạp. Tỉnh Bình Phước được tái lập ngày
01/01/1997. Trước khi tái lập, Bình Phước thuộc tỉnh Sông Bé (cũ). Hiện nay,
dân số của tỉnh, theo số liệu thống kê đến 31/12/2013, Bình Phước có 927.126
người. Dân cư trong tỉnh gồm 41 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm
80,6%. Còn lại 40 thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 20% dân số tỉnh [1, tr.1].
Dân tộc thiểu số bản địa là người Stiêng chiếm 47,4% số lượng dân tộc thiểu số
[2, tr.1], còn lại là các dân tộc thiểu số di cư từ các vùng khác đến (chủ yếu từ
các tỉnh phía Bắc) như người Tày, người Nùng, người M Nông, người Khmer,
người Hoa, người Mường, người Chăm, người H Mông,... Nhìn chung, Bình
Phước vẫn còn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống vật chất, tinh thần
của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn; tình hình an ninh chính trị - xã hội tiềm
ẩn nhiều phức tạp với đa sắc tộc và đa tôn giáo; nhận thức về chính sách, pháp
luật của một bộ phận nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; ý
thức tự lực, tự cường, tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại vẫn còn kể cả cán bộ,
đảng viên; các tập tục lạc hậu vẫn còn đè nặng, cản trở sự phát triển... Trình độ
lý luận chính trị sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm 52,4% tỷ lệ khá cao, thể hiện
chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp Xã cần phải tiếp tục đẩy mạnh đào
tạo, có chiến lược lâu dài về thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ về địa
phương. Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp Xã là người các dân tộc khác chiếm
7,1% thiếu về số lượng và yếu về chất lượng [Phục lục 9 - 10].
Trên địa bàn Tỉnh hiện nay có 08 tôn giáo được công nhận tư cách pháp
nhân gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa
hảo, Tinh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và đạo Baha’i với tổng số 220 cơ sở thờ
tự, 212 chức sắc, 48 tu sĩ, 211.583 tín đồ [71, tr. 1]. Nhìn chung trong những
năm qua, tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản diễn ra ổn định,
18
tuân thủ đúng quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng, cơi nới,
sữa chữa cơ sở thờ tự và sinh hoạt tôn giáo trái phép vẫn còn xảy ra ở một số
nơi. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một số vấn
đề nổi lên đáng chú ý đó là: phân hóa trong nội bộ Phật giáo, hiện tượng “biến
gia thành tự”; việc tồn tại nhà nguyện, truyền đạo trái phép của đạo Tin lành ở
vùng đồng bào dân tộc đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, các thế lực thù
địch luôn tìm cách phá hoại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta ở vùng dân tộc thiểu số như xúi giục một bộ phận đồng bào nhẹ dạ cả tin kéo
nhau đi đòi đất và khiếu kiện tập thể, tổ chức bán đất rồi vượt biên sang
Campuchia... Do vậy, nhiệm vụ của HTCTCS tỉnh Bình Phước rất nặng nề,
vừa phải lãnh đạo, tổ chức, quản lý quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa
phải đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của
các thế lực thù địch vừa phải thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Ba là, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình
Phước thường xuyên chịu sự chống phá quyết liệt của các phần tử phản động,
thù địch trên địa bàn. Là một tỉnh miền núi, nông nghiệp, biên giới và đa sắc
tộc, tôn giáo. Đây là địa bàn có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc
phòng - an ninh. Vì vậy, quá trình tổ chức và hoạt động của HTCTCS tỉnh
Bình Phước luôn bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt. Các thế lực thù
địch sử dụng tổng hợp các biện pháp cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quân sự nhằm phá hoại “trên lĩnh vực tư tưởng”; lợi dụng sự khác nhau về
phong tục, tập quán, tín ngưỡng; những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính
sách dân tộc, tôn giáo; triệt để khai thác những hạn chế trong nhận thức,
những khó khăn trong đời sống và tình trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc
thiểu số để tiến hành “diễn biến hòa bình”. Mục đích nhằm tạo sự mất đoàn
kết, mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc; nói xấu Đảng, chính quyền, tách
quần chúng ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu bộ máy chính quyền
cơ sở, gây cản trở việc thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
19
Bốn là, về hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở
ở tỉnh Bình Phước chịu ảnh hưởng bởi quan hệ dòng họ; tâm lý,
phong tục tập quán lạc hậu. Trong HTCTCS ở tỉnh Bình Phước, vẫn còn
tình trạng các thành viên cấp ủy được phân bổ theo dòng họ, theo làng; quan hệ
anh em, họ hàng không phải là ít. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ
trong nội bộ tổ chức. Có khi vì quan hệ dòng họ mà nể nang, né tránh hoặc phe
cánh, cục bộ dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Hơn nữa, hiệu quả hoạt
động của HTCTCS tỉnh Bình Phước vẫn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và những
quan niệm phong tục tập quán nặng nề, lạc hậu cùng với những quan hệ lễ
nghi ràng buộc, cột chặt con người vào khuôn phép, tục lệ; tâm lý tự ti, ngại
tham gia các hoạt động xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn, nhất
là ở cơ sở có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; nhiều nơi, bà con dân
tộc thiểu số còn biểu hiện thờ ơ với thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Hệ thống chính trị cơ sở có mối quan hệ với việc thực hiện giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong đó, HTCTCS là thiết chế tổ chức thực
hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn ở cơ sở.
Hệ thống chính trị cơ sở tuyên truyền giáo dục trực tiếp cho nhân dân
những kiến thức căn bản về bản sắc văn hóa dân tộc. Công tác tuyên truyền,
giáo dục của HTCTCS tiến hành một cách đầy đủ, toàn diện sâu rộng trong
nhân dân về các đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua đó làm cho
nhân dân hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc là thành quả tất yếu của quá trình
hàng ngàn năm lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Là một trong những
động lực to lớn đảm bảo sự ổn đinh và phát triển bền vững của Quốc gia dân
tộc. Nó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là nguồn sức mạnh vô địch đảm
bảo dân tộc ta phát triển trong mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử. Mà ở đó, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,
một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được thực hiện trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Để nhân dân có đủ khả năng xây dựng cho mình một
20
bộ lọc tự nhiên trước sự xâm lăng văn hóa ngoại lai; nhận diện, phân biệt,
cảnh giác không hoang mang giao động, ngả nghiêng trước những khuynh
hướng, quan điểm sai trái, vững tin vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục về đặc trưng bản sắc văn hóa dân
tộc, HTCTCS còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu biết về những
quan điểm tư tưởng, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh nhằm nâng
cao tri thức, tình cảm, thái độ đúng với đối với nền văn hóa XHCN và sự tuân
thủ, chấp hành của nhân dân đối với các nguyên tắc, quy định thực hiện các
quyền, nghĩa vụ công dân đối với xã hội và nhà nước. Để nhân dân vận dụng
vào giải quyết các mối quan hệ nhằm thực hiện các quyền làm chủ, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của mình trên thực tế.
Ngược lại, bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy tạo điều kiện để xây
dựng HTCTCS vững mạnh. Đây là sự thể hiện tác động trở lại của việc thực
hiện giữ gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc đối với quá trình xây dựng, hoàn
thiện và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HTCTCS. Bởi vì, bản sắc văn
hóa dân tộc được thực hiện giữ gìn tốt mà trước hết ở từng thành tố của
HTCTCS sẽ tạo nên sự vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
trên thực tế. Phát huy được trí tuệ, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
cao của đội ngũ cán bộ trong quán triệt, thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phát huy được trí
tuệ của tập thể trong thảo luận xây, dựng nghị quyết lãnh đạo, chương trình
hành động của các tổ chức trong HTCTCS, từ đó động viên, tổ chức nhân dân
thực hiện tốt việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Thông qua giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sẽ phát huy
được tinh thần tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ nhằm phát hiện,
đấu tranh loại bỏ những quan điểm sai trái, các tệ nạn xã hội làm trong sạch
bộ máy. Đây là nét văn hóa, là cơ sở để củng cố, thực hiện tốt mối quan hệ
21
giữa các thành tố trong HTCTCS và giữa HTCTCS với nhân dân, đảm bảo
cho các thành tố đó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó nâng
cao uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCTCS.
* Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước thực hiện giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay
Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước là loại hệ thống chính trị thấp
nhất trong hệ thống chính trị bốn cấp, nên cũng có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng. Vì nó là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, chính quyền các cấp với nhân dân,
thường xuyên nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thực hiện
thắng lợi mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh ở
cơ sở, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà
Đảng và Nhà nước ta đã xác định; tổ chức và vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết, quyết
định của cấp trên và cấp mình; tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi tiềm năng thực hiện giữ gìn, bổ
sung, phát triển các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX Về đổi mới và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn cũng chỉ rõ: “Hệ thống chính trị ở cơ sở
có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn
kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng
phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư” [22,
tr.166].
Từ nghiên cứu vai trò chung của HTCTCS, tác giả đưa ra quan niệm về
vai trò của HTCTCS tỉnh Bình Phước thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc hiện nay như sau: Đây là hoạt động tự giác của thiết chế chính trị cấp cơ sở
thể hiện vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mục đích là bảo vệ, giữ vững, bổ sung,
phát triển và quảng bá các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc đã tồn tại lâu dài
22
trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm góp phần giữ vững tính đa dạng bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Vai trò của HTCTCS trong thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở
Bình Phước hiện nay được biểu hiện cụ thể trên những nội dung cơ bản sau:
Một là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Bình Phước là nhân tố trực tiếp
tuyên truyền, giáo dục và lãnh đạo, tổ chức thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, giáo dục và lãnh đạo, tổ chức
thực hiện của HTCTCS có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức,
giác ngộ chính trị và tinh thần cách mạng cho nhân dân; làm cho nhân dân
có nhận thức và hành động đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
là một nội dung quan trọng trong mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa và là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Đây cũng là đòi hỏi khách quan để thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta còn hạn chế, thực hiện giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phát
huy sức mạnh to lớn của cả HTCT và lực lượng toàn dân. Sức mạnh ấy chỉ có
được khi mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc
được sự cần thiết phải thực hiện giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc. Đó cũng là
mục tiêu, nhiệm vụ mà công tác tuyên truyền, giáo dục và lãnh đạo, tổ chức
thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn cần phải đạt được.
Hệ thống chính trị cơ sở là nhân tố trực tiếp trong việc tuyên truyền, giáo
dục và lãnh đạo tổ chức thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vì HTCTCS
là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hiệu quả hoạt động của
nó phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động của HTCT cấp trên, của Đảng, Nhà
nước trong thực hiện chiến lược về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước hiện nay. Khi thực
23
hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống văn hóa dân tộc đến
nhân dân các dân tộc trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển đời sống kinh
tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các hiện
tượng làm phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là thực tiễn sống động
để Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chủ trương, quyết sách mới phù hợp với
thực tiễn thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình mới.
Những nội dung tuyên truyền, giáo dục và lãnh đạo, tổ chức thực hiện
Đảng ta xác định trong Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương
Khóa VIII, được các HTCTCS hết sức quan tâm truyền thụ và giáo dục cho
các thế hệ nhân dân trên địa bàn. Đó là việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần
đoàn kết, yêu thương, việc truyền dạy đức tính cần cù chịu khó và ý chí phấn
đấu vươn lên trong cuộc sống; tính cách bình dị, nhân hậu của tâm hồn, quan
hệ người - người trong đối nhân xử thế, đạo chung thuỷ vợ - chồng, lòng biết
ơn ông bà, tôn kính tổ tiên; chăm lo lợi ích của tập thể và gia đình, giữ uy tín, đạo
đức của gia đình; giáo dục lòng hiếu thảo, tinh thần học tập, nâng cao tri thức cho
con cái và tinh thần tôn sư trọng đạo. Thông qua giáo dục các truyền thống văn
hóa dân tộc mà bản sắc văn hóa dân tộc được thực hiện, giữ gìn và phát huy.
Hai là, quản lý hoạt động lễ - hội truyền thống trên địa bàn góp phần
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Quản lý hoạt động lễ - hội truyền thống là
một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của HTCT nói chung, HTCTCS
nói riêng. Trong HTCTCS, vai trò quản lý nhà nước thuộc về chính quyền cơ
sở. Chính quyền cơ sở là cơ quan đại diện nhà nước ở cơ sở chịu trách nhiệm
quản lý điều hành mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Trong đó trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ
sở ở địa phương là trọng tâm. Do vậy, quản lý điều hành các hoạt động lễ hội
truyền thống trên địa bàn luôn gắn liền với chức năng quản lý nhà nước của
chính quyền ở cơ sở.
24